Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa

Với lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, Thanh Hóa là một địa phương còn lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử cách mạng. Đến nay, trong tổng số 822 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, Thanh Hóa có 70 di tích lịch sử - cách mạng. Đây vừa là nguồn sử liệu quý hiếm, phản ánh những sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến, vừa là phương tiện cực kỳ hiệu quả để giáo dục truyền thống dân tộc, quê hương, nhất là truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, lợi thế này chưa được phát huy. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhất là môn Lịch sử, để sử dụng hiệu quả phương tiện này, cần có những giải pháp khoa học, có sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với các cơ quan quản lý khác

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 11/01/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ qua Di tích lịch sử - Cách mạng ở Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
125
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO THẾ HỆ TRẺ QUA 
DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG Ở THANH HÓA 
 Nguyễn Thị Vân1 
TÓM TẮT
Với lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, 
Thanh Hóa là một địa phương còn lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử cách mạng. Đến nay, 
trong tổng số 822 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, Thanh Hóa có 70 di tích lịch 
sử - cách mạng. Đây vừa là nguồn sử liệu quý hiếm, phản ánh những sự kiện lịch sử tiêu 
biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến, vừa là phương tiện cực kỳ hiệu quả để giáo 
dục truyền thống dân tộc, quê hương, nhất là truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Tuy 
nhiên, vì nhiều lý do, lợi thế này chưa được phát huy. Trong công cuộc đổi mới phương pháp 
dạy học nhất là môn Lịch sử, để sử dụng hiệu quả phương tiện này, cần có những giải pháp 
khoa học, có sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với các cơ quan quản lý khác.
Từ khóa: Di tích lịch sử - cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thống yêu nước là vốn quý của mọi dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc 
riêng của lòng yêu nước. Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được hình thành trong lao 
động sản xuất và chiến đấu bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc, phát triển trong công cuộc 
xây dựng CNXH. Với đặc điểm lịch sử, quá trình dựng nước, xây dựng đất nước của dân tộc 
ta luôn gắn liền với quá trình giữ nước. Vì thế, thước đo lòng yêu nước cao nhất là ý chí chống 
xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta - Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì 
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn; nó lướt qua mọi sự nguy 
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [4; tr.36]. Trong bối cảnh 
hiện nay, việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung 
càng trở nên cấp thiết. Sử dụng các Di tích lịch sử văn hóa (DTLS-VH) nói chung, Di tích lịch 
sử - cách mạng (DTLS-CM) nói riêng, nhất là trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông 
hiện nay sẽ là biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Di tích lịch s - cách mạng là nguồn s liệu sống động để thế hệ trẻ ngày nay 
tìm hiểu, nghiên cứu về truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương
Theo Luật Di sản Văn hóa, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp 
thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, thì “DTLS-VH là những công trình xây dựng, địa điểm và 
1 Giảng viên khoa Khoa học Xã Hội, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
126
các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, 
khoa học”. DTLS-CM “là những công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu 
biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến”. Ví dụ, khu di tích Chiến khu Ngọc Trạo 
(Thạch Thành) từng là căn cứ địa cách mạng của Đảng bộ Thanh Hóa trong thời kỳ trước 
cách mạng tháng Tám năm 1945, là một trong những DTLS-CM tiêu biểu của Thanh Hóa. 
Như vậy, DTLS-CM cũng là một loại DTLS-VH, phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng giành 
lại độc lập dân tộc và các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc của nhân dân 
ta, nhất là từ ngày có Đảng lãnh đạo. Theo thống kê của ngành Văn hóa, đến tháng 7/2017, 
Thanh Hóa có 822 DTLS-VH đã được xếp hạng, gồm 01 Di sản văn hóa thế giới, 03 di tích 
cấp Quốc gia đặc biệt, 141 di tích Quốc gia và 659 di tích cấp Tỉnh. Trong tổng số 822 di 
tích được xếp hạng có 70 DTLS-CM (32 di tích quốc gia và 38 di tích cấp tỉnh). Đây là 
những di sản văn hóa quý báu, có ý nghĩa nhiều mặt, vừa là nguồn sử liệu sống động để thế
hệ trẻ, học sinh, sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu về những trang sử đấu tranh cách mạng hào 
hùng của ông cha, vừa là một trường học, một loại phương tiện đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, nhất là truyền thống yêu nước. 
