Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

Giao tiếp là một nhu cầu của trẻ em và là phương tiện để giúp trẻ học tập, vui chơi

và tham gia vào cuộc sống xã hội. Ngay từ khi mớ i sinh ra, trẻ em đã bắt đầu giao tiếp vớ i

những ngườ i xung quanh [6]. Đứ a trẻ càng lớ n, pham vi giao ti ̣ ếp càng phứ c tap hơn. Do ̣

vây, vi ̣ êc gi ̣ úp trẻ nắm đươc c ̣ ác chuẩn mưc, h ̣ ành vi giao tiếp có văn hóa để vân d ̣ ung v ̣ ào

trong những tı̀nh huống giao tiếp cụ thể là môt v ̣ ấn đề rất cần thiết. Giáo dục hành vi giao

tiếp có văn hóa cho trẻ được thể hiện rất hiệu quả trong hoạt động vui chơi đặc biệt là

trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong trò chơi trẻ học cách ứng xử giao tiếp và khẳng

định cái tôi trong các quan hệ qua các vai [4]. Bên cạnh đó các chuẩn mực giao tiếp, các

phẩm chất tâm lí cá nhân cũng được hình thành.

Qua khảo sát thực trạng ở một số trường mầm non chúng tôi nhận thấy nội dung

giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ chưa được xác định cụ thể và chưa được sắp

xếp theo hệ thống, mặt khác giáo viên chưa có biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Phần đông giáo viên mầm non vẫn có xu hướng sử dụng các

biện pháp truyền thống mang tính áp đặt trẻ đã quen sử dụng trước đây, chưa chú ý đi sâu

vào các tình huống phong phú, đa dạng của các trò chơi cho trẻ ở trường mầm non nhất là

thông qua đóng vai. Việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có

văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sự lung túng của giáo viên khi tổ chức

quá trình giáo dục hành vi cho trẻ. Do đó trong bài viết này chúng tôi tập trungđề xuất một

số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng

vai theo chủ đề ở trường mầm non.

