Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới

Ấn Độ không có một kế hoạch KH&CN dài hạn. Tuy nhiên, trong các kế hoạch 5

năm của Ủy ban kế hoạch Ấn Độ luôn có phần quan trọng về KH&CN.

Mặc dù các kế hoạch 5 năm có sự linh hoạt, nhưng chúng ít định hướng cụ thể cho

các mục tiêu KH&CN dài hạn. Do không có các mục tiêu dài hạn được tuyên bố chính6

thức nên chiến lược KH&CN của Ấn Độ dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính

quyền.

Ấn Độ tuyên bố mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2020, với tham

vọng lọt vào 5 nước đứng đầu thế giới về GDP. Các kế hoạch 5 năm đề cao sự đóng

góp của KH&CN trong tầm nhìn dài hạn này.

Kế hoạch phát triển KH&CN 2007-2012 đề ra chiến lược nâng cao môi trường

KH&CN quốc gia bằng cách phát triển lực lượng lao động khoa học, khuyến khích các

nhà khoa học chấp nhận mạo hiểm, hỗ trợ sáng tạo trong hệ thống giáo dục, coi trọng

cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích

công nghiệp hợp tác với các trường đại học và đề ra những khuyến khích để cho thanh

niên theo đuổi sự nghiệp khoa học.

Kế hoạch này xác định chi tiết các hướng nghiên cứu và các kết quả dự kiến trong

16 ngành thuộc các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư theo thứ tự lần lượt là: hàng không,

dược phẩm, vật liệu, CNTT, CNSH, thăm dò và các hệ thống trái đất (gồm cả nghiên

cứu địa vật lý bờ biển và ngoài khơi) và năng lượng. Chính phủ trung ương đảm nhận

gần 60% chi tiêu KH&CN cho hệ thống đổi mới quốc gia Ấn Độ. Ba lĩnh vực được

Chính phủ trung ương tập trung đầu tư là năng lượng hạt nhân, vũ trụ và thăm dò đại

dương. Ngoài việc thúc đẩy tiến bộ KH&CN, 3 lĩnh vực này còn có những khả năng

lưỡng dụng. Ví dụ năng lượng nguyên tử tạo khả năng độc lập năng lượng cho Ấn Độ

đồng thời công nghệ này cũng được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Một mục

tiêu quốc gia khác là phát triển công nghệ nội sinh để khỏi lệ thuộc vào các công nghệ

nước ngoài.

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 1

Trang 1

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 2

Trang 2

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 3

Trang 3

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 4

Trang 4

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 5

Trang 5

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 6

Trang 6

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 7

Trang 7

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 8

Trang 8

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 9

Trang 9

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang baonam 9840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới

Giáo trình Chiến lược của các cường quốc khoa học mới
 1 
TỔNG LUẬN THÁNG 02/2011 
CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC 
CƯỜNG QUỐC KHOA HỌC MỚI 
 2 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
Địa chỉ: 24, Lý Thường Kiệt. Tel: 8262718, Fax: 9349127 
Ban Biên tập: TS. Tạ Bá Hưng (Trưởng ban), ThS. Cao Minh Kiểm (Phó trưởng ban), 
ThS. Đặng Bảo Hà, Nguyễn Mạnh Quân, ThS. Nguyễn Phương Anh, 
Phùng Anh Tiến. 
MỤC LỤC 
 Trang 
 GIỚI THIỆU 2 
I. ẤN ĐỘ 3 
1. Chiến lược đầu tư KH&CN 3 
2. Những chương trình chủ chốt trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 5 
3. Những thành tựu chính trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 6 
4. Những chỉ số tiến bộ KH&CN quốc gia 6 
II. BRAXIN 8 
1. Đánh giá chiến lược đầu tư KH&CN 21 9 
2. Những tiến bộ dự kiến trong hiệu quả KH&CN 30 11 
3. Đầu tư KH&CN 12 
4. Các chỉ số KH&CN quốc gia 8 13 
III. HÀN QUỐC 16 
1. Tầm nhìn dài hạn phát triển KH&CN đến năm 2025 16 
2. Kế hoạch cơ bản về KH&CN (2008-2012) - “Sáng kiến 577” 19 
3. Các chương trình quốc gia về công nghệ cao 21 
IV. SINGAPO 23 
1. Kế hoạch KH&CN 2006-2010 24 
2. Phương hướng chiến lược để thúc đẩy hoạt động NC&PT 28 
V. LIÊN BANG NGA 32 
1. Khái quát về hệ thống nghiên cứu 34 
2. Các trọng tâm trong chính sách nghiên cứu 34 
3. Những mục tiêu cơ bản của chính sách nghiên cứu 35 
4. Những tiến bộ mới liên quan đến các công cụ chính của chính sách nghiên cứu 36 
5. Tương tác giữa các chính sách nghiên cứu và đổi mới 37 
6. Chiến lược phát triển khoa học và đổi mới của Liên bang Nga 38 
VI. TRUNG QUỐC 42 
1. Đánh giá chiến lược đầu tư cho KH&CN 43 
2. Các mục tiêu KH&CN quốc gia 45 
3. Những tiến bộ dự kiến về năng lực KH&CN 45 
4. Đầu tư KH&CN theo lợi ích 46 
5. Kết hợp phát triển KH&CN và công nghiệp với hiện đại hóa quốc phòng 50 
6. Các chỉ số quốc gia về tiến bộ KH&CN 51 
 KẾT LUẬN 53 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 
 3 
Danh mục chữ viết tắt 
BRIC: Nhóm các nước đang nổi 
CNTT: Công nghệ thông tin 
CNSH: Công nghệ sinh học 
CNNN: Công nghệ nano 
GDP: Tổng thu nhập sản phẩm quốc nội 
NC&PT: Nghiên cứu và phát triển 
SHTT: Sở hữu trí tuệ 
 4 
GIỚI THIỆU 
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, thế giới đã chứng kiến sự nổi lên của 
Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trên con đường phát triển kinh tế, 
đồng thời cũng đang vươn lên trở thành các cường quốc KH&CN (với 
nước Nga là tìm lại vị thế của mình trên bản đồ KH&CN thế giới). 
Trong xu thế gia tăng cạnh tranh trên thị trường KH&CN toàn cầu, môi 
trường đổi mới và các chiến lược KH&CN của các nước này cùng với Hàn 
Quốc và Singapo đại diện cho các nền kinh tế mới năng động có cùng mục 
tiêu đẩy mạnh đổi mới môi trường KH&CN bao gồm các hệ thống giáo 
dục, các mạng lưới xã hội, các cơ chế cấp tài chính, các đối tác chiến lược 
và các hạ tầng chính thức và/hoặc không chính thức hỗ trợ sáng tạo công 
nghệ. 
Mỗi nước, dù thành công trong quá khứ ra sao, đều sẽ phải tận dụng các 
thị trường toàn cầu và thu hút nhân tài để đạt hoặc duy trì vị thế KH&CN 
của mình. 
Tổng luận này giới thiệu khái quát hiện trạng KH&CN của một số nước 
gồm Ấn Độ, Braxin, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo và Nga. 
 5 
I. ẤN ĐỘ 
Ấn Độ được xem là một cường quốc kinh tế đang nổi lên. Một thập kỷ tiến bộ kinh 
tế đã đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế thứ 4 thế giới tính theo sức mua, với GDP 
