Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1)

Khái niệm đầu tư.

Thuật ngữ “Đầu tư” tiếng Anh là “Investment”có thể hiểu đồng nghĩa với “sự

bỏ ra, sự hi sinh” một nguồn lực để thu được một kết quả tốt. Từ đó có thể quan niệm

đầu tư theo nghĩa chung nhất, rộng nhất là sự bỏ ra hoặc sự hi sinh các nguồn lực ở

hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu được những kết quả có lợi hơn ở

trong tương lai.8

Các nguồn lực phải hi sinh ở hiện tại có thể là: tiền, sức lao động, thời gian, tài

nguyên thiên nhiên.

* Xét một số tình huống sau:

(1) Một doanh nghiệp bỏ ra 2 tỷ đồng để xây dựng thêm một phân xưởng sản

xuất.

(2) Nhân viên một công ty bỏ ra 30 triệu đồng cho việc học đại học hệ vừa học

vừa làm trong 3 năm.

(3) Một tiểu thương bỏ ra 500 triệu mua hàng hóa dự trữ cho dịp Tết Nguyên

đán sắp tới.

(4) Một công chức nhà nước hàng tháng dành 1 triệu đồng để gửi tiết kiệm.

Tất cả các hành động bỏ tiền để tiến hành các hoạt động trên đều nhằm mục

đích chung là thu về một lợi ích nào đó trong tương lai, có thể là lợi ích về: cơ sở vật

chất, nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức, hay lợi ích về tài chính, Nếu như xem xét

trên góc độ từng cá nhân, hay đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hành động này đều được gọi

là đầu tư.

Tuy nhiên gửi tiết kiệm, tích trữ hàng hóa không hề làm tăng tài sản cho nền

kinh tế, thực chất đó là việc chuyển giao quyền sử dụng tiền và hàng hóa từ chủ thể

này sang chủ thể khác nhằm thu về lãi suất tiết kiệm và giá trị hàng hóa gia tăng trong

dịp Tết. Giá trị tăng thêm này bằng giá trị mất đi của quỹ tiết kiệm, của người mua

hàng.

Các hoạt động bỏ tiền ra để xây dựng phân xưởng sản xuất, để học đại học đều

làm tăng thêm các tài sản vật chất, tài sản trí nguồn lực cho nền kinh tế. Các hoạt động

này được gọi là đầu tư phát triển hay đầu tư đứng trên giác độ nền kinh tế.

Vậy đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới

trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. Đây là hình thức đầu

tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Hình thức đầu tư có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại mỗi

quốc gia.

Trong hoạt động kinh tế thì đầu tư có thể hiểu một cách cụ thể hơn, mang bản

chất kinh tế hơn. Đó là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh

doanh trong một thời gian nhất định, nhằm mục tiêu tài chính và lợi ích kinh tế - xã

hội. Mục tiêu tài chính được xem như đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động đầu tư

trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra nó cũng có những đặc trưng chung như mọi hoạt động

đầu tư khác.

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang baonam 10640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1)

