Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam

Văn hóa dân gian được coi là cái nôi của tâm hồn dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần

của người Việt Nam xưa. Chèo cổ là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, phổ biến,

gắn liền với nếp sống, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người dân Bắc Bộ từ ngàn đời nay.

Nhắc đến nghệ thuật Chèo, không thể thiếu hình ảnh những vai Hề trên sân khấu để giao

lưu, phụ trợ, biểu diễn những “miếng trò” khiến người xem phải bật cười, những tiếng cười

vừa hài hước sảng khoái, vừa thâm thúy, sâu cay. Có thể coi Chèo là vốn quý mang những

nét đặc trưng riêng người xưa để lại, không thể trộn lẫn với bất cứ loại hình nghệ thuật diễn

xướng nào.

Cái hài, với tư cách là một phạm trù mỹ học có vai trò nhận thức và đánh giá một loại

hiện tượng trong đời sống; có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu, lỗi thời, lạc hậu nhân

danh cái đẹp. Tiếng cười biểu hiện giá trị của cái hài, biểu thị năng lực tư duy của chủ thể

thẩm mỹ trong việc phát hiện ra những vấn đề trái quy luật, vi phạm chuẩn mực của cái

đẹp, biểu hiện sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu. Cái hài, tiếng cười hài hước

trong Chèo cổ có nhiều phương thức, cung bậc thể hiện và ý nghĩa, giá trị, “sức nặng”

châm biếm, phê phán khác nhau. Sử dụng cái hài, do đó, vừa là đặc trưng tư tưởng thẩm

mỹ, vừa là phương thức biểu đạt, phản ánh đời sống đặc thù của Chèo cổ.

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 1

Trang 1

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 2

Trang 2

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 3

Trang 3

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 4

Trang 4

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 5

Trang 5

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 6

Trang 6

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 7

Trang 7

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 8

Trang 8

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 16180
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam

Giá trị thẩm mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam
 46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CÁI HÀI TRONG NGHỆ THUẬT 
 CHÈO CỔ VIỆT NAM 
 Bùi Ngọc Mai 
 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
 Tóm tắt: Chèo là một loại hình nghệ thuật dân gian chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, 
 phản ánh đời sống tinh thần của người Việt Nam xưa. Thông qua tiếng cười “hài”, nghệ 
 thuật Chèo cổ đem lại những giá trị thẩm mỹ, làm nên nét đặc trưng vốn có không thể 
 trộn lẫn với bất cứ loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian nào. Tìm hiểu giá trị thẩm 
 mỹ của cái hài trong nghệ thuật chèo cổ Việt Nam là cơ sở, điều kiện để bảo tồn và phát 
 triển các giá trị văn hóa của Chèo nói riêng và các hình thức văn hóa dân gian nói chung 
 trong giai đoạn hiện nay. 
 Từ khóa: Cái hài, giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật Chèo cổ, tiếng cười. 
 Nhận bài ngày 12.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.4.2019 
 Liên hệ tác giả: Bùi Ngọc Mai; Email: bnmai@hnmu.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Văn hóa dân gian được coi là cái nôi của tâm hồn dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần 
 của người Việt Nam xưa. Chèo cổ là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, phổ biến, 
 gắn liền với nếp sống, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người dân Bắc Bộ từ ngàn đời nay. 
 Nhắc đến nghệ thuật Chèo, không thể thiếu hình ảnh những vai Hề trên sân khấu để giao 
 lưu, phụ trợ, biểu diễn những “miếng trò” khiến người xem phải bật cười, những tiếng cười 
 vừa hài hước sảng khoái, vừa thâm thúy, sâu cay. Có thể coi Chèo là vốn quý mang những 
 nét đặc trưng riêng người xưa để lại, không thể trộn lẫn với bất cứ loại hình nghệ thuật diễn 
 xướng nào. 
 Cái hài, với tư cách là một phạm trù mỹ học có vai trò nhận thức và đánh giá một loại 
 hiện tượng trong đời sống; có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu, lỗi thời, lạc hậu nhân 
 danh cái đẹp. Tiếng cười biểu hiện giá trị của cái hài, biểu thị năng lực tư duy của chủ thể 
 thẩm mỹ trong việc phát hiện ra những vấn đề trái quy luật, vi phạm chuẩn mực của cái 
 đẹp, biểu hiện sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu. Cái hài, tiếng cười hài hước 
 trong Chèo cổ có nhiều phương thức, cung bậc thể hiện và ý nghĩa, giá trị, “sức nặng” 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 47 
 châm biếm, phê phán khác nhau. Sử dụng cái hài, do đó, vừa là đặc trưng tư tưởng thẩm 
 mỹ, vừa là phương thức biểu đạt, phản ánh đời sống đặc thù của Chèo cổ. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Bản chất của tiếng cười hài hước trong Chèo cổ 
 Đối với nghệ thuật Chèo cổ, cái hài biểu hiện trong cách xây dựng nhân vật Hề (Hề 
 gậy, Hề mồi, Hề tính cách, tiếng đế). Hệ thống nhân vật này vừa đóng vai trò chỉ ra những 
 mâu thuẫn gây cười (Hề gậy, Hề mồi), vừa tự bộc lộ mâu thuẫn với tư cách là đối tượng 
 của cái hài (Hề tính cách), đứng dưới góc độ của chủ thể thẩm mỹ (tiếng đế) còn đại diện 
 cho cái đẹp, tiến bộ trong xã hội, phủ nhận cái xấu, lỗi thời, lạc hậu. Cái hài trong nghệ 
 thuật Chèo cổ được biểu hiện thông qua việc khai thác mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái xấu 
 tưởng mình là đẹp, cái xấu đội lốt cái đẹp. Trong đó, việc xây dựng yếu tố bất ngờ và sử 
 dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt đã làm nên những đặc sắc của Chèo cổ. 
