Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là một giải pháp tiếp cận mới để giải quyết vấn đề về môi trường bền vững. Bài báo điều tra thực trạng nhận thức về môi trường của học sinh tiểu học ở một số trường thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường đã nâng cao nhận thức cho học sinh về môi trường, giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường.

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Trúc Khang 09/01/2024 5000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 34 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 
CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC 
THUỘC QUẬN BÌNH THẠNH VÀ HUYỆN CỦ CHI, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
QUÁCH VĂN TOÀN EM*, NGUYỄN THANH THẢO**
TÓM TẮT 
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là một giải pháp tiếp cận 
mới để giải quyết vấn đề về môi trường bền vững. Bài báo điều tra thực trạng nhận thức về 
môi trường của học sinh tiểu học ở một số trường thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ Chi 
Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường đã nâng 
cao nhận thức cho học sinh về môi trường, giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn 
bảo vệ môi trường. 
Từ khóa: bảo vệ môi trường, giáo dục môi trường, giáo dục tiểu học. 
ABSTRACT 
Promoting environmental awareness for pupils at some primary schools 
in Binh Thanh and Cu Chi Districts, Ho Chi Minh City 
Educating environmental awareness for primary school pupils is a new way of 
approaching to solving the problem on sustainable environment. The article is about 
investigating environmental awareness of pupils at some primary schools in Binh Thanh 
and Cu Chi Districts, HCMC. Providing the contents of environmental education and 
environmental protection, helps pupils form the appropriate attitudes and behaviors 
towards the environment protection. 
Keywords: environmental protection, environmental education, primary education. 
1. Mở đầu 
 Hiện nay, ở Việt Nam cùng với sự 
gia tăng dân số, quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, con người đã tác động 
mạnh mẽ vào tự nhiên dẫn đến suy giảm 
các nguồn tài nguyên và phải đối mặt với 
những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng như 
ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, tiếng 
ồn... làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống 
và sức khỏe người dân; làm giảm nhanh 
chóng những loài động vật quý hiếm; 
* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
** GV, Trường THPT Trung Phú, Củ Chi, 
TPHCM 
thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều 
Một trong những giải pháp để ngăn ngừa 
các vấn đề về môi trường (MT) là phải 
trực tiếp làm thay đổi nhận thức của cộng 
đồng, của mỗi người về môi trường sống 
xung quanh. Chính vì vậy, công tác giáo 
dục môi trường cho toàn dân, nhất là thế 
hệ học sinh nhận thức và hành động đúng 
về bảo vệ môi trường (BVMT) là nhiệm 
vụ quan trong hàng đầu. Đặc biệt, giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học 
sinh tiểu học là một giải pháp tiếp cận 
mới để giải quyết vấn đề về môi trường 
bền vững cho hôm nay và mai sau. 
 56 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quách Văn Toàn Em và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Quận Bình Thạnh là quận nội thành 
với nền kinh tế công nghiệp - tiểu thủ 
công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - 
du lịch là chủ yếu. Quá trình đô thị hóa 
nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh 
tế - văn hóa xã hội của quận. Sự thay đổi 
đó cũng góp phần làm Bình Thạnh phải 
đối diện với nhiều vấn đề về môi trường. 
Bên cạnh đó Củ Chi cũng là huyện đang 
có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa rất 
mạnh. Vì thế mà vấn đề về MT ở huyện 
cũng là vấn đề đáng lo ngại. 
Việc tiến hành nghiên cứu “Giáo 
dục nâng cao nhận thức về môi trường 
cho học sinh ở một số trường tiểu học 
thuộc quận Bình Thạnh và huyện Củ 
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là một 
yêu cầu cần thiết nhằm đánh giá thực 
trạng giáo dục môi trường ở một số 
trường tiểu học quận Bình Thạnh và 
huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh 
(TPHCM); từ đó, góp phần nâng cao 
nhận thức, thái độ và hành vi đối với việc 
bảo vệ môi trường (BVMT) cho học sinh 
(HS) ở một số trường tiểu học quận Bình 
Thạnh và huyện Củ Chi nói riêng và học 
sinh bậc tiểu học (TH) ở địa bàn TPHCM 
nói chung. 
