Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập

Nhu cầu của trẻ em Nhu cầu của trẻ KT cần được đáp ứng

1. Nhu cầu vật chất Một TE bị hở hàm ếch hoặc bị bại não thường gặp khó khăn khi

nuốt thức ăn, cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống.

2. Nhu cầu an toàn Một trẻ bị động kinh, phong hoặc lên cơn co giật ở cơ quan phát âm

khi nói, cần thuốc để kiểm soát các cơn động kinh, co giật và ngăn

ngừa chấn thương.

3. Nhu cầu yêu

thương

Một số trẻ KT có thể không được gia đình chấp nhận và thương yêu

như những TE khác. Bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh

ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời.

4. Nhu cầu tôn trọng Thái độ của gia đình, hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm

tiến. Điều quan trọng là phải thấy được năng lực của trẻ, đánh giá

được cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò cuẩ trẻ trong

gia đình hơn là nhìn trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại.

5. Nhu cầu phát

triển

Trẻ KT cần được đi học, vì nhà trường là môi trường GD tốt nhất,

nơi có nhiều điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Một số trẻ

KT có thể cần có những thiết bị hay phương tiện di chuyển đặc biệt

để có thể đến trường. Nếu chăm sóc, bảo vệ quá đáng và đánh giá

thấp. sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tiến bộ ở trẻ KT.

