Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập

1. Sự phát triển nhận thức

- Thiếu đi những hình ảnh biểu tượng của thị giác mà những hình ảnh này thường

phong phú, đa dạng và mang tính biểu tượng cao. Vì vậy tư duy hình tượng của trẻ khiếm

thị có nhiều hạn chế.

- Thiếu những hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Bởi vậy,

nhiều biểu tượng, khái niệm của trẻ khiếm thị mang tính chất hình thức, chắp vá, rời rạc.

- Không có cơ hội học nẫu nhiên, trẻ cũng không thể độc lập tự khám phá về thế giới

xung quanh mà cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt để học và hiểu các khái niệm.

2. Sự phát triển khả năng giao tiếp xã hội

- Khó chủ động giao tiếp với trẻ khác.

- Hành vi giao tiếp bất thường.

- Giao tiếp có thể khó khăn cho trẻ khiếm thị là do:

+ Có ít phản hồi hình ảnh, không liên hệ bằng mắt, gây khó khăn cho việc nhận

biết xem liệu người khác có hiểu hoặc chú ý đến mình không.

+ Vì trẻ khiếm thị không nhìn thấy những cử chỉ, điệu bộ phi lời nói (phi ngôn

ngữ) và cũng không nhìn thấy biểu hiện nét mặt của người khác.

+ Những ảnh hưởng của tật thị giác khiến cho trẻ khiếm thị có thể có những hành

vi bất thường, gây khó chịu cho người giao tiếp.

3. Sự phát triển ngôn ngữ

- Sử dụng từ bị lặp: Giai đoạn sử dụng từ lặp lại của trẻ khiếm thị dài hơn so với trẻ

sáng mắt, vì vậy ta thường nghe thấy trẻ lặp đi lặp lại các từ rất nhiều ở tuổi tiểu học.

- Trẻ sử dụng ngữ điệu của lời nói thường không hợp lí hoặc áp dụng sai nguyên tắc.

- Trẻ khiếm thị có xu hướng sử dụng nghĩa của từ một cách quá hẹp hoặc quá rộng.

Tuy nhiên, phần lớn trẻ khiếm thị thường thu hẹp nghĩa của từ chứ không hay mở rộng

nghĩa của từ.

