Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố

1. Kiến thức

 - Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng. Khi ném, biết đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, tay đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.

 - Trẻ biết cách chơi trò chơi “Nhảy bao bố” đúng luật.

2. Kĩ năng

 - Trẻ ném trúng đích thẳng đứng đúng kĩ năng.

 - Phát triển tố chất khéo léo, rèn luyện sự định hướng trong không gian cho trẻ.

 - Rèn sự chi phối tay, chân, mắt.

 - Thông qua trò chơi “Nhảy bao bố” rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai cho trẻ.

3. Thái độ

 - Trẻ hứng thú với giờ học, yêu thích tập luyện, chú ý nghe hiệu lệnh của cô

 - Có tinh thần thi đấu tích cực, sự phối hợp, đoàn kết đồng đội.

 

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 1

Trang 1

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 2

Trang 2

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 3

Trang 3

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 4

Trang 4

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 5

Trang 5

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố trang 6

Trang 6

doc 6 trang baonam 15700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố

Giáo án Lớp Lá phần Lĩnh vực phát triển thể chất - Tết và mùa xuân - Ném trúng đích thẳng đứng. Trò chơi vận động: Nhảy bao bố
 GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Chủ điểm: Tết và mùa xuân
 Đề tài: Ném trúng đích thẳng đứng 
 Trò chơi vận động: Nhảy bao bố
 Đối tượng: 5 - 6 tuổi
 Thời gian: 30 phút
 Ngày soạn: 04/03/2016
 Ngày dạy: 10/03/2016
 Người dạy: Nguyễn Thị Hường
 Đơn vị: Trường Mầm non Nội Duệ
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức
 - Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng. Khi ném, biết đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, tay đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi “Nhảy bao bố” đúng luật.
Kĩ năng
 - Trẻ ném trúng đích thẳng đứng đúng kĩ năng.
 - Phát triển tố chất khéo léo, rèn luyện sự định hướng trong không gian cho trẻ.
 - Rèn sự chi phối tay, chân, mắt.
 - Thông qua trò chơi “Nhảy bao bố” rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, dẻo dai cho trẻ.
Thái độ
 - Trẻ hứng thú với giờ học, yêu thích tập luyện, chú ý nghe hiệu lệnh của cô 
 - Có tinh thần thi đấu tích cực, sự phối hợp, đoàn kết đồng đội.
II. CHUẨN BỊ
Đồ dùng của cô:
 - Giáo án chi tiết và giáo án điện tử;
 - Phòng học sạch sẽ, an toàn;
 - Không gian rộng rãi, thoáng mát;
 - Trang phục thể dục, hoa tay, một cột đích đứng cao 1.2m, đường kính vòng đích 40cm, túi cát, quả còn, một trống hội;
 - Nhạc, hình ảnh về trò chơi dân gian;
 - Nhạc các bài hát: Mùa xuân về trên bản em, nối vòng tay lớn, xòe hoa, xuân về trên bản Mông, hương sắc vùng cao, inh lả ơi
 2. Đồ dùng của trẻ:
 - 2 cột đích cao 1m, đường kính 40cm;
 - Túi cát, quả còn đủ cho trẻ;
 - Hoa tay, 6 chiếc bao bố, cờ để trẻ cắm, quần áo dân tộc, cây đào, cây mai, hoa ban, núi, cây xanh, vạch đích;
 - Rổ đựng;
 - Các loại rau cho trẻ chơi trò chơi.
III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP:
Đàm thoại – Quan sát – Hướng dẫn – Thực hành
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
 Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú (3 phút)
- Cô đi ra và múa trong tiếng nhạc dân tộc Dao.
- Các bạn ơi, mùa xuân đã đến, khắp nơi tưng bừng mở hội. Các con nhìn xung quanh xem có gì đặc biệt?
- Đố các con hoa đào nở vào mùa nào?
- Hoa đào đang khoe sắc thắm, một mùa xuân tràn ngập khắp nơi. Trong không khí tưng bừng, náo nức của mùa xuân, có rất nhiều lễ hội và trò chơi dân gian được tổ chức. Các con có muốn cùng cô lên vùng núi Tây Bắc dự hội xuân không? Đường lên vùng núi Tây Bắc rất xa xôi và khó đi đòi hỏi chúng ta phải có một sức khỏe tốt. Vậy cô muốn hỏi hôm nay có bạn nào bị đau tay đau chân hay mệt mỏi không?
- Tiếng trống hội đã nổi lên rồi, nhanh chân lên nào các bạn ơi!
- Trẻ cùng cô đi dự hội xuân
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
2. Nội dung: (26 phút)
* Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Trẻ tập theo nhạc bài “Nối vòng tay lớn”.
- Cô hướng dẫn trẻ đi các kiểu chân theo hiệu lệnh.
- Đã đến hội rồi, xin mời hai đội vào vị trí tập kết.
