Giáo trình Biến đổi khí hậu
Khí hậu0 T 8 T 0 Tlà0 T 0 Ttổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê
(trung bình, xác suất các cực trị v.v.) của các yếu tố khí tượng biến động trong
một khu vực địa lý. Thời kỳ trung bình thường là vài thập kỷ. Định nghĩa chính
thức của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): “Tổng hợp các điều kiện thời tiết
ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng
thái khí quyển ở khu vực đó”.
Bức xạ mặt trời làdòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra. Đây
chính là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, b ào mòn, vận
chuyển, bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh
trong hệ Mặt Trời.
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái Đất nóng lên
do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên quan tầng khí quyển chiếu
xuống mặt đất, mặt đất hấp thu năng lượng nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí
quyển gặp tầng khí nhà kính các bức xạ sóng dài này bị giữ lại một phần làm
cho không khí nóng lên. Khí nhà kính bao g ồm hơi nước, COR2R, mêtan,
NR2RO 0 T 0 Ttrong khí quyển giống như một tầng kính bao phủ Trái đất.
Nóng lên toàn cầu làhiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các
đại dương trên trái đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Biến đổi khí hậu
Phan Đình Tuấn (Chủ biên), Trần Hồng Thái, Bạch Quang Dũng, Đinh Thị Nga GIÁO TRÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội - 2017 Phan Đình Tuấn (Chủ biên), Trần Hồng Thái, Bạch Quang Dũng, Đinh Thị Nga GIÁO TRÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội - 2017 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề cấp thiếtđượcnhân loại quan tâm, trong bối cảnh hành tinh chúng ta ngày càng bị ảnh hưởng rõ rệt bởisự nóng lên của trái đất và các hiện tượng thời tiết cực đoan ,gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.Người dân cũng như các nhà nghiên cứu, các em sinh viên cần được cung cấp kiến thức có cập nhật về hiện tượng, nguyên nhân, các kịch bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng lên toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia, mỗi địa phương nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đó, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức biên soạn Giáo trình Biến đổi khí hậu nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho người đọc về các khái niệm cơ bản, c ác tác động của BĐKH , các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH, các vấn đề về biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Giáo trình này được xây dựng trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt của các trường đại học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tham khảo các tài liệu mới nhất của quốc tế và trong nước, có thểsử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành b iến đổi khí hậu, phát triển bền vững, khoa học trái đất, khoa học môi trường, v.v. Do biên soạn lần đầu nên cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! MỤC LỤC 2TLỜI GIỚI THIỆU2T ............................................................................................... 1 2TDANH MỤC HÌNH ẢNH 2T ................................................................................... 6 2TDANH MỤC BẢNG BIỂU2T ................................................................................. 8 2TDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT2T .......................................................................... 9 2TMỞ ĐẦU2T ............................................................................................................ 11 2TCHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU2T ................................. 13 2T1.1.2T 2TKhái quát hệ thống khí hậu Trái Đất2T ...................................................... 13 2T1.1.1.2T 2TMột số khái niệm cơ bản2T ................................................................... 13 2T1.1.2.2T 2TĐịnh nghĩa hệ thống khí hậu2T ............................................................. 15 2T1.1.3.2T 2TCác thành phần của hệ thống khí hậu2T ............................................... 16 2T1.1.4.2T 2TSự tương tác giữa các thành phần của hệ thống khí hậu2T .................. 20 2T1.1.5.2T 2TMặt trời và cân bằng năng lượng toàn cầu và tác động bức xạ2T ........ 21 2T1.1.6.2T 2THiệu ứng nhà kính và khí nhà kính2T ................................................... 22 2T1.2.2T 2TBiểu hiện của sự thay đổi hệ thống khí hậu – Biến đổi khí hậu2T ........... 23 2T1.2.1.2T 2TBiến đổi của nhiệt độ trung bình2T ....................................................... 23 2T1.2.2.2T 2TBiến đổi của lượng mưa2T .................................................................... 25 2T1.2.3.2T 2TNước biển dâng2T ................................................................................. 25 2T1.3.2T 2TĐịnh nghĩa biến đổi khí hậu2T ..................................................................... 26 2T1.3.1.2T 2TKhái niệm biến đổi khí hậu2T ............................................................... 26 2T1.3.2.2T 2TBiểu hiện của biến đổi khí hậu2T .......................................................... 27 2T1.3.3.2T 2TLịch sử nghiên cứu về biến đổi khí hậu2T ............................................ 