Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi

Đặt vấn đề: Phác đồ COG A9961 đã được sử dụng cho điều trị u nguyên tủy bào ở trẻ từ 3 tuổi trở lên tại

Bệnh viện Nhi trung ương từ 2008. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá độc tính của phác đồ này.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, 37 bệnh nhân được điều trị ít nhất

1 đợt hóa chất theo phác đồ COG A9961 nhánh B tại khoa Ung thư Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày

1/1/2015 đến 31/ 06/ 2019.

Kết quả: Các độc tính trên lâm sàng hay gặp nhất là rụng tóc (100%), nôn, sút cân (86,5%), liệt vận

động (62,2%), tiếp đến là viêm loét miệng, dị ứng, ỉa chảy (đều chiếm 35,1%) và giảm sức nghe (13,5%),

đái máu (5,4%). Hầu hết các độc tính ghi nhận trên lâm sàng ở mức độ nhẹ (độ 1 và 2). 100% bệnh nhân

bị giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm hemoglobin, 86,5% bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Giảm bạch cầu

hạt, thiếu máu và giảm tiểu cầu nặng được ghi nhận ở tương ứng là 86,5%, 83,8% và 18,9% bệnh nhân.

Số bệnh nhân bị tăng GOT chiếm 62,1%, tăng GPT 72,9%, trong đó chủ yếu (91,9%) là mức độ nhẹ. Có

11 bệnh nhân tăng creatinin máu, chiếm 29,7%, tất cả đều ở mức độ nhẹ.

Kết luận: Các độc tính trên lâm sàng đa phần ở mức độ nhẹ, thoáng qua, hồi phục sau khi kết thúc

điều trị. Độc tính trên cận lâm sàng hay gặp nhất là độc tính trên hệ tạo máu và nặng nhất là giảm bạch

cầu hạt. Các độc tính khác như tăng men gan, tăng creatinin ít được ghi nhận ở mức độ nặng, không ảnh

hưởng đến điều trị.

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi trang 1

Trang 1

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi trang 2

Trang 2

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi trang 3

Trang 3

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi trang 4

Trang 4

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 16760
Bạn đang xem tài liệu "Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi

Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ Cog A9961 Regimen b ở bệnh nhân u nguyên tủy bào từ 3 đến 18 tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế 
60	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	67/2021
Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ COG A9961...
Nghiên cứu
ĐỘC TÍNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ THEO 
PHÁC ĐỒ COG A9961 REGIMEN B Ở BỆNH NHÂN U 
NGUYÊN TỦY BÀO TỪ 3 ĐẾN 18 TUỔI
Phạm Thị Hồng1*, Trần Đức Hậu2, Trần Thu Hà2
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.67.9
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phác đồ COG A9961 đã được sử dụng cho điều trị u nguyên tủy bào ở trẻ từ 3 tuổi trở lên tại 
Bệnh viện Nhi trung ương từ 2008. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá độc tính của phác đồ này. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, 37 bệnh nhân được điều trị ít nhất 
1 đợt hóa chất theo phác đồ COG A9961 nhánh B tại khoa Ung thư Bệnh viện Nhi Trung ương từ ngày 
1/1/2015 đến 31/ 06/ 2019. 
Kết quả: Các độc tính trên lâm sàng hay gặp nhất là rụng tóc (100%), nôn, sút cân (86,5%), liệt vận 
động (62,2%), tiếp đến là viêm loét miệng, dị ứng, ỉa chảy (đều chiếm 35,1%) và giảm sức nghe (13,5%), 
đái máu (5,4%). Hầu hết các độc tính ghi nhận trên lâm sàng ở mức độ nhẹ (độ 1 và 2). 100% bệnh nhân 
bị giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm hemoglobin, 86,5% bệnh nhân bị giảm tiểu cầu. Giảm bạch cầu 
hạt, thiếu máu và giảm tiểu cầu nặng được ghi nhận ở tương ứng là 86,5%, 83,8% và 18,9% bệnh nhân. 
Số bệnh nhân bị tăng GOT chiếm 62,1%, tăng GPT 72,9%, trong đó chủ yếu (91,9%) là mức độ nhẹ. Có 
11 bệnh nhân tăng creatinin máu, chiếm 29,7%, tất cả đều ở mức độ nhẹ. 
Kết luận: Các độc tính trên lâm sàng đa phần ở mức độ nhẹ, thoáng qua, hồi phục sau khi kết thúc 
điều trị. Độc tính trên cận lâm sàng hay gặp nhất là độc tính trên hệ tạo máu và nặng nhất là giảm bạch 
cầu hạt. Các độc tính khác như tăng men gan, tăng creatinin ít được ghi nhận ở mức độ nặng, không ảnh 
hưởng đến điều trị.
Từ khóa: bệnh u nguyên tủy bào, hóa trị, độc tính.
ABSTRACT
TOXICITY OF TREATMENT BY COG A9961 REGIMEN B 
IN MEDULOBLASTOMA FROM 3 TO 18 YEARS
Pham Thi Hong1*, Tran Duc Hau2, Tran Thu Ha2
Background: COG A9961 regimen has been used in the treatment of medulloblastoma in children 3 
years of age and older at the National Hospital of Pediatrics since 2008. However, there have been no 
studies evaluating the toxicity of this regimen.
1Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, 
Hà Nội
2Khoa Ung Thư, Bệnh viện Nhi Trung Ương, 
Hà Nội
- Ngày nhận bài (Received):16/12/2020; Ngày phản biện (Revised):10/01/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/02/2021. 
- Người phản hồi (Corresponding author): Phạm Thị Hồng
- Email: hongphamhmu@gmai.com; SĐT: 0977147318
Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ COG A9961...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	67/2021	 61
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U nguyên tủy bào (Medulloblastoma) là u ác 
tính phổ biến nhất ở hệ thần kinh trung ương, chiếm 
tới 20% u não ở trẻ em và 30 - 40% u não ở vùng 
hố sau. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi, 
nhưng thường gặp nhất là trẻ từ 5 - 9 tuổi [1]. 
Nếu được chẩn đoán điều trị sớm, bệnh có tiên 
lượng khá tốt. Tùy từng lứa tuổi mà lựa chon phương 
pháp điều trị khác nhau, bao gồm phẫu thuật, hóa 
trị, xạ trị. Các phương pháp điều trị, đặc biệt là hóa 
chất thường có nhiều độc tính có thể ảnh hưởng đến 
kết quả điều trị của bệnh nhân. 
Phác đồ A9961 đã được sử dụng trong điều trị u 
nguyên tủy bào tại BV Nhi trung ương từ năm 2008, 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu về các độc tính trong 
quá trình điều trị theo phác đồ này ở bệnh nhân u 
nguyên tủy bào từ 3-18 tuổi.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhi từ 3 tuổi đến 18 tuổi. Được chẩn đoán u 
nguyên tủy bào, đã được phẫu thuật và có kết quả mô 
