Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Từ trước đến nay,

vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em. Đồng nhiễm vi khuẩn

là vấn đề được quan tâm nhiều vì tác động của nó đến định hướng điều trị cho các nhà lâm sàng. Real -

time PCR (RT - PCR) là một xét nghiệm hiện đại giúp phát hiện nhiều tác nhân mới, đặc biệt đồng nhiễm vi

khuẩn. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật RT - PCR nhằm xác định nguyên nhân gây viêm phổi nặng. Qua phân tích

95 trẻ ghi nhận tỷ lệ PCR dương tính là 90,5%. Đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (43,1%),

kế đến đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn (33,7%), đơn nhiễm vi rút 7,4%, đơn nhiễm vi khuẩn 6,3%, còn lại

9,5% không phân lập được. Trong nhóm đồng nhiễm, có sự tham gia của năm loài vi khuẩn sau theo thứ tự

giảm dần Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, MRSA, Moraxella catarrhalis và Mycoplasma

pneumoniae. Do đó, lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng nên tập trung vào các vi khuẩn này

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 1

Trang 1

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 2

Trang 2

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 3

Trang 3

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 4

Trang 4

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 5

Trang 5

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 6

Trang 6

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 7

Trang 7

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 8

Trang 8

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 9

Trang 9

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 8300
Bạn đang xem tài liệu "Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em

