Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non

Trò chơi: “Chạy tiếp cờ”

  Mục đích:

- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.

  Chuẩn bị:

- 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.

  Luật chơi:

- Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.

  Cách chơi:

- Cho trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.

- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.

 Trò chơi: “Tung bóng”

  Mục đích:

- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.

  Luật chơi:

- Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi.

  Cách chơi:

- 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu cháu phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn 1 câu:

Quả bóng con con

Quả bóng tròn tròn

Em tung bạn đỡ

Tung cao cao nữa

Bạn bắt rất tài

Cô bảo cả hai

Chúng em đều giỏi.

 

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 1

Trang 1

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 2

Trang 2

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 3

Trang 3

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 4

Trang 4

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 5

Trang 5

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 6

Trang 6

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 7

Trang 7

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 8

Trang 8

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 9

Trang 9

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 36 trang baonam 04/01/2022 24380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non

Giáo án 1 số trò chơi dành cho trẻ mầm non
1 SỐ TRÒ CHƠI DÀNH CHO TRẺ MẦM NON
Trò chơi: “Chạy tiếp cờ”
 { Mục đích:
Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
 { Chuẩn bị:
2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
 { Luật chơi:
Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
 { Cách chơi:
Cho trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng 2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu. 
 Trò chơi: “Tung bóng”
 { Mục đích:
Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự khéo léo.
 { Luật chơi:
Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi.
 { Cách chơi:
5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu cháu phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài.
 Trò chơi: “ Thi đi nhanh ”
 { Mục đích: 
 - Phát triển cơ bắp, tính tự tin.
 { Chuẩn bị:
4 sợi dây dài khoảng 0,5m.
Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m.
2 khối hộp nhỏ.
 { Luật chơi:
Đi không được chạm vạch.
 { Cách chơi:
Chia trẻ 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở 1 đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lần lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng 1 lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
Lưu ý: chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
 Trò chơi: “Kéo co”
 { Mục đích:
Rèn sức mạnh cho trẻ, giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật
 { Chuẩn bị:
Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội, 2 cây gậy.
 { Luật chơi:
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 { Cách chơi:
Cho xếp 4 hàng dọc, từng cặp 2 đội đối diện nhau. Cháu đứng đầu từng đội cầm vào gậy, ngay vạch chuẩn. Các bạn còn lại ôm hông nhau, khi nghe tín hiệu tất cả kéo mạnh về phía mình.
Đội nào giẫm chân lên vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Trò chơi: “ Chuyền bóng ”
 { Chuẩn bị:
2 quả bóng
 { Luật chơi:
Không được chuyền nhảy cóc. Mà phải chuyền lần lượt từ bạn nọ đến bạn kia.
 { Cách chơi:
Trẻ xếp thành 2 hàng dọc ( số trẻ bằng nhau và tương đương sức nhau)
Hai cháu đứng đầu cầm bóng chuyền cho mình theo cách sau:
Chuyền 2 bên: chuyền từ trên xuống dưới theo hướng tay phải, rồi chuyền ngược lên bên trái.
Chuyền bằng hai tay qua đầu đến bạn cuối cùng, rồi chuyển ngược lên qua chân đến bạn đầu hàng.
Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
 3/ Trò chơi: “ Cáo ơi ngủ à ”
 { Mục đích:
Luyện vận động chạy, phản xạ nhanh.
Giáo dục lòng dũng cảm và biết thương yêu bạn.
 { Chuẩn bị:
Một cái mũ cáo
 { Luật chơi:
Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn.
 { Cách chơi:
Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai cáo chơi tiếp.
 Trò chơi “Bỏ giẻ”
 - Cách chơi:
 Trẻ ngồi vòng tròn 10 – 12 trẻ, ngồi xổm thành vòng tròn. Chọn 1 trẻ làm người đi bỏ giẻ (1 miếng vải, khăn mùi xoa). Người bỏ giẻ đi sau lưng các bạn, giấu kín giẻ để không để không ai nhìn thấy rồi bỏ giẻ sau lưng 1 bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ giẻ không biết thì người bỏ giẻ đi hết 1 vòng đến chổ bạn bị bỏ giẻ cầm giẻ lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy 1 vòng và người bỏ giẻ chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ giẻ về được chổ cũ người bỏ giẻ tiếp tục đi bỏ giẻ.
 Trò chơi “Đổi khăn”
 { Mục đích:
Rèn trẻ nhảy bật, tính nhanhn nhẹn.
 { Chuẩn bị:
Trẻ xếp
 { Luật chơi:
Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt, phải về nhà cáo chờ bạn đến cứu. Ai đến cứu bạn phải chạm vào người bạn.
 { Cách chơi:
Chọn 1 cháu nhanh nhẹn làm cáo ngồi vào vòng tròn chính giữa. Các bạn khác cầm tay nhau đi xung quanh nói “Cáo ơi ngủ à!” Khi nghe các bạn hỏi lần 2 thì cáo kêu Hừm! Hừm! Tất cả lò cò tản ra xung quanh. Cáo nhảy lò cò đuổi bắt, ai bị bắt phải chờ bạn cứu. Đổi vai cáo chơi tiếp.
Trò chơi: ... , quả vải ... hoặc đồ dùng như thìa, cốc, bát, đũa ... (không quá 7 thứ).
Cách chơi
   Trẻ đứng thành vòng tròn chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-8 trẻ.
- Cách 1:
   Người điều khiển mở gói đồ, cho trẻ quan sát, nhận xét 1-2 phút rồi gói lại, các nhóm hội ý kể tên các đồ vật đã quan sát. Nhóm nào nhớ được nhiều đồ vật nhất là thắng cuộc ...
Có thể thay đổi đồ vật, tăng thêm hoặc giảm bớt trong các lần chơi, để nâng cao chất lượng của trò chơi.
- Cách 2:
   Có thể cho một trẻ trong nhóm sờ, quan sát một vật trong gói (hộp) rồi mô tả lại một cách chi tiết (hình dáng, màu sắc, cách ăn/dùng). Những trẻ khác trong nhóm đoán vật đó, nhóm nào đoán được nhiều đồ vật nhất là thắng cuộc.
Ví dụ 1:
   Một trẻ trong nhóm sờ và quan sát quả chanh, sau đó mô tả: quả gì vỏ sần sùi, có mùi thơm, pha với nước đường, uống có vị chua rất mát. Những trẻ khác trong nhóm đoán và hô to "Quả chanh".
Ví dụ 2:
   Một trẻ trong nhóm sờ và quan sát bát ăn cơm, sau đó mô tả: cái gì nhỏ, làm bằng sứ, dùng để đựng cơm, bạn vẫn dùng hằng ngày. Những trẻ khác trong nhóm đoán vật và hô to "Cái bát ăn cơm".
Nếu đội nào đoán sai thì không được tính điểm.
 23. Trò Chơi Kết Bạn
Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết và phân loại củ-lá.
- Phát triển trí nhớ và khả năng quan sát nhanh cho trẻ.
- Giúp trẻ bước đầu biết ghép đôi.
Luật chơi
Tìm nhanh, đúng củ tương ứng với lá theo hiệu lệnh.
Chuẩn bị
   Tranh vẽ hoặc lô tô vẽ tách rời phần củ và lá của một cây. Số lượng đủ cho trẻ chơi (mỗi trẻ một tranh vẽ phần củ hoặc lá).
Cách chơi
- Cách 1:
   Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, chia làm 2 nhóm, một nhóm là củ (cầm tranh củ), một nhóm là lá (cầm tranh lá). Cô cho nhóm "củ" đứng tại chỗ cầm tranh "củ" giơ lên cao, còn nhóm "lá" chạy (đi) trong vòng tròn. Sau đó, cô nói: "Một, hai, ba, lá tìm về củ của mình thì trẻ phải thật nhanh, đến đứng trước mặt bạn cầm tranh củ tương ứng".
Ví dụ: 
   Trẻ A cầm lá củ cải chạy đến đứng trước mặt bạn B cầm tranh củ cải và giơ tranh lên cao, sau đó hô to:   "Chúng tôi là cây củ cải".
   Khi trẻ đã đứng thành đôi, là tương ứng với củ, cô cho trẻ kiểm tra lẫn nhau. Nếu trẻ nào đứng nhầm thì cô yêu cầu trẻ tìm lại cho đúng. Trò chơi tiếp tục, cô cho trẻ đổi nhóm "củ" chạy, nhóm "lá" đứng tại chỗ.
- Cách 2:
   Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô nói tên "cà rốt", trẻ nào có tranh củ cà rốt thì đi vào đứng ở giữa vòng tròn, cầm tranh giơ lên cao. Rồi cô lại nói tiếp "lá" thì kẻ nào có tranh lá cà rốt đi vào trong vòng tròn và đứng cạnh bạn. 
   Cả 2 trẻ đồng thanh nói: "Chúng tôi là cà rốt". Các trẻ khác vỗ tay hoan hô động viên 2 trẻ kết bạn đúng và mỗi trẻ được thưởng một bông hoa. Trò chơi tiếp tục cho đến cặp cuối cùng. Sau đó, cô cho trẻ đổi vai chơi. Cuối cùng, trẻ nào được nhiều bông hoa nhất là trẻ đó kết bạn giỏi nhất.
   Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô có thể chọn một trẻ làm "chủ trò" đưa ra các yêu cầu thay cô hoặc cho trẻ tự tìm nhau và ghép đôi tương ứng. Trò chơi này có thể tổ chức theo nhóm nhỏ ở trong lớp hoặc ngoài trời.
 24. Đĩa Quay
Mục đích
- Giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại rau, củ, quả ...
- Rèn luyện trí nhớ và sự tập trung chú ý cho trẻ.
Chuẩn bị
- Một hình tròn có đường kính 25-30cm, khoan một lổ nhỏ (làm đĩa quay).
- Một hình vuông lớn hơn hình tròn (cạnh 50cm) ở giữa gắn đinh vít để gắn đĩa quay lên sao cho có thể quay được.