29 2T1.4.2T 2TNguyên nhân gây biến đổi khí hậu trong quá khứ và hiện tại2T ............. 33 2T1.4.1.2T 2TNguyên nhân gây biến đổi khí hậu trong quá khứ2T ............................ 33 2T1.4.2.2T 2TNguyên nhân gây biến đổi khí hậu trong hiện tại2T ............................. 39 2T1.5.2T 2TKịch bản về BĐKH toàn cầu2T .................................................................... 46 2T1.5.1.2T 2TKhái niệm chung2T ............................................................................... 46 2T1.5.2.2T 2TCơ sở xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu2T ....................................... 46 2T1.5.3.2T 2TBiến đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai2T ........................................ 49 2TCHƯƠNG 2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU2T ... ủa các giàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiệnCác trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lượng tiêu hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thuỷ điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Nhiệt độ tăng cũng làm tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện.Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào các hồ thuỷ điện.BĐKH theo hướng gia tăng cường độ mưa và lượng mưa bão cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống giàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện; hay yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành năng lượng. Tác động đối với giao thông vận tải BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT.Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn. Để ứng phó với BĐKH, nước biển dâng và các thiên tai gia tăng, ngành GTVT cần quy hoạch, thiết kế lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên đất liền, trên biển và ven biển, các bến cảng, kho bãi, luồng lạch, giao thông thuỷ nội địa, nhất là ở các vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật phù hợp với BĐKH. Tác động đối với công nghiệp và xây dựng Công nghiệp là ngành kinh kế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v... Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước đang và sẽ được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông và tăng mực nước biển. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tư lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải và hoá chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp.BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH. Tác động đối với sức khoẻ con người Tình trạng nóng lên làm thay đổ i cấu trúc mùa nhiệt hàng năm,tại miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Bên cạnh đó, BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. Tác động đến văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ, có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như GTVT, xây dựng, nông nghiệp, sức khoẻ cộng đồng. Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hoá, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân golf ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng.Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm. 4.5. Thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu ở Việt nam Kể từ năm 2005, sau khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, một số chính sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến 0T 0T2biến đổi khí hậu0T2 0Tđược ban hành như Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổ i Khí hậu (năm 2005); Nghị quyết số 60 của Chính phủ giao Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2007),Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2008), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (năm 2011), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (năm 2012). Bên cạnh đó, các chính sách, pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu cũng đã được đề cập ở một số lĩnh vực liên quan như tài nguyên nước, đa dạng sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, thủy lợi, giao thông, năng lượng, công nghiệp, y tế, môi trường0T Như vậy, vấn đề biến đổi khí hậu trong chính sách và pháp luật Việt Nam được tiếp cận theo cả hai hướng: chính sách pháp luật chuyên về biến đổi khí hậu (bao gồm 3 trụ cột: thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, liên ngành)và bước đầu được lồng ghép trong chính sách pháp luật của một số ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp.0T Khởi đầu của các chính sách, pháp luật chuyên biệt về biến đổi khí hậu là Nghị quyết số 60 của Chính phủ (năm 2007) theo đó là sự ra đời của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2008), có một dấu mốc vô cùng quan trọng.Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đã được triển khai. Một số cơ quan, ban, ngành chuyên phụ trách về vấn đề BĐKH cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ đã được triển khai nhằm đánh giá tácđộng của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động của BĐKH. Một số đềtài, dự án nghiên cứu đánh giá BĐKH và tác động của nó cũng đã được thực hiện dựa trên các nguồn kinh phí của nhà nước và địa phương. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang được triển khai. Khách quan mà nói, Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam. Tuy vậy, trước mắt, chỉtrong phạm vi Chương trình mục tiêu Quốc gia cũng còn rất nhiều việc phảilàm.Cụ thể“Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” có các nhiệm vụ chính như: + Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam; + Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; + Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu; + Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; + Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực; + Tăng cường hợp tác quốc tế; + Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương; + Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 8, năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, giai đoạn 2012-2015” với mục tiêu: Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu , tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, định hướng giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Trước đó, “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 2003, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020. Ngoài việc đánh giá chung về môi trường đất nước, chiến lược này còn trình bày quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các hoạt động và giải pháp để bảo vệ môi trường. Nó bao gồm các vấn đề đất đai, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học, độ che phủ rừng và ô nhiễm không khí. Nó cũng chỉ ra những thách thức về môi trường trong tương lai cho Việt Nam, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững cũng như mối quan tâm toàn cầu đối với sự gia tăng lượng khí thải nhà kí nh. Bên cạnh đó, chiến lược này còn tập trung vào việc sử dụng công nghệ sạch, nhiên liệu sạch, ít ô nhiễm và thân thiện với môi trường. Mục tiêu của chiến lược bao gồm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao và đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá. Tiếp đến, ngày 5 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệ t “Chiến lược quốc gia về BĐKH” với các mục tiêu cụ thể: + Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH; + Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo; + Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu. + Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với BĐKH. Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1775/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới” với mục tiêu như sau: Quản lý phát thải khí nhà kính: - Mục tiêu chung: Quản lý phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. - Mục tiêu cụ thể: +Tăng cường năng lực kiểm kê khí nhà kính quốc gia cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kính. Thiết lập, vận hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính và thực hiện kiểm kê định kỳ hai (02) năm một lần theo quy trình; + Phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tiềm năng tại Việt Nam; + Xây dựng khung - chương trình các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với, hoàn cảnh quốc gia (NAMA) của Việt Nam và đăng ký, triển khai rộng các NAMA. Thực hiện báo cáo định kỳ về biến đổi khí hậu và cập nhật các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước; + Hình thành và đưa vào hoạt động hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm tra (MRV) cấp quốc gia; + Nâng cao nhận th ức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng; + Tăng cường hợp tác quốc tế nhầm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới: - Mục tiêu chung: Quản lý, giám sát hiệu quả các hoạt động mua bán, chuyển giao tín chỉ các -bon được tạo ra từ các cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto ra thị trường thế giới. - Mục tiêu cụ thể: + Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon được tạo ra từ Cơ chế phát triển sạch (CDM) thuộc Nghị định thư Kyoto; xây dựng, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách có liên quan để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới; + Góp phần phát triển bền vững đất nước từ các lợi ích thu được thông qua hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Câu hỏi 1. Tóm tắt các đặc điểm chính về biến đổi khí hậu tại Việt Nam. 2.Anh (chị) hãy phân tích các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam. Theo anh (chị) kịch bản nào là phù hợp với xu hướng thay đổi của hiện tượng nóng lên toàn cầu? Tài liệu tham khảo [4.1] TS. Nguyễn Văn Thắng, GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu, PGS.TS. Trần Thục và các cộng sự, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. [4.2] Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành.Biến đổi khí hậu ở Việt nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ họi trong hội nhập quốc tế. [4.3] Tài liệu tập huấn khuyến nông 2016 .Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. [4.4] IMHEN. (2016).Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016. [4.5] Phát triển sản xuất nông nghiệp ĐB Sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu.Thực trạng và một số giải pháp ứng phó. [4.6] Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, 2008. [4.7] Chiến lược quốc gia về BĐKH, 2011. [4.8] Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, giai đoạn 2012 - 2015, 2012. [4.9] Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh, 2012. [4.10] Quyết định số 1775/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới”. Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) [4.11] Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. View publication stats
File đính kèm:
- giao_trinh_bien_doi_khi_hau.pdf