Từ 1858 đến 1883, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn 
đầu hàng. Với truyền thống yêu nước, bất khuất, nhân dân ta đã đứng lên chống thực dân 
Pháp, đặc biệt phong trào Cần Vương những năm cuối thế kỷ XIX. Một lần nữa, Thanh Hóa 
lại là một trong những địa phương phong trào Cần Vương nổ ra mạnh mẽ, rộng khắp và kéo 
dài nhất. 130 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị thực dân Pháp dìm 
trong biển máu, nhưng hai tiếng Ba Đình đã trở thành niềm tự hào, biểu tượng của truyền 
thống anh dũng, bất khuất, được lưu giữ mãi trong ký ức, tình cảm của nhân dân Thanh Hóa 
và cả nước. Ngày nay, giáo dục cho học sinh, sinh viên về khởi nghĩa Ba Đình không chỉ ôn 
lại một cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, phát huy truyền thống 
anh dũng, bất khuất, mà còn giáo dục về một giá trị văn hóa đặc biệt của xứ Thanh. Hiếm 
có một cuộc khởi nghĩa nào lại được đặt tên cho nhi ... ả thân vì nước. 
Hạt gạo quê Thanh, hạt muối quê Thanh và con người quê Thanh tất cả đều góp công góp 
sức làm nên “thiên sử vàng” Điện Biên ngày 7/5/1954, như lời khen của Bác Hồ kính yêu: 
“Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến 
đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó”.
Để tìm hiểu về những sự kiện trên, chúng ta có thể đưa học sinh, sinh viên về với 
các di tích cách mạng như Lò Cao kháng chiến Hải Vân (Như Thanh), các địa danh lịch 
sử như tuyến đường 217- con đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí cho chiến 
trường Điện Biên Phủ, với những hiện vật lịch sử còn lưu giữ đến ngày nay, như những 
chiếc xe đạp thồ.
Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hòa bình trở lại. Với âm mưu biến nước ta 
thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã chia cắt đất nước ta, tiến hành cuộc 
chiến tranh xâm lược kiểu mới ở miền Nam với các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-
1965), “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) và “Việt Nam hóa, Đông Dương hóa chiến tranh”
(1969-1973; 1973-1975). Từ cuối năm 1964 đầu năm 1965, đế quốc Mỹ vừa đẩy mạnh chiến 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
130
tranh ở miền Nam vừa tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Ở vị trí chiến lược quan 
trọng, là cầu nối Bắc - Nam, Thanh Hóa sớm trở thành mục tiêu trọng điểm bắn phá của đế
quốc Mỹ. Cầu Hàm Rồng qua dòng sông Mã, nối liền mạch máu giao thông Bắc - Nam. 
Tiền tuyến gọi, hậu phương trả lời, mỗi ngày đêm có hàng trăm chuyến tàu xe vận tải qua 
cầu Hàm Rồng để đưa vũ khí, xăng dầu, quân trang, thuốc men... vào chiến trường miền 
Nam. Hai lần leo thang bắn phá miền Bắc, cả hai lần đế quốc Mỹ đặt cầu Hàm Rồng trong 
mục tiêu oanh tạc số 1. Giặc quyết phá sập cầu Hàm Rồng, cắt đứt mạch máu giao thông 
Bắc - Nam. Ngày 3/4/1965 đế quốc Mỹ huy động 109 lần tốp máy bay đánh phá Hàm Rồng. 
