Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi

1. Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao ở người cao

tuổi, đặc biệt thuờng gặp ở bệnh nhân cao tuổi đang nằm viện, ở Anh Quốc

khoảng 10% tử vong trong bệnh viện do bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh

mạch. Khoảng 25% bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng để

lại di chứng loét chân (hội chứng hậu huyết khối). Biến chứng nặng nhất của

thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là thuyên tắc phổi. Tử vong do thuyên tắc

phổi khoảng 30% nếu không được điều trị. Nếu điều trị thuyên tắc phổi thích

hợp, tỉ lệ tử vong còn khoảng 2%. Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

thường chậm trễ do triệu chứng không rõ ràng và thầy thuốc ít nghĩ đến.

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở nguời cao tuổi, tần suất

mới mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (bao gồm Huyết khối tĩnh mạch sâu

và Thuyên tắc phổi) gia tăng tuyến tính theo tuổi trong nhóm tuổi 65 - 69, ở

Anh Quốc khoảng 1,3% đến 1,8% và tăng lên khoảng 2,8% đến 3,1% ở nhóm

tuổi 85 - 89. Ở bệnh nhân cao tuổi có tiền căn bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh

mạch, tần suất thuyên tắc phổi 2% đến 8% trong một năm. Chẩn đoán thường

bị bỏ sót ở người cao tuổi và có khi chỉ chẩn đoán được sau khi bệnh nhân đã

tử vong.

2. Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã được chẩn đoán từ

lâu (bảng 1). Nhiều yếu tố nguy cơ rất thường gặp ở người cao tuổi, nhất là

bệnh nhân cao tuổi đang nằm viện và có phẫu thuật chỉnh hình (ví dụ như bất

động, gãy xương đùi, đột quỵ, ung thư). Đang nằm viện là một yếu tố nguy cơ

cao thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (gấp 135 lần so với ở cộng đồng). Nguy4

cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch lớn nhất là ở bệnh nhân bệnh nội khoa

đang nằm viện, tỉ lệ khoảng 70% - 80%. Ở châu Âu, khoảng một phần ba

bệnh nhân sau phẫu thuật có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nếu không điều

trị dự phòng.

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 8

Trang 8

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 9

Trang 9

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang baonam 6940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi

Giáo trình Bệnh học - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi
1 
BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: 
BỆNH HỌC: 
THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH 
MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
Biên soạn: PGS.TS.Nguyễn Văn Trí 
(Bộ môn Lão Khoa, ĐH Y Dược TPHCM) 
2 
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: 
Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Thuyên tắc huyết khối tĩnh 
mạch ở người cao tuổi”, người học nắm được những kiến thức có liên 
quan đến căn bệnh này, như: Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch; Yếu 
tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch; Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán 
bệnh; Điều trị bệnh; Phòng ngừa bệnh; Tiên lượng; Một số điểm cần lưu ý ở 
người cao tuổi trong thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. 
3 
NỘI DUNG 
1. Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 
Tần suất thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao ở người cao 
tuổi, đặc biệt thuờng gặp ở bệnh nhân cao tuổi đang nằm viện, ở Anh Quốc 
khoảng 10% tử vong trong bệnh viện do bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh 
mạch. Khoảng 25% bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu có triệu chứng để 
lại di chứng loét chân (hội chứng hậu huyết khối). Biến chứng nặng nhất của 
thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là thuyên tắc phổi. Tử vong do thuyên tắc 
phổi khoảng 30% nếu không được điều trị. Nếu điều trị thuyên tắc phổi thích 
hợp, tỉ lệ tử vong còn khoảng 2%. Chẩn đoán thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 
thường chậm trễ do triệu chứng không rõ ràng và thầy thuốc ít nghĩ đến. 
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở nguời cao tuổi, tần suất 
mới mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (bao gồm Huyết khối tĩnh mạch sâu 
và Thuyên tắc phổi) gia tăng tuyến tính theo tuổi trong nhóm tuổi 65 - 69, ở 
Anh Quốc khoảng 1,3% đến 1,8% và tăng lên khoảng 2,8% đến 3,1% ở nhóm 
tuổi 85 - 89. Ở bệnh nhân cao tuổi có tiền căn bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh 
mạch, tần suất thuyên tắc phổi 2% đến 8% trong một năm. Chẩn đoán thường 
bị bỏ sót ở người cao tuổi và có khi chỉ chẩn đoán được sau khi bệnh nhân đã 
tử vong. 
2. Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 
Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã được chẩn đoán từ 
lâu (bảng 1). Nhiều yếu tố nguy cơ rất thường gặp ở người cao tuổi, nhất là 
bệnh nhân cao tuổi đang nằm viện và có phẫu thuật chỉnh hình (ví dụ như bất 
động, gãy xương đùi, đột quỵ, ung thư). Đang nằm viện là một yếu tố nguy cơ 
cao thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (gấp 135 lần so với ở cộng đồng). Nguy 
4 
cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch lớn nhất là ở bệnh nhân bệnh nội khoa 
đang nằm viện, tỉ lệ khoảng 70% - 80%. Ở châu Âu, khoảng một phần ba 
bệnh nhân sau phẫu thuật có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nếu không điều 
trị dự phòng. 
Bảng 1: Yếu tố nguy cơ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 
Nguy cơ thấp: * Tiểu phẫu ( <30 phút ) và không có nguy cơ khác 
ngoài cao tuổi. 
* Chấn thương nhẹ hoặc bệnh nội khoa nhẹ. 
Nguy cơ trung bình: * Phẫu thuật lớn như tổng quát, tiết niệu, tim mạch, 
lồng ngực, mạch máu, thần kinh, tuổi lớn hơn 40 
hoặc có yếu tố nguy cơ khác. 
* Bệnh nội khoa nặng hoặc ác tính. 
* Chấn thương nặng hoặc bỏng nặng. 