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 1

Trang 1

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 2

Trang 2

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 3

Trang 3

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 4

Trang 4

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 5

Trang 5

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 6

Trang 6

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 7

Trang 7

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 8

Trang 8

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 9

Trang 9

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 04/01/2022 18700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 5: Hỗ trợ trẻ khiếm thị trong trường mầm non hòa nhập
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
1 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG: GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
HỆ: ĐẠI HỌC MẦM NON CHÍNH QUY (tín chỉ) 
CHƢƠNG 5 
HỖ TRỢ TRẺ KHIẾM THỊ TRONG TRƢỜNG MẦM NON HÒA NHẬP 
(TS: 06 tiết, LT: 4, TH: 2) 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 Sinh viên hiểu được những vấn đề về tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí 
tuệ trong trường MN: 
- Khái niệm về trẻ khiếm thị 
- Nguyên nhân gây khiếm thị 
- Ảnh hưởng của tật khiếm thị đến học tập và phát triển của trẻ khiếm thị 
- Các biện pháp giáo dục cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non. 
- Tổ chức một số hoạt động trong lớp hòa nhập cho trẻ khiếm thị. 
- Tổ chức hoạt động có chủ đích hỗ trợ cá nhân trong lớp hòa nhập. 
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức về GD hòa nhập cho 
trẻ khiếm thị trong trường MN hòa nhập. 
- Sinh viên có kiến thức về GD hòa nhập cho trẻ khiếm thị, từ đó biết áp dụng và 
thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riểng ở độ 
tuổi mầm non. 
3. Thái độ 
Sinh viên có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong quá trình tiếp nhận tri thức và 
rèn luyện kĩ năng. 
B. Chuẩn bị 
1. Giảng viên 
- Tài liệu chính: Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa 
nhập, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
- Tài liệu tham khảo 
+ Trần Thị Hiệp - Nguyễn Xuân Hải - Lê Thị Thúy Hằng (2009), Giáo trình giáo dục 
hòa nhập (dành cho hệ cao đẳng Sư phạm mầm non), Nxb Giáo dục Việt Nam. 
+ Nguyễn Thị Hòa (2012), Giáo trình giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm 
Hà Nội. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
2 
2. Ngƣời học 
- Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa nhập, Nxb Giáo dục 
Việt Nam. 
C. Nội dung bài giảng 
I. Khái niệm trẻ khiếm thị 
 WHO đưa ra các mức độ phân loại tật thị giác như sau; 
Thị lực Phân loại theo WHO 
Từ 6/6 đến 6/18 (hay 6/18 đến 6/6) Thị lực bình thường 
Dưới 3/60 (hay dưới 3/10 tới 0,5/10 (0,02)) Nhìn kém 
Thị lực dưới 3/60 (hay dưới 0,5/10 = 0,02) Mù 
Nếu thị trường nhơ hơn 10 độ thì bị coi là mù 
 Dựa vào bảng trên, những trẻ khiếm thị là những trẻ có mức độ thị lực dưới 6/18 
hoặc thị trường bị thu hẹp dưới 10 độ. 
II. Nguyên nhân gây khiếm thị 
- Do bẩm sinh, di truyền, hoặc bố mẹ bị nhiễm chất độc hóa học, mẹ bị cúm lúc 
mang thai, hoặc bị tai nạn gây chấn thương thai nhi. 
- Hậu quả của: thiếu vitamin A, đau mắt hột, đái đường, bệnh xã hội... 
- Hậu quả của tai nạn: Lao động, giao thông, chiến tranh, đánh nhau, chơi trò chơi 
nguy hiểm... 
