Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của FeNO trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản

ở trẻ em. Đây là nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc trong 6 tháng trên trẻ từ 6 - 15 tuổi được chẩn đoán xác định

hen phế quản lần đầu. Mỗi trẻ được mời tham gia nghiên cứu3 thời điểm (lần đầu, lần 2 sau lần đầu 3 tháng và

lần 3 sau lần đầu 6 tháng). Mỗi lần thăm khám trẻ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và nồng

độ FeNO. Kết quả cho thấy có 50 hen phế quản và 30trẻ khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Nồng

độ FeNO của trẻ hen phế quản cao hơn trẻ khỏe mạnh (23,43ppb so với 8,75ppn, p < 0,05). Nồng độ FeNO

giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng và 6 tháng điều trị dự phòng (23,43ppb so với 14,5ppb và 14,63ppb, p <

0,05). FeNO phản ánh tình trạng kiểm soát hen theo thời gian. Kết luận: Đo NO đường thở là một phương pháp

không xâm nhập giúp đánh giá trình trạng viêm đường thở cũng như theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em.

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 1

Trang 1

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 2

Trang 2

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 3

Trang 3

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 4

Trang 4

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 5

Trang 5

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 6

Trang 6

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 13080
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em

Giá trị Oxit Nitric khí thở ra trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
187TCNCYH 131 (7) - 2020
GIÁ TRỊ OXIT NITRIC KHÍ THỞ RA TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ 
THEO DÕI ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
Nguyễn Thị Diệu Thúy¹, , Nguyễn Hữu Lĩnh², Nguyễn Thị Bình¹
¹Trường Đại học Y Hà nội, 
²Bệnh viện Nông nghiệp
 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét giá trị của FeNO trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen phế quản 
ở trẻ em. Đây là nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc trong 6 tháng trên trẻ từ 6 - 15 tuổi được chẩn đoán xác định 
hen phế quản lần đầu. Mỗi trẻ được mời tham gia nghiên cứu3 thời điểm (lần đầu, lần 2 sau lần đầu 3 tháng và 
lần 3 sau lần đầu 6 tháng). Mỗi lần thăm khám trẻ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo chức năng hô hấp và nồng 
độ FeNO. Kết quả cho thấy có 50 hen phế quản và 30trẻ khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Nồng 
độ FeNO của trẻ hen phế quản cao hơn trẻ khỏe mạnh (23,43ppb so với 8,75ppn, p < 0,05).. Nồng độ FeNO 
giảm có ý nghĩa thống kê sau 3 tháng và 6 tháng điều trị dự phòng (23,43ppb so với 14,5ppb và 14,63ppb, p < 
0,05). FeNO phản ánh tình trạng kiểm soát hen theo thời gian. Kết luận: Đo NO đường thở là một phương pháp 
không xâm nhập giúp đánh giá trình trạng viêm đường thở cũng như theo dõi điều trị hen phế quản ở trẻ em.
Từ khóa: Hen phế quản, Nồng độ FeNO, trẻ em
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Diệu Thúy, 
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: nguyendieuthuyhmu@gmail.com
Ngày nhận: 05/04/2020
Ngày được chấp nhận: 28/07/2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một bệnh lý đa dạng đặc 
trưng bởi viêm đường thở mạn tính. hen phế 
