Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace

Bachground/Purpose: We studied to improve the technique of placing the arm cast brace

to treat paediatric supracondylar humerus fractures to reduce the disadvantages of the arm

cast. This study is to review the clinical and X-ray characteristics of paediatric

supracondylar humerus fractures. Evaluate the treatment effect of closed fracture on

degree II and III by stretching and arm cast brace.

Methods: Retrospective descriptive study was carried out from 1/2016 to 12/2017 at the

Pediatric Orthopedic Department of the Vietnam National Children’s Hospital on the

number of children diagnosed paediatric supracondylar humerus fractures of degree II, III.

Results: Mainly seen at the age of under 6 years old, male is higher than female, left hand

has a higher rate. 22 children with pain and swelling, no blisters, 1 child with numbness at

the time of examination, with grade II fractured in 10 children (33.33%), grade III in 20

children (66.67%). After a week, there were 4 children in pain, 3 children had swelling,

and 1 child blisters. After 4 weeks of 100% re-examination, the results of a good bone

healing on X-ray, the cast brace was removed and the rehabilitation was instructed.

Judging results after 6 months, 12 months and 24 months, good was 71.67%, fair was

20%, average was 6.67% and bad was 1.67% according to Flynn's standard.

Conclusions: The arm cast brace applied to paediatric supracondylar humerus closed

fractures improves the treatment quality by the feature of the lightweight brace, which

holds the limb during immobility, with the elasticity of the elastic band ensures a close

grip on the cast, which reduces the pressure on the front of the elbow.

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 1

Trang 1

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 2

Trang 2

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 3

Trang 3

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 4

Trang 4

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 5

Trang 5

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 6

Trang 6

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 7

Trang 7

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 10880
Bạn đang xem tài liệu "Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace

Evaluate the treatment effect of paediatric supracondylar humerus closed fractures by stretching and arm cast brace
 Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
17 
 Research Paper 
Evaluate the Treatment Effect of Paediatric Supracondylar 
Humerus Closed Fractures by Stretching and Arm Cast Brace 
Hoang Hai Duc*, Phung Cong Sang, Nguyen Vu Hoang, Nguyen Thu Ha, 
Nguyen Thu Huong, Nguyen Thi Ha 
Vietnam National Children’s Hospital, No 18/879 La Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
Received 05 January 2021 
Revised 10 February 2021, Accepted 17 February 2021 
Abstract 
Bachground/Purpose: We studied to improve the technique of placing the arm cast brace 
to treat paediatric supracondylar humerus fractures to reduce the disadvantages of the arm 
cast. This study is to review the clinical and X-ray characteristics of paediatric 
supracondylar humerus fractures. Evaluate the treatment effect of closed fracture on 
degree II and III by stretching and arm cast brace. 
Methods: Retrospective descriptive study was carried out from 1/2016 to 12/2017 at the 
Pediatric Orthopedic Department of the Vietnam National Children’s Hospital on the 
number of children diagnosed paediatric supracondylar humerus fractures of degree II, III. 
Results: Mainly seen at the age of under 6 years old, male is higher than female, left hand 
has a higher rate. 22 children with pain and swelling, no blisters, 1 child with numbness at 
the time of examination, with grade II fractured in 10 children (33.33%), grade III in 20 
children (66.67%). After a week, there were 4 children in pain, 3 children had swelling, 
and 1 child blisters. After 4 weeks of 100% re-examination, the results of a good bone 
healing on X-ray, the cast brace was removed and the rehabilitation was instructed. 
Judging results after 6 months, 12 months and 24 months, good was 71.67%, fair was 
20%, average was 6.67% and bad was 1.67% according to Flynn's standard. 
Conclusions: The arm cast brace applied to paediatric supracondylar humerus closed 
fractures improves the treatment quality by the feature of the lightweight brace, which 
holds the limb during immobility, with the elasticity of the elastic band ensures a close 
grip on the cast, which reduces the pressure on the front of the elbow. 
Keywords: Paediatric supracondylar humerus closed fractures. 
* 
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: hghaiduc@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i1.281 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
18 
Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy kín trên lỗi cầu xương 
cánh tay bằng kéo nắn đặt nẹp cánh cẳng tay ở trẻ em 
Hoàng Hải Đức*, Phùng Công Sáng, Nguyễn Vũ Hoàng, Nguyễn Thị Thu Hà, 
Nguyễn Thu Hường, Nguyễn Thị Hà 
Bệnh viện Nhi Trung ương, Số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 05 tháng 1 năm 2021 
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 2 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 2 năm 2021 
Tóm tắt 
Mở đầu: Từ thực tiễn lâm sàng, chúng tôi nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đặt nẹp bột cánh 
cẳng bàn tay điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em nhằm hạn chế những nhược 
điểm của bó bột cánh cẳng bàn tay. 
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-Quang của trẻ bệnh gãy trên lồi cầu xương 
cánh tay. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay độ II, III bằng 
phương pháp kéo nắn đặt nẹp bột cánh cẳng bàn tay. 
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả từ 1/2016 đến 12/2017 tại khoa Chỉnh hình nhi 