III. Ảnh hƣởng của tật khiếm thị đến học tập và phát triển của trẻ khiếm thị 
1. Sự phát triển nhận thức 
 - Thiếu đi những hình ảnh biểu tượng của thị giác mà những hình ảnh này thường 
phong phú, đa dạng và mang tính biểu tượng cao. Vì vậy tư duy hình tượng của trẻ khiếm 
thị có nhiều hạn chế. 
 - Thiếu những hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Bởi vậy, 
nhiều biểu tượng, khái niệm của trẻ khiếm thị mang tính chất hình thức, chắp vá, rời rạc. 
 - Không có cơ hội học nẫu nhiên, trẻ cũng không thể độc lập tự khám phá về thế giới 
xung quanh mà cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt để học và hiểu các khái niệm. 
2. Sự phát triển khả năng giao tiếp xã hội 
 - Khó chủ động giao tiếp với trẻ khác. 
 - Hành vi giao tiếp bất thường. 
 - Giao tiếp có thể khó khăn cho trẻ khiếm thị là do: 
 + Có ít phản hồi hình ảnh, không liên hệ bằng mắt, gây khó khăn cho việc nhận 
biết xem liệu người khác có hiểu hoặc chú ý đến mình không. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
3 
 + Vì trẻ khiếm thị không nhìn thấy những cử chỉ, điệu bộ phi lời nói (phi ngôn 
ngữ) và cũng không nhìn thấy biểu hiện nét mặt của người khác. 
 + Những ảnh hưởng của tật thị giác khiến cho trẻ khiếm thị có thể có những hành 
vi bất thường, gây khó chịu cho người giao tiếp. 
3. Sự phát triển ngôn ngữ 
 - Sử dụng từ bị lặp: Giai đoạn sử dụng từ lặp lại của trẻ khiếm thị dài hơn so với trẻ 
sáng mắt, vì vậy ta thường nghe thấy trẻ lặp đi lặp lại các từ rất nhiều ở tuổi tiểu học. 
 - Trẻ sử dụng ngữ điệu của lời nói thường không hợp lí hoặc áp dụng sai nguyên tắc. 
 - Trẻ khiếm thị có xu hướng sử dụng nghĩa của từ một cách quá hẹp hoặc quá rộng. 
Tuy nhiên, phần lớn trẻ khiếm thị thường thu hẹp nghĩa của từ chứ không hay mở rộng 
nghĩa của từ. 
4. Sự phát triển vận động 
 - Khiếm thị làm giảm đi đáng kể khả năng vận động của trẻ. 
 - Trẻ khiếm thị có thể sẽ có cảm giác thấy sợ vận động, vì trẻ cảm thấy không an 
toàn, không chắc chắn về những gì có xung quanh. Vì vậy, nhiều trẻ khiếm thị thích ngồi (ít 
di chuyển), đây là lí do khiến thể chất của trẻ kém phát triển. 
IV. Các biện pháp giáo dục cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non 
1. Điều chỉnh và sắp xếp môi trƣờng phù hợp với tật thị giác 
- Môi lớp học cần được sắp xế ... ý, tạo điều kiện cho trẻ 
khiếm thị đi lại dễ dàng, không bị cản trở, GV sắp xếp chỗ ngồi của trẻ khiếm thị gần cô 
giáo. 
- Chú ý đến nhu cầu đặc biệt về thị giác của trẻ để điều chỉnh môi trường lớp học hợp 
lý mà không bị tốn kém về chi phí: 
 + Lượng ánh sáng trong lớp vừa đủ, phù hợp 
 + Giáo viên cần chú ý sắp xếp vị trí hợp lý đủ rộng và thuận tiện cho trẻ khiếm thị 
sử dụng các phương tiện trợ thị 
 + Phóng to hoặc làm tăng độ tương phản của chữ và ảnh 
 + Lựa chọn đồ dùng, dụng cụ trực quan kích thích giác quan. 
 + Vị trí của trẻ khiếm thị trong lớp dễ tiếp cận với GV và thuận lợi quan sát các 
đồ dùng trực quan. 
2. Xây dựng bầu không khí tích cực ở trƣờng học, giúp trẻ khiếm thị có tâm lí an toàn, 
tự tin và thoải mái 
- Sử dụng bình thường tự nhiên các từ như: “nhìn”, “xem”. 
- Giới thiệu về trẻ khiếm thị bình thường như cách bạn vẫn làm với trẻ khác 
- Khen ngợi trẻ khiếm thị cũng cần được sử dụng giống như đối với các bạn khác 
trong lớp 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
4 
- Khuyến khích trẻ khiếm thị di chuyển trong lớp học. 
- Để cho trẻ tham gia các chủ đề liên quan đến thị lực và khiếm thị. 