tăng trung bình 9% hàng năm từ 2004 đến 2008. Sự tăng trưởng ấn tượng của Ấn Độ 
đã kéo theo sức mua của tầng lớp trung lưu làm mở rộng các thị trường thương mại nội 
địa, tuy nhiên sự bất bình đẳng về thu nhập vẫn gia tăng và nghèo đói vẫn phổ biến. 
Ngoài thị trường nội địa rộng lớn, Ấn Độ còn có nhiều thế mạnh sẽ đóng vai trò quan 
trọng trong thành công của các mục tiêu phát triển chính: dân số trẻ và đang gia tăng 
cùng với sự mở rộng giáo dục và việc làm, khu vực tư nhân mạnh mẽ có kinh nghiệm 
trong thể chế thị trường, hệ thống tài chính và luật pháp tốt và hạ tầng nghiên cứu, 
khoa học và công nghệ lớn. 
Ấn Độ từ lâu đã lấy KH&CN làm phương tiện để cải thiện kinh tế và đời sống của 
người dân. Cam kết chính trị liên tục được ghi nhận ở cấp cao trong Nghị quyết Chính 
sách Khoa học 1958, Tuyên bố Chính sách Công nghệ 1983 và Chính sách Khoa học 
và Công nghệ của Chính phủ Ấn Độ năm 2003. Ba sáng kiến này đã dẫn đến sự hình 
thành các hạ tầng KH&CN trong các viện NC&PT của chính phủ, trường đại học, các 
tổ chức phi chính phủ và khu vực công nghiệp. 
Hệ thống đổi mới KH&CN của Ấn Độ gồm các cơ quan chính phủ trung ương và 
các bang cũng như các tổ chức nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, chính phủ đóng vai trò 
lớn nhất, với số lượng lớn tổ chức chức năng thuộc các cơ quan KH&CN chính phủ 
Chính phủ Ấn Độ đảm nhiệm khoảng 74% tổng chi tiêu NC&PT quốc gia, trong đó 
chính phủ trung ương nắm phần lớn nhất. Khu vực công nghiệp (nhà nước và tư nhân) 
chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu này. 
Hiện Ấn Độ có khoảng 400 phòng thí nghiệm quốc gia, 400 viện NC&PT thuộc 
chính phủ, và khoảng 1300 tổ chức NC&PT trong khu vực công nghiệp. Khoảng 
400.000 người đang làm việc trong các cơ sở NC&PT. 
Trên 300 trường đại học và  ... rữ đứng thứ ba trên thế giới 
(sau Mỹ và Nga), nhu cầu hiện nay, đặc biệt thiếu than do đốt than để sản xuất thép, 
khiến cho Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu tinh than lần đầu tiên vào năm 2007. 
Với tốc độ khai thác hiện nay, Trung Quốc sẽ cạn kiệt dầu trong vòng 10 năm tới, khí 
tự nhiên trong vòng 15 năm và than trong vòng 75 năm. 
Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng của Trung Quốc có 
thể làm tê liệt kinh tế Trung Quốc và làm tăng bất ổn xã hội. Các tác động đối với môi 
trường và sức khỏe của việc đốt than đá cũng là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng 
tới sức khỏe công đồng. 
Để đối phó với những vấn đề này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang thực hiện một 
loạt các biện pháp để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước, trong khi đồng thời 
giảm ô nhiễm và phát thải cacbon. Các chính sách then chốt bao gồm việc mở rộng 
hàng loạt các khu vực năng lượng tái tạo (đáng chú ý là năng lượng thủy điện và gió), 
sử dụng phổ biến công nghệ “than sạch” (Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới 
về xây dựng các nhà máy điện đốt than công nghệ mới, mở rộng khả năng sản xuất 
năng lượng hạt nhân và các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên. Đối với nghiên cứu khoa học, 
kế hoạch trung và dài hạn của Trung Quốc định rõ năng lượng là lĩnh vực ưu tiên hàng 
đầu cho phát triển thông qua KH&CN và thông qua phương pháp sau: 
• Mua, sử dụng và làm chủ các công nghệ của nước ngoài về năng lượng tái tạo và 
kiểm soát ô nhiễm; 
• Phát triển một cách độc lập các công nghệ năng lượng tái tạo và kiểm soát ô 
