Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm mầm non
Với sinh viên, ngoài việc trau rồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề thì sinh viên cần được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nhất là sinh viên sư phạm mầm non. Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng việc Giáo dục các phẩm chất chính trị; Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; Giáo dục lòng yêu người, yêu trẻ, tôn trọng nhân cách người học; Giáo dục lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, tinh thần lao động nghêm túc, chuyên nghiệp; Giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt với người khác và với cộng đồng; Giáo dục các phẩm chất ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; Giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng, không ngần ngại phấn đấu trở thành tấm gương về mọi mặt cho trẻ noi theo thông qua các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra, quan sát, thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non được diễn ra khá thường xuyên, song một số nội dung chưa thật sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non. Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, nghề nghiệp, sinh viên, mầm non.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm mầm non
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 196 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0019 Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 196-204 This paper is available online at GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON Đinh Đức Hợi Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt. Với sinh viên, ngoài việc trau rồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề thì sinh viên cần được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nhất là sinh viên sư phạm mầm non. Bài viết tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng việc Giáo dục các phẩm chất chính trị; Thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; Giáo dục lòng yêu người, yêu trẻ, tôn trọng nhân cách người học; Giáo dục lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, tinh thần lao động nghêm túc, chuyên nghiệp; Giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt với người khác và với cộng đồng; Giáo dục các phẩm chất ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; Giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng, không ngần ngại phấn đấu trở thành tấm gương về mọi mặt cho trẻ noi theo thông qua các phương pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra, quan sát, thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non được diễn ra khá thường xuyên, song một số nội dung chưa thật sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non. Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, nghề nghiệp, sinh viên, mầm non. 1. Mở đầu Theo J.A. Comenxki (1592-1670) - nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc - trong quá trình giảng dạy cho thanh niên, học sinh, ông quan tâm đến phương pháp nêu cho học sinh bắt chước, đặc biệt là sự gương mẫu của thầy giáo, cha mẹ và những người thân, phải giáo dục trẻ bằng tình yêu thương chân thành. “Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc còn thơ, trước khi tâm hồn bị hoen ố" và "đức hạnh của con người có thể trau dồi được bằng cách luôn luôn xử sự chân chính" [theo 11; 9]. Theo Pétxtalôdi (1746 - 1827) - nhà giáo dục người Thụy Sĩ- người thầy giáo phải là "người cha của mọi đứa trẻ, tất cả cho người khác, không gì riêng cho mình" [theo 11; 9]. Theo K.Đ. Usinxki (1824 - 1870), người thầy giáo là người giữ gìn, truyền đạt di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc. "Dạy học là một nghề vinh quang nhưng phải thường xuyên bồi dưỡng để tiến kịp với thời đại" [theo 11; 9]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 "Quy định về đạo đức nhà giáo". Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban Ngày nhận bài: 09/8/2017. Ngày chỉnh sửa: 25/11/2017. Ngày nhận đăng: 02/12/2017. Tác giả liên hệ: Đinh Đức Hợi, e-mail: hoitamlyhoc@gmail.com Đinh Đức Hợi 197 hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [2]. Đây chính là những căn cứ pháp lý quan trọng để chúng ta tiến hành công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên sư phạm mầm non nói riêng. Tóm lại, đã có nhiều công trình khoa học trong nước và ở nước ngoài đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên một ngành nghề cụ thể như sinh viên sư phạm mầm non còn hạn chế và chưa được quan tâm nhiều. Đối với sinh viên sư phạm mầm non, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và tình yêu nghề, yêu trẻ là những yêu cầu vô cùng quan trọng để họ có thể thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành sứ mệnh cao cả mà xã hội giao cho. 2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) cho sinh viên sư phạm mầm non dựa trên 4 phương pháp: Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp điều tra; Phương pháp toán thống kê. Với khách thể điều tra: 100 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 và 14 giảng viên sư phạm thuộc Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, kết quả thu được cụ thể là: 2.1. Nhận thức của các giảng viên và sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non Để tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên sư phạm mầm non về các phẩm chất ĐĐNN cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non (GVMN), chúng tôi đưa ra hệ thống các phẩm chất đạo đức nghề nghiepek và yêu cầu các đối tượng khảo sát hãy đánh giá vai trò của những phẩm chất đạo đức đó của người giáo viên mầm non với 3 mức độ lựa chọn: “Cần thiết”, “Bình thường” và “Không cần thiết”. Kết quả được thể hiện ở bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy: Đối với giảng viên: đa số giảng viên cho rằng
File đính kèm:
- giao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_su_pham_mam_non.pdf