Bệnh viện Nhi Trung ương trên số trẻ bệnh được chẩn đoán gãy kín trên lồi cầu xương 
cánh tay di lệch độ II, III được điều trị bằng kéo nắn nẹp bột cánh cẳng bàn tay tại khoa 
chỉnh hình nhi Bệnh viện Nhi Trung ương. 
Kết quả: Chủ yếu là gặp ở lứa tuổi dưới 6 tuổi, nam nhiều hơn nữ, tay trái gặp tỷ lệ cao 
hơn. 22 trẻ đau và sưng nề, không có trẻ nào bị phỏng nước, có 1 trẻ tê bì lúc vào viện 
khám, gãy độ II có 10 trẻ (33,33%), độ III có 20 trẻ (66,67%). Sau 1 tuần còn 4 trẻ đau, 3 
trẻ sưng nề, 1 trẻ phỏng nước. Sau 4 tuần 100% khám lại, kết quả chụp Xquang cal xương 
ổ gãy tốt, được tháo nẹp bột và hướng dẫn tập phục hồi chức năng. Đánh giá kết quả sau 6 
tháng, 12 tháng và 24 tháng theo tiêu chuẩn Flynn tỉ lệ tốt 71,67%, khá 20%, trung bình 
6,67% và xấu 1,67%. 
Kết luận: Nẹp bột cánh cẳng bàn tay áp dụng cho gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay ở 
trẻ bước đầu đã cải thiện được chất lượng điều trị bởi tính năng của nẹp nhẹ, ôm sát chi 
thể trong suốt thời gian bất động, với sự bổ sung của băng thun có tính đàn hồi tốt đảm 
bảo việc ôm sát của nẹp bột vào tay, làm cho mặt trước khuỷu giảm bị tỳ đè chèn ép. 
Từ khóa: Gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em.
1. Đặt vấn đề* 
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là tổn 
thương hay gặp nhất trong gãy xương vùng 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 E-mail address: hghaiduc@gmail.com 
 https://doi.org/10.47973/jprp.v5i1.281 
khuỷu ở trẻ em. Độ tuổi hay gặp nhất là 
khoảng từ 5 đến 6 tuổi, chiếm khoảng 3% 
các gãy xương [1] và chiếm khoảng 60% 
các gãy xương vùng khuỷu [2],[3]. Điều trị 
gãy trên lồi cầu xương cánh tay bảo tồn hay 
phẫu thuật tùy vào mức độ di lệch, tổn 
thương kèm theo. Điều trị bảo tồn gãy kín 
trên lồi cầu xương cánh tay kinh điển là 
phương pháp nắn chỉnh bó bột cánh cẳng 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
19 
bàn tay, để bột 4 tuần đủ thời gian liền 
xương. Bó bột tròn kín hoặc rạch rọc dễ bị 
di lệch thứ phát, nguyên nhân do bột nặng, 
khi tay giảm sưng nề ổ gãy không còn được 
cố định vững 
Từ thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu 
cải tiến kỹ thuật đặt nẹp bột cánh cẳng bàn 
tay điều trị GTLCXCT nhằm hạn chế 
những nhược điểm của bó bột. Qua 30 ca 
nghiên cứu thực hiện tại Khoa Chỉnh hình 
nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương trong 2 năm 
2016 và 2017 với đề tài: “ Đánh giá kết quả 
điều trị bảo tồn gãy kín trên lồi cầu xương 
cánh tay bằng kéo nắn đặt nẹp bột cánh 
cẳng bàn tay ở trẻ em” 
Mục tiêu: 
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và X-
Quang của trẻ bệnh gãy trên lồi cầu xương 
cánh tay 
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín 
trên lồi cầu xương cánh tay độ II, III bằng 
phương pháp kéo nắn đặt nẹp bột cánh 
cẳng bàn tay. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 
1/2016 đến 12/2017 tại khoa chỉnh hình nhi 
bệnh viện Nhi trung ương với 30 trẻ bệnh. 
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn trẻ bệnh 
- Trẻ dưới 16 tuổi, đến sớm trước 24h, được 
chẩn đoán gãy kín trên lồi cầu cánh tay độ 
II, III Theo phân loại của Gartland, không 
có biến chứng mạch máu thần kinh đã được 
điều trị bằng kéo nắn nẹp bột cánh cẳng bàn 
tay 
Phân loại gãy trên lồi cầu xương cánh tay theo Gartland [3] 
2.1.2. Trẻ bệnh không nằm trong diện 
nghiên cứu 
Trẻ bệnh không có địa chỉ liên lạc cụ 
thể, không có khả năng theo dõi tái khám 
theo lịch hẹn tại khoa Chỉnh hình nhi - 
Bệnh viện Nhi Trung ương 
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay trên nền 
xương bệnh lý, tổn thương mạch máu và 
thần kinh kèm theo, đã nắn chỉnh ổ gãy ở cơ 