2. Đối tượng, thời gian, nội dung và 
phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Giáo dục nâng cao nhận thức về 
môi trường cho học sinh ở 4 trường tiểu 
học ở quận Bình Thạnh, TPHCM (Thanh 
Đa: 74 HS, Thạnh Mỹ Tây: 86 HS, Trần 
Quang Vinh: 72 HS, Bình Lợi Trung: 77 
HS) và 2 trường tiểu học ở huyện Củ Chi, 
TPHCM (Trung An: 70 HS, Hòa Phú: 70 
HS). 
2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 
10/2010 – tháng 4/2011. 
2.3. Nội dung nghiên cứu 
Tìm hiểu thực trạng về nhận thức, 
thái độ đối với môi trường của HS khối 4 
tại các trường TH đã chọn trước và sau 
khi tập huấn (phụ lục 1), đánh giá hiệu 
quả tập huấn. 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
Nghiên cứu các tài liệu về môi 
trường, thu thập và viết thành tài liệu tập 
huấn sát với trình độ của học sinh TH 
(khối 4). 
2.4.2. Phương pháp tập huấn 
Tập huấn trực tiếp các nội dung về 
môi trường cho khoảng 480 học sinh khối 
4 (lấy 2 lớp, 60-90 em/trường), thuộc 4 
trường TH ở quận Bình Thạnh và 2 
trường tiểu học ở huyện Củ Chi. 
2.4.3. Nội dung tập huấn 
Tập huấn cho HS về vai trò  ... inh, 
trường 5: Trung An. Các trường này có 
cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tuy BGH 
có quan tâm nhưng chưa thực sự sâu sắc. 
Trường Trung An là trường ngoại thành 
đang xây dựng lại nên phải mượn trường 
Trung học Cơ sở Tân Trung cũ để hoạt 
động, cơ sở vật chất khó khăn, điều kiện 
vệ sinh không được đảm bảo, BGH chỉ 
tạo điều kiện cho giáo viên GDMT bằng 
cách cử GV đi tập huấn khi có chỉ thị của 
Phòng Giáo dục hoặc Bộ Giáo dục và 
Đào tạo, còn đối với HS thì cung cấp 
sách báo có liên quan cho các em; do đó, 
nhận thức về MT và BVMT còn hạn chế. 
Trường Trần Quang Vinh và Bình Lợi 
Trung là trường nội thành, tuy cơ sở vật 
chất chưa đầy đủ, BGH có phần quan tâm 
và hỗ trợ cho GV hơn là trường Trung 
An nhưng cũng chưa thực sự sâu sắc. Tỉ 
lệ BGH thường xuyên dự giờ các tiết dạy 
lồng ghép GDMT của GV chỉ chiếm tỉ lệ 
trung bình (trường Trần Quang Vinh: 
50%, trường Bình Lợi Trung: 66,67%). 
Và do là trường nội thành nên nhận thức 
của HS có phần tốt hơn HS trường Trung 
An. 
3.1.2. Thái độ của học sinh đối với môi 
trường và bảo vệ môi trường (phụ lục 2) 
Sau khi đã có nhận thức đúng đắn, 
HS cần phải biến nhận thức đó thành thái 
độ và hành vi thì việc GDMT mới đạt 
hiệu quả. 
 59
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 34 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Bảng 3.3. Sự khác biệt về thái độ của HS đối với MT và BVMT 
trước tập huấn theo câu 
Kết quả bảng phân tích 3.3 và phụ 
lục 2 cho thấy sự khác biệt giữa các câu 
hỏi trong phần thái độ không nhiều, có 
thể chia làm 2 nhóm: 
Nhóm 1 gồm các câu 1, 2, 3, 4, 7 có 
tỉ lệ HS trả lời đúng khá cao (>92%). Các 
em có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học tốt 
do các em đã ý thức được cách xử lí rác 
thải đúng đắn và biết được tầm quan 
trọng của việc giữ vệ sinh MT. Các em 
đồng ý với ý kiến trực nhật lớp là việc 
cần thiết để giữ gìn vệ sinh lớp học sạch 
sẽ và phản đối việc vứt rác ra cửa sổ. Mặt 
khác, số lượng thùng rác trong sân trường 
và ngoài phòng học nhiều, được đặt hợp 
lí nên giúp HS bỏ rác đúng chỗ. 
