Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập

I. Trẻ khuyết tật.

1. Khái niệm về trẻ khuyết tật.

Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng

cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo

được chương trình phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp GD - dạy học

và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.

2. Phân loại khuyết tật.

- Năm 1989, WHO phân loại 8 dạng tật: Khó khăn về vận động; khó khăn về nhìn;

khó khăn về nghe - nói; khó khăn về học; hành vi xa lạ, khác thường; động kinh; mất cảm

giác; đa tật.

- Hội đồng GD Hoa Kỳ phân 13 loại tật: Tự kỉ; điếc mù; điếc; rối loạn cảm xúc;

khiếm thính; chậm phát triển trí tuệ; đa tật; khuyết tật thể chất; khuyết tật sức khỏe; khiếm

thị; khó khăn về học; khuyết tật ngôn ngữ; tổn thương não.

- Ở Việt Nam, chia thành các dạng: Khiếm thính; khiếm thị; khuyết tật trí tuệ; khuyết

tật ngôn ngữ; khuyết tật vận động; rối loạn hành vi và cảm xúc; đa tật.

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 1

Trang 1

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 2

Trang 2

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 3

Trang 3

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 4

Trang 4

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 5

Trang 5

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 12380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập

Giáo án Giáo dục hòa nhập - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
1 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG: GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
HỆ: ĐẠI HỌC MẦM NON CHÍNH QUY (tín chỉ) 
CHƯƠNG 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRẺ KHUYẾT TẬT 
VÀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP 
(TS: 02 tiết LT) 
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 Sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản về trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập như: 
- Khái niệm và phân loại trẻ khuyết tật. 
- Các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. 
- Giáo dục hòa nhập trên thế giới và ở Việt Nam. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức về trẻ khuyết tật và 
GD hòa nhập. 
- Sinh viên có kiến thức chung về GD hòa nhập, từ đó biết áp dụng và thực tiễn công 
tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. 
3. Thái độ: 
Sinh viên có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong quá trình tiếp nhận tri thức và 
rèn luyện kĩ năng. 
B. Chuẩn bị 
1. Giảng viên: 
- Tài liệu chính: Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa 
nhập, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
- Tài liệu tham khảo: 
+ Trần Thị Hiệp - Nguyễn Xuân Hải - Lê Thị Thúy Hằng (2009), Giáo trình giáo dục 
hòa nhập (dành cho hệ cao đẳng Sư phạm mầm non), Nxb Giáo dục Việt Nam. 
+ Nguyễn Thị Hòa (2012), Giáo trình giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm 
Hà Nội. 
2. Người học: 
- Bùi Thị Lâm - Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa nhập, Nxb Giáo dục 
Việt Nam. 
C. Nội dung bài giảng 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
2 
I. Trẻ khuyết tật. 
1. Khái niệm về trẻ khuyết tật. 
 Trẻ khuyết tật là những trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng 
cơ thể hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không thể theo 
được chương trình phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp GD - dạy học 
và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết. 
2. Phân loại khuyết tật. 
 - Năm 1989, WHO phân loại 8 dạng tật: Khó khăn về vận động; khó khăn về nhìn; 
khó khăn về nghe - nói; khó khăn về học; hành vi xa lạ, khác thường; động kinh; mất cảm 
giác; đa tật. 
 - Hội đồng GD Hoa Kỳ phân 13 loại tật: Tự kỉ; điếc mù; điếc; rối loạn cảm xúc; 