Ngày 4/4/1965 Mỹ lại huy động hàng trăm lượt máy bay bắn phá cầu Hàm Rồng. Chỉ trong 
hai ngày 3 và 4/4/1965 giặc Mỹ đã dội 350 quả bom, 149 quả tên lửa, rốc két xuống Hàm 
Rồng. Nhận thức rõ: “trọng điểm Thanh Hoá là Hàm Rồng, bảo vệ được cầu Hàm Rồng là 
bảo vệ được giao thông thông suốt”; quân và dân Hàm Rồng đã phối hợp với bộ đội chủ lực 
kiên cường đánh trả: “thần sấm con ma” của giặc. Lực lượng tự vệ nhà máy điện Hàm Rồng 
đã đưa súng lên nóc nhà bắn trả máy bay địch. Dân quân Nam Ngạn - Hàm Rồng lao mình 
tải đạn, cứu thương. Các cụ “Bạch đầu quân Hoằng Trường” mặc dù “tuổi già” song “ý 
chí càng cao” đã bám trận địa hạ máy bay Mỹ. Với tinh thần chiến đấu anh dũng, phối hợp 
với quân dân cả tỉnh, trong 2 ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, quân và dân Hàm Rồng - Nam 
Ngạn đó bắn rơi 34 máy bay của giặc Mỹ. Hàm Rồng đó trở thành biểu tượng của chủ nghĩa 
anh hùng cách mạng Việt Nam
Trong những ngày bom đạn ác liệt ấy, con người Thanh Hoá đã “ngời lên sắc mặt quê 
hương” anh hùng. Chính tinh thần kiên trung bất khuất của quân dân Thanh Hoá đã luôn 
luôn giữ vững huyết mạch giao thông của Tổ quốc. Những ngày chống chiến tranh phá hoại 
bằng không quân Mỹ là những ngày quân và dân Thanh Hóa phát huy cao độ chủ nghĩa anh 
hùng cách mạng. Hàm Rồng trụ vững, Đò Lèn trụ vững, cầu Vực trụ vững... vẫn nối liền 
“đường ra trận” đưa tinh thần “quyết thắng” vào chiến trường miền Nam. 
Nằm trong vùng trọng điểm ném bom bắn phá của để quốc Mỹ, Thanh Hoá là một 
trong những địa phương thiệt hại nhiều nhất ở miền Bắc. Trong hai lần leo thang bắn phá 
miền Bắc, Mỹ đã ném xuống Thanh Hoá 20 vạn tấn bom các loại, 34.809 quả đạn của hải 
quân Mỹ bắn phá trên biển. Bình quân mỗi km2 phải chịu 19,7 tấn bom, mỗi người dân 
phải chịu 220 kg.
Phản ánh các sự kiện lịch sử trên, Thanh Hóa ngày nay còn rất nhiều DTLS, mà tiêu 
biểu nhất là khu di tích Hàm Rồng - Nam Ngạn. Ở khu di tích này, những điểm di tích, 
những hiện vật còn lại như cầu Hàm Rồng, núi Quyết Thắng, nhà máy điện Hàm Rồng, 
tượng đài chiến thắng Hàm Rồng... sẽ khắc sâu cho học sinh về những trận chiến đấu ác liệt 
trong các ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965. Học sinh sẽ hình dung cụ thể về những người con 
anh hùng đã dũng cảm đánh trả quân thù, giữ vững từng nhịp cầu, từng phân xưởng, đồng 
lúa... Ngày nay, khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn là một bức tranh hoành tráng, tượng trưng 
cho khí phách, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Thanh Hóa là một tỉnh được vinh dự đón Bác Hồ về thăm 4 lần. Vì vậy, hiện nay 
những địa điểm Bác đến thăm, nói chuyện, làm việc đều trở thành các DTLS-CM, như đài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
131
tưởng niệm tại Rừng Thông- nơi Bác nói chuyện với đồng bào, cán bộ Thanh Hóa năm 1947, 
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Thanh Hoá và Người đã căn dặn: “Thanh 
Hoá phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự
phải là kiểu mẫu”. Đài tưởng niệm Bác Hồ thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (2/1947) tại Rừng 
Thông (Đông Sơn) là một DTLS-CM quý báu, giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về sự
kiện này và phấn đấu rèn luyện, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu mạnh, kiểu 
mẫu. Khu tưởng niệm ở xã Yên Trường (Yên Định), ghi dấu hình ảnh Người về thăm Yên 
Trường năm 1961... Đây là những DTLS-CM giúp học sinh có những biểu tượng cụ thể
sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng và những tình cảm của Người đối với Thanh 
Hóa, nhắc nhở mỗi người dân cần phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác “Thanh Hóa trở
thành tỉnh kiểu mẫu”.