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư (Phần 1)
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP 
THS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN 
===  === 
GIÁO TRÌNH 
LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN 
ĐẦU TƯ 
VINH, NĂM 2011 
2 
=  = 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP 
THS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN 
===  === 
GIÁO TRÌNH 
LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN 
 ĐẦU TƯ 
 Chủ biên:Ths Nguyễn Thị Hải Yến 
3 
VINH, NĂM 2011 
=  = 
LỜI NÓI ĐẦU 
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển không ngừng của xã hội và chính sách 
khuyến khích đầu tư làm giàu của Nhà nước ta, ngày càng có nhiều dự án được hình 
thành và đi vào hoạt động. Một dự án, từ lúc hình thành trong ý tưởng cho đến lúc 
được thực thi và đi vào hoạt động thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Trong đó, 
khâu lập dự án - biến ý tưởng thành hình hài cụ thể bằng những nét chữ và con số rõ 
ràng được xem là một trong những khâu tối quan trọng, mang tính quyết định đến tính 
khả thi của dự án. Bởi, nếu một dự án được soạn thảo và phân tích chặt chẽ, lập luận 
sát đáng thì bao giờ cũng được đánh giá cao hơn. Những nhà đầu tư sáng suốt luôn cân 
nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tay vào soạn thảo dự án hay thuê một công ty chuyên viết 
dự án đảm nhận phần này. Và thường thì họ cũng dành một phần công sức và chi phí 
khá lớn cho khâu này. Nói như thế để chúng ta hiểu hơn về tầm quan trọng của khâu 
viết dự án. Cho dù ý tưởng của bạn tốt đến đâu, nguồn vốn đầu tư của bạn dồi dào đến 
đâu mà bản dự án của bạn không thuyết phục, thiếu tính chặt chẽ và khả thi thì coi như 
dự án đó đã bị bóp chết từ trong trứng nước. 
Đứng trước vai trò quan trọng của dự án đối với các công cuộc đầu tư, giáo 
trình Lập dự án đầu tư được xây dựng dựa trên kiến thức tổng hợp của Kinh tế vi mô, 
Kinh tế vĩ mô, Quản trị dự án đầu tư, Marketing, Luật đầu tư,nhằm cung cấp những 
kiến thức cơ bản về lập dự án đầu tư phục vụ cho chương trình đào tạo sinh viên từ xa 
của khối ngành kinh tế Trường Đại học Vinh. 
Tham gia biên soạn giáo trình này gồm: 
- Ths. Nguyễn Thị Hải Yến, chủ biên, biên soạn các chương I, II và V. 
- Ths. Trần Thị Thanh Thủy, biên soạn các chương III, IV và VI. 
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song khó tránh khỏi những hạn 
chế khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng 
nghiệp, học viên và độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. 
NHÓM TÁC GIẢ 
4 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... ..1 
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU 
TƯ ...........................................................................................................................5 
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ...........5 
1.1. Đầu tư. ..............................................................................................................5 
1.1.1. Khái niệm đầu tư ............................................................................................5 
1.1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia. .....................................6 
 1.1.2.1. Đầu tư tài chính. .....................................................................................6 
 1.1.2.2. Đầu tư thương mại..................................................................................7 
 1.1.2.3. Đầu tư phát triển .....................................................................................7 
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển .......................................................7 
1.1.4. Nguồn vốn cho đầu tư. ...................................................................................8 
 1.1.4.1. Khái niệm. ..............................................................................................8 
 1.1.4.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư. ............................................................8 
1.2. Dự án đầu tư .....................................................................................................9 