Do đã được học trong chương trình 
về những việc làm để bảo vệ bầu không 
khí trong sạch nên các em ý thức được 
việc nào đúng việc nào sai. Các em phản 
đối việc không cần dội nước sau khi đi vệ 
sinh vì đã có lao công của trường dọn 
dẹp, phản đối việc khạc nhổ bừa bãi 
ngoài đường vì hành động này không 
những làm bẩn đường phố mà còn 
phát tán vi trùng mang mầm bệnh vào 
không khí, tán thành việc trồng và chăm 
sóc cây xanh là việc cần thiết để BVMT 
ở trường học. 
Nhóm 2 gồm các câu 5, 6, 8. Các 
em có ý thức tốt về việc tiết kiệm điện 
nước. Đây là những nguồn năng lượng 
quý nhưng có giới hạn. 
Kết quả bảng phân tích 3.4 và phụ 
lục 2 cho thấy: 
Ý thức của HS các trường Thanh 
Đa, Trần Quang Vinh và Thạnh Mỹ Tây 
cao hơn so với các HS các trường Trung 
An, Hòa Phú, Bình Lợi Trung. Trường 
Hòa Phú tuy là trường đạt Chuẩn Quốc 
gia nhưng lại nằm ở ngoại thành nên các 
em ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thái độ, ý 
thức đối với MT của mọi người xung 
quanh. Trường Bình Lợi Trung tuy là 
trường nội thành nhưng HS phần lớn là 
con em của những gia đình khó khăn ở 
khu lao động nghèo nên ý thức và thái độ 
của các em về vệ sinh MT cũng ít được 
chú ý. 
 60 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quách Văn Toàn Em và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Bảng 3.4. Sự khác biệt về thái độ của HS đối với MT và BVMT 
trước tập huấn theo trường 
3.2. Về phía học sinh sau khi tập huấn 
3.2.1. Nhận thức của học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường (phụ lục 2) 
Bảng 3.5. Bảng phân tích sự khác biệt về nhận thức của HS trước và sau tập huấn 
Sau khi tập huấn nhận thức của HS đã có sự thay đổi theo hướng các em có nhận 
thức tốt hơn về vấn đề MT và BVMT. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng phụ thuộc vào 
từng câu hỏi và từng trường. 
Bảng 3.6. Sự khác biệt về nhận thức của học sinh về MT và BVMT 
sau tập huấn theo câu hỏi 
Theo kết quả bảng phân tích 3.6, 
sau khi tập huấn tỷ lệ HS của các trường 
trả lời đúng được chia thành 2 nhóm: 
Nhóm câu hỏi có tỉ lệ HS trả lời cao 
(>80%) gồm các câu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 
10. Các câu có tỉ lệ HS trả lời đúng ở 
mức khá là do các em đã được tập huấn 
về MT và BVMT. Đây là kiến thức các 
em đã học ở lớp dưới nên có thể các em 
đã quên và sau tập huấn các em có điều 
 61
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 34 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
kiện nhớ lại các kiến thức đã học. Riêng 
câu 4 có tỉ lệ HS trả lời đúng tăng cao 
nhất ( từ 74,15% tăng lên 91,1% ) do đây 
là kiến thức các em mới vừa học nên sau 
khi được phân tích các em dễ dàng nhớ 
lại và hiểu đúng vấn đề. 
Riêng câu 3 có tỉ lệ HS trả lời ở 
mức trung bình (60,37%). Như đã phân 
tích ở trên, đây là một câu hỏi khó và 
buổi tập huấn ngắn ngủi chưa thật sự làm 
cho các em có nhận thức đầy đủ nên mặc 
dù tỉ lệ câu trả lời đúng tăng lên nhưng 
không đáng kể. 
Nhìn chung buổi tập huấn đã góp 
phần nâng cao nhận thức của HS các 
trường tập huấn. Tuy nhiên, hiệu quả của 
nó cũng phụ thuộc vào trình độ HS của 
từng trường. 
