Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp

Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Trước khi bắt đầu hoạt động, các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn ban đầu để

tiến hành xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu, trả

lương cho nhân công . Sau khi đi vào hoạt động, việc ổn định nguồn tài chính cho kinh

doanh cũng không kém phần quan trọng, duy trì nguồn vốn để phát triển, nghiên cứu, cải

tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh

nghiệp cùng ngành Việc sử dụng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi doanh nghiệp phải cân

đối thu chi điều này tạo nên quá trình luân chuyển vốn.

Như vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát sinh nhiều mối quan

hệ kinh tế. Song song với những mối quan hệ kinh tế thể hiện một cách trực tiếp còn có

các mối quan hệ kinh tế gắn với quá trình tuần hoàn và luận chuyển vốn, gắn với việc hình

thành và sử dụng vốn tiền tệ. Các quan hệ kinh tế này phụ thuộc phạm trù tài chính.

Tài chính doanh nghiệp ra đời từ nền kinh tế hàng hóa và trở thành công cụ quản lý

kinh doanh sản xuất ở các doanh nghiệp.

Quan hệ tài chính ở các doanh nghiệp được biểu hiện thành quá trình vận động của

vốn kinh doanh và thể hiện qua ba mối quan hệ lớn sau đây:

Thứ nhất: Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước

Doanh nghiệp hoạt động phải trích nộp các khoản thuế cho Ngân sách Nhà nước

(NSNN), điều này thể hiện thông qua các Luật Thuế được Quốc hội ban hành.

Trên cơ sở đóng góp của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ giữ vai trò điều hành, thực thi

các khoản chi Ngân sách cho các hoạt động đầu tư, phát triển. Hàng năm, Nhà nước sử

dụng Ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật giúp các doanh nghiệp thuận

lợi hơn trong việc đưa sản phẩm đến với xã hội hoặc xuất khẩu sang các nước khác. Ví dụ

như chi ngân sách xây dựng cảng biển, đường giao thông

Nhà nước còn rót vốn thông qua các doanh nghiệp Nhà nước. Vốn sản xuất kinh

doanh ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp phát (hay do công ty đầu tư tài chính Nhà nước

đầu tư) để các doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp có quyền lợi và trách nhiệm quản

lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời nộp đầy đủ các

khoản phải thu theo luật định cho NSNN. Trong các doanh nghiệp này không có sự chuyển

dịch quan hệ về sở hữu vốn, tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng lại được trao

cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, Nhà nước còn đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác (công ty cổ phần, tập

đoàn ) mặc dù NSNN không cấp phát vốn trực tiếp ban đầu nhưng có thể Nhà nước tham

gia góp vốn cổ phần hoặc cho vay, hoàn thuế, miễn thuế, trợ giá NSNN được hưởng cổ

tức theo tỷ lệ tham gia vốn tương ứng (trong công ty cổ phần) và ngược lại sự kinh doanh

thua kém của công ty dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, thì vốn NSNN cũng phải chia sẻ

tổn thất hao hụt theo tỷ lệ.

Các khoản nộp của doanh nghiệp là nguồn thu nhập của ngân sách. Ngược lại việc

trợ vốn của ngân sách tạo nên các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp.

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 173 trang baonam 16460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp

Giáo trình Kế toán - Tài chính doanh nghiệp
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
NGÀNH: KẾ TOÁN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
NGÀNH: KẾ TOÁN 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt 
 Học vị: Thạc sỹ 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: lamanhnguyet@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Tài chính doanh nghiệp là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành Tài chính 
doanh nghiệp, tài chính, tài chính ngân hàng và kế toán, nói chung là các chuyên ngành 
kinh tế qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu môn học liên quan như kế toán doanh 
nghiệp, thẩm định dự án, thẩm định tín dụngcác môn học nghiệp vụ liên quan đến kế 
toán tài chính và ngân hàng. 
 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương 
trình môn học bậc Cao đẳng; là tài liệu cần thiết cho học sinh sinh ngành kế toán, đáp ứng 
chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp bậc cao đẳng ngành kế toán gồm 6 chương: 
Chương 1: Tổ chức Tài chính doanh nghiệp 
Chương 2: Vốn và quản lý vốn cố định của doanh nghiệp 
Chương 3: Quản lý vốn lưu động 
Chương 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
Chương 5: Doanh thu doanh nghiệp 
Chương 6: Hoạch định lợi nhuận doanh nghiệp 
 Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng 
cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả 
cập nhật theo quy định hiện hành của Nhà nước về Luật Doanh nghiệp; Hướng dẫn Chế độ 
Khấu hao Tài sản cố định. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung 
và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình 
này được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng. 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020 
Chủ biên: Lâm Ánh Nguyệt 
MỤC LỤC 
Chương 1. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................................... 9 
1.1. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp...................................................... 9 
1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ......................................................................... 9 
1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp .................................................................... 12 
1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp ............................................................................... 15 
1.2.1. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân ............................................................ 15 
1.2.2. Trên phạm vi các doanh nghiệp............................................................................... 15 
1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ............................................................................. 16 
1.3.1. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động ............................................. 16 
1.3.2. Huy động vốn với chi phí thấp nhất ........................................................................ 16 
1.3.3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ .................................................................... 16 
1.3.4. Giám sát và hướng dẫn các hoạt động, chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp . 16 
1.4. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp ............................................................ 17 
1.4.1. Đối với doanh nghiệp công ích................................................................................ 17 
1.4.2. Đối với doanh nghiệp khác ...................................................................................... 17 
1.5. Tổ chức tài chính doanh nghiệp ................................................................................. 19 
1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp ........................................... 19 
1.5.2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp ............................................................ 25 
1.5.3. Nội dung công tác tài chính doanh nghiệp .............................................................. 26 
1.5.4. Tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp ................................................................. 28 
1.6. Câu hỏi củng cố ................................................................................ ... y doanh nghiệp bán được 400 sản phẩm thì tiền lãi mỗi tháng doanh 
nghiệp thu được bao nhiêu? 
3. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 
khiến biến phí tăng lên 10%, nhưng lại có khả năng tiêu thụ đến 500 sản phẩm mỗi ngày. 
Hãy giúp doanh nghiệp tính thử xem có nên thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản 
phẩm hay không? 
Bài tập 10: 
Theo tài liệu quyết toán quý II năm báo cáo, công ty bách hóa A có các tài liệu sau đây: 
A. Doanh thu thuần: 6.000 triệu đồng 
B. Chi phí liên quan đến hàng bán ra 
- Giá vốn hàng bán ra: 4.200 triệu đồng 
- Chi phí vận chuyển, bốc vác : 100 triệu đồng 
- Chi phí bảo quản, bao bì đóng gói: 60 triệu đồng 
- Khấu hao TSCĐ: 30 triệu đồng 
- Trừ dần công cụ, dụng cụ : 15 triệu đồng 
- Tiền lãi các khoản vay: 35 triệu đồng 
- Tiền hoa hồng bán hàng: 60 triệu đồng 
- Tiền lương tháng của CNV: 50 triệu đồng 
- Dịch vụ mua ngoài (điện, nước): 35 triệu đồng 
- Chi phí quản lý khác : 95 triệu đồng 
- Tiền thưởng theo doanh thu: 44 triệu đồng 
Quý III năm kế hoạch, công ty dự kiến nâng doanh thu lên 10.000 triệu đồng. Các 
khoản định phí không có gì thay đổi, các khoản biến phí tăng cùng tỷ lệ với doanh thu. 
Yêu cầu: 
Tài chính doanh nghiệp Chương 6: Hoạch định lợi nhuận doanh nghiệp 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 161 
1. Tính doanh thu hòa vốn, và lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận trước thuế quý 
II cho doanh nghiệp? 
2. Nếu muốn doanh thu tăng lên 20% so với dự kiến, công ty phải thuê nhà để tăng 
thêm điểm bán hàng. Chi phí thuê nhà dự kiến hết 30 triệu đồng. Các khoản chi phí cố định 
khác không có gì thay đổi. Hãy tính điểm hòa vốn, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận 
trước thuế quý III cho công ty trong trường hợp này. 
Bài tập 11: 
Tại cơ sở chuyên sản xuất gà quay có tài liệu như sau: 
1. Tài liệu năm báo cáo: 
- Đơn giá bán: 54.000 đồng/con 
- Số lượng gà quay đã bán trong năm: 100.000 con. 
- Chi phí mua gà sống bình quân: 36.000 đồng/con 