 Trong quan niệm mỹ học, tiếng cười thuộc về chủ thể thẩm mỹ, là kết quả do cái hài 
 tạo nên, cũng có khi nó là thành tố của chính cái hài vì cái hài nảy sinh từ quan hệ giữa chủ 
 thể và khách thể. Tiếng cười, với tư cách là “vũ khí của kẻ mạnh”, đứng về phía chính 
 nghĩa, về phía cái đẹp, lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ..., một mặt trở thành dư luận xã hội, tố 
 cáo giai cấp thống trị bóc lột nhân dân; mặt khác, là tiếng nói chân thành bảo vệ đạo đức, 
 nhân phẩm của những người lao động lương thiện, phê phán những hiện tượng cổ hủ, lạc 
 hậu, những thói hư tật xấu trong tư tưởng, quan điểm, quan niệm thẩm mỹ của quần chúng 
 lao động. Chất hài được xem là chất liệu chủ yếu của hệ thống diễn xướng dân gian, cái 
 gần tới yếu tố sân khấu, chất hài càng đậm hơn ở các hình thức và nghệ thuật biểu hiện 
 diễn xướng dân gian như nhận định của nhà nghiên cứu Đặng Quốc Nhật trong cuốn 
 “Tiếng cười trên sân khấu truyền thống”. Với sân khấu dân gian, trong đó có nghệ thuật 
 Chèo cổ, tiếng cười của đời sống và tiếng cười của nghệ thuật hòa làm một, bởi nghệ thuật 
 là nơi phản ánh hiện thực cuộc sống một cách rõ nét và hoàn chỉnh nhất. 
 Tiếng cười là một nhu cầu của cuộc sống chiến đấu, xây dựng, làm nên tình yêu và 
 lòng tin, sự phẫn nộ và căm thù, sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta. Đối với nghệ thuật 
 Chèo cổ, tiếng cười cũng được tiếp thu một cách sâu sắc, bởi: “Chèo là một trong những 
 hình thức nghệ thuật dân tộc cổ truyền, ra đời sớm và có quá trình phát triển đặc biệt phong 
 phú. Một đặc điểm đáng chú ý của sân khấu Chèo là nghệ thuật trào lộng. Tiếng cười và 
 nhân vật Hề chèo bao trùm các tối diễn với nhiều cung bậc khác nhau, từ tiếu lâm, trào 
 lộng đến châm biếm, đả kích” [4; tr.113]. Cùng với sự ra đời của Chèo là vai trò của tiếng 
 cười hề, “tiếng cười vừa làm nhiệm vụ dẹp đám, giáo đầu, dẫn chuyện, mà gốc gác của nó, 
  ... được sự lạc quan, 
yêu đời, niềm tin vào tương lai của nhân dân lao động. Họ tạo tiếng cười trên sân khấu để 
thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng trong đời sống hiện thực họ không có được. Đó cũng là 
bản chất của nhân dân ta, đặc biệt là người lao động nghèo khổ ngay khi họ phải chịu thiệt 
thòi, cực nhọc. Những mảng trò Hề chèo có giá trị tích cực, trước hết biểu hiện ở tiếng 
cười mua vui, giải trí, mang tính chất thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng: “đòn Chèo 
sâu sắc, quyết liệt mà không thâm độc, chân thực thẳng thắn mà không quắt quéo, đánh 
vào cái phản động, cái xấu xa có tính chất nguyên tắc mà không soi mói bêu riếu cá nhân” 
[3; tr.65]. 
 2.2.2. Tiếng cười mỉa mai, chế giễu những thói hư, tật xấu 
 Những thói hư, tật xấu trong đời sống xã hội được phơi bày trên sân khấu Chèo đi 
ngược lại với lý tưởng cao đẹp của nhân dân. Hề chèo hướng tiếng cười mỉa mai châm 
biếm vào những trò nhố nhăng trong xã hội, góc khuất của cảnh bình yên của làng quê, 
thôn xóm. Cái xấu trong bản chất của các đối tượng được che đậy bằng cái vỏ tưởng chừng 
50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
như cao cả, tốt đẹp. Tiếng cười ở đây không dừng ở mức độ mua vui, giải trí khôi hài mà 
mang ý nghĩa sâu sắc hơn: phê phán những thói xấu tồn tại trong đời sống, tâm thức cộng 
đồng và trong chính bản thân mỗi người. 
 Đọc và xem Chèo cổ, đặc biệt ở các trích đoạn Hề chèo, chúng ta thấy một lớp các 
thầy “rởm” được đặc biệt chú ý khai thác. Họ là những người “thầy” được ít nhiều sự kính 