sở khác. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu mô tả với cỡ mẫu thuận 
tiện. 
2.2.1 Phương pháp theo dõi 
Bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám để đo 
đạc các chỉ số trên tại các thời điểm: sau bó 
1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, > 24 tháng. 
3. Kết quả 
Với 30 ca đến khám, điều trị theo phương 
pháp này và tái khám, kết quả chúng tôi thu 
thập được như sau. 
3.1. Lâm sàng và Xquang 
3.1.1. Về tuổi, giới 
- Lứa tuổi dưới 6 tuổi có 20 trẻ, nhỏ nhất là 
13 tháng và lứa tuổi trên 6 là 10 trẻ, lớn 
nhất là 10 tuổi 
- Nam và nữ tỉ lệ gặp 16 nam 14 nữ.Chủ 
yếu là gặp ở lứa tuổi dưới 6 tuổi , nam 
nhiều hơn nữ. 
3.1.2. Về độ gãy, tay gãy 
- Gãy độ II có 10 ca chiếm tỷ lệ 33,33%, độ 
3 có 20 ca chiếm tỷ lệ 66,67%. 
III IV 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
20 
- Tay trái gặp 18 ca chiếm tỷ lệ 60% cao 
hơn tay phải gặp 12 ca chiếm tỷ lệ 40%. 
3.1.3. Về thời gian đến viện, sơ cứu ban đầu 
- 100% đến viện trong 24 giờ đầu, trong đó 
có 10 ca được sơ cứu đặt nẹp bất động, 2 ca 
uống thuốc giảm đau, 13 BN được chụp 
xquang. 
3.1.4. Về tình trạng lúc đến viện 
- 22 BN đau và sưng nề, không có BN nào 
bị phỏng nước, có 1 BN tê bì. 
3.2 Kết quả điều trị 
Phục hồi giải phẫu: đánh giá trên lâm 
sàng và X quang: Góc mang lâm sàng, góc 
mang Xquang (góc cánh tay-khuỷu-cổ tay), 
góc thân hành xương 
Đánh giá phục hồi chức năng [4] 
Chức năng, thẩm mỹ vùng khuỷu và kết 
quả cuối cùng của mỗi bệnh nhân được tính 
theo tiêu chuẩn của Flynn (1974). Yếu tố 
chức năng và thẩm mỹ đánh giá riêng. Kết 
quả chung của thẩm mỹ và chức năng được 
tính dựa trên yếu tố có kết quả đánh giá 
thấp hơn. 
Bảng 1. Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Flynn biến đổi. [5], [6] 
Kết quả Mức độ 
Thay đổi góc mang lâm 
sàng (thẩm mỹ) 
Mất biên độ vận động gấp duỗi 
khuỷu (chức năng) 
 Tốt 00 - 50 00 - 50 
 Khá 60- 10° 60 - 100 
 Trung bình 110- 15° 110 - 150 
Không đạt Xấu > 15° > 150 
Với phương pháp đánh giá phục hồi hồi về giải phẫu và chức năng trên chúng tôi thu được kết 
quả sau 
3.2.1. Về tình trạng khám lại 1 tuần 
Lâm sàng Đau Sưng nề Phỏng nước TT mạch 
máu 
Tt thần kinh 
Số lượng 4 3 1 0 0 
Tỷ lệ% 13% 10% 3% 0% 0% 
- Sau 1 tuần còn 4 BN đau, 3 BN sưng 
nề, 1 BN phỏng nước và không BN nào tê 
bì. 
- Chụp X-quang khuỷu bên tổn thương 
25 trẻ không di lệch thêm, 5 trẻ di lệch bị di 
lệch thứ phát. Trong 25 trẻ không di lệch 
thêm chúng tôi thay nẹp bột cho 22 trẻ do 
nẹp bột tiếp xúc chi thể không tốt. Có 3 BN 
nẹp tiếp 3 tuần do nẹp bột còn tác dụng cố 
định. Trong 5 trẻ còn lại di lệch được tháo 
nẹp, nắn chỉnh lại và chụp xquang kiểm tra 
lại kết quả đạt, tiếp tục nẹp bột. 
3.2.2. Về tình trạng khám lại sau 4 tuần 
- Sau 4 tuần 100% khám lại, kết quả 
chụp Xquang cal xương ổ gãy tốt, được 
tháo nẹp bột, bột và hướng dẫn tập phục hồi 
chức năng. 
3.2.3. Về tình trạng khám lại sau 6, 12, 
18, 24 tháng 
Các trẻ được gọi khám lại đánh giá lâm 
sàng và xquang 
- Có 1 trẻ khám lại sau 6 tháng, 4 BN 
khám lại sau 12 tháng, 9 BN khám lại sau 
18 tháng và 16 BN khám lại sau 24 tháng. 
- Trong 30 BN chúng tôi đánh giá thấy 
12 BN vẹo trong, trong đó 8 BN từ 6 - 10o, 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
21 
3 BN từ 11 - 15o, 1 BN vẹo hơn 15o. Không 
BN nào vẹo ngoài. 
- Theo tiêu chuẩn Flynn tỉ lệ tốt 71,67%, 
khá 20%, trung bình 6,67% và xấu 1,67%. 
0
5
10
15
20
25
30
Tốt Khá Trung bình Xấu
Theo tiêu chuẩn Flynn 
Thay đổi góc mang lâm sàng Biên độ vận động gấp duỗi
4. Bàn luận 
4.1. Lâm sàng và Xquang 
Chủ yếu là gặp ở lứa tuổi dưới 6 tuổi, 
nam nhiều hơn nữ. Gãy độ II 33,33%, độ III 
66,67%. Như vậy, tỷ lệ trẻ nam cao hơn trẻ 
