Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh

Giới thiệu Mĩ thuật & Vẽ tranh là học phần III của chương trình giảng dạy mĩ thuật ở hệ CĐSP tiểu học, tiếp sau học phần vẽ theo mẫu & vẽ trang trí. TLGD này được biên soạn dựa trên giáo trình Mĩ thuật và PPDH tập 1 của BGD – ĐT xuất bản năm 1998 kết hợp tham khảo một số tài liệu khác có liên quan đến Mĩ

thuật và giảng dạy Mĩ thuật cùng thực tế giảng dạy của giảng viên.Tài liệu biên soạn dành cho sinh viên hệ CĐSP tiểu học năm thứ II, nhằm giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn môn Mĩ thuật theo phương pháp học tích cực.

Xin trân trọng tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng của quí Thầy Cô & đồng nghiệp để tài liệu giảng dạy được hoàn chỉnh hơn.

Chân thành biết ơn.

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 1

Trang 1

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 2

Trang 2

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 3

Trang 3

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 4

Trang 4

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 5

Trang 5

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 6

Trang 6

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 7

Trang 7

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 8

Trang 8

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 9

Trang 9

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang Trúc Khang 09/01/2024 2460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh

Giáo trình Giới thiệu Mỹ thuật & Vẽ tranh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Khoa Văn Hóa Nghệ Thuật
Giáo trình
Giới Thiệu Mỹ Thuật Vẽ Tranh
Biên soạn: Nguyễn Thị Kim Thanh
Lời nói đầu
Giới thiệu Mĩ thuật & Vẽ tranh là học phần III của chương trình giảng dạy mĩ 
thuật ở hệ CĐSP tiểu học, tiếp sau học phần vẽ theo mẫu & vẽ trang trí. TLGD 
này được biên soạn dựa trên giáo trình Mĩ thuật và PPDH tập 1 của BGD – ĐT 
xuất bản năm 1998 kết hợp tham khảo một số tài liệu khác có liên quan đến Mĩ 
thuật và giảng dạy Mĩ thuật cùng thực tế giảng dạy của giảng viên.
Tài liệu biên soạn dành cho sinh viên hệ CĐSP tiểu học năm thứ II, nhằm giúp 
các em có điều kiện học tập tốt hơn môn Mĩ thuật theo phương pháp học tích 
cực.
Xin trân trọng tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng của quí Thầy Cô & đồng 
nghiệp để tài liệu giảng dạy được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành biết ơn.
Tác giả
Học phần III- Giới thiệu Mỹ Thuật
Bài 1 - Vài điều cần biết khi xem tranh
Bài 2- Tranh dân gian Việt Nam
Bài 3 - Tranh cổ động biếm họa
Bài 4 - Tranh vẽ của thiếu nhi
Bài 5 - Vẽ tranh
Cái đẹp trong cuộc sống & cái đẹp trong nghệ thuật
1. Cái đẹp trong cuộc sống:
Là khái niệm chung cho cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong xã hội.
a) Cái đẹp trong tự nhiên:
• Là sự hài hòa về hình dáng,màu sắc của cảnh vật. 
• Tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. 
• Gợi cảm xúc cho con người : con người thưởng thức, gửi tâm tình vào đó 
cảnh đẹp mới có hồn, có giá trị. 
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên:
• Biểu hiện về màu sắc, hình dáng. 
• Gợi cho con người cảm xúc, say mê, rung động, sức sống dồi dào, hấp 
dẫn  
• Giúp con người cảm thấy niềm vui sống. 
• Khơi dậy trong con người khát vọng, tình yêu. 
b) Cái đẹp trong xã hội: .
• Là mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau . 
• Mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính Đảng, tính nhân dân, tính dân tộc. 
* Tóm lại: Cái đẹp trong cuộc sống:
• Chính là hiện thực khách quan sinh động và hữu ích đang hàng ngày, 
hàng giờ diễn ra xung quanh ta. 
• Đem lại cho chúng ta niềm say mê, sự phấn khởi, từ đó con người yêu 
đời hơn, sống đẹp hơn. 
2. Cái đẹp trong nghệ thuật:
• Chính là cái đẹp trong cuộc sống 
• Được người nghệ sĩ cảm xúc và chắt lọc những điển hình, tinh hoa đưa 
vào trong nghệ thuật (dưới dạng những hình tượng nghệ thuật). 
• Khiến người xem, người nghe rung động, tiếp nhận. 
Như vậy cái đẹp trong nghệ thuật:
Là cái đẹp của cuộc sống nhưng ở mức độ cao hơn.
Mang chiều sâu nhân văn, giúp con người hành động và suy nghĩ theo lẽ phải, 
theo cái đẹp, cái hoàn thiện.
Thể loại và chất liệu tranh
1. Thể loại:
a) Tranh phong cảnh:
• Tranh vẽ cảnh vật là chủ yếu. (Phong cảnh biển, cảnh nông thôn, cảnh 
thành thị  ). 
• Cũng có thể vẽ thêm hoạt động của con người, con vật cho cảnh sinh 
động hơn. 
b) Tranh sinh hoạt:
• Miêu tả hoạt động của con người là chính. 
• Có kết hợp cảnh vật. 
• Tranh vẽ về sinh hoạt trên mọi lĩnh vực như lao động sản xuất, chiến đấu, 
học tập  
c) Tranh tĩnh vật:
Tranh vẽ về đồ vật , con vật ở trạng thái tĩnh hay hoa, quả.
d) Tranh chân dung:
• Tranh vẽ người, diễn tả nét mặt là chủ yếu. 
• Có thể vẽ bán thân , toàn thân . Trong trường hợp này thì ngoài nét mặt 
còn chú ý đến đặc điểm của dáng điệu nhân vật . 
• Có thể vẽ chân dung 1 nhóm người. 
e) Tranh minh hoạ:
Là thể loại tranh được vẽ để làm sáng tỏ một nội dung văn học.
f) Tranh áp phích:
Tranh vẽ tuyên truyền, cổ động.
g) Tranh lịch sử:
• Tranh có nội dung lịch sử. 
• Diễn tả nhân vật, phong cảnh, diễn biến lịch sử. 
Như vậy: mỗi thể loại có một đặc điểm riêng, đòi hỏi người vẽ phải đi sâu 
nghiên cứu, diễn tả để tranh không rơi vào trạng thái chung chung.
2. Chất liệu: 
Có nhiều chất liệu, mỗi loại chất liệu có đặc điểm, cách thể hiện và vẻ đẹp khác 
nhau. 
(Xem trang 160 ( 169 sách MT & PPDH tập 1)