- Chi phí chế biến và bán hàng: 6.000 đồng/con 
2. Năm kế hoạch: 
Khả năng giá gà sống sẽ tăng 20%. 
Yêu cầu: 
- Nếu muốn đạt được sản lượng hòa vốn như năm báo cáo, cơ sở sản xuất trên phải 
điều chỉnh giá bán một con gà quay là bao nhiêu. 
- Nếu giá bán năm kế hoạch không đổi (so với năm báo cáo), cơ sở muốn đạt mức lãi 
như năm báo cáo thì phải đạt doanh thu là bao nhiêu? 
Bài tập 12: 
Tại Công ty TNHH A sản xuất hàng X có tình hình như sau (đơn vị tính 1.000.000 đồng): 
Năm 200x: 
Sản lượng tiêu thụ: 500 tấn. 
Đơn giá bán thuần: 200/tấn 
Biến phí: 120/tấn 
Tổng định phí: 30.000 
Năm 200x + 1 công ty có 3 phương án như sau: 
Tài chính doanh nghiệp Chương 6: Hoạch định lợi nhuận doanh nghiệp 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 162 
Phương án 1: Thay đổi phương thức trả lương ở bộ phận bán hàng. Thay vì trả lương 
theo thời gian như năm 200x (tổng tiền lương 6.000), bộ phận này sẽ được trả lương khoán 
sản phẩm 15/tấn. Nếu thực hiện phương án này doanh thu có thể tăng 12% so với năm 200x. 
Biết rằng hệ số lương điều chỉnh 1,19. 
Phương án 2: Tăng cường chi phí hoạt động quảng cáo, tài trợ các hoạt động văn hóa, 
thể thao thêm 5.000 (so với năm 200x) thì doanh thu có thể tăng thêm 20% so với năm 
200x. 
Phương án 3: Song song với việc tăng ngân sách quảng cáo như trên, công ty còn tăng 
hoa hồng đại lý thêm 8/tấn sản phẩm thì doanh thu có thể tăng thêm 30% so với năm 200x. 
Yêu cầu: Hãy tính toán giúp công ty lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. 
Biết rằng: mức dự kiến tăng chi phí và doanh thu có cơ sở. 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 01 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 163 
PHỤ LỤC SỐ 01 
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của 
Bộ Tài chính) 
1. Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục 
Đơn vị báo cáo:.... Mẫu số B 01 – DN 
Địa chỉ:. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC 
 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
Tại ngày ... tháng ... năm ...(1) 
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục) 
 Đơn vị tính:............. 
TÀI SẢN 
Mã 
số 
Thuyết 
minh 
Số 
cuối 
năm 
(3) 
Số 
đầu 
năm 
(3) 
1 2 3 4 5 
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 
1. Tiền 111 
2. Các khoản tương đương tiền 112 
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 
1. Chứng khoán kinh doanh 121 
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) 122 () () 
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 
6. Phải thu ngắn hạn khác 136 
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137 
8. Tài sản thiếu chờ xử lý 139 
IV. Hàng tồn kho 140 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 01 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 164 
TÀI SẢN 
Mã 
số 
Thuyết 
minh 
Số 
cuối 
năm 
(3) 
Số 
đầu 
năm 
(3) 
1. Hàng tồn kho 141 
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 () () 
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153 
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154 
5. Tài sản ngắn hạn khác 155 
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212 
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213 
4. Phải thu nội bộ dài hạn 214 
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215 
6. Phải thu dài hạn khác 216 
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...) 
II. Tài sản cố định 220 
1. Tài sản cố định hữu hình 221 
 - Nguyên giá 222 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 () () 
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 
 - Nguyên giá 225 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 () () 
3. Tài sản cố định vô hình 227 
 - Nguyên giá 228 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 () () 
III. Bất động sản đầu tư 230 
 - Nguyên giá 231 
 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 232 
 () () 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 01 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 165 
TÀI SẢN 
Mã 
số 
Thuyết 
minh 
Số 
cuối 
năm 
(3) 
Số 
đầu 
năm 
(3) 
IV. Tài sản dở dang dài hạn 
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 
240 
241 
242 
V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 
1. Đầu tư vào công ty con 251 
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 
4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 
253 
254 
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 () () 
VI. Tài sản dài hạn khác 260 
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263 
4. Tài sản dài hạn khác 268 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 
C - NỢ PHẢI TRẢ 300 
I. Nợ ngắn hạn 310 
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 
4. Phải trả người lao động 314 
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317 
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 
13. Quỹ bình ổn giá 323 
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 01 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 166 
TÀI SẢN 
Mã 
số 
Thuyết 
minh 
Số 
cuối 
năm 
(3) 
Số 
đầu 
năm 
(3) 
II. Nợ dài hạn 330 
1. Phải trả người bán dài hạn 331 
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332 
3. Chi phí phải trả dài hạn 333 
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334 
5. Phải trả nội bộ dài hạn 335 
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336 
7. Phải trả dài hạn khác 337 
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 
9. Trái phiếu chuyển đổi 339 
10. Cổ phiếu ưu đãi 340 
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342 
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 
I. Vốn chủ sở hữu 410 
1. Vốn góp của chủ sở hữu 
 - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 
 - Cổ phiếu ưu đãi 
411 
411a 
411b 
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 (...) (...) 
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 
8. Quỹ đầu tư phát triển 418 
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 
 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 
 - LNST chưa phân phối kỳ này 
421 
421a 
421b 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 01 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 167 
TÀI SẢN 
Mã 
số 
Thuyết 
minh 
Số 
cuối 
năm 
(3) 
Số 
đầu 
năm 
(3) 
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 
 1. Nguồn kinh phí 431 
 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 