quản được biểu hiện bởi tiền sử có các triệu 
chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực 
và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời 
gian và cường độ, cùng với sự giới hạn luồng 
khí thở ra dao động.1
Trong hệ thống hô hấp, khí Oxit nitrics (NO) 
điều hòa trương lực mạch máu và trương lực 
phế quản, phối hợp các tế bào biểu mô lông 
rung và hoạt động như một chất dẫn truyền 
thần kinh đối với tế bào thần kinh giao cảm và 
phó giao cảm trong thành phế quản.2 Phân tử 
NO này có thể được phát hiện trong khí thở ra 
(Fractional exhaled Nitric Oxide - FeNO) và nó 
thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh 
tật.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ FeNO 
tăng cao trong khí thở ra ở bệnh nhân hen phế 
quản mặc dù không có bất thường về chức 
năng hô hấp. Đo FeNO giúp chẩn đoán hen 
phế quản với độ nhậy 80 - 90%, độ đặc hiệu > 
90%, giá trị chẩn đoán của FeNO tốt nhất khi 
kết hợp thêm với thăm dò chức năng hô hấp và 
test kích thích phế quản. 3
Ngày nay, đo FeNO giúp theo dõi điều trị 
hen đã tạo ra một bước tiến mới trong việc 
chăm sóc toàn diện bệnh nhân hen và được 
đưa vào các khuyến cáo. Ở trẻ em, nồng độ 
FeNO bình thường dưới 20 ppb, người lớn 
bình thường dưới 25 ppb.4 Lợi ích quan trọng 
nhất của đo FeNO là giúp bác sĩ theo dõi khách 
quan hiệu quả của việc điều trị bằng thuốc 
chống viêm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh 
sự giảm nồng độ FeNO ở bệnh nhân hen sau 
điều trị dự phòng bằng thuốc chống viêm, đáp 
ứng này xảy ra rất nhanh và phụ thuộc vào liều 
điều trị. Nồng độ FeNO giảm một cách có ý 
nghĩa có thể xảy ra sau 48 giờ đến 1 tuần khi 
điều trị bằngcorticosteoid dạng hít (ICS) hoặc 
đường toàn thân, đáp ứng này xảy ra nhanh 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
188 TCNCYH 131 (7) - 2020
và tỷ lệ nghịch với liều thuốc sử dụng. Dựa vào 
nồng độ FeNO có thể điều chỉnh liều ICS dự 
phòng đã được chứng minh trong nghiên cứu 
của Jartti và cộng sự. 5
Thuốc kháng leucotriene (montelukast) 
có tác dụng làm giảm nồng độ FeNO ở bệnh 
nhân hen. Nghiên cứu của Montuschi và cộng 
sự cho thấy, montelukast làm giảm nồng độ 
FeNO> 60% sau 4 tuần điều trị. 6 Hiệu quả của 
montelukast làm giảm FeNO xảy ra trước khi 
có biểu hiện về cải thiện lâm sàng và chức năng 
hô hấp. 7
Như vậy, đo nồng độ FeNO là phương pháp 
giúp đánh giá mức độ viêm tại đường thở, đáp 
ứng điều trị với thuốc chống viêm trong hen phế 
quản.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Miễn 
dịch - Dị ứng - Khớp Bệnh viện Nhi Trung ương 
ừ tháng 7 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân hen phế quản
• Bệnh nhân được chẩn đoán xác định 
hen phế quản theo GINA 2018. 1
• Bệnh nhân từ 6 - 15 tuổi được chẩn 
đoán hen phế quản lần đầu.
• Bệnh nhân không trong cơn hen cấp
• Bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu 
với sự đồng ý và giám sát của cha mẹ 
hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ.
Tiêu chuẩn loại trừ
• Bệnh nhân không thể làm đúng các 
hướng dẫn khi tham gia đo chức năng 
hô hấp hoặc đo FeNO.
• Bệnh nhân hen phế quản có kèm theo 
bệnh lý khác như: bệnh tim bẩm sinh, 
bệnh lý gan mật, thận tiết niệu, thần 
kinh, bệnh nhân đang có cơn hen cấp
Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm tham chiếu
• Trẻ khỏe mạnh từ 6 - 15 tuổi không có 
