Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm về môi trường

Theo điều 3, Luật BVMT Việt Nam (2005): Môi trường bao gồm các yếu tố tự

nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,

có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.

Theo nghĩa rộng thì môi trường là không gian xung quanh một vật thể, một sự

kiện vật chất nào đó như môi trường của các yếu tố tự nhiên, vật thể vật lý. Gồm ba

loại :

- Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn

tại khách quan bao quanh con người, nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con

người.

- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo

nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng

đồng dân cư như sự gia tăng dân số, định cư, di cư,.

- Môi trường nhân tạo: tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo

nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, khu công nghiệp, môi trường

nông thôn,.

1.1.2. Thành phần môi trường

- Các yếu tố vật chất tạo ra môi trường được gọi là thành phần môi trường như

đất, nước, không khí, âm thanh, sinh vật, hệ sinh thái.

- Thành phần môi trường là các phần vật lý, hóa học sinh học của môi trường

khí quyển, thủy quyển, thạch quyển và sinh quyển tạo ra môi trường đó.

1.1.3. Chỉ tiêu môi trường

Là những đại lượng biểu hiện các đặc trưng của môi trường đó tại một trạng

thái xác định.

VD: Sự suy giảm tầng ôzon, đất bị chua hóa, sự thay đổi khí hậu,.

Chỉ tiêu môi trường hết sức phức tạp, nó không chỉ là một tham số riêng biệt

mà còn là tập hợp của nhiều tham số.