- Một số tranh lô tô về các loại rau, củ, quả (có thể thay đổi bằng tranh lô tô các con vật).
Luật chơi
Gọi được tên và nêu đặc điểm của rau, củ, quả có trong lô tô.
Cách chơi
  Cho 4 trẻ đứng ở 4 cạnh của hình vuông. Đặt 4 hình lô tô lên trên 4 đĩa trỏn, cô quay đĩa rồi bỏ tay ra để đĩa quay cho đến khi dừng lại. Khi lô tô dừng lại ở phía của trẻ nào thì trẻ đó cầm lô tô, gọi tên và nêu đặc điểm của loại rau, củ, quả vẽ trong tranh lô tô. Sau mỗi lần quay, cô nên thay đổi lô tô đặt trên đĩa và số trẻ tham gia trò chơi.
 25.  Đi Chợ
Mục đích
Giúp trẻ nhận biết được một số loại rau, cách ăn và lợi ích của rau đối với sức khỏe.
Chuẩn bị
Tranh lô tô, đồ chơi bằng nhựa hoặc các loại thực phẩm.
Luật chơi
Chọn đúng và nêu được đặc điểm của các loại thực phẩm.
Cách chơi
  Cô nói: "Cô đi chợ mua thiếu một loại rau ăn sống, các bạn nhỏ hãy giúp cô nào". Sau đó, cô cho trẻ tìm và chọn đúng loại rau ăn sống trong thời gian nhất định.
Ví dụ: Rau ăn sống là xà lách, dưa chuột, cải xoong ...
Hoặc cô nói: "Cô đi chợ mua thiếu một loại rau phải nấu chín mới ăn được". Trẻ giúp cô tìm và chọn đúng loại rau phải nấu chín mới ăn được như rau bí, quả mướp, quả bầu, rau dền, mồng tơi, rau đay ...
Tương tự như vậy, cô đưa ra yêu cầu để trẻ chọn đúng loại thực phẩm theo yêu cầu của cô. Khi trẻ đã chơi thạo, cô có thể nâng cao yêu cầu.
Ví dụ:
Cô đề nghị trẻ hãy chọn:
- Rau ăn củ (trẻ chọn củ cải, cà rốt, su hào ...).
- Rau ăn lá (trẻ chọn cải cúc, cải trắng ...).
   Cô có thể chia trẻ theo nhóm để thi đua, nhóm nào kể được nhiều nhất đặc điểm của nhiều loại rau tương ứng thì nhóm đó thắng (màu sắc, cách chế biến, cách ăn và lợi ích của rau đối với sức khỏe. Ví dụ: củ cà rốt là rau ăn củ, củ có màu đỏ, cà rốt thường làm nộm, nấu canh, nấu cháo ... Ăn cà rốt có lợi cho mắt, răng, da ...).
 26. Thi Xem Ai Chọn Nhanh
Mục đích
  Trẻ nhận biết nhanh các loại thức ăn (nhóm thức ăn) theo yêu cầu của cô. Trẻ phân biệt được từng loại thức ăn và biết lợi ích của chúng.
Chuẩn bị
Một cái bàn.
Bộ tranh lô tô dinh dưỡng hoặc tranh các loại rau, quả, lương thực ...
Luật chơi
Trẻ chọn đúng loại thức ăn theo yêu cầu của cô.
Cách chơi
Cô bày vài bộ tranh lô tô dinh dưỡng lên bàn cho 3-4 trẻ chơi (theo nhóm).
Cô yêu cầu mỗi trẻ chọn một loại thức ăn (trong thời gian nhất định).
Ví dụ 1:
Trẻ A chọn các loại quả: cam, đu đủ, cà chua, gấc, bí đỏ, chuối ...
Trẻ B chọn các loại rau: bắp cải, củ su hào, rau ngót, rau cải trắng, rau muống, mồng tơi ...
Trẻ C chọn các loại lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn.
Trong thời gian nhất định, trẻ nào chọn được đúng và nhiều tranh là trẻ đó thắng.
Ví dụ 2:
Trẻ A chọn các thức ăn cho nhiều vitamin A: quả đu đủ, cà chua, gấc, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau muống ...
Trẻ B chọn các thức ăn cho nhiều vitamin: quả cam, bưởi, củ su hào, rau ngót, cải thìa. Rau muống, quả vải, mồng tơi ...
Trẻ C chọn các thức ăn giàu chất béo: dầu ăn, củ lạc, vừng, bơ ...