Bảng 3.7. Sự khác biệt về nhận thức của học sinh về MT và BVMT 
sau tập huấn theo trường 
Theo bảng phân tích 3.7, nhìn chung nhận thức của HS ở các trường đều được 
nâng cao và cũng được chia làm 2 nhóm như trước khi tập huấn. Nhóm có tỉ lệ HS trả 
lời đúng khá cao (>86%) gồm các trường 1, 3, 6. Nhóm trường (trường 2 - Bình Lợi 
Trung, trường 4 - Trần Quang Vinh, trường 5 - Trung An) có tỉ lệ HS từ mức khá trước 
khi tập huấn lên mức cao (>78,61 %) sau khi tập huấn. 
3.2.2. Thái độ của học sinh đối với môi trường và bảo vệ môi trường (phụ lục 3) 
Bảng 3.8. Bảng phân tích sự khác biệt về thái độ của HS trước và sau tập huấn 
Sau khi tập huấn thái độ của HS đã có sự thay đổi theo hướng các em có thái độ 
tốt hơn về vấn đề MT và BVMT. Tuy nhiên, sự thay đổi này có sự khác nhau giữa các 
trường. 
 62 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quách Văn Toàn Em và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Bảng 3.9. Sự khác biệt về thái độ của HS đối với MT và BVMT 
sau tập huấn theo trường 
Theo bảng phân tích 3.9, nhìn 
chung thái độ của HS ở các trường đều 
được nâng cao và cũng được chia làm 2 
nhóm (nhóm 1 gồm các trường: Trung 
An, Hòa Phú, Trần Quang Vinh, Thanh 
Đa và Thạnh Mỹ Tây; nhóm 2: trường 
Bình Lợi Trung) có sự khác biệt hơn so 
với trước tập huấn. Sau tập huấn, HS 
trường Hòa Phú và Trung An đã có thái 
độ tích cực hơn so với trước tập huấn. Do 
các em là HS ở ngoại thành khá ngoan và 
rất chịu chú ý lắng nghe nên buổi tập 
huấn đã có tác động hiệu quả đến thái độ 
của các em. Riêng trường Bình Lợi 
Trung và các trường còn lại, buổi tập 
huấn cũng đã tác động đến ý thức, thái độ 
các em. Tuy nhiên, các em vẫn còn hiếu 
động, thiếu tập trung nên tỉ lệ tăng không 
cao về ý thức BVMT. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
Đa số HS có nhận thức tốt về các 
nội dung GDMT được đưa ra. Tuy nhiên, 
nhận thức của các em về vai trò của việc 
trồng cây xanh trong trường học và trên 
đường phố chỉ ở mức trung bình 
(54,65%). Hầu hết các em đều có thái độ 
đúng đắn trong việc BVMT. 
Nhìn chung các em có hành vi đúng 
trong việc giữ gìn vệ sinh chung (nhặt rác 
trong hộc bàn, sân trường bỏ vào đúng 
nơi quy định, không viết, vẽ bậy lên bàn 
ghế, lên tường), không chọc phá các con 
vật khi đi sở thú, có ý thức phụ giúp ba 
mẹ bằng cách làm những công việc nhỏ 
phù hợp với lứa tuổi (giúp mẹ lau dọn, vệ 
sinh nhà cửa, dọn dẹp góc học tập ngăn 
nắp, sạch sẽ). Các nội dung còn lại các 
em ý thức chưa rõ nên chưa thường 
xuyên tham gia. 
Sau tập huấn nhận thức, thái độ của 
HS về môi trường đều được nâng cao. 
4.2. Kiến nghị 
BGH cần tổ chức các lớp tập huấn 
GDMT cho GV và học sinh; quan tâm, 
động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi 
như hỗ trợ kinh phí, phương tiện cho các 
hoạt động, phong trào về BVMT và trang 
bị thêm tranh ảnh, đồ dùng trực quan, mô 
hình về GDMT để GV lồng ghép vào các 
tiết dạy trên lớp, bên cạnh việc kiểm tra 
nhắc nhở và khen thưởng; tạo điều kiện 
cho HS hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu 
thiên nhiên kết hợp với GDMT. 