tiền sử ho khò khè, viêm mũi dị ứng 
hoặc các bệnh lý dị ứng khác; không 
mắc các bệnh lý toàn thân. 
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc một loạt 
ca bệnh
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nhóm hen phế quản: Chọn mẫu thuận 
tiệntất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng 
khám khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp có đủ tiêu 
chuẩn đều được mời tham gia nghiên cứu
 Nhóm tham chiếu: 30 trẻ là người nhà của 
các cán bộ Bệnh viện Nhi Trung ương và các 
trẻ khỏe mạnh đến kiểm tra sức khỏe đủ tiêu 
chuẩn tham gia nghiên cứu.
3. Xử lý số liệu
Nhóm hen phế quản:Các bệnh nhân đủ tiêu 
chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu sẽ được 
đánh giá 3 lần, lần 1 là thời điểm thăm khám đầu 
tiên, lần 2 sau lần 1 là 3 tháng và lần 3 sau lần 2 
là 3 tháng.
 Mỗi lần thăm khám trẻ đều được đo chức 
năng hô hấp, đonồng độ FeNO
Trẻ được điều trị theo phác đồ dự phòng hen 
phế quản ở trẻ em trên 5 tuổitheo GINA 20181
 Nhóm tham chiếu: trẻ tham gia nghiên cứu 1 
lần, trẻ được đo chức năng hô hấp và đo nồng 
độ FeNO.
Do ở Việt nam chưa có nghiên cứu về nồng 
độ FeNO ở trẻ khỏe mạnh nên chúng tôi chọn 
nhóm tham chiếu cùng lứa tuổi để so sánh với 
nồng độ FeNO ở trẻ hen phế quản.
3. Xử lý số liệu
Thông tin thu được từ bệnh án nghiên cứu 
sẽ được xử lý bằng phần mềm SPPP 20.0, với 
p < 0,05 là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến quy 
trình điều trị thông thường của bệnh nhân. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
189TCNCYH 131 (7) - 2020
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học của Bệnh viện Nhi 
Trung ương số 2006/BVNTW - VNCSKTE.
III. KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 có 50 trẻ hen phế quản và 30 trẻ khỏe mạnh 
đủ tiêu chuẩn được mời tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 1. Nồng độ FeNO của các bệnh nhân trong nghiên cứu
Nồng độ FeNO ở nhóm tham chiếu là 8,45 ppb thấp hơn so với nhómhen phế quản là 23,43 ppb, 
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001.
 Bảng 1. Đặc điểm của nhóm trẻ hen phế quản và nhóm trẻ tham chiếu
Đặc điểm
Nhóm trẻ HPQ
(n = 50)
Nhóm tham chiếu
(n = 30)
p
Tuổi 9,7 ± 1,9 10,0 ± 2,1 0,46
Giới
Nam 38 (76%) 18 (60%)
Nữ 12 (24%) 12 (40%)
Chiều cao (cm) 135,3 ± 12,1 132,9 ± 9,0 0,37
Cân nặng (kg) 32,7 ± 11,1 31,4 ± 5,8 0,52
FEV1(%) 77,9 ± 11,3 98,3 ± 11,3 < 0,0001
FEV1/FVC 77,9 ± 11,3 98,3 ± 11,3 < 0,0001
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
190 TCNCYH 131 (7) - 2020
Nhóm trẻ khỏe mạnh và nhóm trẻ HPQ tương đồng về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng. Tuy nhiên 
nhóm trẻ HPQ có FEV1 và FEV1/FVC thấp hơn có ý nghĩ thống kê so với nhóm trẻ khỏe mạnh.
Bảng 2. Mối tương quan giữa FeNO với chức năng hô hấp ở lần khám thứ 2 và thứ 3
Lần
Các chỉ số
FEV1 FEV1/FVC
r p r p
FeNO lần 2 0,092 0,525 0,169 0,239
FeNO lần 3 0,169 0,241 0,172 0,233
Không có mối tương quan giữa FeNO và các chỉ số FEV1, FEV1/FVC ở các lần khám thứ hai 
và thứ ba.
Bảng 3. Giá trị FeNO ở trẻ em HPQ theo thời gian điều trị dự phòng
Lần đo
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Median
(tứ phân vị)
Median
(tứ phân vị)
Median
(tứ phân vị)
Nồng độ FeNO
23,43
(13,04 – 35,12)
14,50
(8,48 – 33,12)
14,63
(2,13 – 89,18)
p p12 = 0,045; p23 = 0,054; p13 < 0,001
Nồng độ FeNO giảm sau khi điều trị thuốc dự phòng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05.