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 1

Trang 1

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 2

Trang 2

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 3

Trang 3

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 4

Trang 4

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 5

Trang 5

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 6

Trang 6

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 7

Trang 7

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 8

Trang 8

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 9

Trang 9

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 04/01/2022 13200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 2: Tổ chức giáo dục hòa nhập
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
1 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG: GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
HỆ: ĐẠI HỌC MẦM NON CHÍNH QUY (tín chỉ) 
CHƢƠNG 2 
TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
(TS: 04 tiết LT) 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức Sinh viên hiểu được những vấn đề về tổ chức giáo dục hòa nhập: 
- Xác định nhu cầu và khả năng đa dạng của trẻ. 
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch GD cá nhân. 
- Tổ chức môi trường học tập. 
- Điều chỉnh chương trình GD phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ. 
- Áp dụng các phương thức hỗ trợ trẻ KT ở trường MN. 
- Phói hợp các lực lượng GD. 
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức về GD hòa nhập. 
- Sinh viên có kiến thức chung về GD hòa nhập, từ đó biết áp dụng và thực tiễn công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 
3. Thái độ 
Sinh viên có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong quá trình tiếp nhận tri thức và 
rèn luyện kĩ năng. 
B. Chuẩn bị 
1. Giảng viên 
- Tài liệu chính: Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa 
nhập, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
- Tài liệu tham khảo: 
+ Trần Thị Hiệp - Nguyễn Xuân Hải - Lê Thị Thúy Hằng (2009), Giáo trình giáo dục 
hòa nhập (dành cho hệ cao đẳng Sư phạm mầm non), Nxb Giáo dục Việt Nam. 
+ Nguyễn Thị Hòa (2012), Giáo trình giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm 
Hà Nội. 
2. Ngƣời học 
- Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa nhập, Nxb Giáo dục 
Việt Nam. 
C. Nội dung bài giảng 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
2 
I. Xác định nhu cầu và khả năng đa dạng của trẻ. 
1. Nhu cầu 
 - Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. 
Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc, có ảnh hưởng đến sự tồn 
tại và phát triển của mình thì nhu cầu đó trở thành động cơ, không có nhu cầu thì không có 
hoạt động. 
 - Những nhu cầu cần đáp ứng ở trẻ KT: 
Nhu cầu của trẻ em Nhu cầu của trẻ KT cần được đáp ứng 
1. Nhu cầu vật chất Một TE bị hở hàm ếch hoặc bị bại não thường gặp khó khăn khi 
nuốt thức ăn, cần được giúp đỡ đặc biệt khi ăn uống. 
2. Nhu cầu an toàn Một trẻ bị động kinh, phong hoặc lên cơn co giật ở cơ quan phát âm 
khi nói, cần thuốc để kiểm soát các cơn động kinh, co giật và ngăn 
ngừa chấn thương. 
3. Nhu cầu yêu 
thương 
Một số trẻ KT có thể không được gia đình chấp nhận và thương yêu 
như những TE khác. Bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh 
ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời. 
4. Nhu cầu tôn trọng Thái độ của gia đình, hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm 
tiến. Điều quan trọng là phải thấy được năng lực của trẻ, đánh giá 
được cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò cuẩ trẻ trong 
gia đình hơn là nhìn trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại. 
5. Nhu cầu phát 
triển 
Trẻ KT cần được đi học, vì nhà trường là môi trường GD tốt nhất, 
nơi có nhiều điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Một số trẻ 
KT có thể cần có những thiết bị hay phương tiện di chuyển đặc biệt 
để có thể đến trường. Nếu chăm sóc, bảo vệ quá đáng và đánh giá 
thấp... sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tiến bộ ở trẻ KT. 
* Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của trẻ KT, cần lưu ý: 
