Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV) ở khu vực Nam Bộ được đầu tư, nâng

cấp với nhiều thiết bị tự động, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo,

phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, do được đầu tư từ nhiều dự án nên có sự khác nhau về

thiết bị đo, phương thức truyền số liệu, chu kỳ quan trắc, chu kỳ truyền số liệu, định dạng

file số liệu. Ngoài ra, số liệu gốc còn chưa được giải mã, sao lưu tập trung và đánh giá chất

lượng thường xuyên. Mặt khác, các ứng dụng chuyển giao từ các dự án còn thiếu, một số

chạy trên nền công cụ hỗ trợ bản đồ ArcGis nên cần có phí bản quyền trong khi các phần

mềm chuyên môn hiện có chưa đáp ứng yêu cầu. Để khắc phục các khó khăn, tồn tại nêu

trên, giải pháp xây dựng bộ công cụ tổng hợp số liệu KTTV ở khu vực Nam Bộ đã được

nghiên cứu. Phần mềm ứng dụng này được lập trình dựa trên kết quả đánh giá về hiện trạng

công tác quan trắc, dự báo và thông tin, dữ liệu KTTV ở Nam Bộ nhằm tăng cường năng

lực thông tin trong công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng

lưới trạm KTTV hiện có ở Nam Bộ. Kết quả thử nghiệm cho thấy bộ công cụ đã góp phần

nâng cao chất lượng công tác quan trắc và khai thác số liệu KTTV, đồng thời cũng thể hiện

được tính thực tiễn và hiệu quả của giải pháp đối với các mạng lưới trạm KTTV ở khu vực

Nam Bộ.

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 1

Trang 1

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 2

Trang 2

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 3

Trang 3

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 4

Trang 4

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 5

Trang 5

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 6

Trang 6

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 7

Trang 7

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 8

Trang 8

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 12740
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ

Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự động ở khu vực Nam Bộ
 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32  
Bài báo khoa học 
Giải pháp tăng cường công tác giám sát, kiểm soát và khai thác 
số liệu quan trắc từ các mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tự 
động ở khu vực Nam Bộ 
Giáp Văn Vinh1*, Nguyễn Nam Đức2, Nguyễn Hồng Hải2 
1 Liên đoàn Khảo sát Khí tượng Thủy văn; giapvanvinh@yahoo.com 
2 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ; ngnamduc@gmail.com, haikstv@yahoo.com 
*Tác giả liên hệ: giapvanvinh@yahoo.com; Tel.: +84–913998640 
Ban Biên tập nhận bài: 8/4/2021; Ngày phản biện xong: 17/5/2021; Ngày đăng bài: 
25/7/2021 
Tóm tắt: Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV) ở khu vực Nam Bộ được đầu tư, nâng 
cấp với nhiều thiết bị tự động, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng công tác dự báo, 
phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, do được đầu tư từ nhiều dự án nên có sự khác nhau về 
thiết bị đo, phương thức truyền số liệu, chu kỳ quan trắc, chu kỳ truyền số liệu, định dạng 
file số liệu. Ngoài ra, số liệu gốc còn chưa được giải mã, sao lưu tập trung và đánh giá chất 
lượng thường xuyên. Mặt khác, các ứng dụng chuyển giao từ các dự án còn thiếu, một số 
chạy trên nền công cụ hỗ trợ bản đồ ArcGis nên cần có phí bản quyền trong khi các phần 
mềm chuyên môn hiện có chưa đáp ứng yêu cầu. Để khắc phục các khó khăn, tồn tại nêu 
trên, giải pháp xây dựng bộ công cụ tổng hợp số liệu KTTV ở khu vực Nam Bộ đã được 
nghiên cứu. Phần mềm ứng dụng này được lập trình dựa trên kết quả đánh giá về hiện trạng 
công tác quan trắc, dự báo và thông tin, dữ liệu KTTV ở Nam Bộ nhằm tăng cường năng 
lực thông tin trong công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu quan trắc từ các mạng 
lưới trạm KTTV hiện có ở Nam Bộ. Kết quả thử nghiệm cho thấy bộ công cụ đã góp phần 
nâng cao chất lượng công tác quan trắc và khai thác số liệu KTTV, đồng thời cũng thể hiện 
được tính thực tiễn và hiệu quả của giải pháp đối với các mạng lưới trạm KTTV ở khu vực 
Nam Bộ. 
Từ khóa: Khí tượng thủy văn; Mạng lưới trạm. 
1. Mở đầu 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, công tác quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn 
(KTTV) ngày càng được quan tâm nhằm thu thập số liệu nhanh chóng, chính xác để phục vụ 
cho công tác dự báo KTTV, phòng tránh thiên tai và phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh việc 
đầu tư xây dựng mạng lưới trạm KTTV theo hướng tự động, hiện đại, các nước trên thế giới 
đã phát triển các giải pháp về phần mềm ứng dụng để tăng cường năng lực thông tin trong 
công tác quản lý mạng lưới trạm KTTV và khai thác số liệu, điển hình như: (1) HYMOS [1] 
để lưu trữ, phân tích số liệu KTTV; (2) Map & View [2] để quản lý, trích xuất số liệu từ các 
trạm KTTV tự động được lắp đặt thiết bị của hãng CAE; (3) ManuSys [3] để chia sẻ số liệu 
thủy văn hàng ngày giữa các nước hạ lưu sông Mê Công [4] phục cụ công tác dự báo thủy 
văn; (4) TeleSys [5] để tổng hợp số liệu từ các mạng lưới trạm thủy văn tự động thuộc Ủy 
hội sông Mê Công. Các phần mềm này có tính chuyên môn hóa cao nhưng chỉ áp dụng cho 
số liệu KTTV đã được xử lý hoặc cho từng mạng lưới trạm riêng biệt. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 25 
Ở Việt Nam, mạng lưới trạm KTTV đã và đang được nâng cấp, mở rộng, lắp đặt thiết bị 
tự động, hiện đại [6], góp phần nâng cao hiệu quả công tác dự báo KTTV [7]. Mạng lưới 
trạm KTTV tự động Đài KTTV khu vực Nam Bộ đã phát triển nhanh chóng về số lượng, 
được nâng cao về chất lượng với 322 trạm đo [8–9]. Tuy nhiên, do được đầu tư từ nhiều dự 
án khác nhau nên các mạng lưới các trạm KTTV tự động có sự khác nhau về thiết bị đo, 
phương thức truyền số liệu, chu kỳ quan trắc, chu kỳ truyền số liệu, định đạng file số liệu. Số 
liệu từ trạm được truyền về và lưu trữ trên máy chủ nhưng chưa được giải mã, sao lưu tập 
trung với cơ sở dữ liệu thống nhất và đánh giá chất lượng thường xuyên. Các ứng dụng 