nhiễm trong các chương trình nghiên cứu quốc gia then chốt. 
Trung Quốc đã quyết định tập trung nghiên cứu khoa học năng lượng và môi trường 
trên cơ sở phát triển các công nghệ giảm bớt khí thải nhà kính và phát thải khí mêtan 
hay làm chậm lại những quy trình này. Những chủ đề chính được nếu dưới đây: 
• Xe hybrid và xe chạy hoàn toàn bằng điện (mục tiêu quan trọng của chương trình 
863) 
• Công nghệ năng lượng tái tạo và năng lượng mới 
• Các loại vật liệu năng lượng hiệu suất cao sử dụng trong ắc quy, lưu trữ hydro và 
các hệ thống điện mặt trời 
• Các lò phản ứng nơtron nhanh 
• Công nghệ cung cấp năng năng lượng phân bổ 
 51 
• Công nghệ nhiệt hạch giam cầm từ 
• Các công nghệ lưu trữ, chuyển giao và phân bổ hydro 
• Các công nghệ tiết kiệm năng lượng 
• Các công nghệ kiểm soát, xử lý hay tái chế các loại khí nhà kính như CO2 và 
mêtan trong các ngành công nghiệp lớn 
• Các công nghệ sản xuất than sạch, khí tự nhiên và dàu 
• Công nghệ chế tạo thiết bị cho nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện chạy bằng 
than 
• Công nghệ kiểm soát phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp 
Năm 2008, Trung Quốc nổi lên như một nhà sản xuất tấm quang điện lớn nhất thế 
giới, chiếm khoảng 1/3 lượng quang điện được bán trên thế giới. Mặc dù thị trường 
Trung Quốc cho thiết bị quang điện tương đối nhỏ, nhưng chính phủ Trung Quốc đang 
thực hiện một số chính sách để kích thích thành lập các nhà máy điện mặt trời, bao 
gồm cả trợ cấp đầu tư 50% xây dựng nhà máy điện mặt trời có lưới điện kết nối (thông 
qua chương trình thí điểm Golden Sun Demonstration). Chính quyền các tỉnh ở Thanh 
Hải và Vân Nam đang xây dựng các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn, gồm cả nhà 
máy điện mặt trời công suất 166 megawatt với kinh phí xây dựng là 1,3 tỷ USD ở tỉnh 
Vân Nam. Nguồn lực của chính phủ được giót vào lĩnh vực này sẽ đảm bảo chắc chắn 
rằng Trung Quốc vẫn giữ vị trí đứng đầu nếu không có đối thủ trội hơn trong ngành 
công nghiệp thiết bị nhà máy điện mặt trời toàn cầu. 
Sản xuất năng lượng hạt nhân cũng là ưu tiên hàng đầu trong số các cố gắng của Trung 
Quốc để không phụ thuộc vào năng lượng không phát thải. Trung Quốc đặt kế hoạch mở 
rộng công suất của nhà máy năng lượng hạt nhân lên gấp 6 lần hay cao hơn vào năm 2020, 
sau đó sẽ tăng lên 300% vào năm 2030. Ngoài ra, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng 
theo mục tiêu tự cung cấp thiết kế và chế tạo các lò phản ứng hạt nhân. 
Chính phủ Trung Quốc coi xúc tiến năng lượng tái tạo là vấn đề rất quan trọng đối 
với quốc phòng. Ủy ban Năng lượng quốc gia, được thành lập năm 2008, một phần 
gồm các quan chức quân sự cấp cao. Chính phủ Trung Quốc giao nhiệm vụ cho bộ 
quốc phòng phát triển thiết bị điện gió cho “quốc phòng” và chính phủ chỉ đạo ngành 
công nghiệp này “tạo điều kiện cho quân đội phát triển và tiến bộ nhanh chóng về 
công nghiệp thiết bị điện gió nhằm xây dựng nền kinh tế quốc dân”. Chính phủ mạnh 
tay chi tiêu cho NC&PT về năng lượng tái tạo và Trung Quốc đang phát triển thiết bị 
năng lượng tái tạo (như thiết bị gió sử dụng nam châm cỡ lớn) tận dụng vị trí gần như 
độc quyền các kim loại hiếm của Trung Quốc. Trung Quốc được kỳ vọng xây dựng 
các tiêu chuẩn cho thiết bị tái tạo và phát triển thành các tiêu chuẩn toàn cầu, sử dụng 
quy mô của thị trường nội địa làm đòn bẩy. 
Dưới các bối cảnh như vậy, có thể trong vòng hai thập kỷ tới, Trung Quốc chiếm ưu 