GV cần tìm hiểu và lồng ghép 
GDMT sao cho hấp dẫn để thu hút HS 
 63
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 34 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
đồng thời thường xuyên nhắc nhở các em 
BVMT. 
Các tổ chức Đoàn/Đội thường 
xuyên vận động, tuyên truyền, nhắc nhở 
HS BVMT vào buổi sinh hoạt dưới cờ 
đầu tuần kết hợp với việc tổ chức các 
buổi tọa đàm, các trò chơi hướng về 
GDMT như hái hoa dân chủ, các câu đố 
có thưởng để HS từ từ thấu hiểu về 
GDMT. Phát động nhiều phong trào 
mang tính chất GDMT cho HS tham gia 
(các hội thi, chơi trò chơi, thi vẽ tranh về 
môi trường, phong trào ngày chủ nhật 
xanh ) và đưa GDMT vào kế hoạch 
hoạt động năm, theo dõi và đánh giá quá 
trình thực hiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thanh Hoài (2008), Công tác giáo dục môi trường tại một số trường trung 
học cơ sở thuộc quận Bình Thạnh – Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp 
ngành Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Lê Huy Bá, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Đức Vũ, Đàm 
Nguyễn Thùy Dương (2002), Giáo dục môi trường, Nxb Giáo dục. 
3. Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Thị Thấn (2010), Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi 
trường cho giảng viên tiểu học các trường Đại học – Cao đẳng Sư phạm, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, Hà Nội. 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Phiếu điều tra nhận thức, thái độ của HS về MT và BVMT 
trước và sau tập huấn 
Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
 Khoa Sinh học 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH 
Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình nhận thức về thực trạng môi trường và hoạt động bảo 
vệ môi trường của học sinh ở các trường tiểu học nói chung và một số trường tiểu học 
thuộc quận Bình Thạnh, Củ Chi, TPHCM. 
Em hãy đánh dấu X vào ý em cho là đúng nhất. 
I. Về kiến thức: 
Câu 1: Theo em rác thải được xử lí như thế nào đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? 
†Đốt rác 
†x Phân loại và tái chế rác 
† Vứt rác xuống sông hay kênh rạch 
† Đổ thành đống 
Câu 2: Phân loại rác thải là gì? 
† x Chia rác thành nhiều loại và bỏ vào các thùng khác nhau 
† Bỏ rác vào chung một thùng 
† Đổ ra bãi rác 
 64 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quách Văn Toàn Em và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
† Bỏ rác vào các thùng khác nhau 
Câu 3: Trồng nhiều cây xanh trong trường học và trên đường phố để? 
† Làm đẹp cho trường và đường phố 
† x Làm trong sạch bầu không khí và giảm tiếng ồn 
† Giúp cho chim làm tổ 
† Lấy gỗ 
Câu 4: Tác hại của ô nhiễm không khí là: 
† Gây bệnh đường hô hấp 
† Dị ứng 
† Nhức đầu 
† x Tất cả các ý trên 
Câu 5: Nước bị ô nhiễm là nước? 
† Có màu, có chất bẩn, không chứa vi sinh vật hay các chất hòa tan gây hại cho sức 
khỏe con người 
† Không màu, không mùi, có các vi sinh vật gây bệnh vượt mức cho phép hay các 
chất hòa tan gây hại cho sức khỏe con người 
† x Có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh vượt mức cho 
phép hay các chất hòa tan gây hại cho sức khỏe 
† Không màu, không mùi, không vị 
Câu 6: Không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nước: 
† Xả rác, phân, nước thải 
† Sử dụng phân hóa học 
† x Xây dựng nhà tiêu tự hoại 
† Vứt xác động vật xuống sông 
Câu 7: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất? 
† x Do chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng phân hóa học 
† Do con người thường cày bừa, xới đất 
† Do sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục 
† Do trồng cây gây rừng 
Câu 8: Chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến : 
† Động vật mất nơi trú ngụ 
† Xói mòn đất 
† Lũ lụt, hạn hán 
† x Tất cả các ý trên 
Câu 9: Trao đổi chất là: 
† Con người lấy thức ăn, không khí, nước từ môi trường 
† Con người thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã 
† x Câu a, b đúng 
† Câu a, b sai 
 65
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 34 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Câu 10 : Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cần? 