Đồng nhiễm vi khuẩn gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
45TCNCYH 139 (3) - 2021
Tác giả liên hệ: Trần Quang Khải, 
Trường Đại học Y dược Cần Thơ
Email: tqkhai@ctump.edu.vn
Ngày nhận: 13/09/2020
Ngày được chấp nhận: 06/01/2021
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân 
hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. 
Năm 2015, có khoảng 700.000 trẻ em dưới 5 
tuổi tử vong vì viêm phổi trên toàn thế giới.1 Căn 
nguyên vi sinh gây viêm phổi ở trẻ em, đặc biệt 
viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng có thể 
do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm...2 Khả 
năng mắc các tác nhân sẽ khác nhau tùy thuộc 
từng khu vực địa lý, từng thời kỳ, lứa tuổi, cơ 
địa bệnh nhân cũng như các xét nghiệm được 
dùng để chẩn đoán có độ nhạy, độ đặc hiệu 
khác nhau.3
Theo các dữ liệu từ trước đến nay, vi rút là 
nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi mắc 
phải tại cộng đồng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, chiếm 
> 80% căn nguyên viêm phổi ở trẻ em dưới 2 
tuổi và khoảng 50% các trường hợp viêm phổi 
ở trẻ < 5 tuổi.4 Tuy nhiên, với việc sử dụng kỹ 
thuật hiện đại khuếch đại gen RT - PCR (Real 
- time Polymerase Chain Reaction) trong chẩn 
đoán vi sinh đã giúp phát hiện nhiều tác nhân 
mới, đặc biệt đồng nhiễm vi khuẩn.5,6 Điều này 
ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sử dụng và 
chọn lựa kháng sinh trong điều trị của các thầy 
thuốc. Trên thực hành lâm sàng, viêm phổi 
nặng là một trong các nguyên nhân chính làm 
tăng nguy cơ tử vong cho trẻ em. Tuy nhiên 
không phải trường hợp nào cũng xác định 
được nguyên nhân gây bệnh và thời gian xác 
định nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp 
nuôi cấy thông thường mất khá nhiều thời gian, 
ảnh hưởng đến tiến trình điều trị. Chính vì lẽ đó, 
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác 
định tỷ lệ đồng nhiễm vi khuẩn, các tác nhân 
vi sinh được phát hiện qua kỹ thuật RT - PCR.
ĐỒNG NHIỄM VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI NẶNG 
MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM
Trần Quang Khải1,2,*, Nguyễn Thị Diệu Thúy2, Trần Đỗ Hùng1, 
Phạm Hùng Vân3
1Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 
2Trường Đại học Y Hà Nội, 
3Viện Nghiên cứu Gen và Miễn dịch Quốc tế
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Từ trước đến nay, 
vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em. Đồng nhiễm vi khuẩn 
là vấn đề được quan tâm nhiều vì tác động của nó đến định hướng điều trị cho các nhà lâm sàng. Real - 
time PCR (RT - PCR) là một xét nghiệm hiện đại giúp phát hiện nhiều tác nhân mới, đặc biệt đồng nhiễm vi 
khuẩn. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật RT - PCR nhằm xác định nguyên nhân gây viêm phổi nặng. Qua phân tích 
95 trẻ ghi nhận tỷ lệ PCR dương tính là 90,5%. Đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (43,1%), 
kế đến đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn (33,7%), đơn nhiễm vi rút 7,4%, đơn nhiễm vi khuẩn 6,3%, còn lại 
9,5% không phân lập được. Trong nhóm đồng nhiễm, có sự tham gia của năm loài vi khuẩn sau theo thứ tự 
giảm dần Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, MRSA, Moraxella catarrhalis và Mycoplasma 
pneumoniae. Do đó, lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi nặng nên tập trung vào các vi khuẩn này.
Từ khóa: đồng nhiễm, vi khuẩn, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, trẻ em.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