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 1

Trang 1

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 2

Trang 2

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 3

Trang 3

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 4

Trang 4

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 5

Trang 5

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 6

Trang 6

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 7

Trang 7

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 8

Trang 8

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 04/01/2022 17320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
66 
GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 5-6 TUỔI 
THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 
Ở TRƯỜNG MẦM NON 
Hồ Sỹ Hùng1 
TÓM TẮT 
Giao tiếp là phương tiện để giúp trẻ học tập, vui chơi và tham gia vào cuộc sống xã 
hội. Các hành vi giao tiếp của trẻ đươc̣ hı̀nh thành chủ yếu từ sư ̣bắt chước và phản ánh 
rất chân thưc̣ những điều trẻ hoc̣ đươc̣. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 
tuổi được thực hiện rất có hiệu quả thông qua hoạt động vui chơi. Do đó trong bài viết này 
chúng tôi tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp giáo dục hành vi 
giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường 
mầm non (MN). 
Từ khóa: Giao tiếp, giao tiếp có văn hóa, hành vi, trẻ 5 - 6 tuổi. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giao tiếp là một nhu cầu của trẻ em và là phương tiện để giúp trẻ học tập, vui chơi 
và tham gia vào cuộc sống xã hội. Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ em đã bắt đầu giao tiếp với 
những người xung quanh [6]. Đứa trẻ càng lớn, phaṃ vi giao tiếp càng phức tap̣ hơn. Do 
vâỵ, viêc̣ giúp trẻ nắm đươc̣ các chuẩn mưc̣, hành vi giao tiếp có văn hóa để vâṇ duṇg vào 
trong những tı̀nh huống giao tiếp cu ̣thể là môṭ vấn đề rất cần thiết. Giáo dục hành vi giao 
tiếp có văn hóa cho trẻ được thể hiện rất hiệu quả trong hoạt động vui chơi đặc biệt là 
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong trò chơi trẻ học cách ứng xử giao tiếp và khẳng 
định cái tôi trong các quan hệ qua các vai [4]. Bên cạnh đó các chuẩn mực giao tiếp, các 
phẩm chất tâm lí cá nhân cũng được hình thành. 
Qua khảo sát thực trạng ở một số trường mầm non chúng tôi nhận thấy nội dung 
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ chưa được xác định cụ thể và chưa được sắp 
xếp theo hệ thống, mặt khác giáo viên chưa có biện pháp giáo dục tích cực, phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Phần đông giáo viên mầm non vẫn có xu hướng sử dụng các 
biện pháp truyền thống mang tính áp đặt trẻ đã quen sử dụng trước đây, chưa chú ý đi sâu 
vào các tình huống phong phú, đa dạng của các trò chơi cho trẻ ở trường mầm non nhất là 
thông qua đóng vai. Việc tìm tòi nghiên cứu các biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có 
văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sự lung túng của giáo viên khi tổ chức 
quá trình giáo dục hành vi cho trẻ. Do đó trong bài viết này chúng tôi tập trungđề xuất một 
1 Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Hồng Đức 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
67 
số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng 
vai theo chủ đề ở trường mầm non. 
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng và 
có ý nghĩa to lớn trong qua trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện ở trẻ MN. 
Để đề xuất được những biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ thông 
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng 
của vấn đề thông qua sử dụng phiếu điều tra kết hợp đàm thoại với các cán bộ quản lí, 
giáo viênở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa như Trường mầm 
non Thực Hành, Đại học Hồng Đức, Trường mầm non 27-2, Trường mầm non An 
Hoạch, Trường mầm non Đông Sơn và quan sát quá trình tổ chức vui chơi đặc biệt là 
thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề biết về những biện pháp, nội dung giáo dục hành 
vi giao tiếp có văn hóa được lồng ghép trong trò chơi. Ngoài ra để biết được những biện 
pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mà các giáo viên đã áp dụng chúng 
tôi tiến hành khảo sát, dự giờ, phỏng vấn họ để từ đó làm căn cứ để xây dựng những 
biện pháp cho phù hợp với nhu cầu, khả năng và thực tiễn sự phát triển của trẻ trong 
giai đoạn hiện nay. 
2.1. Trò chơi đóng vai theo chủ đề 
Trò chơi đóng vai theo cheo chủ đề là một loại trò chơi mà trong đó trẻ em mô 
phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào 
các vai để hành động giống như người lớn theo chức năng xã hội và những mối quan 
hệ giữa họ [7]. 
2.2. Hành vi giao tiếp có văn hóa 
Hành vi giao tiếp có văn hóa là những biểu hiện cụ thể bên ngoài được điều chỉnh 
bởi cấu trúc tâm lý của chủ thể có ý thức chứa đựng những giá trị chuẩn mực văn hóa được 
thực hiện theo quy tắc ứng xử của xã hội, thông qua lời nói, và cử chỉ trong các mối quan 
hệ hàng ngày [6]. 
2.3. Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5-6 tuổi qua trò 
chơi đóng vai theo chủ đề 
Biện pháp 1: Xác định nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa và lập kế hoạch 
tổ chức hoạt động chơi theo các chủ đề. 
a. Mục đích 
Giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa 
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách thống nhất và khoa học. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC H ... 
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo viên quan sát để có những ghi chép các 
biểu hiện của trẻ, xác định những kỹ năng, kinh nghiệm của trẻ để điều chỉnh kế hoạch 
thực hiện nội dung, thực hiện các biện pháp phù hợp. Cần xây dựng một số tình huống mới 
giúp trẻ luân phiên nhóm chơi để tạo điều kiện cho mọi trẻ được chơi, thực hành, luyện tập 
các hành vi giao tiếp có văn hóa một cách thuận lợi. 
Trong quá trình lập kế hoạch, giáo viên cần lưu ý: 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
69 
Cần dựa vào đặc điểm của trẻ và điều kiện của trường, lớp để lựa chọn chủ đề cho 
phù hợp. 
Thể hiện được sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học liệu ở các khu vực chơi 
trong lớp. 
Biện pháp 2: Tổ chức môi trường các góc hoạt động theo hướng tích hợp 
a. Mục đích 
Bố trí môi trường hoạt động, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, đồ dùng dạy học trong lớp 
theo hướng mở phù hợp với hoạt động của trẻ và phù hợp với yêu cầu giáo dục. Nhằm làm 
tăng khả năng hoạt động tích cực cho trẻ, tăng cường sự giao tiếp qua lại giữa trẻ với 
người lớn, giữa trẻ với nhau. Từ đó khuyến khích trẻ bộc lộ được hành vi giao tiếp có văn 
hóa một cách tích cực. 
b. Cách tiến hành 
Tạo môi trường vật chất phù hợp: 
Để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phong phú và phù hợp với đặc điểm nhận 
thức và khả năng chơi và tăng cường các mối quan hệ giao tiếp. Người giáo viên cần bố trí 
và tổ chức môi trường cho trẻ chơi và hoạt động, giáo viên cần tính đến các yếu tố như: 
Không gian thực tế của trường; mục đích tổ chức các hoạt động; các yếu tố an toàn của trẻ; 
đảm bảo sự linh hoạt dễ thay đổi theo mục đích giáo dục cũng như theo các chủ đề. 
Sau mỗi chủ đề, giáo viên tìm hiểu nhu cầu chơi và khả năng hoạt động của trẻ, mức 
độ thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ và thực tế điều kiện của lớp lên kế hoạch tổ 
chức môi trường hoạt động. 
Ở các góc hoạt động, giáo viên bố trí đồ dùng, xắp sếp đồ chơi cần có sự đa dạng 
mang tính mới và xuất phát từ kinh nghiệm, kỹ năng của trẻ, để bổ sung, luân chuyển 
và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội 
dung chơi, các quan hệ giao tiếp của trẻ trong quá trình chơi. Qua đó trẻ được thực 
hành, luyện tập các hành vi giao tiếp có văn hóa và cách ứng xử trong giao tiếp một 
cách thuận lợi. 
Giáo viên cần lên kế hoạch để bố trí và bổ sung thêm đồ chơi một cách hợp lý, đa 
dạng và mang tính mở sẽ kích thích và gợi mở để trẻ sử dụng vốn kinh nghiệm đã có vào 
trò chơi và các hoạt động hàng ngày khác. Từ đó khuyến khích trẻ hoạt động với đồ vật 
thay thế tạo các mối quan hệ để trẻ tích cực trao đổi với nhau, thực hiện các mối quan hệ 
giao tiếp giữa các vai tham gia vào hội thoại. 
Tạo môi trường tâm lý phù hợp với môi trường hoạt động: 
Việc tạo nên bầu không khí lớp học thoải mái hào hứng khi bước vào các hoạt động 