2.2. Di tích lịch s - cách mạng là phương tiện giáo dục truyền thống yêu nước 
cho thế hệ trẻ hiệu quả
Để sử dụng phương tiện đặc biệt này trong giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ
trẻ, nhất là học sinh, sinh viên có hiệu quả, cần quán triệt những nguyên tắc sư phạm sau:
Một là, khai thác triệt để tính trực quan sinh động của DTLS-CM. Cũng như các 
phương tiện trực quan khác, việc sử dụng các DTLS-CM phải làm cho học sinh, sinh viên
tiếp xúc, làm việc với những di vật, hình ảnh, sơ đồ, sa bàncủa di tích. Tuy nhiên, với 
những đặc điểm khác với các loại đồ dùng trực quan khác, khi sử dụng DTLS-CM cần chú 
ý những điểm như DTLS-CM là phương tiện trực quan cố định ngoài trời, không thể mang 
vào lớp để học sinh quan sát trực quan. Vì vậy, ở những địa phương không có, hoặc quá xa 
DTLS có liên quan đến nội dung các sự kiện đang học, cần phải sử dụng các phương tiện 
trực quan khác về di tích, như băng hình, tranh ảnh chụp, vẽ, sa bàn, mô hình, bản đồ, hoặc 
các đoạn văn miêu tả, kể chuyện về di tích để minh họa, cụ thể hóa những sự kiện. 
Hai là, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, trước hết ở việc lựa chọn các DTLS-
CM: Đó là những DTLS-CM đã được các nhà khoa học kiểm kê, lập hồ sơ, được các cơ 
quan quản lý xếp hạng, các di tích ghi lại, phản ánh những sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu 
biểu trong chương trình lịch sử trường PT, những di tích còn tương đối nguyên vẹn, thường 
xuyên được tôn tạo, có khung cảnh thiên nhiên đẹp, vì ngoài các nội dung học tập, học sinh, 
sinh viên còn được vui chơi, ngoại khóa.
Ba là, phát huy tính chủ động, tích cực, phát triển năng lực học sinh, sinh viên. Đây là 
một trong những nguyên tắc cơ bản để thực hiện đổi mới PP giáo dục hiện nay. Sử dụng 
DTLS-CM luôn nhằm phát huy tính chủ động, tích cực nhận thức, sáng tạo của người học
Bốn là, làm rõ tính biểu tượng. DTLS-CM có ưu thế trong việc tạo các biểu tượng lịch 
sử. Sau khi đến học tập, tham quan tại DTLS-CM, học sinh sẽ thu nhận được những hình 
ảnh của quá khứ, từ đó tái tạo ra những hình ảnh về các sự kiện đã xảy ra, nhận thức cụ thể
về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện. Mặt khác, qua DTLS-CM, người học cũng xác định 
được không gian diễn ra sự kiện, nhận thức đúng vai trò của hoàn cảnh địa lý, mối quan hệ
giữ tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
132
Trên cơ sở những nguyên tắc đã xác định, một số hình thức, biện pháp sư phạm sử
dụng DTLS-CM nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ có thể áp dụng:
Thứ nhất, sử dụng tư liệu về DTLS-CM trong bài học lịch sử nội khóa.