- Khuyến khích trẻ sử dụng các phương tiện trợ thị và trả lời câu hỏi nào về phương 
tiện đó. 
- Khi tiếp xúc với trẻ cô luôn luôn phải xưng tên của mình. 
- Khuyến khích trẻ có những tư thế đúng, giúp trẻ hạn chế những hành vi không thích 
hợp. 
- Nâng cao khả năng độc lập của trẻ, để trẻ khiếm thị tự làm mọi việc. 
3. Tiếp cận giáo dục cá biệt dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân 
- Tìm hiểu khả năng nhận thức của từng trẻ và đưa ra mục tiêu cá nhân. Đối với trẻ 
khiếm thị, trên cơ sở đánh giá khả năng cá nhân, GV điều chỉnh mục tiêu phù hợp. 
- Yêu cầu của giáo viên đối với trẻ không quá cao hay quá thấp so với khả năng của 
trẻ. 
- Tạo điều kiện để trẻ vận dụng và tìm kiếm những phương thức học tập phù hợp với 
khả năng và ý đồ của trẻ. Tạo điều kiện để trẻ độc lập và chủ động thực hiện ý đồ của mình. 
- Xây dựng kế hoạch học tập cho từng trẻ, gồm: 
 + Những thông tin về trẻ: tình trạng thị giác, tiến sử bệnh tật, chuẩn đoán, kết luận 
và chỉ định của bác sỹ, những nhu cầu cần được đáp ứng và hỗ trợ. 
 + Thiết lập mục tiêu về những điều mà trẻ có thể thực hiện được sau thời gian 
nhất định. 
 + Thời gian thực hiện: giáo viên phải xác định được thời gian thực hiện cho mỗi 
mục tiêu. 
4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ 
* Thiết bị trợ giúp quang học: 
- Kính phóng đại. 
- Kính viễn vọng. 
- Kính mắt 
- Kính phóng đại điện tử, ti vi chuyên dụng dùng cho những người bị thu hẹp trường 
thị. 
- Công nghệ máy tính và máy in: Dùng để điều chỉnh kích cỡ tài liệu, độ tương phản 
và màu sắc. 
- Kính lọc hoặc kính râm để kiểm soát ánh sáng chói 
* Thiết bị trợ giúp phi quang học: 
- Giá đọc: dùng để khắc phục tư thế không thoải mái cho trẻ, với nó sách vở được 
đưa lại gần mắt hơn. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
5 
- Bút dạ: dùng để vẽ đường nét đậm, các loại bút gạch dòng có nhiều mầu giúp trẻ 
đánh dấu những phần quan trọng 
- Bút gạch dòng: mầu vàng chanh. 
- Sách khổ lớn 
- Giấy có dòng kẻ đậm 
- Khung khống chế 
- Ngoài ra còn có: Đồng hồ biết nói; Nhiệt kế và máy tính biết nói; Phần mềm đọc 
chữ in cỡ lớn... 
5. Tận dụng tối đa các giác quan còn lại của trẻ khiếm thị 
- Xúc giác giúp trẻ tìm hiểu đặc tính của sự vật. Đối với trẻ mù xúc giác là công cụ 
để trẻ học chữ nổi Bralle. 
- Thính giác giúp trẻ khiếm thị định hướng trong không gian, âm thanh cũng giúp trẻ 
phản ánh thuộc tính của các vật. 
→ Cần chú ý kết hợp việc tận dụng khả năng của tất cả các giác quan để bù trừ cho khả 
năng thị giác bị thiếu hụt của trẻ. 
V. Tổ chức một số hoạt động trong lớp hòa nhập cho trẻ khiếm thị 
1. Làm quen với biểu tƣợng toán học 
- Học đếm: Trẻ khiếm thị cần luyện tập nhiều để so sánh “nhiều hơn”, “ít hơn”... 
- Phân loại, nhóm, phân biệt: Cần tạo điều kiện để hàng ngày trẻ được luyện tập. 
- So sánh (dài - ngắn; to - nhỏ; nhiều - ít): Cần cho trẻ có nhiều trải nghiệm trong 
cuộc sống hàng ngày để trẻ biết so sánh. 
- Màu sắc: Với trẻ mù không thể bắt buộc trẻ phân biệt màu sắc. Mà chỉ dạy trẻ hiểu: 
khi một người sử dụng một từ chỉ màu sắc thì nó tương đương với ý nghĩa, biểu hiện của 
màu sắc ấy như thế nào. 
- Khoảng cách và không gian: Giáo viên cần chú ý tạo mọi cơ hội để dạy trẻ. 
- Nhận biết các hình: Trẻ khiếm thị cần được dạy so sánh, nhận biết các hình đơn 
giản trước để hiểu rõ về từng khái niệm của hình đó để có thể phân biệt được với hình khác 
→ Dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán đòi hỏi GV phải có nhiều biện pháp linh hoạt trong 
lớp học như: 
 + Chuẩn bị bài dạy tốt 
 + Có cách tiếp cận cá biệt 
 + Dạy một cách cụ thể, thực tế 
 + Lồng ghép theo các chủ đề 
 + Chuyển dịch bài tập sang mô hình nổi 
 + Khuyến khích trẻ bình thường giải thích cho trẻ khiếm thị... 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
6 
2. Làm quen với môi trƣờng xung quanh 
- Giáo viên giải thích cho cả lớp: Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dùng từ dễ hiểu phù hợp 
với mức độ trải nghiệm của trẻ. 
- Kết hợp minh hoạ lời và hình ảnh: Giải thích cho trẻ về các đồ dùng minh hoạ, kết 
hợp sử dụng nghe băng 
- Hiểu khái niệm tất cả những kiến thức mới giáo viên cung cấp cho trẻ làm quen với 
môi trường xung quanh. 
- Tổ chức các nhóm hoạt động: Trong các nhóm này, sẽ giúp trẻ khiếm thị hiểu về 
những gì đang xảy ra, trẻ phải thực hiện nhiệm vụ gì. 
3. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ khiếm thị 
- Cung cấp các loại dụng cụ âm nhạc khác nhau để nhận biết các âm thanh 
- Sử dụng trò chơi âm nhạc đẻ phát triển thính giác của trẻ. 
- Khi giới thiệu bài hát mới giáo viên cần giới thiệu từng câu một và cho trẻ đọc theo. 
- Đề nghị các bạn khác cùng tham gia biểu diễn với trẻ khiếm thị 
- Giáo viên có thể giới thiệu bài hát cho trẻ khiếm thị trước. 
4. Phát triển kĩ năng vận động 
* Thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày: 
 - Khi còn nhỏ, trẻ cần tập tự mặc quần áo, điều chỉnh cúc, khoá, tập cầm thìa, cầm 
bút, sử dụng một số đồ dùng đơn giản 
 - Nên dạy trẻ từng bước để trẻ tự làm bước cuối cùng, sử dụng lời hướng dẫn đơn 
giản, tuần tự công việc 
* Thông qua trò chơi và các bài hát: 
 - Nhớ, gọi tên các ngón tay và chơi các trò cử động tay chân với các con rối. 
 - Cho trẻ chơi với đất nặn, cát, nước, các vật liệu có trong thiên nhiên... 
 - Chơi xâu hạt, xếp hình, logo 
 - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ thay đổi tư thế vận động trong bài hát, trò chơi... 
* Thông qua hoạt động ngoài trời: 
 - Phát triển kỹ năng vận động tinh, thô 
 - Tăng cường khả năng thăng bằng, khả năng nhận biết về không gian 
* Thông qua hoạt động phát triển thể chất: 
 - Hiểu và tuân theo các quy định, ký hiệu an toàn trong quá trình luyện tập 
 - Biết lựa chọn cách mặc phù hợp, không gây nguy hiểm trong khi luyện tập, vận 
động, di chuyển. Biết cách cầm, đặt, để cất dụng cụ luyện tập đúng nơi quy định 
 - Trẻ cần nhận rõ và biết về khoảng không gian mà trẻ luyện tập 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
7 
 - Đối với trẻ khiếm thị, giáo viên cần gọi tên trẻ và đưa ra lời chỉ dẫn giải thích về 
các hoạt động một cách rõ ràng, tạo điều kiện để trẻ giao tiếp với trẻ khác. 
 - Giáo viên cần nắm thông tin rõ ràng về tình trạng mắt và các thông tin y tế khác có 
liên quan đến trẻ 
 - Hướng dẫn một số trẻ sử lý kính đeo khi luyện tập 
 - Giáo viên cần dạy trẻ khiếm thị cần biết các điều kiện môi trường khác nhau có thể 
ảnh hưởng đến cầu mắt của trẻ. 
 - Điều chỉnh dụng cụ luyện tập: dán màu vào đồ dùng để trẻ dễ nhận biết... 
 - Giáo viên cần hướng dẫn trẻ hiểu được luật chơi, khuyến khích trẻ khiếm thị và 
hướng dẫn trẻ sáng cách cùng chơi với trẻ khiếm thị như thế nào. 
 - Giáo viên cần theo dõi sự phát triển kỹ năng vận động. Việc đánh giá khả năng vận 
động nằm trong kế hoạch theo dõi về các mặt phát triển của học sinh trong trường. 
5. Hƣớng dẫn trò chơi 