 - Không thể đáp ứng các nhu cầu ở mức độ cao trừ khi đáp ứng được các nhu cầu ở 
mức độ thấp hơn. 
 - Nếu bất cứ nhu cầu nào không được đáp ứng thì sự phát riển của trẻ sẽ bị kìm hãm 
và khả năng học tập của trẻ bị suy giảm. 
 - Gia đình - nhà trường - xã hội phải đảm bảo rằng trẻ em không bị kìm hãm sự phát 
triển do những nhu cầu của trẻ không được đáp ứng. 
2. Khả năng 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
3 
 - Khả năng là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của 1 hoạt động 
nhất định nào đó và là điều kiện để đạt được kết quả cho hành động nào đó. Bất cứ hoạt 
động nào cũng đòi hỏi ở con người một khả năng nào đó và các khả năng liên quan với nhau. 
 - Theo Howard Gardner, bản thân mỗi con người có nhiều khả năng, trong đó có 
những khả năng chưa bao giờ sử dụng hoặc ít sử dụng. Mỗi cá nhân có những năng lực nhất 
định, sự khác biệt về năng lực tạo nên một bức tranh nhân cách riêng. 
 - Nhiều trẻ KT có năng lực vượt trội ở một lĩnh vực nào đó và có thể thành đạt với 
khả năng của mình. Vì vậy, trong quá trình CS GD trẻ có nhu cầu đặc biệt, cần tìm hiểu, 
phát hiện khả năng của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung, PP GD nhằm phát huy hết khả 
năng phát triển của trẻ. 
3. Nội dung, phƣơng pháp tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ KT 
 - Phát triển về thể chất: Hình dáng bề ngoài, kĩ năng vận động, phát triển các giác 
quan, dinh dưỡng, sức khỏe, khả năng tự phục vụ. 
 - Khả năng ngôn ngữ, giao tiếp: Hình thức giao tiếp sử dụng, khả năng nghe hiểu, 
diễn đạt, kĩ năng tiền đọc viết. 
 - Khả năng nhận thức: Tri giác, chú ý, ghi nhớ, hiểu biết và ... ủa trẻ. 
* Lập kế hoạch: Xác định rõ mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện, hình thức tổ chức các 
hoạt động để đạt mục tiêu đã đề ra 
* Thực hiện kế hoạch: 
 - Tổ chức thực hiện: Từng người, từng tổ chức có trách nhiệm như thế nào. 
 - Đề xuất giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện các nội dung GD. 
 - Tự đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để đạt được mục tiêu GD. 
- Chú trọng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện kế hoạch GD. 
* Đánh giá: 
 - Là việc kiểm tra xem cac mục tiêu năm và mục tieeuu ngăn hạn có đưc[j hoàn 
thành hay không, các PP thực hiện có phù hợp không. 
 - Không chỉ đánh giá cho trẻ mà còn cho GV, môi trường giảng dạy, các PP... 
 - Kết quả đánh giá là thông tin quan trọng cho việc xác định các mục tiêu GD giai 
đoạn tiếp theo. 
III. Tổ chức môi trƣờng học tập 
1. Những yêu cầu đối với môi trƣờng học tập cho trẻ KT 
* Đảm bảo an toàn và dễ tiếp cận: 
- Môi trường phải đảm bảo an toàn cả về thể chất và tâm lí cho trẻ. Cần làm tăng tính 
quen thuộc cho trẻ ở trường hoặc ỏ trong lớp.Những sắp xếp không gian không quen thuộc 
và chướng ngại vật có thể là nguyên nhân gây khó khăn, rủi ro, nguy hiểm đối với trẻ. 
- Môi trường dễ tiếp cận là môi trường mà trẻ có thể thực hiện, tham gia được vào tất 
cả các hoạt động. Để tạo được môi trường dễ tiếp cận, cần có một số điều chỉnh nhất định: 
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, chỉ dẫn bằng hình ảnh, lối đi... 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
5 
* Môi trường hòa nhập và thân thiện: 
 - Là môi tường đảm bảo tất cả mọi trẻ được đối xử bình đẳng, không phân biệt giới 
tính, tôn giáo, khuyết tật hay địa vị xã hội, tôn trọng sự đa dạng và đảm bảo chất lượng GD 
cho mọi trẻ. 
 - Môi trường học tập thân thiện là môi trường dựa trên quyền TE, là nơi thực hiện tốt 
nhất, có hiệu quả nhất các quyền cơ bản của trẻ. 
2. Thiết kế và sắp xếp môi trƣờng học tập cho trẻ KT 
2.1. Ánh sáng 
 - Mức độ chiếu sáng chung ở trong phòng học, hành lang, hội trường, điều kiện ánh 
sáng khi học tập... phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân trẻ KT: Trẻ khiếm thính cần 
đủ ánh sáng để đọc hình miệng khi giao tiếp; trẻ nhìn kém gặp khó khăn khi học tập trong 
môi trường thiếu ánh sáng; trẻ có rối loạn cảm xúc có thể bị quá kích thích với một loại ánh 
sáng nào đó... 
 - Để phù hợp với nhu cầu ánh sáng của trẻ có nhu cầu đặc biệt trong lớp, đòi hỏi 
kiểm soát sự tỏa sáng, điều chỉnh và tăng cường nguồn sáng phù hợp giữa ánh sáng tự nhiên 