khiếm thính; chậm phát triển trí tuệ; đa tật; khuyết tật thể chất; khuyết tật sức khỏe; khiếm 
thị; khó khăn về học; khuyết tật ngôn ngữ; tổn thương não. 
 - Ở Việt Nam, chia thành các dạng: Khiếm thính; khiếm thị; khuyết tật trí tuệ; khuyết 
tật ngôn ngữ; khuyết tật vận động; rối loạn hành vi và cảm xúc; đa tật. 
II. Các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. 
1. Giáo dục chuyên biệt 
 Là cơ sở GD dành riêng cho trẻ khuyết tật. Trẻ có chung một dạng tật được đưa vào 
1 nhóm, chia thành những mức độ khác nhau, được dạy theo phương pháp và chương trình 
riêng khác với hình thức GD trẻ bình thường (còn gọi là mô hình y tế). 
1.1. Mục tiêu của GD chuyên biệt. 
a) Mục tiêu nhân đạo. 
 Trẻ KT là đối tượng trợ giúp của các nhà hảo tâm, từ thiện. Họ nhận được sự thương 
hại của cộng đồng và xã hội. 
b) Mục tiêu chăm sóc và GD. 
 - KT là đối tượng của quá trình phục hồi chức năng và GD, trong đó phục hồi chức 
năng là mục tiêu cuối cùng. 
 - Tùy thuộc vào các chuyên ngành y tế khác nhau mà chia trẻ KT thành những dạng, 
những mức độ khác nhau để phục hồi chức năng và GD. Từ dó, nhiều ngành khoa học ra 
đời: GD đặc biệt, tâm lí học đặc biệt... 
c) Mục tiêu giám sát quản lí. 
 Trẻ KT bị tách khỏi các TE khác, sự tách biệt này nhằm mục đích quản lí và giám 
sát, đôi khi nó lại là mục tiêu chính. 
1.2. Những tồn tại của mô hình GD chuyên biệt. 
 - Coi trẻ KT là những trẻ thấp kém, không có khả năng sống, học tập như những trẻ khác 
 - PP GD đặc biệt gây nên những hạn chế trong quá trình nhận thức. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
3 
 - Quá trình GD đặc biệt mang lại cho trẻ những mặc cảm, tự ti, là cản trở lớn làm cho 
trẻ không phát triển hết khả năng của mình. 
 - Hiệu quả GD trong các trường chuyên biệt rất thập. Môi trường này không tạo ta cơ 
hội để trẻ KT phát triển hết tiềm năng của mình. 
 - Mô hình GD chuyên biệt rất tốn kém: Chi phí cao cho xây dựng cơ sở vật chất, đào 
tạo đội ngũ GV riêng... 
1.3. Vài nét về GD chuyên biệt trên thế giới và ở nước ta. 
 - GD chuyên biệt góp phần làm cho 1 bộ phận nhỏ trẻ KT được chăm sóc và GD. 
 - GD chuyên biệt hình thành và phát triển phù hợp với điều kiện KT XH, đóng vai 
trò tích cực trong lịch sử phát triển của ngành khoa học tật học. 
 - Ở Việt Nam, GD đặc biệt được phát triển từ rất sớm và phát triển nhanh sau năm 
1975. Nhiều ngành, Bộ đã mở ra các trường, lớp dạy riêng cho từng trẻ KT. 
2. GD bán hòa nhập. 
2.1. Khái niệm. 
 Là phương thức GD cho trẻ KT trong 1 lớp học chuyên biệt đặt trong 1 trường bình 
thường. Trong quá trình học, trẻ KT nào có khả năng sẽ được học một số môn học hoặc 
tham gia 1 số hoạt động chung với trẻ bình thường. 
2.2. Đặc điểm của mô hình GD bán hòa nhập. 
 - GD bán hòa nhập về bản chất vẫn dựa vào mô hình y tế, mô hình phục hồi chức 
năng: Trẻ được phân loại và xếp vào các nhóm có mức độ tật khác nhau, được phục hồi 
chức năng để có thể tiếp cận với trẻ lành. Sau khi thấy được sự phát triển gần với trẻ bình 
thường, trẻ được đưa vào học 1 số tiết học trong trường PT với trẻ bình thường. 
 - Hạn chế của mô hình bán hòa nhập: 
 + Trẻ KT chưa thực sự hòa nhập với trẻ lành. 
 + Việc học của trẻ KT ở lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng, không trùng 
lặp với chương trình chung nên trẻ không thích ứng được. 
 + Trẻ lĩnh hội được rất ít các kĩ năng xã hội. 
 + Đầu ra cho trẻ lớn tuổi rất bế tắc. 
 + Trẻ bị ức chế về tâm lí, không muốn học ở lớp chuyên biệt. 
3. Giáo dục hòa nhập 
3.1. Khái niệm. 
 GD hòa nhập là phương thức GD, trong đó TE KT học cùng với trẻ bình thường 
trong trường PT ngay tại nơi các em sinh sống. 
3.2. Đặc điểm của GD hòa nhập. 
 - GD cho mọi đối tượng trẻ. Trong GD hòa nhập, không có sự tách biệt giữa các trẻ 