* Phẫu thuật, chấn thương nhỏ hoặc bệnh nội khoa 
nhẹ ở bệnh nhân có tiền căn thuyên tắc huyết khối 
tĩnh mạch hoặc tình trạng tăng đông. 
Nguy cơ cao: * Bất động kéo dài. 
* Lớn hơn 60 tuổi. 
* Tiền căn thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc 
thuyên tắc phổi. 
* Ung thư tiến triển. 
* Suy tim mạn. 
* Nhiễm trùng cấp (ví dụ viêm phổi) 
* Bệnh phổi mạn. 
* Liệt chi dưới (kể cả đột quỵ) 
5 
* BMI > 30kg/m
2 
* Phẫu thuật gãy xương hoặc phẫu thuật chỉnh hình 
lớn chậu, háng hoặc chi dưới. 
* Phẫu thuật lớn ung thư chậu, bụng. 
* Chấn thương lớn. 
* Đoạn chi dưới. 
3. Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán 
3.1. Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở 
bệnh nhân cao tuổi. 
Sưng một chân thường gặp nhất ở người cao tuổi; đau bắp chân thỉnh 
thoảng cũng gặp. Thông thường bệnh nhân có phẫu thuật chỉnh hình, đột quỵ, 
hoặc mắc một số bệnh khác. Thỉnh thoảng cũng gặp triệu chứng biếng ăn, sụt 
cân hoặc triệu chứng khác nghi ngờ ung thư; tuy nhiên thường nhất là không 
có triệu chứng. 
Chẩn đoán lâm sàng thường khó do triệu chứng thực thể mơ hồ ở người 
cao tuổi. Bệnh nhân có thể không than phiền về triệu chứng sưng chân do sa 
sút trí tuệ hoặc rối loạn ngôn ngữ. Chẩn đoán lâm sàng dựa vào sưng một bên 
chân, da ấm, có thể kèm tĩnh mạch nông phồng ngay dưới da. Có thể có ấn 
đau vùng bắp chân. Chi dưới sưng to hơn bên chi lành 2cm cần nghĩ đến 
huyết khối tĩnh mạch sâu trừ khi có chẩn đoán khác. 
Siêu âm Doppler được sử dụng trước tiên để chẩn đoán với độ nhạy 
96% và độ đặc hiệu 98% ở huyết khối tĩnh mạch sâu đoạn gần (từ tĩnh mạch 
vùng khoeo trở lên vùng chậu). Chụp tĩnh mạch cản quang là tiêu chuẩn vàng 
chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu, chỉ sử dụng khi lâm sàng nghi ngờ cao 
mà siêu âm Doppler âm tính. D-dimer (chất giáng hoá fibrin) có giá trị tiên 
6 
đoán âm tốt, chỉ sử dụng chẩn đoán loại trừ ở bệnh nhân có nguy cơ thấp 
huyết khối tĩnh mạch sâu. Các xét nghiệm khác như cộng hưởng từ còn đang 
tiếp tục nghiên cứu. 
 ... hơn giúp chẩn đoán thuyên tắc phổi trừ 
khi có bệnh đi kèm khác có thể giải thích được. Điện tâm đồ có thể gặp dạng 
nhịp nhanh xoang, sóng S ở đạo trình DI, sóng Q và T đảo ngược ở đạo trình 
DIII, blốc nhánh phải hoặc tăng gánh thất phải. Ở bệnh nhân thuyên tắc phổi 
7 
nặng có thể gặp dạng P "phế". Rung nhĩ mới cũng có thể gặp trong thuyên tắc 
phổi. 
X-quang ngực có thể gặp cơ hoành một bên nâng cao, xẹp phổi, giảm 
tuần hoàn phổi khu trú, động mạch phổi nhánh xuống dãn rộng. Bệnh nhân có 
bệnh phổi mạn hoặc suy tim kèm làm khó khăn khi đọc phim. 
Xạ hình thông khí tưới máu (V/Q scan) cũng giúp cho chẩn đoán. Xạ 
hình thông khí tưới máu dương tính giúp chẩn đoán xác định, xạ hình âm tính 
giúp loại trừ chẩn đoán. 
Chụp cắt lớp điện toán phổi giúp chẩn đoán xác định thuyên tắc phổi. 
Chụp cắt lớp âm tính có giá trị loại trừ chẩn đoán tương tự xạ hình thông khí 
tưới máu. Chụp cắt lớp là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán thuyên tắc 
phổi ở người cao tuổi do dễ thực hiện cả khi bệnh nhân có bệnh tim và bệnh 
phổi đi kèm. 
D-dimer không có giá trị chẩn đoán xác định do độ dặc hiệu thấp nhưng 
có giá trị chẩn đoán loại trừ. 
Cộng hưởng từ có cản từ là kỹ thuật chẩn đoán xác định thuyên tắc phổi 
đang được đánh giá cao. 
Siêu âm tim có ích đánh giá độ nặng của thuyên tắc phổi. 
Chụp mạch máu cản quang rất ít được áp dụng ở bệnh nhân cao tuổi. 
4. Điều trị bệnh 
4.1. Điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân cao 
tuổi. 