46 TCNCYH 139 (3) - 2021
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
95 trẻ điều trị nội trú tại khoa Nội Hô Hấp, 
Nội Tổng Hợp, Cấp Cứu, Hồi Sức Tích Cực - 
Chống Độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 
tháng 03/2020 đến tháng 08/2020.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi: 2 tháng - 15 tuổi. 
Được chẩn đoán viêm phổi nặng trên lâm 
sàng.
 - Chẩn đoán viêm phổi theo tiêu chuẩn Bộ 
Y tế Việt Nam7: ho, sốt kèm ít nhất một trong 
các dấu hiệu:
+ Thở nhanh theo tuổi:
 2 - < 12 tháng: ≥ 50 lần/phút
12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút
 > 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút
+ Rút lõm ngực.
+ Phổi có ran.
 - Chẩn đoán mức độ nặng theo tiêu chuẩn 
Bộ Y tế Việt Nam và Hiệp hội lồng ngực Anh8, 
có ít nhất một trong các dấu hiệu:
+ Sốt > 38,50C
+ Nhịp thở > 70 lần/phút (nhũ nhi), > 50 lần/
phút (trẻ lớn)
+ Co lõm ngực, co kéo cơ liên sườn trung 
bình/nặng ( < 12 tháng)
+ Thở rên
+ Ngưng thở
+ Thở nông nhiều
+ Tím tái
+ Tri giác thay đổi
+ Không ăn (nhũ nhi) hoặc mất nước (trẻ 
lớn)
+ Thời gian phục hồi màu da ≥ 2 giây
+ Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi SpO2 
< 90%
X quang phổi: có hình ảnh viêm phổi trên 
phim X quang là đám mờ ở nhu mô phổi ranh 
giới không rõ một bên hoặc hai bên phổi.
Trẻ vừa nhập viện trong vòng 48 giờ đầu 
tiên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhi từng nằm viện trong vòng 14 ngày 
trước khi có biểu hiện triệu chứng.
Viêm phổi do nguyên nhân hít, sặc, đuối 
nước.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu:, lấy thêm 10% hao hụt, chọn N = 
216
Hiện tại lấy được 95 mẫu.
Trong đó: 
N: cỡ mẫu tối thiểu
α : độ tin cậy (α = 0,05)
Z (1 - α /2): hệ số tin cậy (Z = 1,96)
d: sai số ước lượng (d = 0,07)
P = 0,48: tỷ lệ viêm phổi nặng/viêm phổi, 
ước tính theo nghiên cứu của  ... e 8 0 8 (8,4%) 87 (91,6%) 95
MRSE 2 4 6 (6,3%) 89 (93,7%) 95
MRSCN 0 6 6 (6,3%) 89 (93,7%) 95
MSSA 0 4 4 (4,2%) 91 (95,8%) 95
Coli 0 3 3 (3,2%) 92 (96,8%) 95
Klebsiella pneumoniae 0 3 3 (3,2%) 92 (96,8%) 95
Burkholderia cepacia 0 2 2 (2,1%) 93 (97,7%) 95
Rhinovirus 10 15 25 (26,3%) 70 (73,7%) 95
Adenovirus 5 5 10 (10,5%) 85 (89,5%) 95
Bocavirus 3 6 9 (9,5%) 86 (90,5%) 95
RSV 3 5 8 (8,4%) 87 (91,6%) 95
Parainfluenzavirus 2 1 0 1 (1,1%) 94 (98,9%) 95
Influenzavirus C 0 1 1 (1,1%) 94 (98,9%) 95
Tổng (N = 86)
Trong cả 2 nhóm đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn và vi khuẩn - vi khuẩn, có sự tham gia của năm loài 
vi khuẩn sau theo thứ tự giảm dần Streptococcus pneumoniae (31 lượt đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn 
và 26 lượt đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn), Haemophilus influenzae (7 lượt đồng nhiễm vi rút - vi 
khuẩn và 10 lượt đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn), MRSA (6 lượt đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn và 10 
lượt đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn), Moraxella catarrhalis (5 lượt đồng nhiễm vi rút - vi khuẩn và 7 
lượt đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn) và Mycoplasma pneumoniae (4 lượt ở cả đồng nhiễm vi rút - vi 
khuẩn và vi khuẩn - vi khuẩn).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
50 TCNCYH 139 (3) - 2021
Biểu đồ 1. Tổng hợp các tác nhân vi khuẩn tham gia đồng nhiễm, đơn nhiễm
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu chúng tôi, viêm phổi nặng 
mắc phải tại cộng đồng thường gặp ở trẻ dưới 2 