Việc sử dụng tư liệu về DTLS-CM của quê hương trong bài học lịch sử nội khóa rất 
cần thiết, nhất là các DTLS có liên quan đến các sự kiện lịch sử đang học. Việc sử dụng 
DTLS-CM thường để khai thác tư liệu, minh họa trong bài nội khóa. Tư liệu về DTLS-CM 
có nhiều, nhưng trong dạy học lịch sử ở các nhà trường, các loại như tranh ảnh, bản đồ, 
hiện vật, các đoạn văn miêu tả, kể chuyện về di tích thường được sử dụng nhiều hơn. Khai 
thác các tư liệu về DTLS-CM trong dạy học bài nội khóa nhằm minh họa, cụ thể hóa, bổ
sung cho các sự kiện lịch sử. Mức độ thành công của hình thức này tùy thuộc vào sự chuẩn 
bị của giáo viên và học sinh, đảm bảo các phương pháp sư phạm, khoa học: Tư liệu súc 
tích, chính xác về nội dung khoa học, đẹp, hấp dẫn về hình thức trình bày. Thời gian, liều 
lượng sử dụng tư liệu về DTLS phù hợp với nội dung từng bài, từng sự kiện lịch sử và 
trình độ học sinh.
Thứ hai, bài học lịch sử nội khóa tại di tích lịch sử - cách mạng, nơi đã từng diễn ra 
các sự kiện lịch sử. Về phương pháp tiến hành bài học tại thực địa DTLS-CM cần chú ý tính 
đặc trưng của nó, khác bài học tên lớp. Bài học được tổ chức tại nơi đã diễn ra sự kiện, nhưng 
chỉ còn lại dấu vết, không đầy đủ, nên yêu cầu học sinh phải tìm hiểu trước nội dung để có 
thể nắm vững, hiểu sâu các sự kiện, tiến trình lịch sử. Nếu bài học do giáo viên trực tiếp 
giảng dạy, thì giáo viên vừa là người thầy (giảng dạy), vừa làm nhiệm vụ của một hướng 
dẫn viên (hướng dẫn, giới thiệu). Vì vậy, giáo viên phải tìm hiểu, nắm vững các nội dung 
lịch sử mà di tích phản ánh, đồng thời phải hiểu biết các lĩnh vực liên quan, như kiến trúc, 
nghệ thuật, văn học, địa lý, khảo cổ PPDH liên môn được áp dụng trong loại bài học 
này rất thích hợp và hiệu quả. Nếu bài học do hướng dẫn viên giới thiệu, giáo viên cần 
trao đổi kỹ để đảm bảo việc trình bày nội dung bài học và kết hợp với giới thiệu, tham 
quan di tích, tránh biến buổi học thành buổi tham quan ngoại khóa. Trong giờ học tại thực 
địa DTLS, học sinh được huy động tối đa các năng lực tư duy, trong đó quan sát, phân tích 
là chủ yếu. giáo viên cần khơi dậy, duy trì sự tò mò, hứng thú khoa học của học sinh khi 
tiếp xúc với hiện vật, nhưng cũng tránh việc các em mệt mỏi, hoặc phân tán sự chú ý tới 
những nội dung ngoài bài học. Học sinh được thực hiện nhiều bài tập thực hành, từ đơn 
giản đến phức tạp. Học sinh khá, giỏi được làm quen với việc nghiên cứu sử liệu (viết thu 
hoạch, lập hồ sơ di tích, sưu tầm sử liệu). Trong và sau buổi học tại DTLS-CM, Học 
sinh được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan du lịch... để buổi học thêm 
sinh động, hấp dẫn đối với các em.
Thứ ba, tổ chức tham quan di tích lịch sử - cách mạng trong hoạt động ngoại khóa. Để
buổi tham quan DTLS đạt hiệu quả, công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh có ý nghĩa 
quan trọng. Trước hết giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học, tìm hiểu kỹ các DTLS, 
những sự kiện lịch sử liên quan. Thời gian thực hiện một buổi tham quan đối với học sinh 
trung học phổ thông không quá 180 phút. Phương pháp quan sát được sử dụng chủ yếu. Dưới 
sự hướng dẫn, giới thiệu của giáo viên, học sinh tích cực tìm hiểu các kiến thức lịch sử qua 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
133
quan sát các hiện vật của khu di tích. Giáo viên còn đóng vai trò của một hướng dẫn viên, vì 
vậy, cần kết hợp nhuần nhuyễn sự quan sát, thảo luận của học sinh với lời mô tả, hướng dẫn 
của giáo viên.