† Giữ vệ sinh ăn uống 
† Giữ vệ sinh cá nhân 
† Giữ vệ sinh môi trường 
† x Tất cả các ý trên 
II. Về thái độ: 
Cảm ơn các em. 
STT Thái độ Đồng ý Phân vân Phản đối 
1 Trực nhật lớp là việc cần thiết để giữ gìn lớp học sạch đẹp x 
2 Vứt rác ra cửa sổ là biện pháp giữ gìn lớp học sạch sẽ x 
3 Không cần dội nước sau khi đi nhà vệ sinh vì có lao công của trường dọn dẹp x 
4 Trồng và chăm sóc cây xanh là việc cần thiết để bảo vệ môi trường ở trường học x 
5 Tắt đèn khi đi ngủ để tiết kiệm điện x 
6 Sử dụng nước thoải mái vì gia đình đã tốn tiền mua x 
7 Khạc nhổ bừa bãi ngoài đường không ảnh hưởng gì đến môi trường x 
8 Luôn bỏ rác vào thùng rác ở nơi công cộng x 
 66 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Quách Văn Toàn Em và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 67 
Phụ lục 2. Kết quả điều tra về nhận thức, thái độ của học sinh về MT và BVMT trước và sau tập huấn 
Tỉ lệ % HS trả lời đúng 
THANH ĐA (1) BÌNH LỢI TRUNG (2) THẠNH MỸ TÂY(3) TRẦN QUANG VINH (4) TRUNG AN (5) HOÀ PHÚ (6) Nội 
dung 
Câu 
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
1 81,08 94,59 79,22 81,82 93,02 94,19 69,44 76,39 67,14 78,57 100 100
2 85,14 95,95 75,32 80,52 84,88 89,53 66,67 79,17 62,86 72,86 82,86 85,71
3 60,81 66,22 50,65 53,25 56,98 59,3 19,44 30,56 48,57 60 91,43 92,86
4 67,57 98,65 54,55 84,42 77,91 86,05 79,17 87,5 71,43 92,86 94,29 97,14
5 89,19 95,95 74,03 74,03 89,53 89,53 79,17 80 82,86 97,14 82,86 85,71
6 77,03 87,84 87,01 90,5 87,21 89 72,22 79,17 68,57 71,43 84,29 85,71
7 77,03 79,73 81,82 84,42 75,58 84,88 54,17 75 80 85,71 77,14 82,86
8 93,24 90,54 81,82 85,71 86,05 87,21 87,5 88 70 78,57 85,71 90
9 94,59 100 79,22 80,52 90,7 93 93,06 93,06 64,29 74,29 87,14 90
Về 
nhận 
thức 
10 82,43 93,24 85,71 85,71 95,35 96 97,22 97,22 85,71 92,86 95,71 97,14
1 98,65 100 98,7 100 94,19 96,51 94,44 97,22 95,71 100 95,71 100
2 100 98,65 85,71 93,51 97,68 98,84 93,06 93,06 97,14 100 97,14 97,14
3 94,59 91,89 93,51 94,81 97,68 98,84 88,88 93,06 94,29 95,71 95,71 98,57
4 91,89 93,24 85,71 92,21 94,19 97,67 97,22 98,61 92,86 100 90 92,86
5 93,24 93,24 83,12 90,91 80,23 84,88 95,83 97,22 88,57 95,71 91,43 98,57
6 95,95 100 89,61 90,1 95,35 95,35 94,44 95,83 85,71 92,86 88,57 95,71
7 95,95 98,65 87,01 87,01 95,34 97,67 95,83 97,22 90 97,14 90 92,86
Về 
thái 
độ 
8 93,24 94,6 84,42 89,61 91,86 94,19 95,83 98,61 91,43 97,14 84,28 98,57
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-9-2011; ngày chấp nhận đăng: 28-12-2011) 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_nang_cao_nhan_thuc_ve_moi_truong_cho_hoc_sinh_o_mot.pdf