Cách phân tích & đánh giá một tác phẩm hội họa
1. Tìm hiểu về xuất xứ, bối cảnh lịch sử của tranh:
• Tác giả là ai? Thân thế và sự nghiệp của tác giả. 
• Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? 
• Vẽ bằng chất liệu gì? 
• (Xem thêm trang 169, 170 sách MT & PPDH tập 1). 
2. Xem xét về nội dung và hình thức thể hiện:
a) Nội dung:
• Là cái mà bức tranh muốn nói lên. 
• Là nội dung của chính cuộc sống được phản ánh vào trong tranh. 
• Nội dung có vai trò quyết định. 
Một tác phẩm có giá trị nghệ thuật phải có:
• Nội dung lành mạnh, tác động tích cực đến người xem, điển hình về nhân 
vật, khung cảnh. 
• Gợi sự rung động về cái đẹp của thiên nhiên, của con người. 
• Hướng người xem về những tình cảm tốt đẹp. 
b) Hình thức:
Là sự vận dụng ngôn ngữ của hội hoạ làm sáng tỏ được nội dung chủ đề: Cách 
biểu hiện hình tượng, màu sắc có đáp ứng được yêu cầu chủ đề, tính tư tưởng, 
tính nghệ thuật?
Một bức tranh đẹp phải có:
• Bố cục chặt chẽ (có sự kết hợp hài hoà giữa các mảng, tạo nên nhịp điệu 
trong một không gian mở rộng hay ước lệ). 
• Màu sắc hài hoà, phù hợp nội dung chủ đề. 
• Xuất phát từ những rung cảm nghệ thuật chân thực của tác giả. 
c) Mối liên hệ:
Nội dung và hình thức là ... 
như cãi cọ nhau mà vẫn hoà hợp trong tranh tạo nên. Với những ai giàu tưởng 
tượng và thích thú với tranh gà lợn, có thể thấy âm thanh của tranh cũng góp 
phần phá được bầu không khí tĩnh mịch của những nếp nhà vào dịp cuối đông.
Gà mẹ ngậm con mồi, mắt mở to, lông và cánh như xù lên để giữ mồi và tỏ ra 
đắc thắng khoe với đàn gà con. Có đúng 10 chú gà con, con số tròn, không 
hơn, không kém, mỗi con mỗi vẻ, không con nào giống con nào. Chúng đứng ở 
các vị trí ngẫu nhiên nhưng tạo ra sự cân xứng cho toàn khung tranh, đông đúc 
nhộn nhịp nhưng lại rất thoáng, mỗi con một tư thế, đùa vui nhảy múa, nhưng 
tất cả đều hướng cặp mắt ngây thơ về phía mẹ. Màu lông, màu cánh gà con 
giống màu lông mẹ nhưng lại lọt ra một chú có bộ lông vàng hoàn toàn để cho 
khỏi đơn diệu. Nét đặc sắc của bức tranh là bố cục và việc thể hiện đường nét, 
những nét đậm, khỏe, chắc nịch, giản dị nhưng sinh động. Bộ lông gà mẹ là một 
bút pháp tài hoa, rất thực nhưng lại nhằm hiệu quả trang trí. Những nét vẽ từng 
chiếc lông đuôi thật ít, tiết kiệm, cũng như những vảy ở chân gà mẹ chứng tỏ 
một sự quan sát tinh tường. Bức tranh đã đạt tới một sự hài hoà cao độ.
* “Đám cưới chuột”:
Hình ảnh rất ngộ nghĩnh, vui nhộn, diễn tả cảnh một đàn chuột đang trên đường 
rước dâu về. Bố cục tranh được chia làm 2 vế liên kết với nhau. Vế dưới: đi đầu 
là chú rễ chuột đầu đội mũ cánh chuồn, đang cưỡi ngựa, liền theo sau có 2 chú 
chuột, 1 chú cầm lọng che và 1 chú cầm biển nghênh hôn. Tiếp sau đó là 4 chú 