bệnh học. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ COG 
A9961 nhánh B hoàn thành ít nhất là 1 đợt điều trị 
hóa chất trong thời gian từ 1/1/2015 đến 30/ 06/2019.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ung thư, bệnh viện 
Nhi trung ương.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2018 đến 
tháng 6/2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và 
tiến cứu một loạt các ca bệnh.
- Mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đủ điều kiện 
đều được đưa vào nghiên cứu.
- Đánh giá độc tính theo lâm sàng, xét nghiệm.
+ Độc tính lâm sàng dựa vào ghi chép của bác 
sĩ, khai thác người nhà bệnh nhân.
+ Độc tính trên các hệ cơ quan thể hiện trên các 
xét nghiệm làm tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
+ Tiêu chí đánh giá mức độ độc tính: Theo bảng 
độc tính của Hiệp hội ung thư Hoa Kì, giá trị khoảng 
tham chiếu các xét nghiệm sinh hóa tại bệnh viện 
Nhi trung ương. Chia thành các mức độ từ độ 0 
(không có) đến độ 4. Trong đó 1 là mức độ độc tính 
nhẹ nhất, 4 là nặng nhất; 1 và 2 được đánh giá là nhẹ 
còn 3 và 4 được đánh giá là nặng. 
+ Ghi nhận số lượt độc tính và số lượng bệnh 
nhân bị theo các mức độ độc tính. 
2.3. Xử lí số liệu
- Số liệu thu thập được xử lí theo chương trình 
SPSS 20.0.
Subjects and methods: Descriptive, retrospective meduloblastoma patients who were treated at least 
1 batch of chemicals according to the regimen A9961 branch B at the Department of Oncology of the 
National Hospital of Pediatrics from January 1, 2015 to June 31. 
Results: 37 patients, mean age is 8.4 ± 3.2 (4-15.5). During chemotherapy, the most common clinical 
toxicity were alopecia (100%), vomiting, weight loss (86.5%), motor paralysis (62.2%), oral ulcers, 
allergies, diarrhea (35.1%), less common toxicity were hearing loss (13.5%), hematuria (5.4%). Almost 
clinical toxicity were mild (grade 1 and 2). All patients had hematologic toxicity, 100% of patients had 
leukopenia, agranulocytosis, anemia; thrombocytopenia were 86.5%. Agranulocytosis was the most severe 
with grade 3 and 4 recorded in almost patients. Severe neutropenia, anemia and thrombocytopenia were 
reported in 86.5%, 83.8%, and 18.9% of patients, respectively. The patients with increasing GOT were 
62.1%, increasing GPT were 72.9%, mostly mild (91,9%). There were 11 patients with hypercreatinemia, 
accounting for 29.7%, all with mild levels (grade 1). 
Conclusions: Clinical toxicity was mostly mild, transient, reversible after finishing treatment. The most 
subclinical toxicity was hematologic toxicity. Other toxicity such as elevated liver enzymes, increased 
creatinine weren’t serious level, weren’t affected treatment.
Key words: Meduloblastoma, chemotherapy, toxicity.
Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ COG A9961...
Bệnh viện Trung ương Huế 
62	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	67/2021
Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ COG A9961...
2.4. Vấn đề y đức
- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Y đức 
của Bệnh viện Nhi trung ương, được sự chấp thuận 
của bố mẹ (hoặc người giám hộ) của bệnh nhi. 
III. KẾT QUẢ
- Có 37 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi 
trung bình: 8,4 ± 3,2 tuổi (4-15,5).
- Tỷ lệ nam/nữ: 1,5:1
3.1. Độc tính trên lâm sàng
- Trong quá trình hóa trị, các độc tính trên lâm 
sàng hay gặp nhất là rụng tóc (100%), Tiếp theo là 
nôn, sút cân (86,5%). Ít gặp hơn là viêm loét miệng, 
dị ứng, ỉa chảy (đều chiếm 35,1%). Các tác dụng 
phụ ít gặp nhất là giảm sức nghe (13,5%), đái máu 
(5,4%). Các độc tính đều tự hết sau khi điều trị, 
trừ giảm sức nghe cải thiện ít. Tuy khả năng nghe 
không được phục nhồi nhưng ở mức nhiên đều ở 
mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 - Mức độ các độc tính trên lâm sàng
Biểu đồ 1: Mức độ các độc tính trên lâm sàng
Hầu hết các độc tính được ghi nhận trên lâm sàng ở mức độ nhẹ (1 và 2) trong đó tất cả bệnh nhân bị 