Thuốc kháng đông là điều trị hàng đầu. Các biện pháp ít được áp dụng 
hơn bao gồm thuốc tiêu sợi huyết, phẫu thuật lấy huyết khối và đặt lưới lọc 
tĩnh mạch chủ. 
8 
Heparin trọng lượng phân tử thấp hiện tại vẫn là thuốc hàng đầu (low 
molecular weight heparin - LMWH) do liều lượng tùy theo cân nặng, tiêm 
dưới da và không cần xét nghiệm theo dõi (ngoại trừ bệnh nhân quá cân, quá 
nhẹ cân hay suy thận nặng). Heparin không phân đoạn chỉ sử dụng trong 
trường hợp đặc biệt như đang phẫu thuật hay hậu phẫu. 
Nên bắt đầu điều trị khi xác định chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu 
và thuyên tắc phổi bằng warfarin và LMWH ít nhất 5 ngày cho đến khi INR 
(international normalized ratios) đạt mức 2,5 (2-3). INR ở mức cao hơn 3,5 
(3-4) nếu huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát trong khi đang duy trì ở mức 2-3. 
Ở bệnh nhân cao tuổi nhạy hơn với tác dụng của warfarin nên dễ bị chống 
đông quá mức khi khởi đầu điều trị. Cho nên cần khởi đầu liều thấp và tăng 
dần qua theo dõi INR mỗi ngày trong 4-5 ngày đầu. 
Thời gian sử dụng warfarin vẫn chưa thống nhất. Có khuyến cáo sử 
dụng 6 tháng. Có nghiên cứu ngẫu nhiên sử dụng 3 tháng ở thuyên tắc huyết 
khối tĩnh mạch lần đầu (không rõ nguyên nhân) và có thể ngắn hơn nếu có 
chảy máu nặng. Tuy nhiên thời gian sử dụng warfarin phụ thuộc vào nguy cơ 
tái phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở từng cá nhân. Nếu thuyên tắc huyết 
khối tĩnh mạch xảy ra sau phẫu thuật, nguy cơ tái phát sau 1 năm khi ngưng 
thuốc là 3% cho nên có thể ngưng warfarin sau 6 tuần nếu không có yếu tố 
nguy cơ tồn tại khác. Mặt khác nếu bệnh nhân còn yếu tố nguy cơ khác nhưng 
nhẹ có thể hồi phục (như tổn thương mô mềm) có thể ngưng warfarin sau 3 
tháng. Bệnh nhân có nguy cơ cao không hồi phục như ung thư có thể điều trị 
lâu dài. 
9 
4.2. Điều trị kháng đông đường uống ở người cao tuổi cần lưu ý 
trong thực hành 
Người cao tuổi nhạy hơn với tác dụng chống đông máu của warfarin, có 
lẽ sự kết hợp của các yếu tố dược lực và dược động học. Liều warfarin được 
sử dụng giảm dần theo tích tuổi. Có nghiên cứu cho thấy bệnh nhân dưới 35 
tuổi dùng liều gấp đôi warfarin để duy trì INR tương đương bệnh nhân hơn 70 
tuổi. Thanh thải warfarin giảm dần theo tuổi (toàn bộ warfarin phải qua 
chuyển hoá, không có warfarin nguyên thủy thải trừ qua nước tiểu). 
Nguy cơ chảy máu do warfarin gia tăng theo tuổi chưa rõ, ngoại trừ 
bệnh nhân lớn hơn 80 tuổi. Biến chứng chảy máu thường xảy ra 3 tháng đầu 
điều trị với warfarin (đặc biệt trong 1 tháng đầu), hoặc do kém kiểm soát 
thuốc chống đông hoặc có bệnh đi kèm chưa phát hiện như loét dạ dày, bệnh 
ác tính. INR cao (>4,5) do kiểm soát thuốc chống đông kém hoặc do hướng 
dẫn bệnh nhân chưa tốt dễ gây chảy máu. 
Người cao tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc, cho nên dễ có tương 
tác thuốc gây tác dụng chống đông quá mức. Cần biết thuốc đang sử dụng 
kèm có làm tăng tác dụng chống đông hay không (ví dụ kháng sinh nhóm 
macrolide, amiodarone) để giảm liều warfarin thích hợp. 
Xuất huyết nội sọ thường gây tử vong và thường gặp hơn ở người cao 
tuổi do bệnh não hay mạch máu não. Bên cạnh đó người cao tuổi dễ té ngã 
gây xuất huyết dưới nhện. Bốn yếu tố dễ gây chảy máu ở bệnh nhân ngoại trú 
gồm tuổi trên 65, tiền căn xuất huyết dạ dày tá tràng, tiền căn đột quỵ và có 
một hoặc nhiều bệnh đặc biệt đi kèm (nhồi máu cơ tim mới, hematocrit dưới 
30% , đái tháo đường, creatinine lớn hơn 1,5mg/dl) cần loại trừ các nguyên 