chuột khác đang khiêng 1 chiếc kiệu. Hai chú khiêng ở phía trước chăm chú 
nhìn thẳng về phía trước và chân đều bước, hai chú khiêng ở phía sau thì ngoái 
nhìn về phía sau như xem đoàn đi phía sau đã đến chưa, hay nói chuyện với 
những người phía sau, ngồi trong kiệu là cô dâu chuột. Chú rễ chuột ngoái đầu 
nhìn cô dâu chuột với vẻ sung sướng, còn cô dâu thì đưa tay lên vẫy đáp lại 
chàng. Vế trên là 4 chú chuột khác: 2 chú đi sau thổi kèn, 2 chú đi trước cầm cá 
và chim dâng cho con mèo đang ngồi đón đầu.
Trên nền vàng tươi của tranh, các chú chuột đều có các màu giống nhau: nâu, 
đen, xanh lá và trắng điệp, kể cả chiếc kiệu cũng mang những màu ấy, duy có 
con mèo ngồi phía trên đầu tranh là toàn một màu trắng và con chuột đi sau 
cùng ở phía dưới tranh toàn một màu đen đối lại như để thay đổi cho khỏi nhàm 
mắt.
Đây là một bức đặc sắc của nghệ thuật tranh Đông Hồ nhằm đả kích tệ tham 
nhũng, thói cá lớn nuốt cá bé của giai cấp thống trị. Người dân thấp cổ bé 
miệng bị bọn quan lại chèn ép, áp bức nhưng không thể nói trực tiếp nên họ 
mượn hình ảnh con vật vẽ châm biếm tệ tham nhũng, hối lộ của các vị quan 
quyền thời phong kiến. Ở đây, việc “nghênh hôn” là việc vui mừng trong họ nhà 
chuột nhưng muốn được yên thân thì phải có lễ vật hối lộ hậu hĩnh cho ông 
Mèo.
2. Tranh Hàng Trống:
* “Chợ quê”:
Chợ là gương mặt kinh tế của một xã hội. Tuy vậy, chợ quê khác với chợ thành 
phố, chợ quê Việt nam ngày xưa còn mang cả sắc thái văn hoá; ngoài việc trao 
đổi, mua bán hàng hoá, đây còn là nơi gặp gỡ, hẹn hò, nhắn gửi  cho nên 
trong dân gian thường nói “Đi chơi chợ”.
Nhìn vào hai bức tranh của Hàng Trống vẽ về cảnh chợ quê chúng ta thấy kỹ 
thuật vẽ có hơi khác so với tranh Đông Hồ. Ở đây, hình vẽ trau chuốt hơn, màu 
sắc nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn, nét khắc viền đen thanh mảnh, mềm mại, 
khác với nét viền đậm chắc khoẻ của tranh Đông Hồ (điều này ta sẽ còn gặp ở 
những tranh sau của Hàng Trống, kể cả tranh thờ). Ở một số tranh chúng ta còn 
thấy được tác giả đã tận dụng độ loang của màu nước được vẽ trực tiếp bằng 
cọ mềm để tô, tạo độ chuyển đậm nhạt trên gương mặt, tay chân, trên người 
các nhân vật trong tranh như ở các tranh “Thợ cày với con bò”, “Thợ bừa với 
con trâu”, “Múa sư tử”, “Thất đồng”, tranh “Tố nữ” 
Qua hai tranh “Chợ quê” của Hàng Trống tác giả đã khắc hoạ được cảnh sinh 
hoạt nhộn nhịp ở khu chợ và tính chất của nó. Tranh chợ quê cho ta một khái 
niệm về sinh hoạt kinh tế của một đất nước nông nghiệp lạc hậu, người dân còn 
lam lũ, đói nghèo. Trong chợ, ngoài cảnh mua bán, còn cảnh chè chén, người 
ăn xin, kẻ cắp, thầy bói  các hạng người được nghệ nhân bày ra, lột tả tinh 
thần một cách hàm súc.