chuyển giao từ các dự án còn thiếu, một số chạy trên nền công cụ hỗ trợ bản đồ ArcGis nên 
cần có phí bản quyền [10]; một số dự án chỉ có phần mềm hỗ trợ thiết bị mà không có phần 
mềm khai thác số liệu. Hệ thống phần mềm phục vụ tích hợp dữ liệu và hỗ trợ dự báo thời 
tiết [11] đang được Tổng cục KTTV triển khai nhằm tăng cường công tác khai thác số liệu; 
hệ thống này cần có số liệu đầu vào đã được giải mã, đánh giá chất lượng, sao lưu tập trung. 
Trong khi đó, ở Nam Bộ, có nhiều phần mềm chuyên môn đang được ứng dụng, điển hình 
như: (1) phần mềm tích hợp thông tin trợ giúp nghiệp vụ dự báo khí tượng và hải văn cho 
các Đài KTTV khu vực phía Nam [12]; (2) hệ thống tích hợp thông tin thủy văn và lưu vực 
sông, trợ giúp nghiệp vụ dự báo thủy văn và quản lý các lưu vực sông của Đài KTTV khu 
vực Nam Bộ [13]; (3) ManOnline [14] để tổng hợp số liệu đo mặn hàng ngày ở Nam Bộ; (4) 
bộ công cụ dự báo, cảnh báo sớm mưa, lũ, dông khu vực đồng bằng sông Cửu Long [15]; các 
giải pháp về phần mềm này sử dụng số liệu quan trắc truyền thống và còn nhiều hạn chế với 
số liệu quan trắc tự động. Hiện trạng ... cho các yếu tố 
quan trắc có tính thay đổi liên tục. 
2.2.2. Kiểm soát số liệu theo phương thức thủ công 
Các điểm số liệu bất hợp lý được xác định thủ công (với các công cụ hỗ trợ chọn nhóm 
điểm) theo kết quả phân tích chuyên môn truyền thống trên biểu đồ với các cách thức là: 
- Phân tích tính liên tục và xu thế thay đổi của số liệu 
Vẽ biểu đồ số liệu của riêng từng yếu tố của trạm cần kiểm soát để phân tích tính hợp lý 
của số liệu, đồng thời xác định các điểm bất hợp lý. 
- So sánh với số liệu kiểm tra 
Vẽ biểu đồ số liệu của riêng từng yếu tố của trạm cần kiểm soát và số liệu đo kiểm tra; 
sau đó, tính chênh lệch giữa số liệu cần kiểm soát và số liệu kiểm tra tại cùng thời điểm. Nếu 
chênh lệch lớn hơn giá trị chênh lệch cho phép thì chuỗi số liệu lân cận với điểm có số liệu 
kiểm tra có thể xem là bất hợp lý. 
Số liệu kiểm tra được xem là số liệu chuẩn, là kết quả đo theo phương pháp thủ công 
được quan trắc được trong các lần đến trạm theo định kỳ, đột xuất .... Giá trị chênh lệch cho 
phép phụ thuộc vào yếu tố quan trắc. 
- So sánh theo thời gian 
Vẽ biểu đồ số liệu nhiều năm của một yếu tố của cùng một trạm cần kiểm soát để phân 
tích sự thay đổi của số liệu qua các năm khác nhau, từ đó xác định được các chuỗi số liệu bất 
hợp lý nếu có. 
- So sánh theo không gian 
Vẽ biểu đồ số liệu của cùng một yếu tố của trạm cần kiểm soát và của các trạm lân cận 
có cùng điều kiện tự nhiên để phân tích xu thế tương tự giữa các trạm khác nhau, từ đó xác 
định được các chuỗi số liệu bất hợp lý nếu có. 
2.3. Phương pháp khai thác số liệu quan trắc tự động 
Các mạng lưới trạm KTTV tự động quan trắc nhiều yếu tố khác nhau, nên phương pháp 
khai thác số liệu là: tổng hợp số liệu quan trắc của tất cả các mạng lưới trạm (bao gồm kết 
quả kiểm soát số liệu); phân loại theo 5 nhóm yếu tố quan trắc: mực nước, lượng mưa, các 
yếu tố về khí tượng, các yếu tố về gió và các yếu tố về hải văn; hiển thị số liệu trên bảng 
thống kê, bản đồ, trích xuất số liệu. 
3. Kết quả và thảo luận 
Bộ công cụ tổng hợp số liệu KTTV ở khu vực Nam Bộ được lập trình trên cơ sở các giải 
pháp tăng cường năng lực thông tin trong công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu; 
trong đó, các chức năng liên quan đến bản đồ được xây dựng theo giải pháp dựa trên hình 
ảnh bản đồ nền [10] nhằm để tránh chi phí bản quyền của các công cụ hỗ trợ bản đồ chuyên 
dùng và để phát triển các tính năng nâng cao theo yêu cầu trên bản đồ với sơ đồ hoạt động 
như Hình 3. 
Hình 3. Sơ đồ hoạt động của bộ công cụ. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 28 
Các mạng lưới trạm KTTV tự động ở Nam Bộ được đầu tư nâng cấp từ nhiều dự án. Căn 
cứ theo loại thiết bị sử dụng và yếu tố quan trắc, có thể chia thành 9 mạng lưới trạm là: khí 
tượng WB4, khí tượng WB5, thủy văn WB4, thủy văn WB5 nội đồng, thủy văn WB5 cơ bản, 
thủy văn Mekong, đo mưa Hàn Quốc, đo gió Young và hải văn. 