rụng tóc, đái máu và giảm sức nghe ở mức độ 2, dị ứng chỉ ở mức độ 1. Độc tính ở mức độ 4 chỉ ghi nhận 
với liệt, nôn và ỉa chảy, trong đó nôn là biểu hiện lâm sàng duy nhất có mức độ nặng (3 và 4) tương đương 
với mức độ nhẹ (tính trên số lượng bệnh nhân được ghi nhận). 
3.2. Độc tính trên cận lâm sàng
- Độc tính trên hệ tạo máu
Tất cả các bệnh nhân điều trị hóa chất đều bị độc tính trên huyết học. Trong đó 100% bệnh nhân bị giảm 
bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm hemoglobin, 86,5% bệnh nhân bị giảm tiểu cầu.
- Mức độ độc tính trên hệ tạo máu
Bảng 1: Mức độ độc tính trên hệ tạo máu tính trên số bệnh nhân
 Độc tính Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4
Giảm bạch cầu 37 (100%) 36 (97,3%) 32 (86,5%) 28 (75,7%)
Giảm bạch cầu hạt 37 (100%) 36 (97,3%) 30 (81,1%) 31 (83,8%)
Giảm tiểu cầu 31 (83,8%) 13 (35,1%) 7 (18,9%) 5 (13,5%)
Giảm hemoglobin 37 (100%) 33 (89,2%) 23 (62,3%) 7 (18,9%)
Trừ 5 bệnh nhân không bị giảm tiểu cầu, tất cả bệnh nhân được ghi nhận độc tính trên hệ tạo máu ở tất 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	67/2021	 63
cả các tiêu chí và ở các mức độ khác nhau. Trong đó 
nặng nhất là giảm bạch cầu và giảm bạch cầu hạt với 
mức độ 3, 4 được ghi nhận ở phần lớn bệnh nhân. 
Tình trạng thiếu máu ít nặng nề hơn và mức độ giảm 
tiểu cầu là độc tính nhẹ nhất trên hệ tạo máu
- Độc tính gan
Tăng GOT gặp ở 23 bệnh nhân, chiếm 62,1%, 
tăng GPT gặp ở 72,9%. Có 22 bệnh nhân có tăng 
cả GOT và GPT chiếm 59,5%. Số bệnh nhân bị 
tăng men gan mức độ 1 là 28 trong số 37 bệnh nhân 
chiếm 75,7%, độ 2 là 8 bệnh nhân, chiếm 21,6%, độ 
3 là 3 bệnh nhân chiếm 8,1%, không có bệnh nhân 
nào bị tăng men gan độ 4.
- Độc tính thận
Có 11 bệnh nhân bị tăng creatinin máu, chiếm 
29,7%. Có 10 bệnh nhân (chiếm 27%) chỉ bị tăng 
creatinin độ 1, chỉ có 1 bệnh nhân (chiếm 2,7%) bị 
tăng creatinin ở cả mức độ 1 và 2.
IV. BÀN LUẬN
1. Độc tính trên lâm sàng
Độc tính trên lâm sàng hay gặp nhất là rụng tóc. 
Tiếp theo là nôn, sút cân, liệt vận động. Các tác 
dụng phụ ít gặp hơn là ỉa chảy, viêm loét miệng, dị 
ứng. Giảm thính lực, đái máu là các tác dụng phụ 
hiếm gặp nhất. 
Rụng tóc ở các bệnh đều ở mức độ 2 là rụng toàn 
bộ tóc, thường phục hồi hoàn toàn sau khi kết thúc 
điều trị. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu 
của El - Aal 2005 [2], 27/27 bệnh nhân rụng tóc 
khi điều trị hóa chất, đều ở mức độ 2.Có 9/32 bệnh 
nhân chiếm 28,1% bị nôn nặng (>10 lần/ngày), cần 
sự hỗ trợ của cha mẹ. Tuy nhiên nôn thường chỉ 
xảy ra khi truyền hóa chất, sau đó tự thuyên giảm.
Số bệnh nhân bị sụt cân ≥ 10% cân nặng (từ độ 2 
trở lên) chiếm 59,4%, thường gặp trong những đợt 
điều trị hóa chất đầu tiên, sau đó cân nặng thường 
duy trì ở mức ổn định. Nghiên của Tabori 2005 [3], 
tỷ lệ bệnh nhân bị sụt ≥ 10% cân nặng là 41/56 bệnh 
nhân, chiếm 73%.Có 5/37 bệnh nhân bị giảm khả 
năng nghe sau khi điều trị (chiếm 13,5%), đều ở 
mức độ 2. Kết quả này tương đương với nghiên cứu 
của Abdelaziz2018 [4] là 17,3%. Khả năng nghe là 
không phục hồi ở tất cả 5 bệnh nhân bị độc tính này, 
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Li 2004 [5]. Do 
thời gian nghiên cứu ngắn nên chúng tôi chưa đánh 
giá được một số độc tính lâu dài như ảnh hưởng trên 
nội tiết, suy giảm trí tuệ, khối u ác tính thứ phát, là 
những độc tính đã được báo cáo [2], [6].
2. Độc tính trên cận lâm sàng
- Độc tính trên hệ tạo máu
Tất cả bệnh nhân đều được ghi nhận có độc tính 
ở hệ tạo máu liên quan đến bệnh và điều trị ở các 
mức độ khác nhau. Giảm bạch cầu và giảm bạch 
cầu hạt là nặng nhất với mức độ 3, 4 được ghi nhận 
ở phần lớn bệnh nhân. Tình trạng thiếu máu ít nặng 
nề hơn và mức độ giảm tiểu cầu là độc tính nhẹ nhất 
trên hệ tạo máu. 
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của 
Taylor 2003 [7], có 90 bệnh nhân điều trị hóa chất, 
tỷ lệ bị giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu lần 
lượt là 93,3%, 93,4%, 88,8%. Trong đó giảm bạch 
cầu, thiếu máu mức độ nặng (độ 3 và độ 4) cũng 
chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 85,6% và 81,1%. 