* “Thợ bừa với con trâu”:
Trong tranh vẽ một phụ nữ tóc búi cao, vấn khăn gọn gàng đang ngồi tựa vào 
cái bừa để nghỉ, chiếc nón lá được máng ở sau lưng và một tay đang cầm quạt 
để quạt đi những giọt mồ hôi cho đỡ nóng, cạnh bên, con trâu đã được tháo 
bừa cũng đang đứng nghỉ và quay nhìn bà chủ như biết ơn, trên lưng trâu có 
hai con chim sáo đang đậu. Cả người và vật cũng nghỉ ngơi trên bờ ruộng có 
những bụi cỏ. Bứctranh mô tả phút nghỉ ngơi của người nông dân sau buổi lao 
động vất vả trên đồng ruộng. Đó là phút nghỉ ngơi thoải mái đầy sảng khoái, 
phút chốc như quên hết mọi sự mệt nhọc trên đời.
Đông Hồ cũng có tranh này, về bố cục và hình ảnh trong tranh giống hệt như 
tranh này, chỉ có khác là tranh của Đông Hồ không tô màu vào các hình vẽ mà 
chỉ có nét viền đậm, chắc khỏe để định hình người và vật trên nền tranh màu 
vàng đất của giấy điệp.
* “Bịt mắt bắt dê”, “Rồng rắn”:
Những trò chơi của trẻ em thời xưa đã được tác giả nghệ nhân diễn tả lại. 
Tranh “Bịt mắt bắt dê” vẽ một em bịt mắt bằng một dải khăn đang quơ tay tìm 
bắt các bạn, còn những em khác thì vỗ tay hò reo, chạy xung quanh, có em sợ 
bị bắt nên chạy ra xa, có một em táo tợn lẻn ra sau lưng gõ lên đầu em bị bịt 
mắt, một em chạy vấp té lăn cù dưới nền đất.
Trong tranh “Rồng rắn” ta thấy đúng như tên gọi của trò chơi. Các em ôm nhau 
thành một hàng dài đi vòng vèo quanh sân như con rồng, con rắn, miệng như 
hát mấy câu đồng dao của trò chơi. Em làm thầy thuốc đứng riêng ở phía trước 
và đang giơ tay đuổi bắt các em phía sau trong đoàn rồng rắn, còn em dẫn đầu 
đoàn cũng dang hai tay ra cản, không cho thầy thuốc bắt người của mình. Cả 
hai tranh đều diễn tả các em đang chơi ngoài sân đất có cỏ và cùng có người 
lớn ngồi trong nhà nhìn ra xem các em chơi cũng như các câu chữ nôm ở góc 
tranh dẫn giải ngụ ý của tác giả.
Trong cả hai tranh tác giả đều sử dụng những màu tươi như đỏ, cam, xanh  
để phù hợp với cảnh vui chơi nhộn nhịp tươi vui hồn nhiên của lũ trẻ.
* “Thất đồng”:
Tranh vẽ 7 đứa trẻ con đang chơi quanh cây đào: đứa ôm gốc cây, đứa trèo lên 
cây hái quả đưa xuống, đứa đứng dưới đưa 2 tay đỡ lấy, đứa tay cầm hoa, cầm 
chim, đứa công kênh cho đứa kia rướn cao lên vịn cành đào  còn cây đào thì 
đầy trái và hoa, mọc trên nền đất phủ một lớp cỏ xanh non mơn mởn. Màu sắc 
bức tranh thật tươi vui. Ở đây, tác giả đã tận dụng độ loang để gợi khối trên 
mặt, trên tay chân, da thịt của những đứa bé nhưng màu quần áo thì không 
được gợi khối.
“Thất đồng” là 7 đứa trẻ nhỏ, hình ảnh con cái đông đàn khỏe mạnh. Người Việt 
Nam xưa cho rằng đông con là có phúc, đó cũng là quan niệm phổ biến của cư 
dân trồng lúa nước, cần nhiều sức lao động lại cũng còn phải chống thiên tai, 