thế ở một hay nhiều ngành thiết bị năng lượng tái tạo đang nổi lên trong số các ngành 
quan trọng nhất thế kỷ 21. 
 52 
CNSH 
Giống như công nghệ truyền thông và năng lượng, CNSH là một ngành đang nổi 
lên và phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc. Các phòng thí nghiệm mới có cơ sở hạ 
tầng và thiết bị hiện đại cạnh tranh với các phòng thí nghiệm của đối tác Mỹ. Tài trợ 
cho NC&PT trong lĩnh vực CNSH đang tăng nhanh, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà 
nghiên cứu. Mặc dù mở rộng tài trợ nhưng chất lượng nghiên cứu và đổi mới của 
Trung Quốc về CNSH nhìn chung vẫn tụt hậu so với các tiêu chuẩn toàn cầu, với sự 
thiếu hụt nhân tài như được phản ánh trong các xuất bản gần đây trên tạp chí có uy 
tín. Dựa vào tình trạng không đồng đều về chất lượng nghiên cứu, chắc chắn việc 
tăng kinh phí cho ngành CNSH sẽ dẫn đến những đổi mới thật sự và đáng giá. Như 
với ngành công nghệ truyền thông, một số ứng dụng CNSH có các thành phần chế 
tạo như sản xuất kháng sinh, đang biến Trung Quốc thành nơi đầu tư của các công 
ty trong và ngoài nước. 
Rõ ràng, những nỗ lực này sẽ củng cố cơ sở hạ tầng và môi trường CNSH của 
Trung Quốc, có thể đặt nền móng cho những đổi mới trong tương lai. Hơn nữa, 
ngành CNSH và y tế phản ánh các lĩnh vực công nghệ cao khác ở Trung Quốc, thể 
hiện sự tăng trưởng nhanh chóng và tiềm năng to lớn, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại 
cần phải vượt qua để tạo ra đổi mới thật sự. 
5. Kết hợp phát triển KH&CN và công nghiệp với hiện đại hóa quốc phòng 
Như được nêu ra trong kế hoạch trung và dài hạn, Trung Quốc đặt kế hoạch: tăng 
cường lập kế hoạch và hợp tác toàn diện về tích hợp các khu vực quốc phòng và 
dân sự cho phép tạo ra một hệ thống quản lý KH&CN mới bao gồm cả khu vực 
dân sự lẫn quốc phòng. Khuyến khích các viện nghiên cứu quốc phòng nghiên cứu 
các lĩnh vực dân sự, trong khi các hoạt động NC&PT liên quan đến quốc phòng mở 
cho các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp. Mở rộng phạm vi mua sắm từ các 
viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp dân sự. Cải tổ hệ thống quản lý để đảm 
bảo cạnh tranh công bằng giữa các viện nghiên cứu quốc phòng và phi quốc phòng 
đối với các hợp đồng nghiên cứu và chế tạo liên quan đến quốc phòng trong khi 
thiết lập các sân chơi công để tích hợp các khu vực quân sự và dân sự và các ứng 
dụng lưỡng dụng. 
Phương pháp trên nhằm đạt được mục tiêu hiện đại hóa quân đội, giống như cải 
cách kinh tế Trung Quốc, bắt đầu từ đầu thập kỷ 1980. Từ đó đến nay, khả năng 
quân sự của Trung Quốc đã được phát triển một cách vững vàng, với chi phí cho 
quốc phòng tăng hơn 10% mỗi năm từ năm 1989 đến năm 2009 và việc kiểm tra 
thành công hệ thống vũ khí chống vệ tinh năm 2007 báo hiệu những tiến bộ công 
nghệ quan trọng. Một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch KH&CN hiện nay là tạo 
ra một khu vực công nghiệp quốc phòng hiệu quả, đáp ứng và tương tác một cách 
hiệu quả với các khu vực nghiên cứu thương mại, trường đại học và quân đội của 
cộng đồng KH&CN Trung Quốc. 
 53 
6. Các chỉ tiêu thống kê quốc gia về tiến bộ KH&CN 
Rõ ràng, nếu chỉ tính đến những tăng trưởng đáng kể hàng năm về GDP gần đây 
thì Trung Quốc đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Sự phát triển 
trong tương lai của Trung Quốc được chính phủ dẫn dắt với mục tiêu giành được uy 
tín quốc gia, tự cung tự cấp về KH&CN, tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa quân 