là vô cùng quan trọng. Vì vậy các phương tiện như đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh, trang trí 
mang tính thẩm mỹ, gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ có được cảm giác được là một thành viên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
70 
của lớp, đem lại lòng tự tin, phấn khởi, hứng thú, chia sẻ với bạn cùng chơi qua đó kích 
thích trẻ hoạt động tích cực, khêu gợi ở trẻ nhu cầu giao tiếp với mọi người để nhận ra 
những cử chỉ, hành vi đẹp. 
Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ thực hành, luyện tập hành vi giao tiếp có văn hóa 
trong quá trình chơi 
a. Mục đích 
Tạo môi trường giao tiếp tích cực để cho trẻ được thực hành và luyện tập các chuẩn 
mực hành vi giao tiếp có văn hóa có nội dung phù hợp với các vai chơi. 
b. Cách tiến hành 
Tạo các tình huống cho trẻ được thực hành luyện tập: 
Với trẻ 5-6 tuổi ở giai đoạn đầu của trò chơi, trẻ đã bắt đầu quan sát được những 
hành động và cử chỉ cũng như chú ý đến mối quan hệ và thái độ của nhân vật. Do đó trong 
trường hợp với tư cách là người bạn cùng chơi với trẻ. Giáo viên sẽ là người quan sát và 
khuyến khích trẻ nhập vai và thể hiện những nội dung theo các vai mà mình đảm nhận. 
Qua vai chơi, trẻ được thực hành và điều chỉnh hành vi phù hợp với các chuẩn mực qui 
định. Ví dụ: có thể gợi ý trẻ đóng vai là người bán hàng, hoặc người mua hàng trong trò 
chơi “Siêu thị” thể hiện các hành vi giao tiếp của người mua hàng với người bán hàng và 
ngược lại; có thể đóng vai là khách du lịch trong trò chơi “Đi thăm quan lăng Bác” để 
thông qua chơi và hành động của vai, trẻ được trải nghiệm, thực hành đưa ra những yêu 
cầu, đề nghị của khách du lịch với hướng dẫn viên du lịch. Khi trẻ đã chơi một vai nào đó 
thuần thục, cô giáo với tư cách là người bạn chơi của trẻ gợi ý trẻ chọn vai chơi khác trong 
mối quan hệ giao tiếp khác nhau như: Bác sĩ biết khám bệnh bằng ống nghe, biết hỏi mẹ 
của bệnh nhân về các triệu chứng, biết kê đơn và dặn dò bệnh nhân. Cô giáo càng nhập vai 
tự nhiên bao nhiêu thì càng tạo cho trẻ cảm giác tự nhiên thực hiện các yêu cầu chuẩn mực 
hành vi giao tiếp có văn hóa qua vai chơi. 
Để giúp trẻ có điều kiện thuận lợi để thực hành, luyện tập các hành vi trong các các 
hoạt động ở trường mầm non đặc biệt là khi trẻ nhập các vai chơi trong các trò chơi đóng 
vai thì giáo viên cần: 
Lập kế hoạch tham quan, trong đó có nội dung để trẻ quan sát các mối quan hệ 
giao tiếp giữa con người với con người như: đi tham quan, quan sát phòng khám bệnh, 
cửa hàng mua bán 
Sắp xếp, bố trí các vật dụng, chỗ chơi tạo hoàn cảnh chơi cho trẻ. 
Tổ chức thảo luận, bàn bạc trước khi chơi, tạo tâm thế hứng thú để trẻ bước vào trò 
chơi, đưa ra hệ thống các câu hỏi đàm thoại để gợi mở về nội dung hoạt động phù hợp với 
những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa. 
Trong khi thảo luận giáo viên cần nêu ra những yêu cầu cụ thể cho từng nhóm 
chơi, vai chơi (đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu về hành vi giao tiếp có văn hóa) để trẻ có thể 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
71 
định hướng khi nhận nhóm chơi, vai chơi cho mình. Đối với trẻ tham gia đóng vai mới 
giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ trẻ trong quá trình nhập vai để trẻ có thể hoàn thành tốt 
vai chơi của mình. 
Tạo các tình huống khác nhau để luyện tập hành vi và hình thành thói quen với các 
hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ. 
Tạo tình huống để các vai chơi trong mỗi nhóm có nhu cầu quan hệ giao tiếp với các 
nhóm chơi khác một cách tự nhiên theo diễn biến của trò chơi thể hiện, bộc lộ các hành vi. 
Khi trẻ đã nhập được vai, biết thực hiện theo yêu cầu của vai chơi, giáo viên nên đưa 
ra các tình huống, hoàn cảnh chơi mới mở rộng nội dung chơi giúp trẻ có cơ hội hành động 
trong mối quan hệ khác nhau của vai chơi. Ví dụ: Tình huống mẹ chăm sóc con. 
Trong quá trình tổ chức cho trẻ được thực hành luyện tập các hành vi giao tiếp có 
văn hóa giáo viên nên tạo ra các tình huống khác nhau trong các hoạt động ở trường mầm 
non nhất là khi trẻ tham gia vào các vai chơi, nhóm chơi và trong mỗi vai chơi hay nhóm 