địch hoạ và dịch bệnh cho nên ước mơ “đông đàn, dài lũ” là sự đảm bảo đầu 
tiên cho hạnh phúc của mỗi gia đình.
Theo quan niệm cổ: cây đào có tính trừ ma quỷ, quả đào tượng trưng cho sự 
trường sinh bất lão. Sách chu Lễ viết:”Tháng trọng xuân hoa đào nở, nam nữ 
kết nghĩa vợ chồng”. Hoa đào biểu trưng hoà hợp, sinh sôi. Thất đồng tíu tít 
chơi quanh gốc đào, vin cành bẻ hoa, hái quả, ngụ ý ước mơ của dân gian xưa.
3. Tranh thờ Hàng Trống:
* “Bà chúa Mẫu Thoải”:
Mẫu Thoải là thánh mẫu của vùng sông nước, uy nghi trong trang phục trắng. 
Có 2 ngọc nữ đứng chầu hai bên, dâng tiến hoa quả.
Tương truyền, Mẫu Thoải nguyên là con gái của Lạc Long Quân ở hồ Động 
Đình trong truyền thuyết Việt Nam xưa. Chồng bà là Kình Xuyên, con vua trên 
mặt đất. Bà vốn hiền từ, nhân ái nhưng Kình Xuyên lại có vợ lẻ là Thảo Mai rất 
gian giảo. Thảo Mai hay đơm đặt, bịa chuyện, gièm pha nói xấu bà. Kình Xuyên 
không xét hư thực, đày bà vào nơi rừng xanh núi thẳm. Nỗi khổ đau oan trái của 
bà thấu tới muôn loài nên ngày ngày bà được muôn thú dâng tiến hoa quả nuôi 
dưỡng. Có người hàn sĩ tên Liễu Nghi thi hỏng, bỏ nhà đi ngao du vùng sơn 
cước để giải buồn. Liễu Nghi gặp bà, hiểu chuyện và đem thư của bà kể nỗi oan 
ức gửi về cho vua cha Lạc Long Quân. Lạc Long Quân nổi giận cho bắt Kình 
Xuyên, trị Thảo Mai và đón bà về thủy phủ Động Đình.
* “Thần hổ”:
Thần hổ tượng trưng cho các vị thần tướng trấn giữ các vùng Đông, tây, Nam, 
Bắc và trung cục.
Hổ vốn là con vật thật nhưng đã được thần thánh hoá thành con vật tượng 
trưng cho sức mạnh. Việt Nam, nước nhiệt đới, lại có nhiều hổ, thường gây tai 
hoạ cho con người, thành hình ảnh khiếp sợ trong dân gian, vì thế, nhân dân 
cho rằng hổ có một sức mạnh thiêng liêng trừ diệt được ma quỷ. Có thần hổ 
trấn giữ ở ngưỡng cửa thì tà ma quỷ dữ không dám thâm nhập, nên ở các đền, 
miếu hay các đình làng, trên bức bình phong xây chắn trước mặt, thường vẽ 
hay đắp nổi hình tượng ông Hổ và “Ngài” cũng được trong dân gian cùng các tín 
đồ “đồng bóng” tôn thờ. Hình tượng Hổ trở thành một đề tài phổ biến của nghệ 
thuật dân gian Việt Nam.
Các tranh vẽ về Thần Hổ có nhiều kiểu khác nhau, có tranh vẽ từng vị thần hổ 
một, có tranh lại vẽ “Ngũ hổ” (5 hổ chung vào một tranh theo các vị trí nhất định 
của từng vị), nhưng dù là vẽ theo kiểu nào thì các tranh vẽ Thần Hổ đều có bố 
cục chặt chẽ, màu sắc phong phú và rất đẹp đã miêu tả được đúng hình tượng 
đứng, ngồi của các vị thần hổ, mỗi vị đều có một sắc màu riêng, có dáng vẻ uy 
nghi khác nhau và đều có sức sống mãnh liệt toả ra từ ánh mắt, nét mặt, chòm 
râu và ngời lên khí thế như thực của vị chúa sơn lâm linh thiêng đầy uy quyền.
Ở các bức tranh thờ, nếu chúng ta đem tước bỏ đi phần tín ngưỡng dùng thuyết 