Số liệu gốc từ các mạng lưới trạm KTTV tự động này được truyền về và sao lưu trên 
máy chủ ở Đài KTTV khu vực Nam Bộ với các kiểu định dạng (văn bản hoặc nhị phân), 
phương thức truyền và chu kỳ khác nhau. Tại đây, các file số liệu gốc được tự động giải mã 
và cập nhật vào cơ sở dữ liệu theo chu kỳ truyền gửi số liệu của riêng từng mạng lưới trạm. 
Ngoài ra, trên máy chủ còn sao lưu tập trung các báo cáo giám sát số liệu định kỳ, các file 
kết quả kiểm soát số liệu, các thông tin hỗ trợ của bộ công cụ. 
3.1. Giải pháp giám sát tình hình hoạt động của trạm KTTV tự động 
Tình hình hoạt động của trạm KTTV tự động được giám sát, theo dõi dựa theo tỉ lệ của 
số liệu thu nhận được trên máy chủ của một yếu tố quan trắc đại diện tùy theo mạng lưới (yếu 
tố đại diện là nhiệt độ không khí đối với trạm khí tượng, là mực nước đối với trạm thủy văn 
và hải văn, là điện thế nguồn nếu là trạm đo mưa, là tốc độ gió đối với trạm đo gió). 
Các báo cáo tình hình hoạt động của trạm, mạng lưới trạm theo thời đoạn (tuần, tháng, 
năm) được tính toán, phân loại theo tỉ lệ phần trăm số liệu thu nhận của riêng từng trạm và 
được tổng hợp theo mẫu Excel định sẵn như Hình 4. 
Hình 4. Tình hình số liệu thu nhận được từ các mạng lưới trạm KTTV tự động. 
Hình 4 thể hiện tình hình thu nhận số liệu trong tuần thứ 16 năm 2021 (từ 19/4 đến 25/4). 
Trong đó, Hình 4a thể hiện số liệu thu nhận từ mạng lưới trạm khí tượng tự động WB4, gồm 
có số số liệu thu nhận được, số số liệu còn thiếu, tỉ lệ số liệu thu được và kết quả phân loại 
cho từng trạm; trong 17 trạm, có 13 trạm xếp loại tốt, 3 trạm xếp loại khá và 1 trạm bị hỏng. 
Hình 4b thể hiện kết quả tổng hợp cho các mạng lưới trạm KTTV tự động. Báo cáo cho biết 
được tình hình hoạt động của riêng từng trạm; từ đó, có kế hoạch bảo dưỡng phù hợp. Ngoài 
các báo cáo được lập trên file Excel, tình hình hoạt động của từng mạng lưới trạm còn được 
hiển thị trên bản đồ, bảng thống kê và biểu đồ như Hình 5. 
Hình 5 mô tả tình hình hoạt động của mạng lưới trạm thủy văn WB4 được tổng hợp lúc 
8 giờ ngày 30/4/2021. Theo đó, các biểu tượng hình tròn với các màu khác nhau hiển thị trên 
bản đồ kèm với tên trạm, mô tả tình hình số liệu thu nhận được trong 3 thời đoạn (hôm nay, 
hôm qua, 10 ngày qua) và trạm không có số liệu với các màu tương ứng là đỏ, cam, xanh và 
xám. Ngoài ra, kết quả được thể hiện trên bảng thống kê gồm số giờ (khoảng thời gian giữa 
thời gian của số liệu mới nhất và thời điểm thống kê), số số liệu và tỉ lệ số liệu thu nhận được 
trong các thời đoạn. Số liệu của trạm được chọn còn được thể hiện trên biểu đồ số liệu trong 
10 ngày qua theo yếu tố quan trắc đại diện của trạm được chọn. 
(a) (b) 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 29 
Hình 5. Tình hình số liệu thu nhận được từ các mạng lưới trạm thủy văn WB4. 
3.2. Giải pháp kiểm soát số liệu quan trắc tự động 
Số liệu quan trắc tự động thỉnh thoảng có điểm số liệu bất hợp lý được gây ra bởi lỗi của 
thiết bị, công trình đo, đường truyền (điện thoại, tín hiệu 3G, 4G) ... hoặc lỗi do người cài 
đặt. Vì vậy, số liệu này cần được kiểm soát, đánh giá chất lượng theo bộ mã chất lượng với 
6 mức là: chưa kiểm soát, chính xác, bổ sung, cải chính, khả nghi và cần cải chính. Để có thể 
phục vụ nhanh cho nghiệp vụ dự báo, công tác kiểm soát số liệu chỉ xác định điểm khả nghi 
và cần cải chính; riêng các mức chất lượng còn lại được sử dụng khi chỉnh biên tài liệu điều 
tra cơ bản. Do vậy, giải pháp kiểm soát số liệu quan trắc từ trạm KTTV tự động để phục vụ 
dự báo KTTV là xác định các điểm số liệu bất hợp lý rồi gán cho mức chất lượng là khả nghi 
hoặc cần cải chính theo hai phương thức tự động và thủ công (Hình 6). Công việc kiểm soát 
được thực hiện thường xuyên trên máy tính cá nhân tùy thuộc vào đặc tính ổn định của số 
liệu của từng yếu tố, của từng mạng lưới trạm. Kết quả kiểm soát số liệu được truyền gửi, 
sao lưu trên máy chủ; sau đó được trích xuất ra file để chỉ dẫn các đơn vị chức năng tránh sử 
dụng các số liệu được đánh dấu bất hợp lý này. 