và ánh sáng nhân tạo. 
2.2. Âm thanh 
 - Hạn chế tiếng ồn là điều rất cần thiết trong môi trường học tập của trẻ. Môi trường 
học tập cần yên tĩnh để trẻ tập trung, không gây phân tán. 
 - Để có môi trường học tập yên tĩnh, cần hạn chế ảnh hưởng của âm thanh bên ngoài 
bằng cách sử dụng tường dày, cửa sổ cách âm... Để hạn chế tiếng ồn trong lớp học, có thể 
trải thảm trên sàn nhà, đệm cao su vào bàn ghế, bố trí phối hợp giữa các góc chơi động, tĩnh 
với nhau... 
2.3. Không gian 
 - Để tạo môi trường học tập có hiệu quả thì việc tổ chức không gian lớp học phải an 
toàn và thuận tiện, đặc biệt là đối với trẻ khó khăn về vận động, trẻ khiếm thính. Cần tạo 
không gian thoáng mát, phân chia hợp lí cho từng hoạt động. 
 - Không khí mát mẻ, trong lành bên trong lớp học sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của 
các cá nhân và sự thoải mái của trẻ. Không khí lớp học nặng nề, ẩm thấp dẫn đến tình trạng 
mệt mỏi, chán nản của trẻ. 
2.4. Môi trường tâm lí lớp học 
 - Cần tạo bầu không khí trong lớp học thân thiện, gần gũi, vui vẻ, tạo cảm giác an 
toàn, tâm trạng tốt cho trẻ để có kết quả học tập tốt. 
 - Để xây dựng bầu không khí tâm lí tốt, GV cần: 
 + Tạo sự tự tin cho trẻ có NCĐB, khuyến khích, khen ngợi hành vi tốt của trẻ, tạo 
cơ hội cho trẻ thành công. 
 + Tạo mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa GV và trẻ, giữa các thành viên trong lớp 
học, sự đoàn kết yêu thương giữa các trẻ... 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
6 
2.5. Cách tổ chức hoạt động 
 - GV chuẩn bị kĩ kế hoạch CS-GD, nội dung các hoạt động phong phú, đảm bảo đủ 
vật liệu cho trẻ hoạt động, kết hợp hướng dẫn, giải thíc, minh họa cụ thể. 
- GV tạo ra và sử dụng những tình huống gần gũi với trẻ dựa trên những kinh nghiệm 
và trải nghiệm đã có của trẻ bằng cách sử dụng các PP: trò chơi, kể chuyện, quan sát... để trẻ 
hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động 
 - Sử dụng phối hợp các PP, các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau sống động, 
thú vị và thân thiện để trẻ có cơ hội giao lưu, học tập từ bạn bè. 
 - Khi tổ chức hoạt động, GV nên đặt ra những câu hỏi: 
 + Có trẻ nào cần hỗ trợ thêm không? 
 + GV cần đưa ra những trợ giúp gì đối với trẻ? 
 + GV có cần giúp đỡ riêng từng trẻ không? 
 + Đảm bảo đã sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho trẻ? 
 ... 
2.6. Thời gian 
 - Khi sắp xếp thời gian cho các hoạt động, GV lưu ý dành đủ thời gian để trẻ hoàn 
thành nhiệm vụ, điều đó có ảnh hưởng đến việc học tập có hiệu quả củ trẻ. 
 - Cách sắp xếp thời gian cần đảm bảo có hoạt động học tập, hoạt động tĩnh xen lẫn 
hoạt động động, thời lượng hoạt động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, thời tiết... 
IV. Điều chỉnh chƣơng trình GD phù hợp với nu cầu và khả năng của trẻ 
 Để tổ chức hoạt động GD đáp ứng được nhu cầu của từng trẻ, GV cần chú ý đến 8 
khác biệt: - Khác biệt về mức độ phát triển. 
 - Khác biệt về tốc độ phát triển. 
 - Khác biệt về độ trưởng thành. 
 - Khác biệt về trải nghiệm. 
 - Khác biệt về những giới hạn khuyết tật 
 - Khác biệt về sở thích - mối quan tâm và sở thích. 
 - Khác biệt về hoạt động. 
 - Khác biệt về cách học. 
1. Khái niệm điều chỉnh chƣơng trình trong tổ chức hoạt động cho trẻ KT 
 Điều chỉnh chương trình là sự thay đổi nội dung trong chương trình, điều chỉnh môi 
trường GD, điều chỉnh PP tổ chức hoạt động, học liệu sử dụng trong học tập để nâng cao sự 
thể hiện cá nhân cho phép trẻ tham gia từng phần trong các hoạt động. 
2. Nội dung điều chỉnh 
* Điều chỉnh mục tiêu: 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
7 
 - Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của trẻ ở các giai đoạn khác nhau và nhu cầu, khả năng 
của trẻ, GV điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với trẻ trong từng hoạt động. 
 - Ngoài ra, cần điều chỉnh yêu cầu đối với khả năng tiếp thu của trẻ. Việc xác định 
mục tiêu cho từng trẻ có NCĐB khi tổ chức hoạt động sẽ tạo điều kiện cho GV định hướng 
nội dung đưa đến cho trẻ. 
* Điều chỉnh nội dung: 
 Căn cứ vào nội dung chương trình, điều chỉnh nội dung kiến thức, kĩ năng và các 