giáo luân hồi khuyên nhủ người ta làm điều thiện, tránh điều ác để khi chết đi 
phần hồn được lên cõi niết bàn, không phải bị giam cầm ở nơi địa ngục thì đây 
cũng là sản phẩm có giá trị nghệ thuật đích thực.
Đặc điểm tâm lý & ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học
1. Đặc điểm tâm lý:
• Ham hoạt động, ham hiểu biết, rất thích vẽ. 
• Trẻ ở đâu thường vẽ cảnh vật và con người ở đó. 
2. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình (tranh vẽ):
- Cách vẽ: các em thường vẽ:
• Theo cách nhìn từ tầm cao, liệt kê sự vật chứ không theo qui luật nào. 
• Không theo thực tế mà theo cảm xúc, trí nhớ, trí tưởng tượng. 
• Hình vẽ, bố cục ngộ nghĩnh, thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi 
thơ. 
- Màu sắc: các em thường dùng màu:
• Tươi vui, rực rỡ, đậm đà 
• Nguyên chất, ít pha trộn 
• Không phụ thuộc màu sắc của tự nhiên. 
Mức độ thể hiện tranh của học sinh tiểu học
Để có cơ sở đánh giá khả năng thể hiện tranh của học sinh tiểu học, cần căn cứ 
vào các đặc điểm cụ thể sau:
1. Căn cứ vào tâm lý lứa tuổi của cấp học để xem xét kết quả bài làm. 
2. Bố cục thể hiện chủ đề rõ, đẹp, hợp lý. 
3. Hình ảnh, tính cách nhân vật, khung cảnh phù hợp chủ đề. 
4. Màu sắc phù hợp chủ đề (đẹp). Có mảng chính, mảng phụ hợp lý, 
tương đối đúng độ đậm nhạt. 
5. Không phạm lỗi bố cục nhiều. 
Căn cứ 5 tiêu chuẩn trên để cho điểm từng bài làm, từng lớp cho phù hợp.
Chú ý:
• Không nên nhận xét khe khắt, quá chi li. 
• Không nên đòi hỏi quá nhiều đối với bài làm của học sinh. 
• Nhận xét, cho điểm bài cần có tính chất động viên. 
Phân biệt tranh & ảnh
1. Tranh vẽ:
• Là tác phẩm hội hoạ. 
• Do hoạ sĩ dùng các chất liệu của hội hoạ để vẽ bằng cảm xúc, tình cảm 
của chính mình. 
• Người vẽ có thể thêm, bớt, dời đổi chi tiết cảnh vật thực cho bố cục hoàn 
chỉnh, đẹp hơn. 
• Hoạ sĩ có thể nhớ lại hoặc tưởng tượng để vẽ. 
2. Ảnh chụp:
• Là tác phẩm nhiếp ảnh 
• Do ống kính và phim ảnh tạo nên dưới sự tác động của nhiếp ảnh gia. 
• Chụp đúng theo thực tế, không thể thêm, bớt, dời đổi. 
• Không chụp được cảnh không có trong thực tế. 
Khái niệm về vẽ tranh
1.Khái niệm:
Vẽ tranh là phân môn mang tính chất tổng hợp nhiều yếu tố như: hình họa, ký 
họa, màu sắc, phương pháp sắp xếp(bố cục hình mảng, đậm nhạt, xa gần, ) 
nhằm ghi lại, tạo nên hình ảnh 1 cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên 1 vấn đề trong 
cuộc sống.
2.Hình thức vẽ tranh: có 2 hình thức: 
1. Vẽ tranh theo đề tài: là vẽ tranh theo một chủ đề cho trước. 
2. Vẽ tự do: là vẽ tranh theo chủ đề tự chọn, theo ý thích. 
3. Sự giống nhau giữa hai hình thức trên: 
• Đều là vẽ tranh 
• Tính chất giống nhau: 
• Tổng hợp nhiều phân môn của ngành hội hoạ. 