chơi đó phải đặt ra những mối quan hệ giao tiếp giữa các đối tượng khác nhau một cách tự 
nhiên, phù hợp để trẻ bộc lộ được các hành vi. 
Mở rộng các chủ đề trong các hoạt động để cho trẻ có nhiều cơ hội thực hành, 
luyện tập các hành vi giao tiếp có văn hóa thông qua việc tổ chức và thực hiện chế độ 
sinh hoạt hàng ngày phải được tiến hành thường xuyên và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần 
với tần suất thời gian có thể ngày càng tăng nhằm giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ và có những 
kỹ năng nhất định khi thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử. Việc luyện tập này có thể 
được tiến hành đưa ra các tình huống khác nhau bằng cách thay đổi các tình huống để 
làm phong phú thêm cách mà cho trẻ tiến hành luyện tập. Có thể thay đổi các tình huống 
như là thông báo một vài sự kiện có liên quan đến trẻ mà sắp xảy ra; để cho trẻ được thảo 
luận, bàn bạc chuẩn bị tâm thế cho việc thực hiện các công việc mà nội dung của từng 
mảng hoạt động yêu cầu. 
Những yêu cầu trong quá trình tổ chức và hướng dẫn trẻ thực hành luyện tập: 
Khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần đảm nhận vai trò vừa là người hướng dẫn, 
đồng thời tạo chơ trẻ cảm giác giáo viên là thành viên trong hoạt động chơi cùng, cùng 
chơi với trẻ. Giáo viên đặt mình vào vị trí là người trợ giúp trẻ, điều này đem lại cho cô 
giáo sự đồng cảm, và đáp ứng nhu cần chơi của trẻ một cách tốt nhất. 
Giáo viên phải biết lắng nghe trẻ. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi 
tiến hành cho trẻ thực hành luyện tập hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động. Để tạo 
cho trẻ cảm giác thoải mái hứng thú chơi, chơi hết mình, kích thích sự sáng tạo của trẻ, 
cũng như động viên khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình, giáo viên phải biết lắng 
nghe và tôn trọng trẻ. Điều này được biểu hiện ở hành vi hướng vào trẻ khi nói, chăm 
chú nhìn vào mắt trẻ, nở nụ cười với trẻ, đồng thời đưa ra những lời tác động, nhận xét, 
gợi ý khi cần thiết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
72 
Phải kết hợp các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình 
tổ chức cho trẻ chơi. Nếu phương tiện ngôn ngữ tác động vào ý thức thì phương tiện 
ngôn ngữ tác động mạnh mẽ vào đến tình cảm của con người. Chỉ cần thay đổi nhỏ 
trong ánh mắt, giọng nóilà trẻ cảm nhận được thái độ của giáo viên. Trong tổ chức 
hoạt động chơi cho trẻ, giáo viên vừa là người tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, vừa là thành 
viên trong quá trình chơi. Cho nên việc sử dụng các phương tiện giao tiếp cần linh 
hoạt, đa dạng, phong phú phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để thu hút kích thích 
trẻ chơi có hiệu quả. 
Tạo được ở trẻ niềm tin, biết thể hiện vai mà mình đóng trong trò chơi, tích cự chủ 
động, thoải mái tự tin sẽ giúp trẻ phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa; đây là một yếu tố 
vô cùng quan trọng để trẻ hứng thú đến trò chơi và bộc lộ hết mình. 
Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tham gia một cách tích cực vào quá trình đánh giá và 
tự đánh giá hành vi giao tiếp có văn hóa 
a. Mục đích: 
Củng cố biểu tượng về hành vi giao tiếp có văn hóa, kích thích trẻ tự giác, tích 
cực điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những tình huống, đối tượng và hoàn 
cảnh giao tiếp. 
b. Cách tiến hành 
Việc đánh giá được thực hiện trong suốt quá trình chơi, dựa trên cơ sở của luật chơi, 
giáo viên quan sát phát hiện ra những sai lệch đưa ra những gợi ý giúp trẻ thực hiện đúng 
vai chơi và điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực hành vi trong quá trình 
thực hiện vai chơi. Trong quá trình thực hiện, trước khi tiến hành chơi giáo viên cần đưa ra 
những yêu cầu cụ thể về vai chơi. Trên cơ sở này làm điểm tựa giúp trẻ dễ dàng so sánh, 
đánh giá và tự điều chỉnh hành vi giao tiếp có văn hóa thông qua trò chơi đóng vai cũng 
như trong hoạt động hàng ngày. 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào quá trình tự đánh giá và 
đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn bè, giúp trẻ từng bước biết cách đánh giá, nhận xét 