nhân khác gây xuất huyết ngay cả khi INR cao (như xuất huyết nội). 
10 
4.3. Xử lý trường hợp chống đông quá liều và chảy máu. 
Nếu 5<INR<8 thì tạm ngưng warfarin theo dõi warfarin khi đến <5 
trong trường hợp không có dấu xuất huyết hoặc xuất huyết nhỏ. Nếu INR>8, 
không có chảy máu hoặc chảy máu ít tạm ngưng warfarin và cho vitamin K 
liều thấp uống (0,5-3mg) hoặc chích tĩnh mạch (0,5mg). Trường hợp xuất 
huyết nặng ngưng warfarin và sử dụng ngay phức hợp prothrombin (yếu tố 
II,VII, IX, X) hoặc huyết thanh tươi đông lạnh, đồng thời vitamin K 5mg đến 
10mg tiêm tĩnh mạch chậm. 
4.4. Theo dõi khi điều trị warfarin. 
Theo dõi sát giúp phòng ngừa quá liều hay thiếu liều lượng thuốc 
warfarin. Tốt nhất bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ. Hướng dẫn bệnh 
nhân tuân thủ điều trị theo toa, tái khám đúng hạn và theo dõi các dấu xuất 
huyết như dễ bầm máu, chảy máu răng để kịp thời tái khám. 
4.5. Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới. 
Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định dùng thuốc 
chống đông, hoặc bệnh nhân đang điều trị chống đông mà có xuất huyết hoặc 
tiếp tục có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Nghiên cứu PREPIC gồm 400 
bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đoạn gần có hoặc không thuyên 
tắc phổi, theo dõi 8 năm đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới làm giảm được 
thuyên tắc phổi nhưng làm tăng huyết khối tĩnh mạch sâu so với bệnh nhân 
điều trị chống đông. Biến chứng của đặt lưới lọc bao gồm lưới lọc lạc chổ, tổn 
thương mạch máu hoặc huyết khối, tràn khí màng phổi hoặc thuyên tắc khí. 
4.6. Điều trị thuyên tắc phổi khi huyết động không ổn định. 
Thuyên tắc phổi lớn có thể kèm choáng tim. Người cao tuổi thường suy 
tim phải và choáng tim khi thuyên tắc phổi lớn. Bệnh nhân cần được điều trị 
trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ngoài việc hồi sức tim mạch và hô hấp, cần 
11 
cân nhắc đến điều trị tiêu sợi huyết hoặc phẫu thuật lấy huyết khối thuyên tắc. 
Xuất huyết nội sọ xảy ra 3% khi dùng thuốc tiêu sợi huyết. Bệnh nhân có 
chống chỉ định tiêu sợi huyết hoặc tiêu sợi huyết thất bại được chỉ định phẫu 
thuật lấy huyết khối ở động mạch phổi. Mặc dù có điều trị tích cực, tỉ lệ tử 
vong vẫn cao. 
5. Phòng ngừa bệnh 
Rất nhiều bệnh nhân cao tuổi nằm viện có nguy cơ thuyên tắc huyết 
khối tĩnh mạch. Bệnh nhân đột quỵ, gãy xương chậu hoặc phẫu thuật chỉnh 
hình có nguy cơ cao. Tuy nhiên tỉ lệ được phòng ngừa thấp ngay cả ở các 
nước phương tây từ 13% đến 64%. Điều trị phòng ngừa đặc biệt thấp hơn ở 
bệnh nhân nội khoa. Điều trị phòng ngừa giảm được nguy cơ thuyên tắc huyết 
khối đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu. 
Theo khuyến cáo của hiệp hội thầy thuốc Lồng Ngực Hoa Kỳ (ACCP 
American College of Chest Physicians) có thể sử dụng LMWH hay heparin 
không phân đoạn, fondaparinox để điều trị phòng ngừa bệnh nhân nội khoa 
cấp tính đang nằm viện. Những bệnh nhân có chống chỉ định có thể dùng vớ 
áp lực hoặc ép hơi gián đoạn. 
Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị phòng ngừa bằng thuốc chống đông 
giảm được thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng không làm tăng 
xuất huyết nặng so với nhóm không điều trị dự phòng. 
5.1. Thuốc chống đông mới bằng đường uống trong điều trị và dự 
phòng thuyên tắc huyết khối. 
Nhóm thuốc chống đông đường uống ức chế yếu tố X hoạt hoá và nhóm 
thuốc ức chế trực tiếp thrombin đã và đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng. Một 