Trẻ D chọn các thức ăn giàu chất đạm: thịt gà, lợn, bò, cá, trứng, tôm, cua, sữa ...
Trẻ E chọn các thức ăn cho nhiều chất bột đường: lúa, ngô, khoai, sắn, bánh mì.
Trẻ nào chọn đúng nhiều tranh và nhanh nhất là thắng cuộc.
 27. Cái Túi Bí Mật
Mục đích
Trẻ nhận biết các loại quả bằng xúc giác.
Trẻ đoán các loại quả qua các đặc điểm cơ bản của chúng.
Trẻ biết lợi ích, cách ăn và thích ăn các loại quả để khỏe mạnh, mau lớn, da dẻ mịn màng.
Chuẩn bị
Hai cái túi vải: Mỗi túi đựng một số loại quả quen thuộc, mỗi loại có 2 đến 3 quả giống nhau.
Luật chơi
Đoán được tên và nói được đặc điểm của loại quả mà trẻ lấy được.
Cách chơi
   Mỗi lần cho 2 trẻ chơi. Một trẻ thò tay vào túi, lấy ra một quả bất kì, sau đó nói cho các bạn khác nghe tên gọi, đặc điểm lợi ích, cách ăn của quả đó.
Ví dụ:
  Trẻ lấy được quả chanh, nói: "Đây là quả chanh, vỏ nhẵn, có mùi thơm, ăn chanh có vị chua, ăn chanh bỏ vỏ, bỏ hạt, vắt lấy nước. Ăn quả này giúp tôi có làn da đẹp, chắc răng, ít bị bệnh."
Trẻ còn lại lắng nghe bạn mô tả và thò tay vào túi tìm đúng quả bạn vừa kể.
  Trẻ chơi xong được mời bạn khác lên thế chỗ mình. Số lần chơi được tiến hành tùy theo số lượng quả đã chuẩn bị và hứng thú của trẻ.
  28.  Giỏ Rau Quả
Mục đích
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên và biết cách ăn một số loại rau, củ, quả quen thuộc.
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
Chuẩn bị
Giỏ đựng các loại rau, củ, quả (quả thật hoặc quả nhựa) như quả cam, quả chuối, cà rốt ...
Luật chơi
  Trẻ lên chơi không nhìn vào giỏ trái cây mà chỉ dùng tay sờ lấy quả hoặc rau, củ theo yêu cầu của cô, rồi mô tả nhận biết của bản thân về quả vừa lấy ra từ giỏ.
Cách chơi
  Trẻ lên chơi không nhìn vào giỏ mà chỉ dùng tay sờ lấy đúng loại rau, củ hoặc quả theo yêu cầu của cô. Khi cầm rau hoặc quả, trẻ đưa lên cho cả lớp cùng xem rồi miêu tả màu sắc, mùi vị, cảm giác nhẵn hay sần sùi, lợi ích của rau, củ hoặc quả đó.
Ví dụ:
  Trẻ A lên chơi, cô yêu cầu trẻ A thò tay vào lấy cho cô quả chuối. Trẻ A thò tay vào sờ lấy quả chuối mang ra rồi đưa lên cho cả lớp cùng xem, sau đó miêu tả: "Đây là quả chuối chín, vỏ màu vàng, ăn rất ngọt, chuối chứa nhiều Vitamin, ăn chuối phải bóc vỏ". Hoặc trẻ B thò tay vào túi sờ được củ cà rốt mang ra cho cả lớp xem và miêu tả: "Đây là củ cà rốt, màu đỏ. Cà rốt có thể ăn sống và ăn chín, cà rốt chứa nhiều vitamin A, ăn vào sẽ sáng mắt đấy các bạn ạ!..."
Lưu ý:
Cô nên bổ sung rau quả vào giỏ cho trò chơi hấp dẫn.
  29. Nu Na Nu Nống
Mục đích
- Giúp trẻ nhận biết một số món ăn được chế biến từ cá, tôm và lợi ích của cá, tôm đối với sức khỏe con người.
- Cho trẻ làm quen với nhịp điệu của thơ ca dân gian và rèn luyện cách đọc rõ ràng, chậm rãi.
Chuẩn bị
Bài đồng dao "Nu na nu nống":
Nu na nu nống
Cá bống kho khô
Cá rô đánh vẩy
Tôm tép đang nhảy
Rang ăn mới ngon
Cá chép cả con
Bỏ lò thật tuyệt
Cá quả luộc trước
Gỡ nạc nấu canh.
Lươn nấu chuối xanh