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang baonam 22680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ 
KHOA TNĐ & MTNN 
BÀI GIẢNG 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 
PGS. TS. Trần Thanh Đức 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
2 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
1.1.1. Khái niệm về môi trường 
 Theo điều 3, Luật BVMT Việt Nam (2005): Môi trường bao gồm các yếu tố tự 
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, 
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. 
 Theo nghĩa rộng thì môi trường là không gian xung quanh một vật thể, một sự 
kiện vật chất nào đó như môi trường của các yếu tố tự nhiên, vật thể vật lý. Gồm ba 
loại : 
- Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn 
tại khách quan bao quanh con người, nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con 
người. 
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo 
nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng 
đồng dân cư như sự gia tăng dân số, định cư, di cư,.. 
- Môi trường nhân tạo: tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo 
nên và chịu sự chi phối của con người như nhà ở, khu công nghiệp, môi trường 
nông thôn,.. 
1.1.2. Thành phần môi trường 
 - Các yếu tố vật chất tạo ra môi trường được gọi là thành phần môi trường như 
đất, nước, không khí, âm thanh, sinh vật, hệ sinh thái. 
 - Thành phần môi trường là các phần vật lý, hóa học sinh học của môi trường 
khí quyển, thủy quyển, thạch quyển và sinh quyển tạo ra môi trường đó. 
1.1.3. Chỉ tiêu môi trường 
 Là những đại lượng biểu hiện các đặc trưng của môi trường đó tại một trạng 
thái xác định. 
VD: Sự suy giảm tầng ôzon, đất bị chua hóa, sự thay đổi khí hậu,... 
 Chỉ tiêu môi trường hết sức phức tạp, nó không chỉ là một tham số riêng biệt 
mà còn là tập hợp của nhiều tham số. 
1.1.4. Thông số môi trường 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
3 
 Là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể đặc trưng cho môi trường 
nói chung và môi trường đất nói riêng, có khả năng phản ánh tính chất của môi trường 
ở trạng thái nghiên cứu. 
VD: pH, độ dẫn điện, độ mặn, hàm lượng dinh dưỡng N, P, K, nền kết cấu công trình, 
loại và hạng đất. 
1.1.5. Tiêu chuẩn môi trường 
 Là sự chuẩn hóa các thông số môi trường tại một giá trị (hoặc một khoảng giá 
trị nào đó). 
VD: TCVN về đất nông nghiệp là Cd: 2mg/kg (TCVN-7902-2002). 
1.1.6. Qui hoạch môi trường 
 Là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên bao gồm 
mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo lập được các chương trình, qui trình quản lý để đạt 
được mục tiêu đó. 
1.1.7. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) 
a. Trên thế giới: 
- Theo UNEP: ĐGTĐMT là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt 
môi trường của một dự án phát triển. 
- Theo một số tác giả: ĐGTĐMT là sự xác định và đánh giá một cách hệ thống các tác 
động tiềm tàng của các dự án, qui hoạch, chương trình hoặc các hành động về pháp lý 
đối với các thành phần hóa - lý, sinh học, văn hóa, kinh tế xã hội của môi trường tổng 
thể. 
b. Ở Việt Nam: 
- Theo Luật BVMT (1993): ĐGTĐMT là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh 
hưởng đến môi trường của các dự án, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sở 
sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an 
ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi 
trường. 
- Theo Luật BVMT năm 2005 (điều 3): ĐGTĐMT là việc phân tích, dự báo các tác 
động đến môi trường của các dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi 
trường khi triển khai dự án đó. 
1.1.8. Khái niệm về đánh giá 
 Đánh giá bao gồm thu thập, chỉnh lý số liệu, tài liệu sau đó tiến hành phân tích 
để xác định các tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc ra quyết định, lựa 
chọn được dự án thích hợp. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
4 
Đánh giá trong ĐGTĐMT là đánh giá các thành phần môi trường (tự nhiên 
hoặc nhân tạo) có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng của con người đó là nước, không 
khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, khu công nghiệp, đô thị, nông thôn, 
1.1.9. Khái niệm về tác động 
- Tác động là hiệu ứng (ảnh hưởng) của một vật thể, một quá trình này lên một vật hay 
một quá trình khác. Trong ĐGTĐMT, tác động được xác định rõ là tác động của dự án 
lên môi trường. 
Hình 1.1. Biểu diễn tác động đến môi trường của dự án 
1.2. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GÂY Ô NHIỄM VÀ 
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 
1.2.1. Công nghiệp và đô thị 
 - Trong hơn thập kỷ qua, đô thị và công nghiệp phát triển tương đối nhanh. Chỉ 