• Hình ảnh cô đọng, điển hình, không kể lể như tranh truyện 
• Trình tự tiến hành giống nhau. 
Một số nguyên tắc về bố cục tranh
Có nhiều cách bố cục nhưng có 3 dạng bố cục thường được sử dụng:
1. Bố cục hình tháp (tam giác): tạo sự chắc chắn, vững vàng cho bức 
tranh. (H 1 ) 
2. Bố cục theo chiều ngang (hình vuông, chữ nhật): tạo thế cân bằng, 
ổn định. (H 2 ) 
3. Bố cục đường lượn (dạng hình tròn): dễ tạo sự mềm mại, uyển 
chuyển. (H3 ) 
Muốn có bố cục đẹp vẫn phải dựa vào tính chất và yêu cầu của chủ đề để lựa 
chọn. Cần chú ý một số điều cơ bản khi làm bố cục tranh.
Những điều cần tránh:
• Dồn bố cục về một phía làm tranh mất cân đối. 
• Đặt các mảng hình đăng đối cùng tỷ lệ 
• Đặt một mảng quá lớn vào giữa tranh 
• Đặt các đường xiên chéo vào góc tranh 
• Đặt đường chân trời vào giữa, chia tranh thành hai phần bằng nhau  
Những điều cần làm:
• Chủ đề tác phẩm (ý chính) phải có vị trí xứng đáng về hình, mảng và màu. 
• Phân bố hình mảng to, nhỏ phải tạo được sự nhịp nhàng. 
Cách xây dựng một bức tranh
Trình tự tiến hành:
1. Nghiên cứu, lựa chọn chủ đề:
• Đề tài rộng nên cần nghiên cứu, lựa chọn một khía cạnh, một chủ đề phù 
hợp cảm xúc, khả năng thể hiện, chọn hình tượng phù hợp cho khỏi lạc 
đề. 
• Nhớ lại những cảnh đã nghe, đã thấy trong thực tế để làm phác thảo. Đi 
thực tế để tìm hiểu cuộc sống và lấy thêm tài liệu cho tranh. 
2. Làm phác thảo:
• Làm phác thảo đen trắng (tìm bố cục): tìm cách sắp xếp các hình ảnh, 
cảnh vật sao cho: 
o Hài hoà về hình mảng, đậm nhạt. 
o Tạo cho người vẽ chủ động khi tìm phác thảo màu. 
• Làm phác thảo màu: dựa vào hình mảng và độ đậm nhạt của phác thảo 
đen trắng để tìm màu. 
3. Tìm hình:
• Tìm hình ảnh cho phù hợp chủ đề và mảng trong phác thảo. 
• Hình ảnh nghiên cứu từ thực tế sinh động. 
4. Thể hiện:
• Phóng to tranh theo khuôn khổ dự kiến. 
• Thể hiện đúng tinh thần phác thảo. 
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Lăng Bình-Phạm Thị Chỉnh-TS.Nguyễn Quốc Toản - Mỹ thuật & 
PPDH, tập 3 – NXB Giáo Dục 2001. 
2. Ưng Thị Châu-Trịnh Thiệp - Mỹ thuật & PPDH, tập 1 (tái bản lần 6, có 
chỉnh lý) – NXB Giáo Dục 1998. 
3. Ưng Thị Châu-Trịnh Thiệp - Mỹ thuật , tập II – NXB hà Nội 1992. 
4. Khương Huân- Chu Quang Trứ- Nguyễn Trân - Nguyễn Đỗ Cung – NXB 
Văn Hoá 1987. 
5. Phan Ngọc Khuê-Đặng Nam-Nguyễn Bá Vân - Tranh dân gian Việt Nam – 
NXB Văn Hoá Dân Tộc -Hà Nội 1995. 
6. Nguyễn Thị Kim Thanh – Nét đẹp văn hoá trong tranh dân gian VN – Luận 
văn tốt nghiệp ĐHMT 2000. 
7. Mỹ thuật lớp 8 – NXB Giáo dục 1997. 
8. SGK mới ở Tiểu học – NXBGD, 2002. 
9. Mỹ thuật – Tạp chí Hội Mỹ thuật TP.HCM 1993. 
10.Mỹ thuật thời nay – Tạp chí Hội NSTH VN 1994. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_gioi_thieu_my_thuat_ve_tranh.pdf