đội. 
Tài trợ cho NC&PT 
Có nhiều số liệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong những 
năm và thập kỷ qua tăng nhanh. Sự tăng trưởng này hỗ trợ cho tăng trưởng tiếp theo 
của Trung Quốc về đầu tư và cơ sở hạ tầng KH&CN. Theo kế hoạch trung và dài hạn 
(2006-2020), Trung Quốc nhằm mục tiêu nâng cao đầu tư quốc gia cho KH&CN lên 
tới 2% GDP vào năm 2010 và 2,5% vào năm 2020 so với mức hiện tại là khoảng 
1,5%. Kết hợp với tăng trưởng mạnh GDP, chi tiêu cho NC&PT của Trung Quốc đã 
tăng với tốc độ 18%/năm kể từ năm 1995. 
Mặc dù tăng đáng kể đầu tư cho KH&CN, Trung Quốc vẫn cần giải quyết các vấn 
đề về thể chế. Cụ thể, vẫn còn thiếu sự mở cửa và sự minh bạch trong các quyết định 
tài trợ, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút các nhà khoa học hàng đầu của Trung 
Quốc. Hơn nữa, hầu hết chi tiêu cho NC&PT hướng vào phục vụ cho các hoạt động 
phát triển chứ không phải là nghiên cứu cơ bản. Kết quả là, số lượng và chất lượng 
nghiên cứu cơ bản mũi nhọn vẫn nhỏ so với nghiên cứu cơ bản của Mỹ. Tuy nhiên, đổi 
mới trong nghiên cứu ứng dụng và công nghiệp hóa đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế của 
Trung Quốc trong những thập kỷ vừa qua. 
Nhân lực KH&CN 
Mặc dù hệ thống trường đại học của Trung Quốc đào tạo hàng trăm nghìn nhà khoa 
học và kỹ sư mỗi năm, Trung Quốc vẫn thiếu cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiều 
trong số họ bị thu hút bởi các cơ hội ở khu vực tư nhân. Để giải quyết vấn đề này, 
Trung Quốc đã có nhiều chương trình được thiết kế đặc biệt để thu hút các bộ giảng 
dạy và chuyên gia nước ngoài đến Trung Quốc giảng dạy. Trung Quốc cũng quan tâm 
đến việc liệu sinh viên tốt nghiệp có được các kỹ năng phù hợp hay không để cạnh 
tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Cuối cùng, việc thất thoát nhân tài của 
Trung Quốc tiếp tục và vấn đề đáng quan tâm. Hiện tượng này gia tăng là do các 
trường đại học ở Trung Quốc không đủ đáp ứng được cho sinh viên đại học và sau đại 
học do đó họ tiếp tục ra đi học ở nước ngoài, những nơi có việc làm thu hút và chất 
lượng cuộc sống được cải thiện. Việc lưu chuyển các nhà khoa học có năng lực cũng 
được thực hiện dựa trên đầu tư KH&CN cho cơ sở hạ tầng, các chương trình thu hút 
lại các nhà khoa học có tài và các chương trình khác với tiền trợ cấp hấp dẫn (ví dụ 
chương trình Một nghìn nhân tài), và tăng khả năng nghiên cứu đồng thời tại hơn một 
phòng thí nghiệm hay địa điểm. Theo một phân tích gần đây, các cố gắng của Trung 
Quốc để thu hút các nhà khoa học nước ngoài hàng đầu có được các kết quả trái 
 54 
ngược, và trung bình chỉ khoảng 1/4 người Trung Quốc đi học và nghiên cứu ở 
nước ngoài trở về. Nhiều trong số những người này trở về Trung Quốc không với 
học vị tiến sĩ; đúng hơn là họ nhận học vị tiến sĩ từ các viện nghiên cứu của Trung 
Quốc và ra nước ngoài nhiều năm để thực hiện nghiên cứu sau tiến sĩ. 
Nguyên nhân quan trọng mà các nhà khoa học hàng đầu không trở về Trung 
Quốc dường như vì thể chế: thành công thường dựa trên cơ sở các quan hệ xã hội 
chứ không phải vì công lao. Nguyên nhân cơ bản này làm cho Trung Quốc khó thu 
hút được các nhà nghiên cứu hàng đầu từ nước ngoài vì họ thiếu quan hệ xã hội và 
quan hệ nghề nghiệp để thành công ở Trung Quốc. Nguyên nhân khác bao gồm 
những khác nhau về văn hóa làm việc, sự cần thiết tham gia vào hoạt động chính trị 
của địa phương và quản lý khoa học yếu kém. Trừ phi các vấn đề về hệ thống thể 