Biểu đồ 2. Mức độ kiểm soát hen theo FeNO
Nồng độ FeNO < 20ppb được coi là hen được kiểm soát. Tỷ lệ kiểm soát hen theo FeNO tăng 
dần qua các lần khám. Từ 42% được kiểm soát ở lần khám đầu tiên, tăng lên 62% ở lần khám thứ 
hai và 72% ở lần khám thứ ba.
58%
38%
28%
42%
62%
72%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Không kiểm soát
Kiểm soát
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
191TCNCYH 131 (7) - 2020
IV. BÀN LUẬN
FeNO là kỹ thuật không xâm nhập nhằm 
đánh giá tình trạng viêm tại đường thở. Tuy 
nhiên kỹ thuật này đòi hỏi phải tuân thủ và phối 
hợp theo quy trình nên thường chỉ thực hiện 
được ở trẻ lớn, có khả năng phối hợp được. Đo 
FeNO được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi 
bệnh nhân hen, dù hiện tại triệu chứng lâm sàng 
đã được kiểm soát, nhưng có bằng chứng sinh 
học về tình trạng viêm đường thở dai dẳng. Giá 
trị FeNO cao đồng nghĩa với sự tồn tại và trạng 
thái hoạt hóa của các tế bào viêm (bạch cầu ái 
toan, dưỡng bào, lympho T), các cytokine gây 
viêm tại đường thở. 8
Nghiên cứu của Berkman và các cộng sự 
chỉ ra nồng độ FeNO tăng cao trong khí thở ra 
của bệnh nhân hen mặc dù bệnh nhân không 
có bất thường về chức năng hô hấp, đo FeNO 
giúp phát hiện và chẩn đoán hen với độ nhậy 
80 - 90%, độ đặc hiệu > 90%, giá trị chẩn 
đoán của FeNO tốt nhất khi kết hợp thêm với 
thăm dò chức năng hô hấp và nghiệm pháp 
gây tăng phản ứng phế quản.3
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ 
FeNO của các bệnh nhân được chẩn đoán hen 
ban đầu là là 23,43 ppb, cao hơn so với mức 
FeNO là 8,45 ppb ở nhóm không mắc hen (p < 
0,0001). 
Theo hướng dẫn của Hội Lồng ngực Mỹ 4 
nếu mức FeNO thấp hơn 20 ppb ở trẻ em ít có 
khả năng có tình trạng viêm đường thở tăng 
bạch cầu ái toan và đáp ứng với điều trị bằng 
corticosteroid. Nếu nồng độ FeNO lớn hơn 35 
ppb ở trẻ em rất có thể có viêm đường thở tăng 
bạch cầu ái toan và đáp ứng với điều trị bằng 
corticosteroid. Đối với mức FeNO từ 20 – 35 
ppb ở trẻ em nên được đánh giá một cách cẩn 
thận, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng. 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chấp nhận 
20 ppb là điểm cut - off của FeNO mặc dù giá trị 
này còn phụ thuộc vào tuổi của trẻ. 
So sánh giữa hai nhóm trẻ hen phế quản và 
trẻ khỏe mạnh cho thấy hai nhóm tương đồng 
về chỉ số nhân trắc. Tuy nhiên chức năng hô 
hấp của trẻ hen phế quản thấp hơn trẻ khỏe 
mạnh. Đo chức năng hô hấp là một công cụ 
rất hữu ích trong chẩn đoán hen ở lứa tuổi học 
đường và trẻ lớn. Hướng dẫn chẩn đoán hen 
của GINA 2018 cũng đưa ra tiêu chuẩn chẩn 
đoán hen ở trẻ trên 5 tuổi và người lớn, với 
FEV1% < 80% giá trị dự đoán, tỷ số FEV1/FVC 
giảm.1
Mối tương quan giữa FeNO và chức năng 
hô hấp
 Nồng độ FeNO và các chỉ số chức năng hô 
hấp có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và 
điều trị hen phế quản. Kết quả nghiên cứu tại 
miền Bắc Trung Quốc trên 300 trẻ khỏe mạnh, 
tuổi từ 6 - 14 tuổi cho thấy không có mối tương 
quan giữa nồng độ FeNO với FEV1 % dự đoán, 
tỷ số FEV1 /FVC và lưu lượng đỉnh (PEF).
9 
Sachs - Olsen và cộng sự chỉ ra không có mối 
liên quan giữa FeNO với FEV1 % dự đoán.
10
 Kết quả nghiên cứu cũng có thể giải thích do 
nồng độ FeNO phản ánh tình trạng viêm đường 
thở có độ nhạy cao hơn nên biến đổi sớm hơn 