Chẳng tanh tí nào
Cá mè đem xào
Xin đừng cho nước 
Chân ai co trước
Thì được cho quà
Mau mau, nhanh nhanh
Làm người thắng cuộc.
Cách chơi
   Trẻ ngồi sát với nhau thành hàng ngang, chân duỗi thẳng, tất cả đọc đồng thanh lời bài thơ, một trẻ lấy tay đập nhẹ lần lượt vào chân các bạn theo nhịp bài thơ theo thứ tự trái-phải và ngược lại. Tiếng cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được co chân lại. Bạn nào co 2 chân trước là thắng. Cho trẻ đếm các loài cá có trong bài đồng dao, cô giáo giới thiệu các dạng thức ăn chế biến từ cá qua tranh ảnh, lợi ích của cá, tôm đối với sức khỏe. Sau đó, trẻ tự kể các món ăn từ cá mà trẻ đã ăn.
 30. Cá Tôi Kể Chuyện
Mục đích
- Giúp trẻ có hiểu biết về cá và môi trường sống của chúng.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi.
Chuẩn bị
- Bài vè "Cá tôi kể chuyện".
- Tranh ảnh về các loại cá.
Cách chơi
   Trẻ đứng thành vòng cung (hoặc theo nhóm), cô hoặc một trẻ nói:
Cô nói:
- Nước đâu?
- Cá đâu
- Cá bơi
- Cá ngoi lên
- Cá lặn xuống
- Cá đớp mồi
Trẻ thực hiện:
- Trẻ đưa một tay ra phía trước và nói: "Cá đây"
- Trẻ đưa tay còn lại ra phía trước và nói: "Cá đây".
- Tay làm cá vẫy vẫy.
- Tay làm cá vẫy vẫy và đưa lên cao.
- Tay làm cá vẫy vẫy và đưa xuống dưới.
- Tay làm cá búng một cái, miệng kêu "tốc".
Sau đó, cả lớp cùng đọc bài vè "Cá tôi kể chuyện":
Vui tết, vui xuân
Các bạn quây quần
Nghe tôi kể chuyện
Cá biển, cá sông
Cá đồng, cá ruộng 
Ta thích, ta ăn
Cá lóc, cá tràu
Cá rô, cá chép
Cá cơm, cá nục
Cá ngừ, cá thu
Cá cu, cá chim
Và những cá khác
Ta nhớ ăn nhiều
Chắc xương, chạy khỏe
Mau cao, nhanh lớn.
(Trẻ tự nêu tên loại cá trẻ biết)
   Cô chỉ vào từng bức tranh về các loại cá, cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm chung của các loại cá. Trẻ nói môi trường sống của chúng và kể lợi ích của các loại cá đối với sức khỏe con người.
   Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cô có thể nâng cao yêu cầu bằng cách cho 2 đội hát đối nhau: 1 đội Cá Đồng, 1 đội Cá Biển, đội nào nói được nhiều loại cá hơn đội đó thắng.
31. Chọn Quả
Mục đích
   Giúp trẻ nhận biết các loại củ, quả thông thường, gần gũi có lợi cho sức khỏe.
Chuẩn bị
- Hai rổ nhựa cho hai đội chơi.
- Một rổ nhựa lớn đựng các loại quả, củ (cam, chuối, đu đủ, na, bí đỏ, su su, mướp, nhãn, xoài, cà chua, củ cà rốt, Luật chơi:
   Đội nào chọn đúng yêu cầu, chọn nhanh và nhiều hơn là đội thắng.
Cách chơi:
   Cô chia các trẻ tham gia chơi thành 2 đội và xếp thành 2 hàng dọc. Hai đội chơi thi đua chọn quả theo yêu cầu của cô rồi bỏ vào rổ của đội mình. Ví dụ:
   Hãy chọn tất cả các loại quả có màu vàng và màu đỏ. Khi nghe hiệu lệnh, trẻ chạy lên lấy quả màu vàng và màu đỏ bỏ vào rổ của đội mình. Hết thời gian, cô cho trẻ đếm số quả của từng đội. Đội nào lấy đúng yêu cầu và có số lượng quả nhiều hơn, đội đó thắng.
   Với trẻ lớn hơn, cô có thể nâng cao yêu cầu như: cho trẻ vượt chướng ngại vật, chọn quả không có hạt, một hạt hoặc quả có nhiều hạt.