số quốc gia đang sử dụng tuy nhiên hiện tại chưa có khuyến cáo chính thức. 
12 
Mặc dù vậy LMWH vẫn là thuốc đang sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị và 
phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân cao tuổi. 
5.2. Vớ áp lực. 
Vớ áp lực giúp giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh 
nhân sau phẫu thuật nhưng không tốt hơn LMWH. Lý tưởng là sử dụng kết 
hợp cả hai. Bệnh nhân cao tuổi có bệnh mạch máu ngoại biên cần cẩn thận vớ 
áp lực vì có thể gây biến chứng thiếu máu cục bộ chi dưới. Bệnh nhân đã 
chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu nên mang vớ áp lực ngay sau khi chẩn 
đoán và tiếp tục ít nhất 2 năm. 
6. Tiên lượng. 
Một nghiên cứu đoàn hệ ở bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 
thấy tỉ lệ tái phát tuyên tắc huyết khối tĩnh mạch vào ngày thứ 7, thứ 30, thứ 
180 và năm đầu và 10 năm sau lần lượt là 1,6%; 5,2%; 10,1%; 12,9% và 
30,4% nguy cơ tái phát lớn nhất vào 6 tháng và 12 tháng đầu sau thuyên tắc 
huyết khối tĩnh mạch. Yếu tố nguy cơ độc lập cho thuyên tắc huyết khối tĩnh 
mạch tái phát bao gồm tuổi, cân nặng, bệnh thần kinh gây liệt, bệnh ác tính và 
phẫu thuật thần kinh. 
Một nghiên cứu sơ bộ đa quốc gia dự đoán thuyên tắc phổi gây tử vong 
ở bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, kết quả tử vong trong 3 tháng 
đầu là 8,65% và tử vong do thuyên tắc phổi là 1,68%. Bệnh nhân thuyên tắc 
phổi nhỏ có triệu chứng nguy cơ thuyên tắc phổi gây tử vong gấp 5,42 lần so 
với bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng thuyên tắc 
phổi (p<0,001). Nguy cơ thuyên tắc phổi gây tử vong gấp 17,5 lần nếu bệnh 
nhân đã có thuyên tắc phổi lớn có triệu chứng. Yếu tố nguy cơ độc lập khác 
gây thuyên tắc phổi tử vong bao gồm bất động do bệnh thần kinh, tuổi lớn 
hơn 75 và ung thư. 
13 
Biến chứng lâu dài của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gồm hội chứng 
sau huyết khối và tăng áp phổi mạn tính. 
7. Một số điểm cần lưu ý ở người cao tuổi trong thuyên tắc huyết 
khối tĩnh mạch 
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân quan trọng gây tử 
vong và di chứng bệnh ở người cao tuổi. Đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán 
và điều trị. Một số thuốc mới đường uống ức chế trực tiếp thrombin hoặc ức 
chế yếu tố X hoạt hoá đang nghiên cứu và có thể thay thế warfarin. Dù tiến bộ 
trong điều trị như thế nào đi nữa thì việc chẩn đoán sớm và theo dõi kỹ giúp 
giảm tử vong và di chứng cho người cao tuổi. 
Một số điểm tóm tắt cần lưu ý: 
* Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân quan trọng gây tử 
vong ở bệnh nhân nằm viện và thường gặp hơn ở người cao tuổi. 
* Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở người 
cao tuổi như bất động, gãy xương, đột quỵ. 
* Người cao tuổi bị đột quỵ hoặc vừa phẫu thuật chỉnh hình mà đột ngột 
khó thở, đau ngực, ngất cần nghĩ tới thuyên tắc phổi. 
* Chụp cắt lớp điện toán động mạch phổi là kỹ thuật hình ảnh nghĩ đến 
trước tiên khi nghi ngờ thuyên tắc phổi. 
* Điều trị phòng ngừa và điều trị khởi đầu huyết khối tĩnh mạch sâu và 
thuyên tắc phổi thuốc được chọn đầu tiên là heparin trọng lượng phân tử thấp 
(thường sử dụng hiện nay là enoxaparin). 
* Người cao tuổi nhạy hơn với tác dụng chống đông của warfarin. 
* Nhiều nghiên cứu xác nhận có mối liên quan giữa mức độ tác dụng 
kháng đông và nguy cơ chảy máu. 
14 
* Bệnh nhân có thuyên tắc phổi lớn, điều trị bao gồm thuốc tiêu sợi 
huyết và phẫu thật lấy huyết khối thuyên tắc. 
* Thuốc ức chế yếu tố X hoạt hoá và thuốc ức chế thrombin trực tiếp 