với nhau, mọi trẻ đều được tôn trọng và có giá trị như nhau. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
4 
 - Học ở trường nơi trẻ sinh sống. 
 - Mọi trẻ đều được hưởng 1 chương trình GD phổ thông. 
 - Điều chỉnh chương trình, đổi mới PP đạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá 
là vấn đề cốt lõi để GD hòa nhập đạt hiệu quả cao nhất. 
 - Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của GD hòa nhập để đáp ứng nhu cầu 
và khả năng của trẻ. 
 - GD hòa nhập không đánh đồng mọi TE như nhau. Mỗi trẻ có năng lực khác nhau, 
cách học khác nhau... vì thế điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết. 
 - Dạy học sáng tạo, tích cực và hợp tác. 
 - Dạy học hòa nhập tạo cho trẻ những kiến thức chung, tổng thể, cân đối. Muốn vậy, 
PP dạy học phải hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của trẻ. 
 - Muốn dạy học có hiệu quả, kế hoạch dạy học phải cụ thể, chú trọng phương pháp 
học hợp tác, lựa chọn phương pháp và sử dụng đúng lúc. 
Bảng so sánh các yếu tố của GD hòa nhập và các yếu tố không phải của GD hòa 
nhập: Tham khảo giáo trình chính (tr13, 14) 
3.3.Tính tất yếu của GD hòa nhập. 
* GD hòa nhập đáp ứng mục tiêu GD. 
 UNESCO đề ra 4 trụ cột của việc học: - Học để làm người. 
 - Học để biết. 
 - Học để làm. 
 - Học để chung sống. 
* Trẻ học tập thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau của các bạn cùng lớp. 
 - Được GD trong môi trường hòa nhập trẻ phát triển tốt hơn so với cách GD trong 
môi trường khác. 
 - Trẻ được học cùng 1 chương trình với trẻ khác. Chương trình, phương pháp được 
điều chỉnh phù hợp với năng lực và nhu cầu của trẻ. Dạy học như vậy sẽ có kết quả cao, trẻ 
được phát triển hết khả năng của mình. 
 - Trẻ được tự do giao lưu, giúp đỡ nhau để phát triển toàn diện hơn, thích ứng tốt hơn 
với môi trường xã hội. 
 - GD hòa nhập cho trẻ KT áp dụng lí luận dạy học hiện đại - lấy người học làm trung 
tâm, chương trình được điều chỉnh, phương pháp được đổi mới thích hợp với trẻ. 
* Trẻ được học tập trong môi trường bình thường và hòa nhập với cộng đồng. 
 - Trong GD hòa nhập, trẻ KT được học trong môi trường bình thường, gần nhà... trẻ 
không có sự tách biệt với người thân, luôn được gần gũi với bạn bè, có niềm tin về sự an 
toàn, tâm lí ổn định, yên tâm phấn đấu học tập và phát triển. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
5 
 - GD hòa nhập tạo cơ hội và môi trường để các lực lượng tham gia GD có điều kiện 
hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. 
 - GD hòa nhập có cơ sở lí luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ 
giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp trong tổ chức cũng như tiến hành GD. 
3.4. Một số cách tiếp cận GD hòa nhập. 
* Cách tiếp cận không loại trừ. 
 Tuyên bố Salamanca và cương lĩnh hành động về GD theo nhu cầu đặc biệt thể hiện 
các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng cơ hội cho người tàn tật: 
 - Mọi TE có quyền được GD, được tạo cơ hội để đạt và duy trì trình dộ học ở mức có 
thể chấp nhận được. 
 - Mọi TE đều có những đặc điểm riêng, lợi ích riêng, khả năng và nhu cầu học tập riêng 
 - Hệ thống GD được thiết kế, chương trình GD được thực hiện trên tinh thần xem xét 
sự đa dạng của những đặc điểm và nhu cầu của trẻ. 
 - Trẻ có nhu cầu GD đặc biệt được đến học tại các trường chính quy. Trường học này 
có trách nhiệm trang bị kiến thức cho trẻ qua PP lấy trẻ làm trung tâm, có đủ khả năng đáp 
ứng những nhu cầu đặc biệt của trẻ. 
 - Các trường chính quy theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất để chống lại 
thái độ phân biệt, tạo cộng đồng thân ái, xây dựng xã hội hòa nhập và thực hiện GD hòa 
nhập cho tất cả mọi người. 
* Cách tiếp cận đa dạng. 
 - Các trường học phải tiếp nhận tất cả trẻ em mà không phân biệt điều kiện thể chất, 
trí tuệ, xã hổi, tình cảm, hay ngôn ngữ. 