tiêu diện tích cây xanh đô thị còn quá thấp, trung bình 0.5m2/người, thế giới là 15 -
20m2/người. Nhịp độ đô thị hoá tươ ... uy hoạch và thiết kế. Sau khi có kết quả của công tác ĐGTĐMT, 
trong nhiều trường hợp cần thiết phải tiết hành thay đổi quy hoạch và thiết kế. Để thực 
hiện việc thiết kế lại dự án cần có sự hợp tác giữa các kỹ sư, các nhà thiết kế và các 
cán bộ ĐGTĐMT. Trong khi triển khai dự án cần thiết kiểm tra các động môi trường 
nảy sinh trong quá trình xây dựng và vận hành công trình đồng thời có phương án xử 
lý kịp thời. 
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Đối với một số dự án sau khi đã chọn phương 
án tối ưu và đã thay đổi thiết kế, vẫn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, như lắp đặt 
các thiết bị lọc bụi, xử lý nước thải, khí thải. Các biện pháp giảm thiểu này phải được 
đưa vào bản thiết kế của dự án, thực thi và vận hành cùng với dự án. 
- Các biện pháp ngăn ngừa. Một số tác động tiêu cực của dự án có thể phòng ngừa 
bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo. Chẳng hạn, khi thực 
hiện các dự án thuỷ điện, di dân, khai thác rừng thường là cơ hội để bệnh sốt rét phát 
triển. Tổ chức các chương trình phòng chống bệnh sốt rét là biện pháp phòng ngừa tốt 
nhất cho các kiểu dự án này. 
- Đền bù thiệt hại. Biện pháp đền bù thiệt hại được thực hiện cho các tác động môi 
trường không thể tránh được. 
Có ba dạng đền bù là: 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
48 
- Trả lại các tài nguyên (đất ở, đất canh tác) cho các cá nhân và tổ chức bị thiệt 
hại. 
- Tạo ra các tài nguyên, nơi cư trú tương tự như vùng dự án. 
- Đền bù bằng tiền cho người bị thiệt hại. 
Ngoài những biện pháp giảm thiểu vừa nêu, còn có các biện pháp giảm thiểu 
khác cần thực hiện, như đào tạo ngành nghề, tạo các điều kiện vệ sinh môi trường cho 
dân vùng dự án, cải thiện cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước). 
Công tác giảm thiểu được tiến hành trong suốt quá trình ĐGTĐMT, không tập 
trung vào một giai đoạn nhất định, song trong nhiều trường hợp các biện pháp giảm 
thiểu được tiến hành sau khi có kết quả về đánh giá ý nghĩa của các tác động. 
3.2.5. Lập báo cáo ĐGTĐMT 
 a. Mục đích của báo cáo 
- Báo cáo là cơ sở hợp lý của chủ dự án, cộng đồng và nhà quản lý 
- Chủ dự án: báo cáo ĐGTĐMT là cơ sở để cơ quan quản lý tiến hành thẩm định, 
là căn cứ để chủ dự án thực hiện các biện pháp giảm thiểu. 
- Cơ quan quản lý: dựa vào báo cáo ĐGTĐMT, phê duyệt cho dự án đi vào hoạt 
động hay không 
- Cộng đồng: cung cấp thông tin về các tác động môi trường sẽ ảnh hưởng như 
thế nào đến họ, nó được loại trừ bằng biện pháp nào. 
 b. Yêu cầu của một báo cáo 
- Báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu 
- Báo cáo phải chặt chẽ về mặt pháp lý 
- Các thành phần chính của báo cáo: áp dụng theo qui định của nước ngoài nhưng 
ở Việt Nam vẫn còn không được đầy đủ, chi tiết như đã trình bày, gồm 6 chương (chi 
tiết ở phần phụ lục) 
MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MT 
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
49 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.2.6. Xem xét, so sánh các phương án, dự án thay thế 
Từ khi hình thành ý tưởng dự án, khi lập kế hoạch thực thi thì một dự án có rất 
nhiều phương án thay thế để lưa chọn. 
 Theo Larry. W. Canter, các loại phương án thay thế chung nhất bao gồm: 
- Địa điểm thay thế 
- Thay thế thiết kế đối với một địa điểm 
- Thay thế các pha trong thiết kế dự án 
- Thay thế qui mô dự án 
- Dự án số không (không thực hiện dự án) 
- Thay đổi thời gian thực hiện các pha dự án 
 Thông thường để lựa chọn phương án thay thế có 5 cách tiếp cận: 
 + Cách tiếp cận định tính: 
 Chỉ dùng những lời đưa ra những thuận lợi, khó khăn, chưa đưa ra số liệu cụ 
thể. Mô tả dự án xong rồi xắp xếp các nội dung của phương án đó theo bảng. 
 + Cách tiếp cận định lượng: 
 Lâu hơn, đưa ra số liệu cụ thể, tốn kém thời gian và kinh phí 
 + Cách tiếp cận phân hạng, phân loại, định cấp: 
 Chuyển toàn bộ các dữ liệu đưa ra thành từng nhóm, từng cụm giá trị, biết được 
nhóm nào là nhóm chủ chốt, nhóm quyết định của một dự án. 
 + Cách tiếp cận bằng trọng số: 
 Trong tất cả các nhân tố thuộc một nhóm thì có giá trị khá nhau nên cần dựa 
vào trọng số (tầm quan trọng của các nhân tố khi so sánh với nhau), biết được nhân 
tố nào là nhân tố quan trọng nhất 
 + Cách tiếp cận trọng số, phân hạng, phân loại, định cấp: trọng số chỉ tầm quan 
trọng đối với mỗi nhân tố được nhân với loại, hạng, kích cỡ của mỗi phương án thay 
thế, sau đó tính chỉ số tổng hợp hay tổng điểm cho mỗi phương án bằng cách cộng 
tổng của các tích đó. 
 + Ngoài ra còn có cách tiếp cận về mặt kinh tế: Phân tích chi phí, lợi ích (mở 