 32. Kể đủ 3 Món
 Mục đích
- Trẻ biết một thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, ăn vào giúp bé khỏe mạnh.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Luật chơi:
   Trẻ kể đủ 3 món ăn được chế biến từ một loại thực phẩm bất kì.
Cách chơi
   Tổ chức cho 4-5 trẻ chơi, cô hoặc một trẻ làm chủ trò. Theo thứ tự, đến lượt trẻ nào thì trẻ đó phải kể đủ 3  món ăn được chế biến từ loại thực phẩm cô nêu ra.
Cô (hoặc một trẻ) nói tên loại thực phẩm nào, trẻ kể đủ 3 món ăn được chế biến từ loại thực phẩm đó.
Ví du: Cô nói: "Thịt bò", trẻ kể: "Phở bò, thịt bò sốt vang, thịt bò xào".
Cô nói: "Rau muống", trẻ kể: "Rau muống luộc, rau muống xào, rau muống nấu canh".
Sau khi trẻ kể được các món ăn, cô giáo có thể trò chuyện với trẻ về sở thích, cách ăn của từng món ăn.
Trẻ nào không kể đủ 3 món ăn được chế biến từ loại thực phẩm cô nêu ra, trẻ đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 1 trẻ. Trẻ còn lại là người thắng cuộc.
33. Bé Thích Ăn Gì?
Mục đích:
   Trẻ nói nhanh những thức ăn trẻ thích và biết phân biệt những thức ăn được và không ăn được, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Chuẩn bị:
   Tranh ảnh hoặc vật thật, đồ dùng, đồ chơi về một số rau, củ, quả như khoai lang, bắp ngô và xà phòng, kem đánh răng ...
Luật chơi:
Chọn thức ăn theo ý thích một cách hợp lí, phù hợp với trẻ.
Cách chơi
- Cách 1:
   Vẽ một vòng tròn ở giữa sân chơi. Cô để một số tranh hoặc vật thật, đồ dùng, đồ chơi như đu đủ, chuối, khoai lang, xà phòng, bắp ngô ... quanh vòng tròn. Trẻ chơi đúng vào giữa vòng tròn rồi xoay người chỉ vào những thứ ăn được và những thứ không ăn được theo câu hỏi của bạn hoặc các trẻ khác.
Ví dụ: Cô hỏi: "Cháu thích ăn gì?", trẻ trả lời: "Cháu thích ăn đu đủ" và chỉ tay vào tranh vẽ quả đu đủ, hoặc chỉ tay vào tranh vẽ củ khoai lang và nói: "Cháu thích ăn củ khoai lang chín"...
- Cách 2:
   Một trẻ đứng ở ngoài vòng tròn nói: "Tôi thích ăn bánh xà phòng", trẻ đứng trong vòng tròn vừa xua tay, vừa nói: "Xà phòng không ăn được đâu!", hoặc trẻ khác nói: "Tôi muốn ăn loại quả dùng để đổ xôi, nó màu đỏ, chứa rất nhiều Vitamin A, ăn vào giúp sáng mắt", trẻ đứng trong vòng tròn chỉ tay vào tranh vẽ quả gấc. Hoặc một trẻ khác nói: "Tôi muốn ăn loại bắp chứa nhiều chất bột đường", trẻ đứng trong vòng tròn xoay người chỉ tay vào bắp ngô ...
   Nếu trẻ đứng trong vòng tròn chỉ không đúng một lần, cô thay trẻ khác.
Lưu ý: Cô nên thay đổi tranh xung quanh cho trò chơi thêm phong phú và hấp dẫn.
34. Ai Nhanh Nhất
Mục đích
   Rèn luyện tự tin và phản xạ nhanh.
Chuẩn bị
   Vẽ một vòng tròn.
Cách chơi
Cô vẽ cho mỗi trẻ một vòng tròn làm nhà. Cho trẻ đi lại trong nhóm. Khi nghe một trong các hiệu lệnh sau:
- Không có gió: trẻ đứng im tại chỗ.
- Gió thổi nhẹ: trẻ hơi lắc lư ngừoi.
- Gió thổi mạnh: trẻ chạy nhanh về nhà. Trẻ nào chạy không kịp là ngừoi thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_1_so_tro_choi_danh_cho_tre_mam_non.doc