hoạt động sao cho phù hợp với nhận thức của mỗi trẻ. 
* Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động: 
 - Cần xem xet từng nội dung cụ thể để lựa chọn, áp dụng PP, hình thức tổ chức hoạt 
động nào cho phù hợp như: HĐ cho cả lớp, HĐ nhóm, HĐ cá nhân... Những hình thức HĐ 
này sẽ định hướng cách tiến hành HĐ và mức độ tham gia của trẻ. 
 - Điều chỉnh kế hoạch tổ chức HĐ và đồ dùng dạy học: Lập kế hoạch đảm bảo việc 
truyền đạt kiến thức của GV đến trẻ có hiệu quả. Kế hoạch phải xuất phát từ mức độ phát 
triển của trẻ, từ chủ đề đặt ra và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. 
 - Phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của 
trẻ khiếm thính, trẻ KT trí tuệ. Vì vậy GV cần chú ý tổ chức sao cho trẻ sử dụng và phối hợp 
đồng thời các giác quan còn lại để nhận biết thế giới. 
* Điều chỉnh môi trường. 
 Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp học hòa nhập, GV cần điều chỉnh về môi 
trường để giúp trẻ tiếp cần được với các hoạt động và độc lập hơn trong quá trình tham gia. 
* Điều chỉnh cách đánh giá kết quả. 
 Đối với trẻ KT, khi đánh giá phải chú ý đến những tiến bộ của trẻ về: Phát triển ngôn 
ngữ, giao tiếp, kĩ năng xã hội, phát triển nhận thức... 
3. Phƣơng pháp điều chỉnh 
* Điều chỉnh theo PP đồng loạt. 
 Nội dung điều chỉnh không đáng kể, áp dụng với trẻ KT nhẹ, hoặc một số lĩnh vực 
trẻ có thể tham gia được. 
* Điều chỉnh theo PP đa trình độ. 
 Tất cả trẻ đều tham gia vào hoạt động theo một chương trình quy định, nhưng theo 
các mục tiêu khác nhau, ở các trình độ khác nhau, dựa trên nhu cầu của mỗi trẻ. 
* Điều chỉnh theo PP lặp lại nội dung. 
 Một số nội dung trong chương trình không chỉ được dạy cho trẻ có NCĐB trong quá 
trình tổ chức các hoạt động chung, mà có thể lặp lại ở hoạt động hỗ trợ cá nhân hay sinh 
hoạt hàng ngày của trẻ. 
* Điều chỉnh theo PP thay thế. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
8 
 Do những hạn chế của trẻ KT, có những nội dung trong chương trình trẻ không đáp 
ứng được. Vì vậy, có thể thay thế nội dung học tập không cùng chương trình. 
V. Áp dụng các phƣơng thức hỗ trợ trẻ KT ở trƣờng MN 
1. Phƣơng thức hỗ trợ dựa vào GV 
 - Sắp xếp môi trường: Phù hợp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Khi sắp xếp môi trường, 
cần quan tâm đến các yếu tố: Không gian cơ học, lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học, xây 
dựng cấu trúc hoạt động... 
 - Khuyến khích thái độ chấp nhận: Là một cách chuẩn bị để trẻ KT được tham gia 
vào môi trường xã hội thuận lợi hơn. GV áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích bạn bè 
cùng lớp chấp nhận sự có mặt của trẻ KT. 
 - Nhắc nhở và khen ngợi: Là cách để GV khuyến khích sự tham gia của trẻ trong lớp 
hòa nhập. GV dùng lời hoặc hành động cụ thể để khích lệ trẻ nhút nhát, thu mình lại hoặc 
những trẻ có vấn đề về hành vi. 
 - Chấp nhận các mức độ và hình thức tham gia khác nhau: GV điều chỉnh kì vọng 
của mình đối với mức độ tham gia của trẻ trong nhóm. 
 - Điều chỉnh giao tiếp: Việc điều chỉnh thời gian hay mức độ giao tiếp của GV có thể 
tác động tới khả năng tương tác của trẻ. GV sử dụng 1 số cách điều chỉnh giao tiếp: Sử dụng 
từ ngữ đơn giản, nói chậm và nhấn mạnh 
2. Phƣơng thức hỗ trợ dựa vào bạn cùng lớp 
 - Bạn cùng lớp chủ động hỗ trợ: Chọn 1 số trẻ bình thường cùng lớp hướng dẫn cho 
trẻ cách thức giúp đỡ bạn KT, khuyến khích trẻ trong lớp gần gũi, giúp đỡ, tạo cơ hội tiếp 
xúc và hỗ trợ trẻ KT. 
 - Học hợp tác: Sử dụng tính năng động về mặt xã hội của tập thể để hỗ trợ sự tương 
tác, các mối quan hệ bạn bè, qua đó GV dạy trẻ cách nhắc nhở bạn và khen ngợi khi bạn 
thành công. 
3. Phƣơng thức hỗ trợ dựa vào các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày 
 - Dựa vào hoạt động chơi: GV có thể lồng ghép nội dung và mục tiêu học tập cho trẻ 
KT vào một hoạt động chơi. Cần tổ chức hoạt động ở nhiều mức độ khác nhau để khuyến 
khích trẻ tích cực tham gia. 
 - Dựa vào hoạt động chuyển tiếp: Người lớn tạo cơ hội để trẻ tham gia vào những 
hoạt động chuyển tiếp để thu hút sự chú ý của trẻ, yêu cầu trẻ trả lời hoặc thực hiện một vài 
việc theo khả năng. 
4. Phƣơng thức hỗ trợ dựa vào hoàn cảnh cụ thể 