 - Sự đa dạng còn thể hiện ở lực lượng GD: GV, chuyên gia tư vấn, nhân viên chăm 
sóc, sự kết hợp giữa gia đình, người thân, bạn bè của trẻ... 
 - Sự đa dạng thể hiện ở phương pháp GD trẻ: Sử dụng các PP dạy học khác nhau để 
giúp trẻ học tập đạt hiệu quả cao nhất. 
* Cách tiếp cận chấp nhận. 
 GV cần thừa nhận những khiếm khuyết của trẻ và thay đổi cho phù hợp với trẻ. 
* Cách tiếp cận về giá trị văn hóa. 
 Trẻ em được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi công việc của cộng đồng nơi 
sinh sống. Từ đó, tạo cho trẻ có niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên trong cuộc sống; độc 
lập, sáng tạo, tự tin tham gia công việc của cộng đồng. 
* Cách tiếp cận bình thường hóa. 
 Cần đối xử với trẻ một cách bình thường, không quá chú trọng đến khuyết điểm của 
trẻ. Trẻ KT cần được học chung một chương trình, với PP dạy học phù hợp của GV. 
III. Giáo dục hòa nhập trên thế giới và ở Việt Nam. 
1. Tình hình giáo dục hòa nhập trên thế giới. 
Trường Đại học Tân Trào Khoa Giáo dục Mầm non 
Gáo dục hòa nhập (ĐHMN CQ tín chỉ) Giảng viên: Bùi Khánh Ly 
6 
 - Vấn đề bình đẳng trong việc có cơ hội học tập và nhiều quyền khác được nêu trong 
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Công ước về GD cho mọi người, trong Tuyên bố về GD 
đặc biệt Salamanca... 
 - Tuyên bố về quyền con người của Liên Hợp Quốc được bổ sung bởi tuyên ngôn về 
quyền của những người tàn tật. 
 - Năm 1983, 120 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã chấp nhận những 
nguyên tắc cơ bản về quyền của người tàn tật, đặc biệt là quyền được giáo dục. Vấn đề GD 
cho người khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. 
2. Tình hình giáo dục hòa nhập ở Việt Nam. 
2.1. Những thành tựu đạt được. 
 - Hiện nay, cả nước có khoảng 92 trung tâm chuyên chăm sóc và GD cho hơn 7.000 
trẻ khuyết tật. Các cơ sở GD cũng đã tiếp nhận trên 100.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập với 
trẻ bình thường. 
 - Nhiều địa phương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nước làm tốt 
công tác chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được đi học dưới mọi hình thức. 
 - 38/64 tỉnh thành đã thành lập Ban chỉ đạo GD trẻ KT của các địa phương, nhằm 
đẩy mạnh hơn nữa công tác này. Bộ GD&ĐT tổ chức nhiều cuộc hội thảo nâng cao nhận 
thức về GD trẻ KT, tập huấn về GD hòa nhập cho cán bộ, GV... 
 - Hệ thống văn bản pháp quy về GD trẻ KT được điều chỉnh, bổ sung và cập nhật 
thường xuyên... 
2.2. Những tồn tại và thách thức trong GD hòa nhập trẻ KT ở Việt Nam. 
 - Về chính sách và chiến lược: Các hỗ trợ chưa tập trung vào việc xây dựng một hệ 
thống GD tổng thể. 
 - Về việc tăng cường năng lực cho các cơ sở GD để thực hiện nhiệm vụ GD hòa nhập 
đã được thể chế hóa: Còn thiếu đồng bộ. Nhu cầu tăng cường năng lực hỗ trợ giảng dạy còn 
chưa được chú ý. 
 - Về việc thu thập dữ liệu và tỉ lệ trẻ KT: Trẻ KT bị phân loại và chẩn đoán không 
chính xác. Tỉ lệ và sự phân loại về trẻ KT còn khác nhau, số liệu chỉ tập trung trong nhà trường 
 - Về việc phát triển nguồn nhân lực: Còn nhiều bất cập. Tổ chức triển khai GD đặc 
biệt trên toàn quốc đòi hỏi số lượng lớn nguồn nhân lực đạt chuẩn mục tiêu năng lực cơ bản 
về lĩnh vực này. 
 - Về các dịch vụ hỗ trợ: Còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống. Các dịch vụ 
chuyên môn, chuyên biệt còn hạn chế và chưa có chuẩn chất lượng nào cho dịch vụ này. 
D. Câu hỏi, hướng dẫn học tập, thảo luận. 
 1. Tại sao nói GD hòa nhập có ưu việt trong mục tiêu giáo dục và đáp ứng nhu cầu 
của trẻ khuyết tật? 
 2. Phân tích những hạn chế của GD chuyên biệt? 
 3. Phân tích tính tất yếu của GD hòa nhập và những mục tiêu cơ bản của GD hòa nhập. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_hoa_nhap_chuong_1_nhung_van_de_co_ban_ve_tr.pdf