- Hướng dẫn cụ thể các kỹ năng chơi 
- Kích thích hứng thú muốn khám phá đồ chơi 
- Nên cung cấp đồ vật thật để cho trẻ khám phá 
* Một số biện pháp hướng dẫn trò chơi cho trẻ khiếm thị 
- Gợi mở khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi 
- Chơi mẫu 
- Gợi ý mời trẻ tham gia 
- Kích thích để trẻ có hứng thú chơi 
- Bắt đầu chơi giáo viên có thể gợi mở hoặc chơi trước 
- Sử dụng lời nói để sắp xếp trò chơi. 
- Mở rộng ý tưởng mới trong khi chơi 
- Giúp trẻ vượt qua những cản trở trong khi chơi 
- Trợ giúp trẻ khi trẻ không tìm được đồ chơi phù hợp do ảnh hưởng của tật 
VI. Tổ chức hoạt động có chủ đích hỗ trợ cá nhân trong lớp hòa nhập 
1. Thế nào là hoạt động có chủ đích hỗ trợ cá nhân cho trẻ khiếm thị 
 - Hoạt động có chủ đích hỗ trợ cá nhân là một hoạt động học mà trong đó mỗi trẻ 
được học theo đúng khả năng và nhu cầu riêng của mình. 
 - Hoạt đông có chủ đích hỗ trợ cá nhân cho trẻ khiếm thị là hình thức tổ chức hoạt 
động của GV nhằm hỗ trợ cho 1 trẻ khiếm thị trong lớp hòa nhập. 
* Mục đích 
 Nhằm giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng đã đạt được, phát triển những kĩ năng còn yếu 
để hoàn thành chương trình GD cá nhân. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
8 
* Hình thức tổ chức 
 - Dạy cho cả lớp hoặc nhóm, nhưng mỗi trẻ theo chương trình riêng. 
 - GV dạy riêng cho 1 trẻ trong khi GV khác dạy cho cả lớp môn học khác. 
 - GV dạy riêng cho 1 trẻ ngoài giờ học. 
* Thời gian 
 Từ 10 - 30 phút tùy thuộc vào sự hứng thú và nội dung hướng dẫn 
* Phương pháp 
 - Dựa trên mục đích của tiết cá nhân mà giáo viên quyết định cách thức tiến hành tiết 
cá nhân cho trẻ 
 - GV có thể tổ chức tiết cá nhân cho trẻ khiếm thị thông qua các hoạt động như: trò 
chơi, âm nhạc... 
* Các bước tiến hành 
 - Chuẩn bị: 
 + Lên kế hoạch giảng dạy, dựa theo chương trình GD cá nhân để lựa chọn nội 
dung phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. 
 + Trao đổi với GV khác và phụ huynh để phối hợp thực hiện 
 + Chuẩn bị về tâm lí cho trẻ 
 + Chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp 
 + Lựa chọn địa điểm đảm bảo trẻ tập trung tốt, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố 
khác, kiểm tra các công cụ hỗ trợ. 
- Tiến hành: 
 + Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ 
 + Giới thiệu nội dung tiết học 
 + Tiến hành hoạt động hướng dẫn về nội dung đã lựa chọn. 
 + Nhận xét và khen thưởng trẻ 
 + Dặn dò sau tiết học nếu cần thiết. 
- Nhận xét và đánh giá: Ghi chép, lưu giữ thông tin, nhận xét của GV vào hồ sơ. 
* Một số lưu ý khi thực hiện tiết học cá nhân cho trẻ khiếm thị: 
- Đáp ứng được nhu cầu của trẻ 
- Thường xuyên chú ý đến việc kích thích thị giác và phối hợp các giác quan của trẻ 
- Linh hoạt, nhạy cảm với sở thích, hứng thú của trẻ. 
2. Phát triển các kĩ năng đặc thù cho trẻ khiếm thị thông qua hoạt động chủ đích hỗ 
trợ cá nhân 
2.1. Dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho trẻ khiếm thị 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
9 
 - “Định hướng là khả năng nhận thức của bản thân với môi trường xung quanh. 
Trước hết, trẻ phải hiểu biết về cơ thể chính bản thân mình và vị trí của cơ thể trong không 
gian cũng như nhận biết về những thông tin giác quan thu nhận được từ môi trường. 
 - “Di chuyển” là những kĩ năng cần thiết để di chuyển an toàn từ một vị trí này đến 
một vị trí khác. Để có thể đi lại an toàn và độc lập, mỗi cá nhân cần nhiện biết được các yếu 