1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư .............................................................................9 
1.2.2. Yêu cầu của một dự án đầu tư. ..................................................................... 10 
1.2.3. Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư. .................................... 11 
 1.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. .................................................................... 11 
 1.2.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư .................................................................... 12 
 1.2.3.3. Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư .................................................. 12 
1.2.4. Công dụng của dự án đầu tư. ........................................................................ 13 
1.2.5. Phân loại dự án đầu tư .................................................................................. 13 
1.3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học .. ... 
 Ví dụ: Bài toán chọn máy: “Có hai loại máy X và Y có cùng tính năng và đều 
thỏa mãn các yêu cầu về công nghệ, công suất. Hãy cho biết nên chọn mua máy nào? 
Dựa vào các đơn chào hàng của các máy, đã tính toán được số liệu cho trong bảng sau, 
lãi suất tính toán là 20%/năm. 
Chỉ tiêu ĐVT Máy X Máy Y 
- Chi phí ban đầu Tr.đồng 340 460 
- Doanh thu hàng năm Tr.đồng 160 180 
- Chi phí vận hành hàng năm Tr.đồng 40 45 
- Thời gian hoạt động Năm 10 20 
- Giá trị thu hồi khi thanh lý Tr.đồng 60 80 
- Chi phí đầu tư thêm sau 5 năm vận hành Tr.đồng 57 - 
- Chi phí đầu tư thêm sau 8 năm vận hành Tr.đồng - 70 
 Mô tả phương án về hệ thống Máy móc thiết bị đã xem xét bao gồm những nội 
dung sau: 
 Khi lựa chọn Máy móc thiết bị cần thực hiện các công việc sau: 
 - Liệt kê những loại MMTB phù hợp với quy trình sản xuất đã xác định 
 - Mô tả đầy đủ tính năng kỹ thuật của MMTB 
 - Nêu rõ nguồn cung cấp và đánh giá mức độ hiện đại của các loại MMTB 
 - Giá cả của từng loại MMTB 
 So sánh lựa chọn hệ thống MMTB trên các góc độ: 
 - Kỹ thuật: hệ thống máy móc thiết bị phải đảm bảo các thông số kỹ thuật phù 
hợp với phương án sản xuất. 
 - Kinh tế: giá cả phù hợp với khả năng của vốn đầu tư 
54 
4.2.4. Phân tích, lựa chọn địa điểm của dự án 
 Quyết định về địa điểm thường mang tính chất chiến lược, ảnh hưởng lâu dài 
đến hoạt động và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, cần phải tiến hành lựa chọn 
cẩn thận theo nguyên tắc và trinh tự nhất định. 
 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm: 
 - Địa điểm phải gần nơi cung cấp nguyên vật liệu và gần nơi tiêu thụ sản phẩm 
của dự án 
 - Địa điểm có kết cấu hạ tầng thuận lợi 
 - Địa điểm có mặt bằng đủ rộng để bố trí các bộ phận 
 - Địa điểm phải phù hợp với quy hoặch chung và đảm bảo an ninh quốc phòng 
 Các bước lựa chọn địa điểm: 
 - Bước 1: Chọn khu vực địa điểm 
 Bước này cần xem xét và giải quyết các vấn đề kinh tế là chính. Địa điểm ảnh 
hưởng lớn đến chi phí sản xuất và tiêu thụ. Vì vậy, phương án khu vực địa điểm nào 
có tổng chi phí sản xuất và vận chuyển nhỏ nhất sẽ được lựa chọn. 
 - Bước 2: Chọn địa điểm cụ thể 
 Bước này cần giải quyết các vấn đề về kỹ thuật là chính. Xác định phạm vi khu 
đất, điều tra khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân 
tái định cư và giải quyết các vấn đề pháp lý. 
Tuy nhiên để lựa chọn được địa điểm thực hiện dự án hợp lý cần quan tâm đến 
nhiều nhân tố tác động khác nhau, có thể sử dụng nhiều phương pháp tính toán, so 
sánh định lượng khác nhau. 
 Khi lựa chọn địa điểm cho dự án phải thu thập các tài liệu điều tra cơ bản và 
tài liệu khảo sát có đủ độ tin cậy: 
 - Phân tích tình hình cơ bản của địa điểm: 
 + Các điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, cấu trúc địa chất, thủy văn,.. 
 + Các điều kiện về mặt xã hội và kỹ thuật (các chính sách kinh tế - xã 
hội đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên 
quan, các yếu tố cơ sở hạ tầng, ). 
 + Các đặc điểm về mặt quy hoặch và các kế hoạch phát triển vùng, địa 
phương 
 + Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội như: dân cư, thái độ 