 - Dạy ngẫu nhiên: Tận dụng các hoạt động đang diễn ra để dạy một kiến thức hay kĩ 
năng nào đó cho trẻ. 
 - Làm mẫu và mở rộng: Cung cấp cho trẻ những lời nói hay cử chỉ mẫu, từ câu nói 
hoặc hành động của trẻ, người lớn đưa them thong tin mới nhằm phức tạp hóa câu nói hoặc 
hành động của trẻ. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
9 
 - Kéo dài thời gian: Là việc chờ đợi trẻ trong một khoảng thời gian nhất định để giúp 
trẻ biết cách khởi xướng một hoạt động tương tác nào đó. 
 - Can thiệp vào thói quen: Thay đổi những thói quen thông thường để trẻ tự phát hiện 
ra những thay đổi đó và có những phản ứng phù hợp. 
VI. Phối hợp các lực lƣợng giáo dục 
1. Phối hợp với gia đình trẻ 
* Thiết lập và duy trì mối quan hệ với gia đình. 
 - GV mô tả các hoạt động của nhà trường với cha mẹ, đặt ra mục tiêu phù hợp với trẻ 
trong buổi họp với cha mẹ. 
 - Trao đổi với cha mẹ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn ít nhất 3 tháng 1 lần hoặc 
bất cứ khi nào thấy cần thiết. 
 - GV nên duy trì mối liên lạc với gia đình càng nhiều càng tốt. Khuyến khích cha mẹ 
đến thăm và tham gia vào lớp học của con mình. 
* Tập trung vào việc giáo dục trẻ. 
 Gia đình trẻ có thể trải qua các cảm xúc khác nhau về trẻ KT. Nếu GV được cha mẹ 
trẻ yêu cầu giúp đỡ, thì có thể gợi ý cho họ nói chuyện với người có thể giúp họ giải tỏa cảm 
xúc. GV nên tập trung vào việc GD và giúp trẻ phát triển. 
* Nhận ra và giải quyết những cảm xúc của bản than. 
 GV suy nghĩ về trẻ một cách tích cực, tập trung vào những gì trẻ có thể làm được, 
không tập trung vào những gì trẻ không làm được. Coi trẻ là một người có thể lớn lên, học 
hỏi và tiến bộ. 
* GV cần trấn an, an ủi cha mẹ nhưng phải trung thực. 
 GV có thể lí giải, chứng minh rằng cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển và giúp họ nhận 
ra nhiều khả năng mà họ có để dạy trẻ, nói với họ về những gì mà họ đã và đang làm tốt. 
* Hiểu về mối quan tâm của gia đình trẻ. 
 - Những mối quan tâm chung của cha mẹ trẻ KT: 
 + Khả năng tham gia của trẻ vào lớp hòa nhập. 
 + Sự chấp nhận của những trẻ khác. 
 + Thời gian của GV dành cho trẻ. 
 + Tương lai của trẻ. 
2. Phối hợp với GV hỗ trợ 
 - GVMN cần có kĩ năng hợp tác trong công việc với các đồng nghiệp, làm việc hiệu 
quả như một thành viên trong nhóm với chuyên gia, nhậ ra giới hạn bản thân và tìm kiếm sự 
gúp đỡ khi thích hợp. 
 - Tạo mối quan hệ hợp tác, thân thiện, cởi mở, sẵn sang lien hệ, trao đổi thường 
xuyên để nhận được các hỗ trợ về chuyên môn từ chuyên gia hỗ trợ. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
10 
3. Phối hợp với các lực lƣợng khác 
 - Phối hợp với các nhà chuyên môn khác: Nhà tâm lí, bác sĩ, chuyên gia trị liệu, nhân 
viên công tác xã hội để thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khi học hòa nhập. 
 - Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức xã hội khác để vận động cho GD hòa nhập. 
 - Tạo mối quan hệ với BGH nhà trường, đồng nghiệp để có được sự trợ giúp về vật 
chất, chuyên môn cần thiết. 
D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luận 
 1. Tại sao cần tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu đặc biệt? Nội dung và 
phương pháp tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu đặc biệt. 
 2. Các bước xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Tìm 
hiểu một trường hợp trẻ có nhu cầu đặc biệt ở trường MN và xây dựng kế hoạch GD cá 
nhân cho trẻ này. 
 3. Khi thiết kế môi trường học tập ở lớp học hòa nhập có trẻ có nhu cầu đặc biệt, GV 
cần lưu ý đến các yếu tố nào? Cho ví dụ về những điều chỉnh của môi trường học tập cho 
một trường hợp trẻ có nhu cầu đặc biệt cụ thể. 
 4. Khái niệm điều chỉnh chương trình GDMN và nội dung điều chỉnh. Cho ví dụ 
minh họa. 
 5. Thế nào là phương thức hỗ trợ dựa vào bạn cùng trang lứa ở lớp học hòa nhập? 
Nêu các kĩ thuật thực hiện phương thức hỗ trợ này. 
 6. Tại sao để thành công trong công tác GD hòa nhập, GV cần có kĩ năng làm việc 
như một thành viên trong nhóm có nhiều chuyên gia? GVMN cần phối hợp với các lực 
lượng nào để tổ chức thực hiện GD hòa nhập? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_hoa_nhap_chuong_2_to_chuc_giao_duc_hoa_nhap.pdf