tuổi (57,9%) kế đến từ 2 - 5 tuổi (32,6%), ít gặp 
ở trẻ > 5 tuổi (9,5%). Kết quả này phù hợp với y 
văn và nhiều nghiên cứu khi ghi nhận trẻ dưới 
5 tuổi dễ mắc viêm phổi hơn trẻ lớn, và dễ trở 
nặng hơn.2 Các nghiên cứu trước đây thường 
xác định mức tuổi dưới 12 tháng có tỷ lệ viêm 
phổi nặng cao và lý giải do trẻ dưới 12 tháng 
tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch thụ động 
từ mẹ truyền sang con. Tuy nhiên, nghiên cứu 
chúng tôi lại nhận thấy lứa tuổi dễ mắc viêm 
phổi nặng ở ngưỡng cao hơn là 2 tuổi. Do đó, 
theo chúng tôi cần lưu ý thêm nhóm đối tượng 
từ 1 - 2 tuổi khi tiếp cận viêm phổi nặng mắc 
phải tại cộng đồng. Và cũng qua nghiên cứu, 
chúng tôi ghi nhận bé trai mắc viêm phổi nặng 
nhiều hơn với tỷ lệ 70,5%. Kết quả này cao hơn 
một số nghiên cứu khác như Williams DJ và 
cộng sự10 với tỷ lệ là 59%, Jain S và cộng sự11 
là 55,0%. Kết quả của Jain S nghiên cứu trên 
đối tượng viêm phổi chung (cả nặng và không 
nặng), còn nghiên cứu chúng tôi và Williams 
DJ trên đối tượng viêm phổi nặng nên kết quả 
có phần cao hơn; nhưng nhìn chung, bé trai 
có khuynh hướng dễ mắc bệnh và nặng hơn 
bé gái.
Các triệu chứng cơ năng và thực thể của 
viêm phổi có thể rất kín đáo, không đặc hiệu. 
Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy 
không một đặc điểm lâm sàng nào đủ để chẩn 
đoán xác định viêm phổi. Một phân tích tổng 
hợp vừa được đăng trên tạp chí BMJ Global 
Health năm 2020 của Ress CA và cộng sự lại 
một lần nữa ghi nhận không có dấu hiệu cơ 
năng hoặc triệu chứng thực thể đơn lẻ nào liên 
quan chặt chẽ đến viêm phổi ở trẻ em. Độ đặc 
hiệu sẽ được cải thiện khi các yếu tố lâm sàng 
riêng lẻ như thở nhanh, sốt và giảm oxy máu 
được kết hợp.12 Nghiên cứu chúng tôi lấy X 
quang phổi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán 
viêm phổi và đưa vào nghiên cứu. Chúng tôi 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
51TCNCYH 139 (3) - 2021
ghi nhận thở nhanh, phổi có ran ẩm/nổ và độ 
bão hòa oxy máu ngoại vi SpO2 ≤ 96% chiếm tỷ 
lệ cao lần lượt là 89,5%, 86,3% và 81,0%. Giá 
trị của giảm SpO2 ngày càng được quan tâm 
trong chẩn đoán viêm phổi. Theo Shah SN và 
cộng sự, sự hiện diện của giảm oxy máu (SpO2 
≤ 96%; có độ nhạy 64%, độ đặc hiệu 77%) và 
tăng công thở (thở rên, phập phồng cánh mũi 
và co lõm ngực) là các dấu hiệu liên quan nhất 
đến viêm phổi.13 
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy không 
có sự khác biệt giữa bạch cầu tăng > 15.000/ 
mm3 và ≤ 15.000/ mm3 ở trẻ viêm phổi nặng mắc 
phải tại cộng đồng. Điều đó chứng tỏ không thể 
dựa vào bạch cầu tăng để đánh giá mức độ 
nặng của bệnh. Kết quả này cũng thống nhất 
với nhận định của nhiều nghiên cứu khi cho 
rằng tăng bạch cầu đơn thuần là một yếu tố 
dự báo kém về căn nguyên cũng như mức độ 
nghiêm trọng của bệnh viêm phổi.10 Esposito 
S và cộng sự nhấn mạnh rằng số lượng bạch 
cầu có giá trị tiên đoán dương thấp nhất so với 
procalcitonin và CRP.14 Một dấu ấn chỉ điểm 
sinh học khác của phản ứng viêm là CRP. Trong 
nhiều nghiên cứu, đây được xem là chất phản 
ứng giai đoạn cấp tính có liên quan đến mức 
độ nghiêm trọng của bệnh trong nhiễm trùng 
do vi khuẩn ở trẻ em.11 Tuy nhiên, các nghiên 
cứu đã không chỉ ra mối liên quan đáng kể giữa 
CRP và mức độ nghiêm trọng của viêm phổi 
mắc phải tại cộng đồng. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi ghi nhận có đến 60% trẻ mắc viêm 
phổi nặng có CRP tăng > 10 mg/L, (p = 0,04). 
Điều này có thể lý giải có thể do nghiên cứu 