bằng đường uống đang được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho điều trị 
thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. 
* Chẩn đoán sớm và theo dõi cẩn thận khi điều trị sẽ làm giảm tử vong 
và di chứng bệnh tật do thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở người cao tuổi. 
15 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Vạn Phước & Nguyễn Văn Trí (2010) Đánh giá vai trò của D- 
dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Y học TP.HCM phụ bản tập 
14, số 2, 178-184. 
2. Đặng Vạn Phước & Nguyễn Văn Trí (2010) Tỉ lệ hiện mắc huyết 
khối tĩnh mạch sâu chưa có triệu chứng trên bệnh nhân nội khoa cấp tính. Y 
học TP.HCM phụ bản tập 14, số 2, 170-178. 
3. Đặng Vạn Phước & Nguyễn Văn Trí (2010) Tổng quan về vai trò của 
D-Dimer trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tim mạch học, 7-12. 
4. Đặng Vạn Phước & Nguyễn Văn Trí (2010) Tổng quan về huyết khối 
tĩnh mạch sâu chưa có triệu chứng trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. 
Tim mạch học t4, 17-22. 
5. Đặng Vạn Phước & Nguyễn Văn Trí (2010) Yếu tố nguy cơ huyết 
khối tĩnh mạch sâu. Tim mạch học t4, 7-13. 
6. Đỗ Hoàng Giao (2010) Khảo sát yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết 
khối trên bệnh nhân bệnh nội khoa cấp tính. Tim mạch học t6, 13-16. 
7. Huỳnh Văn Ân (2009) Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội 
khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y Học 
TPHCM 13, 127-134. 
8. Nguyễn Trung Hiếu (2010) Khảo sát tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh 
mạch chi dưới trên bệnh nhân nhồi não. Tim mạch học. 
9. Nguyễn Văn Trí & Diệp Thành Tường (2010) Khảo sát huyết khối 
tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nhồi máu não. Y học TP.HCM phụ bản tập 14, 
số 1, 108-112. 
16 
10. Nguyễn Văn Trí & Nguyễn Trường Chinh (2010) Khảo sát huyết 
khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng 
siêu âm màu Duplex. Y học TP.HCM phụ bản tập 14, số 1, 104-107. 
11. Nguyễn Văn Trí & Nguyễn Thị Phương Lan (2010) Khảo sát huyết 
khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nhiễm trùng cấp. Y học TP.HCM, phụ bản 
tập 14, số 1, 91-95. 
12. Nguyễn Văn Trí & Trần Hữu Trế (2010) Khảo sát huyết khối tĩnh 
mạch sâu trên bệnh nhân suy tim nặng. Y học TP.HCM phụ bản tập 14, số 1, 
113-118. 
13. Nguyễn Văn Trí & Trần Thị Thanh Hà (2010) Khảo sát các yếu tố 
nguy cơ huyết khối nguy cơ tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân nội khoa cấp tính. 
Y học TP.HCM phụ bản tập 14, số 1, 96-103. 
14. Ageno W (2004) Another good reason for not ignoring 
thromboprophylaxis in acutely ill medical patients. Journal of Thrombosis 
and Haemostasis 2, 1889-1891. 
15. Ageno W, Squizzato A & Ambrosini F (2002) Thrombosis 
prophylaxis in medical patients: a retrospective review of clinical practice 
patterns. Haematologica 87, 746-750. 
16. Aguilar C & Del Villar V (2007) Diagnostic value of D-dimer in 
outpatients with suspected deep venous thrombosis receiving oral 
anticoagulation. . Blood Coagul Fibrinol 18, 253-257. 
17. Samvelc. Dorso. et all, Oxford American Handbook of Geriatric 
Medicine, Oxford University press, 2010 
18. Feffrey B. Hellet, MD. et all, Hazzard's geriatric Medicine and 
gerontology, 6th edition, 2009 
17 
19. Wilbert S Aronow. et all, Cardiovascular disease in the elderly, 4th 
edition, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_thuyen_tac_huyet_khoi_tinh_mach_o_nguoi.pdf