trọng nhưng thực chất lại dốt nát, tham lam, khoác lác và hay nguỵ biện. Đó là thầy phù 
thủy sợ ma xưng danh: “Làm thầy từ năm mười một/ Đến năm nay là sáu mươi mốt/ Mới 
có một người mời/ Ấy thế mới gọi là thỉnh thoảng” [1; tr.192]; hay ông thầy lang băm học 
lỏm được một vài thứ thuốc cũng đã tự xưng có thể “cứu nhân độ thế”: “Tôi ăn lộc thánh 
mát tay, cứu bệnh người khắp mặt. Nếu tôi chữa khỏi bệnh cụ thì cô tính sao?” [3; tr.248], 
“nào cô hậu tạ tôi đi”[2; tr.249], “ - Một chén sẽ đỡ, hai chén khỏi hẳn. Chưa khỏi thì 
chén nữa/ Vài chén có khỏi không thầy?/ Vài chén không khỏi thì mươi chén/ Thế mươi 
chén mà vẫn không khỏi thì sao?/ Mươi chén chưa khỏi ấy à? Thì nghĩa địa, nghĩa địa, 
nghĩa địa.”[3; tr.249] Bên cạnh đó, các nhân vật Hề chèo hướng sự phê phán, công kích 
của mình vào những hủ tục, thói hư tật xấu tồn tại dai dẳng khác, chẳng hạn như cờ bạc: 
“Làm trai không thiếu gì nghề chơi/ Cờ bạc đa mang mất giá người/ Được dăm quan kẻ 
vay người mượn/ Thua vào năm chục rắp tìm nơi” [1; tr.63]. Thế cho nên mới phải chịu 
cảnh lang thang, trốn tránh: “Anh em theo đuổi rình cho kịp/ Tìm đường trốn tránh lánh 
nơi xa/ Chạy lên núi sơn lâm cùng cốc/ Giở ra về bắt được nó không tha” [1; tr.63]; hay 
thói đa thê: “Thưa bác, con vất vả cái đằng vợ con. Trước kia con đã lấy chị hàng gà, tưởng 
rằng bới chải ra làm ăn, không ngờ chị ấy ở ra lòng nọ, mỏ kia. Con bỏ chị hàng gà, con 
lấy chị hàng nón. Tưởng rằng lá lành đùm lá rách nuôi nhau, không ai ngờ chị ấy lại ở ra 
vành nọ cạp kia. Con bỏ chị hàng nón con lấy chị hàng sơn, tưởng rằng vợ chồng gắn bó 
nuôi nhau, không ngờ chị ấy ra lòng ở bôi bác” [1; tr.95] và tư tưởng gia trưởng độc 
đoán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của xã hội xưa... Đây là sự lời nhiếc mắng, đúng hơn là 
bảo ban đứa em gái sắp bị ép gả chồng của nhân vật Cả Sứt: “ Cha mẹ đặt đâu con xin 
ngồi đấy. Đặt vào chỗ êm đẹp thì chớ, nhỡ ông ấy đặt mày vào đống chông, đống gai mày 
cũng ngồi thì liệu có thủng ruột mày ra không?” [7; tr.215]. Lời của Cả Sứt tưởng thô kệch, 
cái bĩu môi, dài giọng của Cả Sứt có phần ngớ ngẩn, khôi hài, nhưng kì thực lại hết sức 
thực tế, sâu sắc. 
 Như thế, qua ngôn từ, lời lẽ tếu táo và điệu bộ tức cười, gây cười của các nhân vật Hề 
chèo, xã hội phong kiến bất công, thối nát cùng muôn mặt của đời sống tâm hồn, tình cảm 
và sinh hoạt đời thường của người lao động xưa được phản ánh, phơi bày cụ thể. Phạm trù 
cái hài được biểu hiện, khai thác không chỉ qua tiếng cười hài hước bất giác bật lên khi 
người đọc, người xem chứng kiến, nghe, xem các lời lẽ, điệu bộ ấy; mà còn qua cái cách 
mà tác giả dân gian bài trí sân khấu chèo, xây dựng các nhân vật Hề chèo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 51 
 2.2.3. Tiếng cười đả kích, phê phán tầng lớp thống trị 
 Với tư cách là đại diện cho nhân dân, Hề chèo xuất hiện trên sân khấu Chèo cổ với 
nhiều vai trò, “sứ mệnh” khác nhau. Tự bản thân mỗi nhân vật Hề chèo đã là hiện thân của 
cả một khối mâu thuẫn, đối lập lớn đang xung khắc, đấu tranh với nhau. Chưa nói đến 
trang phục nhố nhăng một cách có chủ ý, sự nhanh nhẹn và chậm chạp, hóm hỉnh và khờ 
khạo, dí dỏm và ấp úng, kiệm lời của các nhân vật Hề chèo đã gây sự chú ý, đã tạo nên 
sự tức cười, gây cười. Ngoa ngôn của các nhân vật Hề chèo mới nghe qua tưởng vô thưởng 
vô phạt, đôi khi “xấc láo”, mạo phạm đến người khác. Điệu bộ vừa trịnh thượng, vừa khúm 