nữ. Kết quả nghiên cứu này tương tự Sầm 
Văn Hải (66,9/33,1%) [7], Ngô Hữu Tẫn 
(70,7%/29,2%) [8], Phan Quang Trí 
(63%/37%) [9] Egemen Turhan và cộng sự 
[10] nam chiếm 49/68(72%), nữ chiếm 
19/69 (28%). 
Khi trẻ đến khám có 22 trẻ đau và sưng 
nề, không có trẻ nào bị phỏng nước, có 1 
BN tê bì. Đặc điểm lâm sàng của gãy trên 
lồi cầu xương cánh tay là sưng nề rất nhanh 
làm cho việc thăm khám lâm sàng khó 
khăn, trục của khuỷu tay biến dạng. Triệu 
chứng hay gặp nhất lần lượt là đau (với trẻ 
nhỏ thường hay biểu hiện bằng quấy khóc 
và bất lực vận động khớp khuỷu) (100,0%), 
giảm và mất cơ năng (83,4%), lệch trục 
(80,0%) và sưng nề bầm tím (77,7%) [11] 
4.2. Kết quả điều trị 
Kĩ thuật điều trị: 
- Gây tê vùng gãy và kéo nắn chỉnh ổ gãy 
hết di lệch sang bên, di lệch chồng, di lệch 
xoay tùy thể gãy và độ gãy, khuỷu tay của 
bệnh nhi được để ở tư thế gấp từ 900 - 1100 
và sấp cẳng tay để giảm nguy cơ di lệch thứ 
phát 
- Luồn tất lót vào chi thể tổn thương 
- Đặt nẹp bột từ nếp gấp thấp nhất của lòng 
bàn tay (khớp liên bàn ngón tay) tới mỏm 
cùng vai bên tổn thương với lớp bông mỡ 
quay vào mặt trong và vuốt bột sao cho ôm 
sát chi thể. 
- Tiếp tục dải bột tăng cường cho vùng 
khuỷu 
- Quấn băng thun ngoài nẹp bột từ ngọn chi 
đến mỏm cùng vai 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
22 
- Dán băng dính tăng cường tại 5 vị trí: Một vòng quanh đầu trên nẹp bột, một vòng quanh 1/3 
trên cánh tay, một vòng băng số 8 quanh khuỷu, một vòng quanh cổ tay, một vòng quanh đầu 
dưới nẹp bột. 
Với kĩ thuật điều trị như trên chúng tôi so sánh ưu, nhược điểm của nẹp bột cánh cẳng bàn tay 
so với bó bột cánh cẳng tay tròn kín và rạch rọc trong tuần đầu tiên. 
NẸP BỘT BÓ BỘT 
1. Dễ thao tác, rút ngắn được thời gian làm 
thủ thuật, giảm chi phí điều trị. 
2. Cố định vững chắc được ổ gãy: 
- Nẹp ôm sát chi thể, không lỏng nẹp ở 1/3 
trên cánh tay và khuỷu tay khi ổ gãy đỡ 
sưng nề. 
- Khuỷu tay gấp từ 90 - 1100 và sấp tối đa, 
tránh di lệch thứ phát (băng thun đàn hồi, 
băng dính cố định, băng số 8). 
3. Nẹp bột hạn chế các biến chứng: 
- Ít gặp phỏng nước do rối loạn dinh dưỡng. 
- Hạn chế chèn ép bột, chèn ép mạch máu, 
thần kinh, Hội chứng Volkmann. 
1. Thao tác khó hơn, thời gian làm thủ thuật 
dài hơn, khi rạch dọc có nguy cơ gây tổn 
thương chi thể bệnh nhi và KTV. 
2. Cố định không vững chắc ổ gãy: 
- Bột nặng, không ôm sát chi thể, dễ bị tụt 
bột, lỏng bột ở 1/3 trên cánh tay và khuỷu 
tay khi ổ gãy đỡ sưng nề. 
- Khuỷu không gấp và sấp được tối đa, hay 
gặp di lệch thứ phát (sau bó bột 72 giờ). 
3. Bột rạch rọc hay gặp các biến chứng: 
- Hay gặp phỏng nước do rối loạn dinh 
dưỡng. 
- Hay gặp chèn ép bột, chèn ép mạch máu, 
thần kinh, Hội chứng Volkmann. 
Theo tiêu chuẩn Flynn tỉ lệ tốt 71,67%, 
khá 20%, trung bình 6,67% và xấu 1,67%, 
theo Sầm Văn Hải (kết quả điều trị bảo tồn 
gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em tại 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
23 
Bệnh viện Việt Đức) [7], kết quả rất tốt là 
64,0%, kết quả tốt là 33,1%, kết quả trung 
bình là 2,3% và kết quả kém là 0,6%. 
So với kết quả của của các phương pháp 
điều trị khác như của Srivastava S [12] thì 
tốt là 81%, khá là 17%. Kết quả này cũng 
gần tương đương với phương pháp mổ nắn 
chỉnh kín, ghăm đinh dưới màn tăng sáng 
của Phan Quang Trí [9] là kết quả tốt 
74,5%, khá 18,6%, bình thường 5,9%, và 
xấu 1,2%. Theo Egemen Turhan và cộng sự 
[10] thì tỷ lệ 74,9% là kết quả tốt trong 
nhóm ghăm kim kín dưới màn tăng sáng, 
75% tốt trong nhóm mổ mở kết hợp xương. 
5.Kết luận 
Qua 30 BN nghiên cứu cho thấy hiệu 
quả của nẹp bột mang lại 
Triệu chứng lâm sàng và X-quang là 