của dân cư và chính quyền, trình độ phát triển kinh tế của địa phương, vấn đề đảm bảo 
vệ sinh môi trường, ). 
 - Phân tích kinh tế của địa điểm: 
 + Tính toán các chi phí có liên quan đến giá thành xây dựng công trình 
 + Tính toán các khoản chi phí trong việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ 
các sản phẩm đầu ra của dự án (ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí 
trong cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của dự án, ). 
 - Phân tích các lợi ích và các ảnh hưởng về mặt xã hội của địa điểm: 
 + Phân tích những lợi ích của việc thực hiện dự án đối với đời sống của 
người dân vùng dự án 
 + Xác định những ảnh hưỏng của dự án tới đời sống dân cư, tới việc bảo 
vệ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. 
55 
 Các phương pháp lựa chọn địa điểm 
Trong quá trình phân tích, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, người ta thường đưa 
ra nhiều phương án lựa chọn khác nhau. Vì vậy, chủ đầu tư cần áp dụng phương pháp 
phù hơp để có thể lựa chọn được địa điểm tối ưu. Có các phương pháp lựa chọn địa 
điểm sau: 
- Phương pháp cho điểm có trọng số: 
Điều kiện áp dụng phương pháp này: Việc lựa chọn địa điểm cho dự án phải 
cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau mà các nhân tố này thường rất khó định lượng, 
nhưng vì tầm quan trọng của chúng nên chúng ta không thể bỏ qua. Trong trường hợp 
này sẽ áp dụng phương pháp cho điểm có trọng số. 
Các bước thực hiện của phương pháp: 
Bước 1: Phân tích, xác định, liệt kê các nhân tố ảnh hưởng cần xem xét 
Bước 2: Xác định trọng số cho từng yếu tố tùy theo mức độ quan trọng của nó 
Bước 3: Xác định thang điểm 
Bước 4: Cho điểm theo thang điểm đa quy định 
Bước 5: Lấy số điểm của từng nhân tố nhân với trọng số của nó và tổng hợp số 
điểm của mỗi địa điểm 
Bước 6: Kết luận về địa điểm lựa chọn dựa trên nguyên tắc địa điểm nào có số 
điểm lớn nhất sẽ được lựa chọn. 
­ Phương pháp sử dụng bài toán vận tải: 
Cách thức áp dụng phương pháp này là tập hợp các bài toán vận tải ứng với các 
địa điểm dự kiến lựa chọn với: Hàm mục tiêu: cực tiểu chi phí. 
 Phương pháp này chụi các ràng buộc: 
 + Giới hạn quy mô hoạt động của dự án 
 + Giới hạn quy mô của các đại lý nhận hàng 
Phương án tối ưu, địa điểm tối ưu là phương án có chi phí sản xuất và tiêu thụ 
sản phẩm đạt giá trị nhỏ nhất trong số các phương án đem ra xét chọn. 
­ Phương pháp điểm hòa vốn: 
Thực chất của phương pháp này là xem xét mối quan hệ giữa chi phí và sản 
lượng. 
 Ta có phương trình chi phí: Y = ax + b 
 Trong đó: Y là chi phí 
x là số lượng sản phẩm bán ra trong một năm 
a là biến phí của một đơn vị sản phẩm 
b là định phí tính cho một năm 
 Địa điểm của dự án ảnh hưởng lớn đến định phí và biến phí. Mỗi địa điểm được 
chọn cho ta một phương trình chi phí. Địa điểm được lựa chọn sẽ có chi phí nhỏ nhất. 
4.2.5. Xác định các giải pháp cung cấp đầu vào của dự án 
 Đầu vào của dự án ở đây là các nguyên, nhiên, vật liệu. Đây là một khía cạnh 
kỹ thuật quan trọng của dự án bởi nó quyết định giá thành, tính đều đặn và nhịp nhàng 
của quá trình sản xuất. 
 Yêu cầu trong việc lựa chọn yếu tố đầu vào: 
 - Phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu 
 - Có nguồn dồi dào, ổn định và sẵn có trong nước 
 - Giá cả phải hợp lý 
 Xác định nhu cầu và chi phí các yếu tố đầu vào cho dự án 
56 
 - Dựa vào công suất, mức sản xuất 
 - Sản lượng/năm 
 - Thông số kinh tế - kỹ thuật 
 - Định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, 
 Xác định tổng khối lượng các yếu tố đầu vào cần hàng năm 
 - Lập bảng chi phí: 
 + Yếu tố đầu vào phải nhập khẩu 
 + Yếu tố đầu vào có thể có trong nước 
 Trình tự lựa chọn nguyên, vật liệu cho dự án 
Bước 1: Phân loại nguyên vật liệu theo các nhóm: nguyên vật liệu là nông sản, 
lâm sản, gia cầm, gia súc, các sản phẩm dưới nước, khoáng sản, sản phẩm công 
nghiệp, nguyên vật liệu phụ, 
Bước 2: Lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án, cần xem xét các vấn đề sau: 
+ Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng: tính chất lý học, hóa học, cơ 
học, các đặc tính về điện và từ,  
+ Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự tồn tại và 
quy mô của dự án. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cơ bản phải đảm bảo cho dự án sử 
dụng cho đến hết tuổi thọ. 
+ Giá thu mua, vận chuyển, kế hoạch cung ứng 
 Nguyên tắc lựa chọn nguyên, vật liệu cho dự án 
Khi lựa chọn nguyên vật liệu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 
+ Nguyên vật liệu có đặc tính và chất lượng phù hợp với chất lượng sản phẩm 
của dự án 
+ Nguyên vật liệu thông dụng dễ tìm kiếm trên thị trường trong nước và thế 
giới. 
+ Nguyên vật liệu có thể dễ dàng thay thế bằng loại khác. 
+ Giá cả thích hợp 
+ Đưa ra nhiều phương án về nguyên vật liệu để chọn được phương án tối ưu 
nhất. 
Tất cả những tính toán về nguyên vật liệu cho dự án cần được tập hợp theo mẫu 
bảng dưới đây: 
Bảng: Nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu cho dự án 
TT Tên NVL 
Nguồn 
gốc 
Đơn 
giá 
Năm sản xuất 
Năm 1 Năm 2  
Số 
lượng 
Trị 
giá 
Số 
lượng 
Trị 
giá 
Số 
lượng 
Trị 
giá 
I 
1. 
2. 
Nguyên vật liệu 
nhập khẩu 
.. 
. 
II 
1. 
2. 
Nguyên vật liệu 
trong nước 
. 
III Tổng cộng 
57 
4.2.6. Thiết kế, bố trí và giải pháp thi công công trình đầu tư 
 Các căn cứ để thiết kế, bồ trí và đưa ra giải pháp thi công công trình đầu tư là: 
 + Tình hình về tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa điểm xây dựng 
 + Công suất và dây chuyền công nghệ đã được lựa chọn 
 + Khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình thi công như: vốn, nguyên nhiên 
vật liệu,  
 + Thời gian thi công yêu cầu 
 + Các quy định và luật pháp có liên quan như: tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết 
kế,  
 Trong quá trình thiết kế, bố trí và đưa ra giải pháp thì công cần lưu ý đến những 
việc sau: 
 - Phải xác định được các hạng mục công trình cần xây dựng 
 - Dự tính diện tích và quy mô của hạng mục công trình 
 - Ước tính các khoản chi phí xây dựng 
 - Đưa ra các giải pháp về mặt kỹ thuật và việc tổ chức xây dựng: 
 + Giải pháp về quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng bao gồm các nội 
dung: quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính, quy hoạch các hạng mục 
công trình sản xuất phụ, quy hoạch các hạng mục công trình phụ trợ, quy hoạch các 
công trình giao thông vận tải nội bộ dự án, quy hoạch các công trình về đường điện, 
đường cấp và thoát nước, quy hoạch về công trình liên lạc và thông tin, công trình bảo 
vệ môi trường, cây xanh, công trình cơ quan làm việc của cơ quan quản lý, công trình 
phục vụ đời sống vật chất cho công nhân, công trình phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ. 
 + Giải pháp kiến trúc: giải pháp kiến trúc của từng ngôi nhà, xác định số 
tầng và độ cao của nhà hợp lý, giải pháp kiến trúc của toàn bộ tập thể hạng mục công 
trình, giải pháp kiến trúc của công trình đối với môi trường xung quanh, 
 + Giải pháp kết cấu xây dựng: cấp công trình về độ bền chắc, độ chịu 
lửa, độ chống động đất và độ chống ăn mòn, các loại vật liệu được dùng làm kết cấu, 
sơ đồ kết cấu tổng quát, các kết câú đặc biệt cần lưu ý từ nền móng, khung nhà, mái và 
trang trí hoàn thiện, 
 + Giải pháp tổ chức thi công xây dựng công trình: Tổng tiến độ xây 
dựng, khả năng mua hay thuê các thiết bị thi công đặc biệt nếu dự án sử dụng biện 
pháp thi công lớn, dự kiến các khó khăn khách quan cho khâu thi công về thời tiết và 
bảo vệ các công trình lân cận, các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong khâu thi công, 
dự kiến các phương thức thực hiện xây dựng. 
 + Dự kiến tổng chi phí cho giải pháp xây dựng: 
 Để xác định tổng chi phí xây dựng phải dựa trên cơ sở các hạng mục công trình 
với các đặc tính kết cấu và kiến trúc kèm theo. Dựa trên các đơn giá xây dựng do nhà 
nước hoặc theo biến động của thị trường. 
4.2.7. Đánh giá tác động môi trường của dự án 
 Đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm mục đích phát hiện các tác động 
xấu của dự án đến với môi trường, tìm các công cụ để quản lý nó, đồng thời tìm ra các 
biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. 
4.2.7.1. Ảnh hưởng tích cực của dự án đối với môi trường 
 - Tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh vật 