núm hèn yếu của Hề chèo khi tán dương, nịnh bợ bọn quan lại thực chất là cố ý “phỏng 
nhại” thái độ, nhân cách đốn mạt của chính các “bề trên” đó. Hề chèo, do đó, là các nhân 
vật có ý nghĩa “phản thân”. Tiếng cười đả kích, phê phán bọn thống trị qua sự thể hiện của 
các nhân vật Hề chèo có ý nghĩa kép. 
 Bọn quan lại, chức dịch ở nông thôn thường tự coi mình có vị trí và phẩm chất cao 
quý, sánh ngang với Trời, Tiên, Phật; nhưng trên chiếu Chèo, nhân dân lao động đã thẳng 
tay hạ bệ chúng. Từng lời, từng chữ của Hề chèo nghe tưởng nhẹ nhàng, bông lơn nhưng 
ẩn sâu trong đó là nỗi căm phẫn, sự đả phá sâu sắc. Trong Hề theo Từ Thức có đoạn: “- 
Trong đấy có nhiều tiên lắm thầy ạ! Tiên mẹ cõng tiên con đang chí chóe cắn đuôi nhau” 
[1; tr.77]. Hình ảnh “tiên mẹ cõng tiên con chí chóe cắn đuôi nhau” là hình ảnh mang tính 
hài hước, độc đáo đem lại những tràng cười sảng khoái, nhưng trong cái cười ấy, người ta 
thấy hiện lên bức tranh xã hội phong kiến - xã hội “cá lớn nuốt cá bé”. Ở đó, bọn quan lại 
thống trị dùng mọi thủ đoạn để tranh giành quyền lực, lợi ích về mình, nhưng lại trốn tránh 
trách nhiệm. Trích đoạn Chuyện cây cối có đoạn bầu bán “cá nhân” mà “xã hội”, “cây cối” 
mà “con người” qua giọng điệu “ve vẻ vè ve” thế này: “ Bầu anh khán thị/ Bảo chớ có 
thị thường/ Vốn thị nay to lực thị xương/ Thị ra làng đây thì tha hồ dân bóp nặn/ Thị dặn 
để cho anh Quýt/ Quýt không nhận bảo để anh Hồng/ Hồng giận lên đỏ mặt tía tai/ Hồng 
làm khán cho làng được Cậy/ Còn anh Dứa thì chỉ nói gai/ Lương lính hôm nay cho đến 
ngày mai/ Đóng góp nặng, anh Mít xơ ra cả/ Anh Ổi thì sành, anh Dừa thì cùi/ Anh Bứa thì 
nói ngang/ Anh Cau thì trễ nải/ Anh Chuối thì sẵn tiền làng, chuối lấy chuối tiêu/ Quýt với 
cam túi múi ít nhiều/ Làng tính sổ Quýt làm Cam chịu/ Anh Khế thì ra điều đấu dịu/ Cả 
làng cậy có anh Sung khỏi điều vất vả/ Cửa nhà sung túc không lo/ Làng được Cậy, lắm kẻ 
được nhờ/ Lắm bổng lộc anh Sung lại sướng”[1; tr.117, 118]. 
 Trong nghệ thuật Chèo cổ Việt Nam, nhân dân lao động đã phản ánh nguyện vọng, 
mong ước của mình, biến những cái tiêu cực thành hành động tích cực, sử dụng Hề chèo là 
vũ khí chống lại cái xấu, cái ác, tạo điều kiện cho cái thiện, cái chính nghĩa tồn tại. Tuy 
nhiên, ta phải thấy được rằng, Hề chèo cũng như Chèo đề cập không nhiều đến vua chúa, 
52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
đặc biệt trong thời kì đầu vì “bởi lẽ cái kiểu ra đòn có liều lượng, tùy đối tượng, vì căm 
ghét sự áp bức bóc lột hơn là nhằm vào những cá nhân tay sai, nên mũi nhọn thường chĩa 
vào những thủ đoạn tàn bạo, những tư tưởng xấu xa, những hành động đê tiện của bè lũ 
phong kiến” [3; tr.51]. 
 Một trong những vở chèo cổ tiêu biểu phơi bày, đả kích sâu cay bọn quan lại, chức 
dịch hống hách, cửa quyền và dốt nát là Quan Âm Thị Kính. Trong, Quan Âm Thị Kính, 
chúng ta gặp cả một hệ thống tầng lớp thống trị mục ruỗng, thối tha ở nơi làng quê, đứng 
đầu trong số chúng là tên Xã trưởng hách dịch, dâm ô vô độ: “Tốt nái gớm, này nhà Đốp! 
Hôm nào mát trời cho tao sang gửi một đứa nhé” [2; tr.156]. Trước bản chất đê tiện, bẩn 
thỉu, nói năng hàm hồ của hắn, người nghệ sĩ dân gian xưa đã xây dựng lên nhân vật mẹ 
Đốp chua ngoa, đanh đá, luôn biết cách làm bẽ mặt tên Xã trưởng một cách khôn khéo: 
“Ấy chết, thầy là người trên sao ăn nói sàm sỡ, hồ đồ. Bố cháu mà nghe thấy thì mặt thầy 
còn ra mặt gì?”[3; tr.156]; “Nhà cháu sáng dạ nhưng phải cái hôn tâm. Thầy làm một mạch 
thế thì nhà cháu nhớ sao được. Hay là thế này: nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy theo sau 