tương xứng, điển hình theo phân loại gãy. 
Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn Flynn tỉ 
lệ tốt 71,67%, khá 20%, trung bình 6,67% 
và xấu 1,67% là tương đương với các 
nghiên cứu khác. 
Nẹp bột cánh cẳng bàn tay áp dụng cho 
gãy kín trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ 
bước đầu đã cải thiện được chất lượng điều 
trị bởi tính năng của nẹp nhẹ, ôm sát chi thể 
trong suốt thời gian bất động. 
Với sự bổ sung của băng thun có tính 
đàn hồi tốt đảm bảo việc ôm sát của nẹp bột 
vào tay, làm cho mặt trước khuỷu không bị 
tỳ đè chèn ép nên gấp, sấp khuỷu được tối 
đa hạn chế được di lệch thứ phát mà vẫn 
tránh được phỏng rộp do chèn ép. 
Ngoài ra băng dính tăng cường bởi 5 vị 
trí giúp nẹp bột giữ chắc từng đoạn, tránh 
tụt bột và xô các vòng băng thun. 
Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu hồi 
cứu, đơn trung tâm, không có nhóm 
chứng. 
References 
[1] Joshua MA, Herman MJ. Management of 
supracondylar humerus fractures in children: 
current concepts. J Am Acad Orthop Surg 
2012;2(20):69-77. https://doi.org/10.5435/JAAOS 
-20-02-069. 
[2] Cheng JC, Lam TP, Maffulli N. Epidemiological 
features of supracondylar fractures of the humerus 
in Chinese children. J Pediatr Orthop B 
2001;10(1):63-77. 
[3] Skaggs, Flynn, J. C. (2010) Supracondylar 
Fracture of the Distal Humerus. In J. H. Beaty, J. 
R. Kasser (Eds.), Rockwood and Wilkins 
Fractures in Children (7th ed., pp.), vol. 7th, 
Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, 
2010: p-487-532. 
[4] Vito P, Maria R, Gianluca T et al. Surgical 
Treatment of Displaced Supracondylar Pediatric 
Humerus Fractures: Comparison of Two Pinning 
Techniques. J. Funct. Morphol. Kinesiol 
2016;1(1):39–47. https://doi.org/10.3390/jfmk101 
0039. 
[5] Juan PM, Juan RM, Eva Maria AE. Does open 
reduction and pinning affect outcome in severely 
displaced supracondylar humeral fractures in 
children? A systematic review. Strat Traum Limb 
Recon 2020;5(2):57-64. https://doi.org/10.1007/s1 
1751-010-0091-y. 
[6] Sachin, Mohammad A. Management of 
supracondylar fractures of the humerus in 
children: Conservative versus operative. Int J 
Orthop Sci 2017;3(1):14-20, 2017. 
https://doi.org/10.22271/ortho.2017.v3.i1a.04 
[7] Hai SV. Results of conservative treatment for 
fracture on the convex of a child's arm at Viet 
Duc Hospital. Specialist level II's thesis. Hanoi 
Medical University 2016. (in Vietnamese). 
[8] Tan NH. Treatment of fracture on arm convex in 
children with cast-cast method at Ha Tay 
Provincal Hospital. Specialist level II's thesis 
1995. (in Vietnamese). 
[9] Tri PQ. Research on treatment of extensor-arm 
convex fractures in children with tightening and 
piercing needles through the skin under 
brightening curtains. PhD thesis, University of 
Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City 
2015. (in Vietnamese). 
[10] Egemen T, Cemalenttin A, Ahmet E et al. Sagittal 
plane analysis of the open and closed methods in 
children with displaced supracondylar fractures of 
the humerus. Arch Orthop Trauma Surg 
2008;128(7):739–744. https://doi.org/10.1007/s0 
0402-007-0523-4 
H.H. Duc et al. / Journal of Pediatric Research and Practice, Vol. 5, No. 1 (2021) 17-24 
24 
[11] Phuc ND. Surgical Pathology, Fracture on the 
convex arm bone, vol. 2, Medical Publishing 
House, Hanoi 2002: p-29-33. (in Vietnamese). 
[12] Srivastava S. The results of open reduction and 
pin fixation in displaced supracondylar fractures 
of the humerus in children. Med J Malaysia 
2000;55:44-52. 

File đính kèm:

  • pdfevaluate_the_treatment_effect_of_paediatric_supracondylar_hu.pdf