rộng). 
 Trong ĐGTĐMT phải quan tâm hơn tới khía cạnh môi trường, nghĩa là trong 
các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chọn lọc, phương án phải tính đến yếu tố môi trường. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
50 
 Ở một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc đưa vào xem xét các 
dự án, phương án thay thế chưa được chú trọng. Nguyên nhân do thiếu công cụ qui 
hoạch hóa và thông tin cần thiết. 
3.2.7. Tham khảo ý kiến cộng đồng 
 Là một công việc có nhiều lợi ích, tuy nhiên nên tham khảo vào thời điểm nào 
và vấn đề khó khăn. Không phải lúc nào cũng dễ dàng tham khảo ý kiến cộng đồng, 
tùy theo khả năng xử lý thông tin. 
Mục đích cơ bản của việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình ĐGTĐMT là tăng 
cường khả năng sử dụng thông tin đầu vào và cảm nhận từ phía các cơ quan chính phủ, 
các công dân và các cộng đồng quan tâm để nâng cao chất lượng của việc ra quyết 
định liên quan đến môi trường. 
Sự tham gia của cộng đồng có thể coi là quá trình thông tin hai chiều liên tục nhằm 
khuyến khích và huy động mọi hiểu biết nhận thúc của cộng đồng về quá trình và cơ 
chế, qua đó các vấn đề môi trường, nhu cầu môi trường được các cơ quan có trách 
nhiệm đầu tư giải quyết. Ngoài ra quá trìn này còn nhằm thu hút sự đóng góp và cảm 
nhận của mọi công dân về đối tượng, yêu cầu cũng như sở thích liên quan đến sử dụng 
tài nguyên, các phương án thay thế hoặc chiến lược quản lý đối với dự án trước khi ra 
quyết định cuối cùng. 
* Những giai đoạn chính của quá trình ĐGTĐMT cần sự tham khảo của cộng 
đồng: 
- Liên quan đến tất cả các bước trong ĐGTĐMT từ phát hiện các vấn đề, lập kế 
hoạch quản lý và giảm thiểu tác động, so sánh các phương án thay thế, ra quyết định 
liên quan đến hoạt động đề xuất 
* Một số nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng đi đến thành công 
- Cung cấp thông tin liên quan và thông tin phải ở dạng dễ hiểu đối với những 
người không phải là chuyên gia. 
- Nguời nhận thông tin phải có đủ thời gian đọc, thảo luận, cân nhắc các thông tin 
và những điều muốn nói. 
- Phải dành thời gian để mọi người có thể bày tỏ ý kiến nhận xét của mình. 
- Phải trả lời các câu hỏi, vấn đề nảy sinh và những ý kiến phê bình của các bên 
liên đới. 
- Địa điểm và thời gian cho các cuộc họp mặt phả được lựa chọn sao cho mọi 
người có thể trao đổi ý kiến một cách thoải mái. 
* Một số cách thức đang áp dụng trên thực tế 
 + Họp dân: lấy ý kiến ngay tại chỗ 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
51 
 + Các cuộc gặp gỡ theo nhóm nhỏ không chính thức 
 + Hội thảo cung cấp thông tin, 
3.2.8. Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT 
* Mục đích: 
 Nhằm đánh giá chất lượng báo cáo, cơ sở số liệu và khả năng chấp thuận của dự 
án về mặt môi trường. 
* Kết quả: 
- Phê duyệt 
- Không phê duyệt 
- Phê duyệt với điều kiện chỉnh sửa ở một nội dung nào đó. 
* Qui trình thẩm định báo cáo 
- Sau khi hình thành báo cáo ĐGTĐMT (thể hiện tất cả các chương) (do chủ dự án, 
nhà tư vấn thực hiện) gửi tới cơ quan quản lý môi trường gồm các chứng từ : 
 + Đơn xin thẩm định 
 + Luận chứng kinh tế - xã hội 
 + Báo cáo ĐGTĐMT (số lượng tùy từng quốc gia, cấp thẩm định) 
- Cơ quan nhà nước thành lập hội đồng thẩm định 
 + Chủ tịch 
 + Thư ký: gửi văn bản thẩm định 
 + Ủy viên: phản biện 
 Qui định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Điều 21 – Luật 
BVMT năm 2005). 
1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông 
qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. 
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện và hướng dẫn hoạt động thẩm định 
báo cáo đánh giá tác động môi trường của tổ chức dịch vụ thẩm định. 
2. Thành phần hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm a và 
điểm b khoản 7 Điều này bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan 
chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn 
về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, 
trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, 
cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
52 
3. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án quy định tại điểm c 
khoản 7 Điều này bao gồm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về 
bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có 
kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện 
của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định 
quyết định. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của 
Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên 
quan tham gia hội đồng thẩm định. 
4. Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải có trên 
năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên 
quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi 
trường không được tham gia hội đồng thẩm định. 
5. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ 
quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình. 
6. Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo 
vệ môi trường đến cơ quan tổ chức việc thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này; cơ 
quan tổ chức thẩm định có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra 
kết luận, quyết định. 
7. Trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 
đối với dự án được quy định như sau: 
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ 
chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do 
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, 
liên tỉnh; 
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định 
hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối 
với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, 
liên tỉnh; 
c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức 
dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn 
quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân 
cùng cấp. 
- Qui trình thẩm định gồm 3 bước : 
 + Tìm những thiếu sót trong báo cáo ĐGTĐMT 
 + Tập trung vào những thiếu sót quan trọng của báo cáo ĐGTĐMT. Nếu báo 
cáo không có thiếu sót quan trọng là báo cáo rõ ràng. 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
53 
 + Khuyến nghị cách thức và thời hạn sửa chữa các thiếu sót quan trọng nhằm 
hõ trợ việc ra quyết định. 
 Thời hạn thẩm định BCĐGTĐMT không quá 30 ngày kể từ khi cơ quan quản lý 
nhà nước về BVMT nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, chậm 
nhất 5 ngày, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo cho chủ dự án biết để điều 
chỉnh, bổ sung hồ sơ. Chậm nhất 15 ngày sau khi báo cáo ĐGTĐMT được chấp thuận, 
cơ quan thẩm định có trách nhiệm cấp quyết định phê chuẩn báo cáo ĐGTĐMT cho 
dự án. 
* Cơ quan có trách nhiệm thẩm định BCĐGTĐMT 
Hội đồng thẩm đinh cấp trung ương gồm có: Bộ Tài nguyên và môi trường quyết 
định, cấp địa phương do ủy ban nhân dân tỉnh và các thành phố thuộc trung ương ra 
quyết định. Đối với các dự án đặc biệt, Quốc hội thực hiện việc xem xét và quyết định 
chủ đầu tư. 
3.2.9. Giám sát và kiểm toán môi trường khi thực hiện dự án 
Kiểm soát và kiểm toán được đặt ra nhằm xen xét những tác động thực sự nảy sinh, 
hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ ra sao thông qua việc đo đạc quan trắc. 
Quan trắc, kiểm toán cũng có thể cung cấp những thông tin phản hồi về việc thực 
hiện những điều đặt ra trong báo cáo ĐGTĐMT, đặc biệt là việc thực hiện biện pháp 
giảm thiểu. 
Hiện tại, việc giám sát môi trường hay quan trắc môi trường sau khi Báo cáo 
ĐGTĐMT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường phê chuẩn 
(gọi tắt là giám sát môi trường sau thẩm định ĐGTĐMT) được quy định như sau: 
a) Đối với chủ dự án: Chủ dự án phải tự đề ra một chương trình giám sát môi 
trường trong Báo cáo ĐGTĐMT với những nội dung chủ yếu về: những thông số môi 
trường đặc trưng cho dự án cần giám sát; tần xuất giám sát đối với từng thông số đó; 
kinh phí để thực hiện giám sát. Có 3 loại giám sát chính cần thực hiện là: 
a.1. Giám sát chất thải: Đối với loại dự án có phát thải chất thải dù là ở dạng 
rắn, lỏng, khí hay dạng khác, phải giám sát các thông số ô nhiễm có trong chất thải đó 
đó (ví dụ: BOD, COD, bụi lơ lửng, khí độc, N,P,K, kim loại nặng v.v) tương ứng 
với lưu lượng thải cụ thể theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định. 
a.2. Giám sát môi trường xung quanh: Đối với loại dự án có phát thải chất thải 
vào các thành phần môi trường xung quanh (đất, nước, không khí), phải và chỉ giám 
sát những thông số ô nhiễm của môi trường xung quanh (ví dụ: BOD, COD, bụi lơ 
lửng, khí độc, N,P,K, kim loại nặng) có liên quan đến chất thải của dự án. 
a.3. Giám sát khác: Xói mòn đất; sụt, lún đất; sụt lở bờ sông, bờ biển; xâm nhập 
mặn, xâm nhập phèn v.v (nếu dự án có tiềm năng sinh ra những hiện tượng đó). 
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark
54 
b) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Cơ quan quản lý nhà 
nước về bảo vệ môi trường thường xuyên giám sát các thành phần môi trường xung 
quanh theo chương trình định sẵn để phục vụ cho công tác quản lý môi trường nói 
chung. Mặt khác, khi cần có thể tiến hành giám sát các nguồn thải để phục vụ cho việc 
kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm xảy ra.
PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the watermark

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_danh_gia_tac_dong_moi_truong_phan_1.pdf