Hình 6. Giao diện kiểm soát số liệu quan trắc tự động. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 30 
Giao diện của chức năng kiểm soát số liệu gồm 3 phần chính là: (1) Biểu đồ: gồm có 2 
phần, phía trên là biểu đồ chênh lệch giữa số liệu quan trắc tự động và kết quả kiểm tra và 
phía dưới là biểu đồ số liệu đang kiểm soát. Biểu đồ phía dưới gồm đường quá trình của trạm 
đang kiểm soát, của trạm lân cận (để so sánh theo không gian), hoặc của cùng trạm với năm 
số liệu tùy chọn (để so sánh theo thời gian), số liệu kiểm tra (hình tròn hồng, viền vàng) và 
các điểm được xác định bất hợp lý (màu xanh lá cho điểm khả nghi, màu đỏ cho điểm cần 
cải chính); (2) Bảng số liệu: có nhiều cột, thể hiện số liệu đang kiểm tra, số liệu kiểm tra, kết 
quả kiểm soát số liệu tương ứng với số liệu trên biểu đồ; (3) Các hộp công cụ: có nhiều tính 
năng hỗ trợ, để xác định số liệu bất hợp lý theo phương thức tự động (chọn các thông số thích 
hợp), theo phương thức thủ công (chọn nhóm điểm). 
3.3.Giải pháp khai thác số liệu quan trắc tự động 
Số liệu quan trắc tự động từ các mạng lưới trạm KTTV tự động và kết quả kiểm soát số 
liệu được sao lưu tập trung trên máy chủ. Từ đó, các máy tính cá nhân có thể tải xuống theo 
mức độ phân quyền sử dụng. Số liệu được khai thác theo giải pháp là: tổng hợp số liệu theo 
năm nhóm yếu tố quan trắc; hiển thị trên các bảng thống kê, trên bản đồ; và trích xuất số liệu 
ra file theo định dạng chuẩn với các yếu tố, chu kỳ số liệu và thời đoạn tùy chọn. Các chức 
năng tải xuống và trích xuất số liệu ra file có thể được cài đặt thực hiện tự động theo lịch 
định sẵn. Hình 7 minh họa kết quả tổng hợp số liệu lượng mưa trên bản đồ. Theo đó, bản đồ 
thể hiện kết quả thống kê tổng lượng mưa ở các trạm KTTV ở Nam Bộ trong tháng 4/2021. 
Bản đồ có thể được phóng to, thu nhỏ, di chuyển để phân tích. 
Hình 7. Phân bố lượng mưa tháng 4/2021 ở Nam Bộ. 
Tóm lại, bộ công cụ tổng hợp số liệu ở khu vực Nam Bộ đã được thực hiện thành công 
các giải pháp tăng cường về công tác giám sát, kiểm soát và khai thác số liệu thu nhận từ các 
mạng lưới trạm KTTV tự động hiện có ở Nam Bộ. 
4. Kết luận 
Giải pháp tăng cường năng lực thông tin trong trong công tác giám sát, kiểm soát và khai 
thác số liệu đã được thể hiện được tính đơn giản và hiệu quả thông qua việc nghiên cứu, xây 
dựng bộ công cụ tổng hợp số liệu KTTV ở khu vực Nam Bộ. Bộ công cụ này đã khắc phục 
được nhiều khó khăn, tồn tại hiện có của các mạng lưới trạm KTTV tự động ở nước ta nói 
chung và ở khu vực Nam Bộ nói riêng với các giải pháp thiết thực. 
Kết quả thử nghiệm bộ công cụ cho thấy: số liệu gốc thu nhận từ các mạng lưới trạm 
KTTV tự động khác nhau hiện có ở Nam Bộ đã được giải mã và sao lưu tập trung trên máy 
chủ ở Đài KTTV khu vực Nam Bộ; tình hình hoạt động của các trạm KTTV tự động được 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 31 
theo dõi thường xuyên (từ số liệu thu nhận được); số liệu được kiểm soát, đánh giá nhanh về 
chất lượng (theo 2 phương thức tự động và thủ công); số liệu được khai thác, tổng hợp theo 
yếu tố quan trắc và trích xuất ra file hoặc bản đồ theo yêu cầu. Bộ công cụ này đã chứng tỏ 
khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư mạng lưới trạm 
KTTV và sử dụng số liệu, phục vụ dự báo, phòng chống thiên tai ở khu vực Nam Bộ. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: G.V.V., N.N.Đ.; Viết bản thảo bài 
báo: G.V.V.; Chỉnh sửa bài báo: N.N.Đ., N.H.H. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này một phần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài 
nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tăng cường năng lực thông tin khí 
tượng thủy văn phục vụ công tác dự báo, phòng chống thiên tai ở khu vực Nam Bộ”, mã số 
TNMT.2018.05.15. 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể 
tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; 
không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Delft Hydraulics. HYMOS Manual version 4.02, June 2001. 
2. CAE S.P.A. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Map & View, 2012. 