chúng tôi có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn khá cao, sẽ 
được trình bày ở phần tác nhân vi sinh.
Các phân tích tổng hợp gần đây về dữ liệu 
căn nguyên cho thấy các tác nhân gây bệnh 
đang thay đổi. Viêm phổi là do sự tương tác 
đồng thời của nhiều vi sinh vật. Đặc biệt, 
bệnh nặng thường do nhiều tác nhân gây ra.15 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đồng nhiễm 
chiếm 76,8% các trường hợp; đồng nhiễm vi rút 
- vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (43,1%), kế đến 
đồng nhiễm vi khuẩn - vi khuẩn (33,7%), đơn 
nhiễm vi rút chiếm 7,4%, đơn nhiễm vi khuẩn 
chiếm 6,3%, còn lại không phân lập được chiếm 
9,5%. Rõ ràng, việc sử dụng công cụ chẩn đoán 
vi sinh hiện đại RT - PCR đã tăng khả năng phát 
hiện tác nhân lên rất cao (90,5%). Nếu so sánh 
với kết quả nuôi cấy truyền thống thì PCR có 
độ nhạy cao hơn nhiều, trên 90%. Đồng thời, 
công cụ hiện đại đa mồi RT - PCR còn giúp phát 
hiện đồng thời nhiều tác nhân vi sinh trên cùng 
một đối tượng mắc bệnh mà không cần thêm 
thời gian hoặc lấy thêm mẫu. Kết quả của xét 
nghiệm RT - PCR nhanh chóng và thường có 
sẵn trong vòng 1 đến 6 giờ. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt của 
vi khuẩn trong các trường hợp viêm phổi nặng 
là rất cao. Nếu tính chung các trường hợp có 
nhiễm vi khuẩn (cả đồng nhiễm và đơn nhiễm) 
thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn là 79/95, chiếm 83,1%, 
còn lại nhóm không có sự tham gia vi khuẩn 
là 16,8% (gồm 7 trường hợp đơn nhiễm vi rút 
và 9 không phát hiện vi sinh vật). Theo Nathan 
AM và cộng sự, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân 
quan trọng gây bệnh viêm phổi rất nặng ở các 
nước đang phát triển, đặc biệt giới nam và sự 
xuất hiện của phổi ran nổ có liên quan đáng kể 
với căn nguyên vi khuẩn.16 Nolan VG và cộng 
sự cũng đưa ra kết luận tương tự khi thấy trẻ 
nhiễm vi khuẩn điển hình (đơn nhiễm hoặc 
đồng nhiễm vi rút) có kết quả xấu hơn trẻ nhiễm 
vi rút đơn thuần.6
Qua phân tích, Streptococcus pneumoniae, 
MRSA và Haemophilus influenzae (không phải 
type b) là 3 tác nhân phổ biến nhất trong nhóm 
vi khuẩn được phát hiện. Từ trước đến nay, 
Streptococcus pneumoniae và Haemophilus 
influenzae type b (Hib) vẫn luôn là những tác 
nhân nổi trội gây viêm phổi mắc phải tại cồng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
52 TCNCYH 139 (3) - 2021
đồng ở trẻ em.2 Tuy nhiên, trong những năm 
gần đây, việc tăng cường sử dụng vắc xin liên 
hợp phế cầu khuẩn và thuốc chủng ngừa Hib 
ở nhiều nước trên thế giới đã thay đổi nguyên 
nhân gây bệnh viêm phổi. Nhiều nghiên cứu chỉ 
ra rằng, tỷ lệ phế cầu và Hib giảm đi đáng kể ở 
những nước có nền chủng ngừa tốt, thay vào 
đó, Staphylococcus aureus và Haemophilus 
influenzae không phải type b hiện là vi khuẩn 
gây bệnh phổ biến nhất.17 Tại Việt Nam, từ 
năm 2010 vắc xin phòng Hib đã được đưa vào 
chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn 
quốc; chủng ngừa phế cầu còn là chủng ngừa 
dịch vụ. Có thể vì lẽ đó đã làm cho kết quả trong 
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Streptococcus 
pneumoniae vẫn còn khá cao, trong khi Hib 
không được phát hiện. Đặc biệt, qua nghiên 
cứu, chúng tôi thấy rằng Staphylococcus 
aureus hoàn toàn là tụ cầu kháng methicillin 
MRSA, một tác nhân đặc biệt được quan tâm 
trong những năm gần đây vì vấn đề kháng 
thuốc của nó. 
Xét dưới góc độ đồng nhiễm, chúng tôi 
thấy rằng trong cả 2 nhóm đồng nhiễm vi 
rút - vi khuẩn và vi khuẩn - vi khuẩn, có sự 