tố an toàn và không an toàn. Trước hết, trẻ phải học cách di chuyển an toàn trong nhà và 
xung quanh nhà, sau đó sẽ dic huyển ở môi trường lân cận, môi trường xa lại (hàng xóm, 
phố phường...) 
* Một số kĩ thuật di chyển cần thiết cho trẻ khiếm thị: 
a) Kĩ thuật sử dụng những thay thế an toàn 
An toàn ngang 
 - Cánh tay và cổ tay song song với nền nhà, đưa về phía trước ngang vai, cách 20-
25cm (gập cánh tay lại) 
 - Các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trước, đầu và các ngón tay phải 
phải che đủ bờ vai bên kia. 
 - Phản ứng nhanh, có đủ sức, cần kịp thời ở các đầu ngón tay. 
An toàn dưới 
 Cánh tay duỗi thẳng xuống giữa người, lưng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay 
nắm lại, cách người 20-25cm 
An toàn trên 
 - Lòng bàn tay hướng ra ngoài, đầu ngón tay giữa chạm vào trán 
 - Đưa tay ra cách mặt 20-25cm, các ngón tay khép lại và hướng lên trời. 
b) Kĩ thuật lần 
 - Kĩ thuật này giúp trẻ phát hiện ra mình đang ở đâu, định vị được một số đồ vật nào 
đó và duy trì hướng đi. Khi lần, trẻ chỉ sử dụng 1 tay trong khi tay kia có thể để ở trên cao 
hoặc thấp, hoặc giơ tay để tránh vật cản. 
 - Tư thế khi lần đường là đứng trong một khoảng cách vừa phải so với bề mặt mà trẻ 
dựa vào đó để lần. Kĩ thuật này thường được sử dụng để lần theo tường, có thể là mép của 
bất kì bề mặt nào. Trẻ mở rộng tay đang lần đường ra phía trước ở tầm ngang hông, khuỷu 
ta ngang tầm ngực, dùng mu bàu tay ở gần bề mặt sờ vào bề mặt cần lần. 
2.2. các kĩ năng tiền đọc - viết 
* Trẻ nhìn kém - đọc chữ thường 
- Khuyến khích trẻ nhìn kém tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái cùng 
với các bạn sáng mắt. 
- Dành nhiều thời gian hơn để phát hiện ra chữ cái và con số. 
- Tăng cường ánh sáng cho trẻ nhìn kém khi làm quen với chữ và số. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
10 
- Cho trẻ tập làm quen với các chữ cái từ những sự vật gần gũi với trẻ: tên trẻ, tên 
bạn thân, tên các thành viên trong gia đình, tên các dụng cụ... 
* Trẻ sử dụng chữ nổi Braille (trẻ mù) 
 Để tăng cường kỹ năng tiền đọc cho trẻ mù, trước hết giáo viên cần cho trẻ tập luyện các 
bài tập về xúc giác theo mức độ từ dễ đến khó như: 
- Gọi tên chất liệu 
- Phân loại chất liệu 
- Phân biệt và so sánh các chất liệu 
- Định dạng đồ vật 
- Miêu tả cấu trúc sơ đồ/đồ vật 
- So sánh cấu trúc, kết cấu một sơ đồ/đồ vật 
 Cần khuyến khích kỹ năng tiền viết cho trẻ khiếm thị như: 
- Kỹ năng cầm nắm 
- Tư thế ngồi 
- Khuyến khích trẻ tự sáng tác các câu chuyện của mình và có sử dụng tranh xúc giác 
để minh hoạ về các chủ đề khác nhau. 
* Làm quen với chữ nổi Braille cho trẻ mù 
 Trẻ mù cuối tuổi MN phải nhận biết được hệ thống chữ cái tiếng Việt và con số tự 
nhiên (trong phạm vị 10) trước khi vào lớp 1. 
* Hệ thống chữ nổi Braille 
 Hệ thống chữ nổi Braille là cách tiếp cận viết và đọc được người mù sử dụng rất phổ 
biến với các chữ được tạo nên bởi sự thay đổi các chấm ở hai cột dọc. 
 (Tham khảo giáo trình tr 136, 137) 
D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập. 
 Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trang 137 giáo trình chính. 
 Thảo luận: Vì sao dạy định hướng di chuyển là nội dung quan trọng trong các hoạt 
động hỗ trợ cá nhân cho trẻ khiếm thị? Phân tích nội dung cơ bản của dạy định hướng di 
chuyển. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_hoa_nhap_chuong_5_ho_tro_tre_khiem_thi_tron.pdf