 - Tạo thêm cây xanh làm trong sạch không khí và cân bằng khí quyển 
58 
 - Cải thiện điều kiện vệ sinh, y tế, 
 - Làm tôn tạo cảnh quan, vẻ đẹp thiên nhiên, ...vv... 
4.2.7.2. Ảnh hưởng tiêu cực của dự án đối với môi trường 
 - Làm thay đổi mất cân bằng sinh thái, thậm chí gây tai biến như: lũ lụt, hạn 
hán, ...vvv... 
 - Gây ô nhiễm môi trường: đây là tác hại thường gặp phải nhất đối với các dự 
án công nghiệp như chất thải rắn, bụi, tiếng ồn, ... 
4.2.7.3. Nội dung phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường 
 Khi lập dự án đầu tư cần phải xem xét các vấn đề sau: 
 - Dự tính mức độ ảnh hưởng của dự án đối với môi trường sinh thái (đặc biệt là 
những tiêu cực của dự án) 
 - Xác định rõ nguyên nhân của sự ảnh hưởng 
 - Các giải pháp khắc phục những ảnh hưởng xấu của dự án đến môi trường sinh 
thái 
 - Dự tính chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường sinh thái của dự án 
4.2.8. Lập lịch trình thực hiện dự án 
 Việc lập lịch trình thực hiện dự án, thực hiện từng hạng mục công trình phải 
đảm bảo cuối cùng dự án có thể bắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt động theo đúng thời 
gian quy định. Đối với các dự án quy mô lớn đòi hỏi phải phân tích một cách có hệ 
thống và có phương pháp. 
 Lập lịch trình thực hiện dự án cần phải xác định: 
- Thời gian phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình 
 - Hạng mục nào cần phải hoàn thành trước, hạng mục nào có thể làm sau, hạng 
mục và công việc nào có thể làm song song. 
 - Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất 
 Có nhiều phương pháp để lập lịch trình thực hiện dự án như là: Phương pháp sơ 
đồ GANTT, Phương pháp PERT và CPM. 
59 
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 
Phân tích kỹ thuật là cơ sở để tiến hành phân tích tài chính và kinh tế - xã hội 
của dự án, bao gồm các nội dung sau: 
1. Phân tích về đặc điểm sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án 
 Mô tả đặc tính kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm - dịch vụ 
2. Xác định công suất của dự án 
 - Công suất lý thuyết 
 - Công suất thiết kế 
 - Công suất thực tế: thông thường chỉ nên lây tối đa bằng 90% công suất thiết 
kế 
3. Phân tích, lựa chọn phương pháp sản xuất và các thiết bị của dự án 
Khi lựa chọn phương pháp sản xuất (lựa chọn công nghệ - kỹ thuật) và lựa chọn 
máy móc thiết bị cần dựa vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn để lựa chọn. 
4. Phân tích, lựa chọn địa điểm của dự án 
 Khi xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phải lựa chọn khu vực địa điểm 
và sau đó mới chọn địa điểm cụ thể. 
 Khi lựa chọn địa điểm cần phân tích kỹ: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và 
đặc biệt là tính kinh tế của địa điểm 
5. Thiết kế, bố trí và giải pháp thi công công trình đầu tư 
 - Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng 
 - Giải pháp về kiến trúc 
 - Giải pháp về kết cấu xây dựng 
 - Giải pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng 
6. Xác định các giải pháp cung cấp đầu vào của dự án 
 - Xác định loại nguyên liệu sẻ sử dụng cho dự án 
 - Xác định nhu cầu về từng loại nguyên vật liệu 
 - Xác định nguồn và khả năng cung cấp của từng nguồn 
 - Ước tính chi phí nguyên, vật liệu cho dự án 
7. Đánh giá tác động môi trường của dự án 
- Ảnh hưởng tích cực của dự án đối với môi trường 
- Ảnh hưởng tiêu cực của dự án đối với môi trường 
- Nội dung phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường 
8. Lập lịch trình thực hiện dự án 
 - Phương pháp GANT 
 - Phương pháp PERT và CPM 
60 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Vai trò của phân tích kỹ thuật dự án đầu tư? 
2. Trình bày nội dung chính của quá trình phân tích kỹ thuật dự án đầu tư? 
3. Phân tích yêu cầu khi lựa chọn công nghệ và máy móc thiết bị cho dự án? 
4. Phân tích nội dung cần nghiên cứu khi lựa chọn địa điểm thực hiện dự án? 
5. Giải pháp cung cấp đầu vào cho dự án? 
6. Trình bày các nội dung chính về tác động của dự án đối với môi trường trong quá 
trình lập dự án? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_va_phan_tich_du_an_dau_tu_phan_1.pdf