tham gia của năm loài vi khuẩn sau theo thứ 
tự giảm dần Streptococcus pneumoniae, 
Haemophilus influenzae, MRSA, Moraxella 
catarrhalis và Mycoplasma pneumoniae. Đặc 
biệt Mycoplasma pneumoniae hoàn toàn xuất 
hiện đồng nhiễm cùng với tác nhân khác, 
không thấy xuất hiện đơn nhiễm. Viêm phổi do 
Mycoplasma pneumoniae bắt đầu được chú 
ý ở nhiều nghiên cứu khi việc điều trị kháng 
sinh bằng beta lactam ban đầu không hiệu 
quả. Tỷ lệ phát hiện Mycoplasma pneumoniae 
đồng nhiễm cùng các vi sinh vật khác dao 
động từ 10 - 40%.18 Nhiều nghiên cứu còn ghi 
nhận các chủng Mycoplasma pneumoniae đề 
kháng macrolide MRMP (Macrolide - resistant 
Mycoplasma pneumoniae) xuất hiện ngày càng 
nhiều và gia tăng một cách đáng báo động, do 
việc sử dụng rộng rãi kháng sinh.19 
V. KẾT LUẬN
Đồng nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chủ 
yếu gây viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng 
ở trẻ em. Cần lưu ý năm tác nhân vi khuẩn 
thường gặp là Streptococcus pneumoniae, 
Haemophilus influenzae, MRSA, Moraxella 
catarrhalis và Mycoplasma pneumoniae để lựa 
chọn phác đồ điều trị thích hợp.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn 
Ban giám đốc, đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi 
Đồng Cần Thơ, gia đình bệnh nhi đồng ý tham 
gia nghiên cứu. Đặc biệt, vô cùng biết ơn Tiến 
sĩ Phạm Hùng Vân - Viện nghiên cứu Gen và 
Miễn dịch Quốc tế đã hỗ trợ chuyên môn và tài 
trợ kinh phí cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. McAllister DA, Liu L, Shi T, et al. Global, 
regional, and national estimates of pneumonia 
morbidity and mortality in children younger than 
5 years between 2000 and 2015: a systematic 
analysis. The Lancet Global health. 2019;7 
(1):e47 - e57. 
2. Marcelo CS, Paulo JCM, Renato TS. 
Pneumonia in children. In: Wilmott RW, ed. 
Kendig’s Disorders of the Respiratory Tract in 
Children. 9th ed. Philadelphia: PA: Elsevier; 
2018:1597 - 1644. 
3. Principi N, Esposito S. Biomarkers in 
Pediatric Co mmunity - Acquired Pneumonia. 
International journal of molecular sciences. 
2017;18 (2):447. doi: 410. 3390/ijms18020447. 
4. Okomo U, Idoko OT, Kampmann B. The 
burden of viral respiratory infections in young 
children in low - resource settings. The Lancet 
Global health. 2020;8 (4):e454 - e455. 
5. Charlton CL, Babady E, Ginocchio 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
53TCNCYH 139 (3) - 2021
CC, et al. Practical Guidance for Clinical 
Microbiology Laboratories: Viruses Causing 
Acute Respiratory Tract Infections. Clinical 
microbiology reviews. 2019;32 (1):e42 - e90. 
6. Nolan VG, Arnold SR, Bramley AM, et al. 
Etiology and Impact of Coinfections in Children 
Hospitalized With Co mmunity - Acquired 
Pneumonia. The Journal of infectious diseases. 
2018;218 (2):179 - 188. 
7. Bộ Y Tế. Quyết định số 101/QĐ - BYT ban 
hành Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở 
trẻ em. In. Hà Nội. 2014:1 - 15. 
8. Bowen SJ, Thomson AH. British Thoracic 
Society Paediatric Pneumonia Audit: a review 
of 3 years of data. Thorax. 2013;68 (7):682 - 
683. 
9. Nguyễn Phước Hưng. Khảo sát nồng độ 
procalcitonin máu ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi 
bị viêm phổi tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. 
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016;20 
(1):31 - 36. 
10. Williams DJ, Zhu Y, Grijalva CG, et al. 
Predicting Severe Pneumonia Outcomes in 
Children. Pediatrics. 2016;138 (4):e20161019. 
doi: 20161010. 20161542/peds. 20162016 - 