những hành vi đúng và chưa đúng của mình và của bạn. Sự đánh giá của trẻ có thể tiến 
hành theo các cấp độ. 
Khuyến khích trẻ tham gia đánh giá bạn: Căn cứ vào những yêu cầu cụ thể về hành 
vi giao tiếp có văn hóa đã đặt ra trong các hoạt động hàng ngày, giáo viên phải khuyến 
khích, gợi ý trẻ đưa ra những nhận xét, đánh giá về hành vi của bạn, giúp trẻ nhìn nhận 
và đánh giá một cách khách quan những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa của 
bạn trong khi chơi. 
Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách cho trẻ chỉ ra được những hành vi 
giao tiếp có văn hóa của mình trong các hoạt động ở trường mầm non. Giáo viên đánh giá 
kết quả hoạt động của trẻ. Để việc đánh giá này đạt chất lượng, giáo viên cần thường 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
73 
xuyên theo dõi, bao quát các hoạt động của trẻ, phát hiện được những biểu hiện hành vi 
tích cực cũng như những biểu tượng hành vi tiêu cực. Việc đánh giá phải có sự nhất trí cao 
của tập thể và kết luận đánh giá của giáo viên. 
Dựa trên kết quả của quá trình đánh giá, giáo viên dự đoán khả năng và sự phát triển 
của việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. 
Đánh giá của giáo viên một mặt xác định được những tích cực mà trẻ đạt được, 
mặt khác chỉ cho trẻ thấy những hành vi chưa đúng cần khắc phục, rút kinh nghiệm cho 
những lần sau. 
Yêu cầu trẻ tìm ra các lỗi sai, giải thích tại sao lại như vậy và đề xuất các phương án 
sửa chữa cho các lỗi đó. 
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, giáo viên cần lưu ý: 
Phải tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong khi tiến hành đánh giá. 
Cần bao quát hết các biểu hiện hành vi của trẻ để có những lời gợi ý phù hợp với quá 
trình đánh giá và tự đánh giá. 
3. KẾT LUẬN 
Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa nói chung và giáo dục hành vi văn 
hóa cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm 
non phải trải qua các quá trình tác động cả về mặt nhận thức, tình cảm và hành động của 
trẻ. Do đó các biện pháp nêu trên phải được thống nhất và kết hợp chặt chẽ với nhau. 
Bên cạnh đó các biện pháp này phải thể hiện được các mối quan hệ giữa cô và trẻ hay 
giữa trẻ với trẻ và giữa nhà trường với gia đình, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ 
5-6 tuổi. Đây là những biện pháp giáo dục nhằm tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ và 
luyện tập những hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày và đặc biệt là 
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đào Thanh Âm, Trinh Dân, Nguyễn Hòa, Đinh Văn Vang (2004), Giáo dục mầm non, 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo 
dục mầm non, mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Phạm Vũ Dũng (1993), Văn hóa giao tiếp, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
[4] Ngô Công Hoàn (1998), Giao tiếp và ứng xử sư phạm, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Hoàng Thị Phương (2003), Một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa 
cho trẻ 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục. 
[6] Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2008), Tổ chức hướng dẫn 
trẻ mẫu giáo chơi, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 
74 
THE EDUCATION OF CULTURED COMMUNICATIVE 
BEHAVIORS FOR CHILDREN OF 5-6 YEARS OLD THROUGH 
THEMATIC ROLEPLAY AT KINDERGARTENS 
Ho Sy Hung 
ABSTRACT 
Communication is the need of children and a means to help children study, play and 
take part in social life. Cultured communicative behaviors for children of 5-6 years old in 
formed primarily from imitation and very true reflection of everything children learn. The 
education of cultured communicative behaviors for children of 5-6 years old has been 
done effectively through fun activities. Therefores in this article we focus on studying 
deeply to bring out educational measures of cultured communicative behaviors for 
children of 5-6 years old through thematic roleplay at preschools. 
Keywords: Communication, cultured communication, behavior, children of 5-6 
years old. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_hanh_vi_giao_tiep_co_van_hoa_cho_tre_5_6_tuoi_thong.pdf