biến đổi chức năng hô hấp. Trong nghiên cứu 
này, chúng tôi không tìm thấy mối tương quan 
giữa nồng độ FeNO với các giá trị của chức 
năng hô hấp (FEV1%, FEV1/FVC). 
Vai trò của nồng độ FeNO trong kiểm 
soát hen phế quản
So với các kỹ thuật thăm dò chức năng hô 
hấp cổ điển như đo lưu lượng đỉnh, phế dung 
kí, kỹ thuật đo FeNO cho phép đánh giá trực tiếp 
mức độ viêm của đường dẫn khí liên quan đến 
tăng bạch cầu ái toan – yếu tố sinh bệnh học quan 
trọng của bệnh hen, trong khi các phương pháp 
thăm dò khác chỉ đánh giá được những thay đổi 
về khả năng thông khí, là hệ quả của hiện tượng 
viêm. 11
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
192 TCNCYH 131 (7) - 2020
FeNO được biết đến với vai trò theo dõi, 
đánh giá mức độ kiểm soát hen. Theo khuyến 
cáo việc chỉnh liều corticosteroid dự phòng dựa 
vào mức độ kiểm soát hen trong đó thang điểm 
đánh giá chính là mức độ ổn định của bệnh, từ 
đó đánh giá hiệu quả của điều trị dự phòng. 3 
Sự thay đổi nồng độ FeNO có tương quan với 
mức độ kiểm soát hen khi chỉ số này giảm từ 
40% trở lên so với chỉ số ban đầu tương đương 
với hen đang được kiểm soát tốt.12 Tuy nhiên, 
cải thiện kiểm soát hen thể hiện rõ ràng hơn khi 
nồng độ FeNO ban đầu ở mức cao (> 30ppb).12 
Ngược lại, mất kiểm soát hen có liên quan 
có ý nghĩa với sự tăng ≥30% giá trị FeNO giữa 
hai lần đo trên bệnh nhân hen không kèm viêm 
mũi dị ứng và gia tăng tối thiểu 40% với bệnh 
nhân hen kèm viêm mũi dị ứng. 13
 Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng 
độFeNOở lần đầu tiên (chưa điều trị dự phòng) 
cao hơn một cách có ý nghĩa so với lần thứ 2 và 
lần thứ 3 (đã điều trị dự phòng), tương ứng với 
việc điều trị dự phòng làm cải thiện tình trạng 
viêm tại đường thở và giảm nồng độ FeNO. 
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên 
quan giữa FeNO với mức kiểm soát hen. 
Nghiên cứu của Soto - Ramos trên 161 trẻ hen 
phế quản tại Mexico cho thấy FeNO < 20 ppb 
liên quan đến hen kiểm soát tốt hơn. 14 Trong 
nghiên cứu của Kosticas trên 274 trẻ mắc hen 
phế quản cho thấy FeNO >30 ppb tiên đoán 
hen không kiểm soát. 15 Nghiên cứu của chúng 
tôi cũng chỉ ra tình trạng kiểm soát hen tăng 
dần theo thời gian điều trị dự phòng.
V. KẾT LUẬN
ĐoFeNO đường thở là một phương pháp 
không xâm nhập giúpchẩn đoán trình trạng 
viêm đường thở cũng nhưtheo dõi điều trị hen 
phế quản ở trẻ em.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn 
các bác sỹ, điều dưỡng và gia đình các bệnh 
nhân hen phế quản tại khoa Miễn dịch, Dị ứng, 
Khớp Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ 
trong quá trình thực hiện đề tài này.
TÀI LIỆU THAM K.HẢO
1. Global Initiative for Asthma. Global 
Strategy for Asthma Management and 
Prevention. 2018.
2. Gaston B, Drazen JM., Loscalzo J, et al. 
The biology of nitrogen oxides in the airways. 
Am J Respir Crit Care Med. 1994; 149 (2),538 
- 51.
3. Berkman N, Avital A, Breuer R. et al. 
Exhaled nitric oxide in the diagnosis of asthma: 
comparison with bronchial provocation tests. 
Thorax. 2005; 60(5),383 - 388.
4.Dweik RA, Boggs PB, Erzurum SC, et 
al. An official ATS clinical practice guideline: 
interpretation of exhaled nitric oxide levels 
(FENO) for clinical applications. Am J Respir 
Crit Care Med.2011; 184(5),602 - 15.
5. Jartti T, Wendelin - Saarenhovi M, Heinonen 
I, et al. Childhood asthma management guided 