thầy rao hộ”[3; tr.157]... 
 Ngoài Xã trưởng, đích đả kích phê phán của cái hài trong vở chèo này còn nhắm vào 
hàng loạt những kẻ tha hoá, đục khoét khác. Đó là tên Trương tuần chỉ chăm chăm tính 
toán làm sao vơ vét kiếm chác, không quan tâm đến việc canh phòng trị an, là cụ Hương 
“câm” chỉ lo việc vai vế lấy phần, là cụ Chánh “mù” nhưng dâm tục, cụ Đồ “điếc” nghe 
câu được câu chăng... Chúng như một mớ hỗn độn đè lên nhau mà sống, tranh giành xâu 
xé lẫn nhau, có khi chỉ vì một chỗ ngồi ở đình làng trong lúc đợi ngả vạ; còn đối với công 
việc của dân thì không lo tính tới. Bản chất vô trách nhiệm, nhố nhăng của bọn này được 
phơi bày dưới sự thông minh, ứng đối sắc sảo của nhân vật Hề. Sự chua xót, cay đắng hiện 
lên trên từng câu chữ tưởng chừng để mua vui ấy với hình ảnh người dân lao động chịu 
kiếp đọa đày cả về mặt tinh thần lẫn thể xác. 
 Có thể nói rằng, thế giới “châm chọc” của Hề chèo nói riêng và nghệ thuật Chèo cổ 
nói chung là những người nông dân, những người lao động, bọn lý dịch cường hào, bọn địa 
chủ ác bá. Trong vai Hề chèo, người nông dân có cách nhìn độc đáo, riêng đối với bọn 
quan lại, vua chúa đương thời, họ đưa những câu trào lộng, đặc biệt là việc khai thác cái 
hài vào thân kịch để miếng đòn trò trở nên thấu đáo và sâu sắc hơn. 
 2.2.4. “Tiếng cười ra nước mắt” trong Chèo cổ 
 Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Chèo cổ Việt Nam mang những đặc sắc riêng, 
là sự kết hợp giữa hai yếu tố bi - hài trong các vở diễn, biểu hiện ở các lớp, tình tiết, nhân 
vật. Xét về mặt giá trị, cái hài không chỉ dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán 
những cái xấu, những hiện tượng “chướng tai, gai mắt” mà còn là công cụ, yếu tố giúp 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 53 
 nhấn thêm cho cái bi “sâu hơn”, là “tiếng cười ra nước mắt” trong nghệ thuật Chèo cổ. 
 Chúng ta có thể kể đến các trích đoạn như: Lão Sùng “đùa” ông Mãng, lớp “giết chồng” 
 của chèo Quan Âm Thị Kính, đoạn Hề mồi hát bài Cu lớn cu bé, lớp Lưu Bình gặp Trù 
 Phòng khi sang nhờ bạn... 
 Cái hài trong Chèo cổ phản ánh tinh thần lạc quan của nhân dân lao động trước hiện 
 thực cuộc sống bằng cách đan xen các lớp Hề trong các vở diễn. Ví như trong không khí 
 thương cảm xót xa trước cái điên dại nửa giả nửa thật của Xúy Vân là hình ảnh nhân vật 
 thầy phù thủy “sợ ma” xen vào; trong trích đoạn Quan Âm Thị Kính, bên cạnh số phận hẩm 
 hiu của Thị Kính là sự lồng ghép những yếu tố gây cười, mang bản chất của cái hài nhằm 
 giảm bớt căng thẳng trong tích trò. Đó là hình ảnh một Thị Mầu lẳng lơ không biết xấu hổ; 
 là màn bắt khoán nhố nhăng, hỗn độn của bọn quan lại lí dịch; là sự đối đáp dí dỏm, thông 
 minh, ngoa ngoắt của mẹ Đốp với tay Xã trưởng ngu dốt, hách dịch, dâm ô nhưng thích 
 thể hiện. 
 Khi cười cái xấu, nghĩa là chúng ta đứng trên quan điểm của cái đẹp để nhìn nhận, 
 đánh giá các sự kiện, sự việc, hiện tượng của đời sống để nhận rõ bản chất của các giá trị, 
 để hoàn thiện chính mình. Sự đan xen cái bi - hài, đúng ra là pha trộn cái hài vào cái bi 
 trong Chèo cổ, có tác dụng làm giảm nhẹ sự tục lụy, nhốn nháo, bi thương của kiếp người; 
 là sự an ủi, vỗ về, giải thoát con người khỏi những vướng bận về tư tưởng, tinh thần. Tuy 
 nhiên, cái hài cũng trong Chèo cổ làm khắc sâu cái bi trong hiện thực, những nỗi cơ cực 
 mà người dân phải gánh chịu trước những thế lực bề trên, những cái xấu bao trùm lên cuộc 