chế được giải quyết, Trung Quốc mới có khả năng thu hút các nhà khoa học tài 
năng. 
Công bố khoa học 
Các trích dẫn khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc tăng 20% mỗi năm từ năm 
1974 đến năm 2005. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về số lượng các bài báo xuất bản 
về các công nghệ mũi nhọn (như CNNN) cho thấy các nhà khoa học và kỹ sư Trung 
Quốc đang theo đuổi các công nghệ có các ứng dụng quốc phòng. Nghiên cứu khác 
chỉ ra rằng khoảng ¼ các bài báo xuất bản của Trung Quốc thực tế là kết quả của 
những hợp tác quốc tế, chủ yếu là Hoa Kỳ. Dữ liệu của OECD xác nhận tỷ lệ tăng 
trưởng và tiêu điểm quan trọng là CNNN và khoa học nano. 
Bằng sáng chế 
Số bằng sáng chế của Trung Quốc tăng đột ngột trong những năm gần đây nhưng 
chỉ có 1% được coi là có giá trị cao (đó là đủ quan trọng để nộp hồ sơ đăng ký tại 
các nước có nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản). Hầu hết các bằng 
sáng chế của Trung Quốc là cho thiết kế hay giải pháp hữu ích. 
 55 
KẾT LUẬN 
Thế giới chính trị, kinh tế và khoa học ngày nay đã khác xa so với thế giới của 2 
thập kỷ trước khi nước Mỹ là cường quốc kinh tế và trung tâm NC&PT toàn cầu. Toàn 
cầu hóa đã thúc đẩy xu hướng các khảo sát khoa học và NC&PT không còn tập trung ở 
vài nước phát triển chính mà ngày càng hiện diện ở nhiều nước và các mạng lưới toàn 
cầu. 
Các nước được giới thiệu trong Tổng luận này đang ngày càng khẳng định vị thế 
của mình trên trường quốc tế và vẽ lại bản đồ khoa học của thế giới. Từ những nước 
lớn như Trung Quốc, Ấn Độ đến nước nhỏ như Singapo đều ra sức đầu tư vào 
KH&CN tương xứng với tăng trưởng kinh tế của mình. 
Một điểm đáng lưu ý là cạnh tranh nhân tài toàn cầu đang diễn ra quyết liệt. Các 
quốc gia sử dụng nhiều chiến lược khác nhua để thu hút nhân tài thông qua hỗ trợ tài 
chính, cung cấp các điều kiện làm việc và phương tiện nghiên cứu hàng đầu, mở rộng 
các cơ hội đào tạo đại học để lôi kéo sinh viên cũng như khuyến khích các công ty đa 
quốc gia thiết lập các cơ sở NC&PT. 
Chiến lược KH&CN của các nước mới nổi trên cho thấy các nước đều ý thức rõ 
ràng rằng để đảm bảo sức cạnh tranh của quốc gia trong toàn cầu hóa thì cần phải có 
năng lực KH&CN và đổi mới mạnh mẽ, một môi trường thuận lợi để có thể biến 
những kết quả nghiên cứu trở thành hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu 
ngày càng tăng của xã hội. 
Biên soạn: Nguyễn Mạnh Quân 
 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Science and Technology Basic Plan - 557 Initiative (2008-2013) 
2. The Long-term Vision for Science and Technology Development Toward: 
The major directions for S&T development set out in Vision 2025. 
3. National R&D Program in Republic of Korea; 
4. S&T Strategies of Six Countries: Implications for the United States (2010) 
5. The UNESCO Science Report 2010 
6. D 1.1.1 - The Russian S&T system, Related Work package: WP1 - Preparing 
the analytical ground for coordinating EU, 30/09/2010 
7. APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation). 2008. New Developments in 
Science, Technology and Innovation Policy in the Russian Federation. 
8. The Science and Technology Plan 2010, Ministry of Trade and Industriy 
Singapore; 
9. Tan, Geok Leng. (2005). Infocomm Technology Roadmap: Singapore 
Infocomm 
10. Foresight 2015. May 2005; 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chien_luoc_cua_cac_cuong_quoc_khoa_hoc_moi.pdf