3. Vinh, G.V. ManuSys software User Guide, 2006. 
4. Vinh, G.V. Phần mềm quản lý, trao đổi, chia sẻ số liệu khí tượng thủy văn phục vụ 
dự báo lũ ở hạ lưu sông Mê Công. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2010, 593, 12–16. 
5. Vinh, G.V. TeleSys software User Guide, 2008. 
6. Trung tâm Quan trắc KTTV. Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng 
nhiệm vụ công tác năm 2021, 2020 
7. Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia. Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và phương 
hướng nhiệm vụ công tác năm 2021, 2020 
8. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và 
nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, 2021 
9. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Báo cáo tình hình hoạt đông mạng lưới 
trạm KTTV tháng 03 năm 2021, 2021 
10. Vinh, G.V. Giải pháp mới về bản đồ để hiển thị thông tin KTTV. Tạp chí Khí tượng 
Thủy văn 2021, 725, 72–79. 
11. Phát triển hệ thống phần mềm phục vụ tích hợp dữ liệu và hỗ trợ dự báo thời tiết. 
–tuc–khcn–120/phat–trien–he–
thong–phan–mem–phuc–vu–tich–hop–du–lieu–va–ho–tro–du–bao–thoi–tiet 
5406.html, truy cập ngày 14/5/2021 
12. Công, T.T. Phần mềm tích hợp thông tin trợ giúp nghiệp vụ dự báo khí tượng và hải 
văn cho các Đài KTTV khu vực phía Nam, 2012. 
13. Giám, N.M. Hệ thống tích hợp thông tin thủy văn và lưu vực sông, trợ giúp nghiệp 
vụ dự báo thủy văn và quản lý các lưu vực sông của Đài KTTV khu vực Nam Bộ, 
2014. 
14. Vinh, G.V. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ứng dụng HydMet–ManOnline, 2016. 
15. Quyền, L.N. và cs. Bộ công cụ dự báo, cảnh báo sớm mưa, lũ, dông khu vực đồng 
bằng sông Cửu Long. Đề tài cấp bộ, mã số TNMT.2017.05.03, 2017–2020. 
16. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ. Thuyết minh đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, 
xây dựng hệ thống tăng cường năng lực thông tin khí tượng thủy văn phục vụ công 
tác dự báo, phòng chống thiên tai ở khu vực Nam Bộ”, 2018. 
17. Vinh, G.V. và cs. Bộ công cụ tổng hợp số liệu KTTV ở khu vực Nam Bộ, 2021. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 24-32; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).24-32 32 
A solution for monitoring, checking and exploiting data obtained 
from automatic hydro–meteorological network in the Southern 
region 
Giap Van Vinh1*, Nguyen Nam Duc2, Nguyen Hong Hai2 
1 Hydro–Meteorological Detachment; giapvanvinh@yahoo.com 
2 Southern Regional Hydro–Meteorological Center; ngnamduc@gmail.com; 
haikstv@yahoo.com 
Abstract: The hydro–meteorological (HM) networks in Southern region have been 
improved with automatic and modern equipment, contributing to improve the quality of HM 
forecasting and disaster prevention. Due to investment from many projects, there are 
differences in term of equipment, data transmission method and interval, measuring interval, 
data file format, etc. In addition, original data file has not been decoded, backed up centrally 
and regularly assessed for quality. On the other hand, the transferred applications from 
projects are lacking, some run on the ArcGis map support tool with high license fee while 
the existing specialized softwares are still not yet satisfied. To overcome such difficulties, 
solution to develope an application to synthesize HM data in the Southern region have been 
studied. This application is programmed based on the results of the assessment of the current 
status of monitoring, forecasting, information and data HM with the aim of enhancing 
capacity in monitoring, checking and exploiting data from the existing HM networks in the 
Southern region. The result shows that the application has contributed to improve the quality 
of data monitoring and exploitation. The study also proves the practicality and effectiveness 
of the proposed solution for the HM networks in the Southern region. 
Keywords: Hydro–meteorological; Network. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_tang_cuong_cong_tac_giam_sat_kiem_soat_va_khai_tha.pdf