 Lập, ngày ... tháng ... năm ... 
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 
(Ký, họ tên) 
 - Số chứng chỉ hành nghề; 
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán 
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 
Ghi chú: 
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại 
“Mã số” chỉ tiêu. 
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong 
ngoặc đơn (...). 
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ 
có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“. 
(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành 
nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ 
Số chứng chỉ hành nghề.
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 02 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 168 
PHỤ LỤC SỐ 02 
KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính) 
Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian 
trích khấu 
hao tối thiểu 
(năm) 
Thời gian 
trích khấu 
hao tối đa 
(năm) 
A - Máy móc, thiết bị động lực 
1. Máy phát động lực 8 15 
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, 
hỗn hợp khí. 
7 20 
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 15 
4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 15 
B - Máy móc, thiết bị công tác 
1. Máy công cụ 7 15 
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng 5 15 
3. Máy kéo 6 15 
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp 6 15 
5. Máy bơm nước và xăng dầu 6 15 
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn 
mòn kim loại 
7 15 
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất 6 15 
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu 
xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh 
10 20 
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện 
tử, quang học, cơ khí chính xác 
5 15 
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất 
da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm 
7 15 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 02 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 169 
Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian 
trích khấu 
hao tối thiểu 
(năm) 
Thời gian 
trích khấu 
hao tối đa 
(năm) 
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt 10 15 
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc 5 10 
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy 5 15 
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, 
thực phẩm 
7 15 
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế 6 15 
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, 
tin học và truyền hình 
3 15 
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm 6 10 
18. Máy móc, thiết bị công tác khác 5 12 
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu 10 20 
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác 
dầu khí. 
7 10 
21. Máy móc thiết bị xây dựng 8 15 
22. Cần cẩu 10 20 
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm 
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ 
học, âm học và nhiệt học 
5 10 
2. Thiết bị quang học và quang phổ 6 10 
3. Thiết bị điện và điện tử 5 10 
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá 6 10 
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ 6 10 
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt 5 10 
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác 6 10 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 02 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 170 
Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian 
trích khấu 
hao tối thiểu 
(năm) 
Thời gian 
trích khấu 
hao tối đa 
(năm) 
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc 2 5 
D - Thiết bị và phương tiện vận tải 
1. Phương tiện vận tải đường bộ 6 10 
2. Phương tiện vận tải đường sắt 7 15 
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ 7 15 
4. Phương tiện vận tải đường không 8 20 
5. Thiết bị vận chuyển đường ống 10 30 
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng 6 10 
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác 6 10 
E - Dụng cụ quản lý 
1. Thiết bị tính toán, đo lường 5 8 
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm 
tin học phục vụ quản lý 
3 8 
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác 5 10 
G - Nhà cửa, vật kiến trúc 
1. Nhà cửa loại kiên cố. 25 50 
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà 
thay quần áo, nhà để xe... 
6 25 
3. Nhà cửa khác. 6 25 
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân 
bay; bãi đỗ, sân phơi... 
5 20 
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng. 6 30 
6. Bến cảng, ụ triền đà... 10 40 
Tài chính doanh nghiệp Phụ lục số 02 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 171 
Danh mục các nhóm tài sản cố định Thời gian 
trích khấu 
hao tối thiểu 
(năm) 
Thời gian 
trích khấu 
hao tối đa 
(năm) 
7. Các vật kiến trúc khác 5 10 
H - Súc vật, vườn cây lâu năm 
1. Các loại súc vật 4 15 
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây 
lâu năm. 
6 40 
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. 2 8 
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa 
quy định trong các nhóm trên. 
4 25 
K - Tài sản cố định vô hình khác. 2 20 
Tài chính doanh nghiệp Danh mục từ viết tắt 
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 172 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
BCTC Báo cáo tài chính 
BH Bán hàng 
BHXH Bảo hiểm xã hội 
BHYT Bảo hiểm y tế 
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 
CCDC Công cụ dụng cụ 
CP Chi phí 
CPSX Chi phí sản xuất 
DT Doanh thu 
DTBH Doanh thu bán hàng 
GTGT Giá trị gia tăng 
HTK Hàng tồn kho 
KPCĐ Kinh phí công đoàn 
NG Nguyên giá 
NV Nguồn vốn 
SXKD Sản xuất kinh doanh 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
TSCĐ Tài sản cố định 
TSLĐ Tài sản lưu động 
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 
VCSH Vốn chủ sở hữu 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. PGS.TS. Phan Thị Cúc, “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, năm 
2013 
[2] PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, NXB Tài chính, năm 
2012. 
[3]. TS. Bùi Hữu Phước, “ Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, năm 2009 
[4]. Nguyễn Hải Sản, “Quản trị tài chính doanh nghiêp”, NXB Lao động, năm 2012 
[5] Bộ Tài chính, Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_doanh_nghiep.pdf