by repeated FeNO measurements: a meta 
- analysis. Paediatric Respiratory Reviews. 
2012; 13(3),178 - 183.
 6. Montuschi P, Mondino C, Koch P, et al. 
Effects of montelukast treatment and withdrawal 
on fractional exhaled nitric oxide and lung 
function in children with asthma. Chest. 2007; 
132(6),1876 - 81.
7. Berkman N, Avital A, Bardach E, et al. The 
effect of montelukast on bronchial provocation 
tests and exhaled nitric oxide levels in asthmatic 
patients. Isr Med Assoc J. 2003; 5(11),778 - 81.
 8. Malmberg L, Pelkonen A, Haahtela T, et 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
193TCNCYH 131 (7) - 2020
al. Exhaled nitric oxide rather than lung function 
distinguishes preschool children with probable 
asthma. Thorax.2003; 58(6),494 - 499.
 9. Zhang H, Shu L, Cai X, et al. Gender 
and age affectthe levels of exhaled nitric oxide 
in healthy children. Exp Ther Med. 2013;5(4) 
1174 - 1178.
10. Sachs - Olsen C, Lodrup Carlsen KC, 
Mowinckel P, et al. Diagnostic value of exhaled 
nitric oxide in childhood asthma and allergy. 
Pediatr Allergy Immunol. 2010; 21(1),e213 - 21.
 11. Baraldi E, de Jongste JC. et al. 
Measurement of exhaled nitric oxide in children, 
2001. European Respiratory Journal, 2002; 
20(1),223 - 237.
 12. Michils A, Baldassarre S.and Van 
Muylem A. Exhaled nitric oxide and asthma 
control: a longitudinal study in unselected 
patients. Eur Respir J. 2008; 31(3),539 - 46.
 13. Perez - de - Llano LA, Carballada F, 
Castro AO, et al. Exhaled nitric oxide predicts 
control in patients with difficult - to - treat 
asthma. Eur Respir J 2010; 35(6),1221 - 7.
 14. Soto - Ramos M, Gochicoa - Rangel L, 
Hinojos - Gallardo LC, et al. Multidimensional 
evaluation of asthma control. Clinical 
applications in treatment decision making. 
Neumol Cir Torax. 2013;72(1) 52 - 61.
 15. Kostikas k, Papaioannou AI, Tanou K, et 
al. Exhaled NO and exhaled breath condensate 
pH in the evaluation of asthma control. 
Respiratory Medicine. 2011; 105(4) 526 - 532.
Summary
VALUES OF EXHALED NITRIC OXIDE FOR DIAGNOSIS 
AND TREATMENT OF CHILDREN WITH ASTHMA
The objective of this study was to evaluate the value of FeNO for the diagnosis and treatment 
of children with asthma. This was a prospective, longitudial study for 6 months of children aged 
between 6-15 years old who were diagnosed the first time with asthma. Each child was invited 
to participate in 3 visits (initial visit, 2nd visit after 3 months and 3rd visit after 6 months). At 
each visit, patient completed the asthmatic questionnaires, clinical examinations and pulmonary 
function tests were performed and FeNO level was measured. 50 asthmatic children and 
30 healthy children were eligible to participate in this study. The concentrations of FeNO of 
children with asthma was higher than that of heathy children (23.43ppb compared to 8.75ppn, 
p < 0.05). FeNO concentrations decreased significantly after 3 months and 6 months of using 
prophylaxis (23.43ppb compared to 14.5ppb and 14.63ppb, respectively; p < 0.05). FeNO level 
reflected the asthma control over time. Conclusion: FeNO measurement is a non-invasive 
method to assess airway inflammation and the effectiveness of treatment in children with asthma.
Keywords: Asthma, FeNO, children

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_oxit_nitric_khi_tho_ra_trong_chan_doan_va_theo_doi_d.pdf