 sống của họ. Chèo cổ nói riêng và các loại hình nghệ thuật nói chung phản ánh hiện thực 
 nhưng đồng thời cũng nói lên khát vọng, mong muốn hướng đến một cuộc sống tốt đẹp mà 
 hiện tại họ chưa có được. Việc đan xen, kết hợp hai yếu tố bi - hài là nét đặc sắc của Chèo, 
 trong đó cái hài đóng vai trò không thể thiếu, là sản phẩm sáng tạo của nhân dân, mang bản 
 chất tâm hồn, trí tuệ, mong ước bình dị mà thiết thực, sâu sắc của họ. 
3. KẾT LUẬN 
 Trong cái hài, các cung bậc và mức độ của tiếng cười biểu thị cho những giá trị của 
 nghệ thuật Chèo cổ Việt Nam. Ở mức độ thứ nhất: Tiếng cười mang tính chất hài hước, 
 giải trí, mua vui, phản ánh tinh thần lạc quan trong đời sống của nhân dân lao động còn 
 nhiều khó khăn, cực khổ. Ở mức độ thứ hai, tiếng cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc hơn: 
 đó là sự chế giễu, mỉa mai những thói hư tật xấu trong đời sống. Ở mức độ thứ ba, đây 
 cũng là giá trị cao nhất, tiếng cười nhằm mục đích đả kích giai cấp thống trị chà đạp lên 
 cuộc sống của con người. Ngoài ra, Chèo cổ còn bao chứa những “tiếng cười ra nước mắt”. 
 Những biểu hiện và giá trị của cái hài trong nghệ thuật Chèo cổ Việt Nam mang tính chất 
 và đặc trưng nét tư duy của nhân dân lao động tuy bình dị nhưng giàu ý nghĩa. 
54 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
 Dĩ nhiên phạm trù cái hài, tiếng cười hài hước trong Chèo cổ không phải không có hạn 
chế. Việc sử dụng các yếu tố tục, thô thiển, diễn tả thiếu tế nhị, nhiều mảng trò xây dựng 
chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung, không đánh trúng vấn đề, còn hời hợt, chỉ 
giải phóng con người về mặt tinh thần, chưa có những hành động để cải tạo hiện thực... 
phần nào cũng làm giảm giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng của loại hình diễn xướng dân 
gian rất được ưa thích này. Tuy nhiên, với những nét đẹp và giá trị vốn có, nghệ thuật Chèo 
cổ nói chung và Hề chèo nói riêng luôn là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân tộc. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hà Văn Cầu (1972), Hề Chèo, - Nxb Trẻ, Hà Nội. 
2. Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều (1964), Bước đầu tìm hiểu sân khấu Chèo, - Nxb Văn hóa 
 nghệ thuật. 
3. Trần Việt Ngữ, Hoàng Kiều (1967), Bước đầu tìm hiểu tiếng cười trong Chèo cổ, - 
 Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
4. Trần Việt Ngữ (2012), Kim Nham: Chèo cổ, - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
5. Đặng Quốc Nhật (1974), Tiếng cười trên sân khấu truyền thống, - Nxb Khoa học xã 
 hội, Hà Nội. 
6. Nhiều tác giả (2003), Giáo trình mỹ học đại cương, - Nxb Giáo dục, Hà Nội 
7. Tuyển tập Chèo cổ (1976), - Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
 THE AESTHETIC VALUE OF THE HUMOR IN THE ART 
 OF VIETNAMESE ANCIENT CHEO 
 Abstract: Cheo is a folk art form that contains deep meanings, reflecting the spiritual life 
 of the ancient Vietnamese. Through the "comedy" laughter, ancient Cheo art brings 
 aesthetic value, making it inherently unmixed in any types of folk opera. Understanding 
 the aesthetic value of comedy in ancient Cheo art in Vietnam is the basis and conditions 
 to preserve and develop the cultural values of Cheo in particular and folklore forms in 
 general in the current period. 
 Keywords: Ancient Cheo, aesthetic value, humor, laughing. 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_tham_my_cua_cai_hai_trong_nghe_thuat_cheo_co_viet_na.pdf