* Hoạt động 2: Trọng động (23 phút)
+ Bài tập phát triển chung:
- Cô giới thiệu: Mở đầu lễ hội mừng xuân hôm nay là màn thể dục đồng diễn chào xuân.
- Tập các động tác phát triển toàn thân theo nhạc bài: Xòe hoa.
- Cô chuyển trẻ thành hai hàng dọc đối diện nhau.
- Tiếp theo là một trò chơi vô cùng độc đáo và hấp dẫn, các con cùng hướng lên màn hình và đoán xem đó là trò chơi gì nhé!
- Đó là trò chơi “Ném còn”, và các con có biết không trò chơi “Ném còn” rất giống với vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” trong chương trình học của chúng ta đấy! Và muốn chơi tốt trò chơi “Ném còn” cô mời các con sẽ cùng nhau tập luyện vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” trước nhé! 
+ Vận động cơ bản: Ném trúng đích thẳng đứng 
- Bây giờ mời bạn nào giỏi lên ném trước cho các bạn xem nào!
- Lần 1: Cô mời 1 – 2 trẻ lên làm trước.
Các bạn ném rất giỏi và để ném được chính xác hơn, chúng mình cùng xem cô thực hiện nhé!
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích động tác: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị”, cô đứng chân trước, chân sau, tay phải cầm túi cát cùng phía với chân sau, tay đưa cao ngang tầm mắt. Khi có hiệu lệnh “Ném”, mắt nhằm giữa vòng tròn và ném túi cát vào trong vòng tròn, ném xong cô nhặt túi cát vào giỏ và đi về phía cuối hàng của mình.
- Trẻ thực hiện:
-Lần 1: Cho trẻ lần lượt lên ném, cô chú ý sửa sai (mỗi trẻ ném 2 lần)
- Bây giờ các con đã sẵn sàng chơi trò chơi “Ném còn” chưa nào!
- Các con ạ! “Mỗi khi Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc miền núi thường tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi “Ném còn”. Đây là cột còn, bên trên gắn vòng tròn để ném “còn” qua. Đây là quả “còn” được may bằng vải với nhiều màu sắc sặc sỡ, bên trong được nhồi bằng gạo và bông tượng trưng cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Lần 2: Cho trẻ thi đua “Ném còn”. Mỗi bạn ném 2 quả còn. Bạn nào ném trúng cả 2 quả sẽ được cắm cờ để tính điểm. Trong thời gian một bản nhạc, đội nào cắm được nhiều cờ hơn đội đó sẽ chiến thắng. Hai đội chú ý, phần thi “Ném còn” bắt đầu (Cô mở nhạc nền “Xuân về trên bản Mông”)
- Hết thời gian cô kiểm tra và công bố kết quả của hai đội.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động và cho trẻ tập lại.
+ Trò chơi vận động: “Nhảy bao bố”
- Cô còn có một trò chơi cũng rất sôi nổi và hấp dẫn. Đây là chiếc bao bố, các con đoán xem chiếc bao bố này dùng để chơi trò chơi gì?
- Trò chơi “Nhảy bao bố” luôn mang lại sức khỏe, sự bền bỉ, nhanh nhẹn, dẻo dai. 
- Cách chơi như sau: Các con sẽ chia làm hai đội, bên tay trái cô là đội số một, bên tay phải cô là đội số hai. Hai đội xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau, có số lượng người bằng nhau. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì lần lượt từng bạn một của hai đội sẽ lên cho hai chân vào bao, hai tay cầm miệng bao kéo lên ngang hông và bật nhảy tiến về phía trước khi đến cửa hàng rau các bạn đội số 1 sẽ lấy rau ăn củ và đội số 2 sẽ lấy rau ăn quả để vào rổ của đội mình. Khi lấy xong các bạn sẽ cởi bao ra và đi về cuối hàng của đội mình và tiếp tục bạn thứ hai sẽ lên nhảy. 
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào lấy được nhiều rau mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng. 
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô công bố kết quả của hai đội.
Trẻ đi theo nhạc kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng, đi bằng mũi bàn chân, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập các động tác phát triển toàn thân theo nhạc bài “Xòe hoa”
-Trẻ hướng lên màn hình xem và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lên tập thử
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô thực hiện
- Trẻ trả lời
- Lần lượt trẻ lên ném còn
- Trẻ trả lời và thực hiện lại vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi “Nhảy bao bố”
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh – kết thúc (1 phút)
- Trong hội xuân hôm nay, ngoài các trò chơi dân gian còn có các điệu múa “Chào đón xuân mới”, xin mời tất cả các bạn cùng đón xuân nào! 
- Trẻ đi vài vòng hít thở sâu và đều.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_la_phan_linh_vuc_phat_trien_the_chat_tet_va_mua.doc