20161019. 
11. Jain S, Williams DJ, Arnold SR, et al. 
Co mmunity - acquired pneumonia requiring 
hospitalization among U. S. children. The New 
England journal of medicine. 2015;372 (9):835 
- 845. 
12. Rees CA, Basnet S, Gentile A, et al. 
An analysis of clinical predictive values for 
radiographic pneumonia in children. BMJ global 
health. 2020;5 (8):e2708. doi: 2710. 1136/
bmjgh - 2020 - 002708. 
13. Shah SN, Bachur RG, Simel DL, Neuman 
MI. Does This Child Have Pneumonia?: The 
Rational Clinical Examination Systematic 
Review. Jama. 2017;318 (5):462 - 471. 
14. Esposito S, Bianchini S, Gambino M, et 
al. Measurement of lipocalin - 2 and syndecan 
- 4 levels to differentiate bacterial from viral 
infection in children with co mmunity - acquired 
pneumonia. BMC pulmonary medicine. 2016;16 
(1):103. 
15. le Roux DM, Zar HJ. Co mmunity - 
acquired pneumonia in children - a changing 
spectrum of disease. Pediatric radiology. 
2017;47 (11):1392 - 1398. 
16. Nathan AM, Teh CSJ, Jabar KA, et 
al. Bacterial pneumonia and its associated 
factors in children from a developing country: 
A prospective cohort study. PloS one. 2020;15 
(2):e0228056. doi: 0228010. 0221371/journal. 
pone. 0228056. 
17. Bénet T, Sánchez Picot V, Messaoudi 
M, et al. Microorganisms Associated With 
Pneumonia in Children < 5 Years of Age in 
Developing and Emerging Countries: The 
GABRIEL Pneumonia Multicenter, Prospective, 
Case - Control Study. Clinical infectious 
diseases : an official publication of the Infectious 
Diseases Society of America. 2017;65 (4):604 - 
612. 
18. Meyer Sauteur PM, Krautter S, 
Ambroggio L, et al. Improved diagnostics help 
to identify clinical features and biomarkers that 
predict Mycoplasma pneumoniae co mmunity 
- acquired pneumonia in children. Clinical 
infectious diseases : an official publication of 
the Infectious Diseases Society of America. 
2019:ciz1059. doi: 1010. 1093/cid/ciz1059. 
19. Chen YC, Hsu WY, Chang TH. Macrolide 
- Resistant Mycoplasma pneumoniae Infections 
in Pediatric Co mmunity - Acquired Pneumonia. 
Emerging infectious diseases. 2020;26 (7):1382 
- 1391. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
54 TCNCYH 139 (3) - 2021
Summary
CO - INFECTIONS IN CHILDREN 
WITH SEVERE COMMUNITY-ACQUIRED PNEUMONIA
Pneumonia is one of the leading causes of death in children under 5 years old. Historically, 
viruses have been the most co mmon cause of co mmunity - acquired pneumonia in children. 
Co - infections in severe pneumonia are of concern by physicians. Real - time PCR is a modern 
test to detect many pathogens, including co - infections. Therefore, we applied this technique to 
investigate the causes of severe pneumonia. Through the analysis of 95 samples, there were 
90.5% of PCR positive. Virus - bacteria co - infection accounted in highest proportion (43.1%), 
followed by bacterial - bacterial co - infection (33.7%), virus infection was 7.4% and bacterial 
causes was 6.3% with 9.5% causes was unknown. In the co - infection group, the following 
five bacterial species were co mmonly involved, in descending order including Streptococcus 
pneumoniae, Haemophilus influenzae, MRSA, Moraxella catarrhalis and Mycoplasma pneumoniae. 
As a result, antibiotic treatment should focus on these microbes in cases of severe pneumonia.
Keywords: co - infection, bacteria, co mmunity - acquired pneumonia, children.

File đính kèm:

  • pdfdong_nhiem_vi_khuan_gay_viem_phoi_nang_mac_phai_tai_cong_don.pdf