Thứ tư, một số hình thức ngoại khóa lịch sử khác tại DTLS, như tổ chức cho học sinh 
tham gia các lễ hội truyền thống tại DTLS-CM, tổ chức dạ hội lịch sử tại DTLS-CM, tiến 
hành các công tác công ích xã hội tại DTLS-CM.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như vậy, DTLS-CM là những trang sử sống động về tính thần yêu nước, truyền 
thống anh dũng bất khuất của nhân dân Thanh Hóa trong quá trình đấu tranh cách mạng 
và kháng chiến. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn sử liệu này cần có những hình thức 
và biện pháp khoa học, phù hợp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD-ĐT với ngành 
Văn hóa, ví như:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các DTLS-CM tiêu biểu của 
Thanh Hóa trong các nhà trường, tổ chức biên soạn những tài liệu dạy học, bài giảng về các 
DTLS-CM có chất lượng dùng cho các trường phổ thông và Đại học, Cao đẳng...
Có những hình thức, biện pháp thu hút ngày càng đông đảo học sinh, sinh viên đến 
học tập, tham quan các DTLS-CM tiêu biểu của quê hương, tổ chức trưng bày, triển lãm 
chuyên đề về DTLS-CM xứ Thanh trong các trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
DTLS-CM... Trong các lễ hội tại DTLS-CM, học sinh, sinh viên nên được tham gia như là 
những chủ thể. 
Tổ chức nhiều hơn các buổi nói chuyện truyền thống cách mạng, gặp gỡ giao lưu với 
các nhân chứng lịch sử, các vị lão thành cách mạng.
Đối với chương trình Lịch sử dân tộc, Lịch sử địa phương trong các nhà trường, cần 
đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, PPDH, tăng cường tổ chức các bài học tại thực địa 
DTLS- CM, tại phòng truyền thống ở các địa phương, các ngành.
Chất lượng giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ chỉ thực sự có hiệu quả khi 
khu di tích lịch sử cách mạng được quan tâm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo đúng với tầm vóc, giá 
trị lịch sử - văn hóa của nó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Quản lý di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2006, 2007), Thanh Hóa di tích và 
Danh thắng (Tập 4, 5), Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[2] Hoàng Thanh Hải (Chủ biên) (1997), Lịch sử Thanh Hóa- Dùng cho các trường 
phổ thông Thanh Hóa, Nxb. Thanh Hóa, Thanh Hóa.
[3] Hoàng Thanh Hải (2012), Sử dụng các di tích lịch sử-văn hóa trong dạy học lịch 
sử ở trường Trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết đề tài khoa 
học cấp Bộ, Trường Đại học Hồng Đức.
[4] Hồ Chí Minh (1986), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 38.2018
134
EDUCATING PATRIOTISM FOR THE YOUNG GENERATION 
THROUGH THE HISTORICAL AND REVOLUTION SITES IN 
THANH HOA PROVINCE 
 Nguyen Thi Van 
ABSTRACT
With the history of the revolutionary struggle of the Party and people of different 
ethnic groups, Thanh Hoa is a locality that still preserves many historical relics. So far, 
among the total of 822 historic-cultural sites rated, Thanh Hoa has 70 historical sites. This 
is a rare source of history, reflecting the typical historical events of the revolutionary and 
resistance periods, as well as an extremely effective means to educate the nation's traditions, 
hometowns, patriotism for the young generation. However, for many reasons, this advantage 
has not been fully realized. In the process of reforming teaching methods, especially in the 
coming history, in order to make effective use of this medium, it is necessary to have 
scientific solutions, to coordinate the education sector with other management agencies.
Keywords: The historical-revolutionary sites, education of patriotism.

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_truyen_thong_yeu_nuoc_cho_the_he_tre_qua_di_tich_li.pdf