Hay như nghiên cứu Tabori 2005 [3] độc tính huyết 
học độ 3 - 4 gặp ở 52/56 bệnh nhân, chiếm tới 95%.
- Độc tính gan.
Số bệnh nhân bị độc tính gan nói chung chiếm 
75,7%. Đa phần các lần tăng men gan đều ở mức độ 
nhẹ (độ 1 và 2). Chỉ có 2 bệnh nhân bị tăng men gan 
mức độ nặng (độ 3). Không có nhiều nghiên cứu về 
độc tính gan ở những bệnh nhân u nguyên tủy bào 
điều trị hóa chất. Một nghiên cứu của Kirscher năm 
1991 [8], trên 36 bệnh nhân u nguyên tủy bào điều 
trị hóa chất với phác đồ có vincristine, có 1 trong số 
36 bệnh nhân bị độc tính gan mức độ 3 (men gan 
tăng từ 5 đến 9 lần so với giá trị bình thường). Kết 
quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi.
- Độc tính thận
Có ít bệnh nhân bị độc tính thận, 11/37 bệnh 
nhân, chiếm 29,7%. Tất cả các bệnh nhân bị tăng 
creatinin máu đều ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng 
đến điều trị. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu 
Bệnh viện Trung ương Huế 
64	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	67/2021
Độc tính trong quá trình điều trị theo phác đồ COG A9961...
của một số tác giả như nghiên cứu của El - Aal [2], 
có 2/28 bệnh nhân bị độc tính thận mức độ 1 - 2. 
Hay như nghiên cứu của Taylor 2003 [7], tỷ lệ bệnh 
nhân bị độc tính thận mức độ 1 và độ 2 là 6/90 bệnh 
nhân, chiếm 6,7%; độ 3 và độ 4 là 3/90 bệnh nhân 
(chiếm 3,3%).
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân u nguyên tủy bào 
điều trị hóa chất theo phác đồ COG A9961 ở khoa 
Ung thư từ 1/1/2015 đến 30/6/2019 chúng tôi nhận 
thấy các độc tính trên lâm sàng được ghi nhận nhiều 
nhất là rụng tóc, nôn và sụt cân. Đa phần các độc 
tính này thường nhẹ, thoáng qua, hồi phục hoàn 
toàn sau điều trị. 
Độc tính trên hệ cơ quan biểu hiện trên cận lâm 
sàng hay gặp nhất là độc tính trên hệ tạo máu. Các 
độc tính khác như tăng men gan, tăng creatinin ít 
được ghi nhận ở mức độ nặng, không ảnh hưởng 
đến điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allison M Martin, Eric Raabe, Charles Eberhart 
and Kenneth J Cohen. Management of Pediatric 
and Adult Patients with Medulloblastoma. Cur-
rent treatment options in oncology 2014, 15(4): 
581-94.
2. Hisham H Abd El-Aal, Mohsen M Mokhtar, E 
E Habib, Amr T El-Kashef, Ezzat S Fahmy. Me-
dulloblastoma: conventional radiation therapy 
in comparison to chemo radiation therapy in the 
post-operative treatment of high-risk patients. J 
Egypt Natl Canc Inst 2005. 17(4): 301-7.
3. Uri Tabori 1, Lillian Sung, Juliette Hukin, Nor-
mand Laperriere, Bruce Crooks, Anne-Sophie 
Carret et al. Medulloblastoma in the second 
decade of life: A specific group with respect to 
toxicity and management. Cancer 2005, 103(9), 
1874-80.
4. Zeyad Abdelaziz, Basmaa Elsabe, Ahmed Far-
hod, Amr Abdelkarim, and Shady Fadel. Out-
come and toxicity of medulloblastoma in Alex-
andria, Egypt. Neuro Oncol 2018. 20(2): 47-47.
5. Y Li 1, R B Womer, J H Silber. Predicting cis-
platin ototoxicity in children: the influence of 
age and the cumulative dose. Eur J Cancer 2004, 
40(16), 2445-51.
6. Piero Fossati 1, Umberto Ricardi, Roberto Orec-
chia Pediatric medulloblastoma: toxicity of cur-
rent treatment and potential role of protonthera-
py. Cancer Treat Rev 2009, 35(1): 79-96.
7. Roger E Taylor, Clifford C Bailey, Kath Rob-
inson, Claire L Weston, David Ellison, James 
Ironside et al. Results of a randomized study 
of preradiation chemotherapy versus radiother-
apy alone for nonmetastatic medulloblastoma: 
The International Society of Paediatric Oncol-
ogy/United Kingdom Children’s Cancer Study 
Group PNET-3 Study. J Clin Oncol 2003, 21(8): 
1581-91.
8. J P Krischer, A H Ragab, L Kun, T H Kim, J P 
Laurent, J M Boyett et al. Nitrogen mustard, 
vincristine, procarbazine, and prednisone as ad-
juvant chemotherapy in the treatment of medul-
loblastoma. A Pediatric Oncology Group study. J 
Neurosurg 1991, 74(6): 905-9.

File đính kèm:

  • pdfdoc_tinh_trong_qua_trinh_dieu_tri_theo_phac_do_cog_a9961_reg.pdf