Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp

Xã hội không ngừng vận động và biến đổi, các giá trị hôn nhân có sự

thay đổi theo xu hướng tăng dần về giá trị vật chất hơn là giá trị về tinh thần. Bên

cạnh những biến đổi mang tính tích cực thì cũng có một số giá trị mang chiều hướng

tiêu cực đáng quan tâm như những lệch lạc trong các giá trị về hôn nhân trong gia

đình. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự biến đổi của xã hội, sự biến đổi này khiến

con người chú trọngvề vật chất hơn là các giá trị truyền thống trong gia đình. Khi các

giá trị truyền thống bị chi phối sẽ làm thay đổi chức năng của gia đình, ảnh hưởng đến

các mối quan hệ, dễ gây đổ vỡ trong hôn nhân và dẫn đến nhiều vấn đề xã hội. Định

hướng về giá trị trong gia đình có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi

hoạt động của cá nhân. Tìm hiểu các giá trị về hôn nhân trong gia đình của sinh viên

khoaGiáo dục chính trị - Công tác xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp, cho thấy sinh

viên có các định hướng giá trị khác nhau về sự đảm bảo hôn nhân bền vững và gia

đình hạnh phúc trong tương lai.

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 7000
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp

Định hướng các chuẩn giá trị trong hôn nhân gia đình của sinh viên khoa GDCT và CTXH, trường Đại học Đồng Tháp
399 
ĐỊNH HƯỚNG CÁC CHUẨN GIÁ TRỊ TRONG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 
CỦA SINH VIÊN KHOA GDCT & CTXH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 
SV. Nguyễn Thị Phương Dung 
SV. Nguyễn Ngọc Thảo Nhi 
ThS. Kiều Văn Tu 
Tóm tắt. Xã hội không ngừng vận động và biến đổi, các giá trị hôn nhân có sự 
thay đổi theo xu hướng tăng dần về giá trị vật chất hơn là giá trị về tinh thần. Bên 
cạnh những biến đổi mang tính tích cực thì cũng có một số giá trị mang chiều hướng 
tiêu cực đáng quan tâm như những lệch lạc trong các giá trị về hôn nhân trong gia 
đình. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự biến đổi của xã hội, sự biến đổi này khiến 
con người chú trọngvề vật chất hơn là các giá trị truyền thống trong gia đình. Khi các 
giá trị truyền thống bị chi phối sẽ làm thay đổi chức năng của gia đình, ảnh hưởng đến 
các mối quan hệ, dễ gây đổ vỡ trong hôn nhân và dẫn đến nhiều vấn đề xã hội. Định 
hướng về giá trị trong gia đình có vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi 
hoạt động của cá nhân. Tìm hiểu các giá trị về hôn nhân trong gia đình của sinh viên 
khoaGiáo dục chính trị - Công tác xã hội, Trường Đại học Đồng Tháp, cho thấy sinh 
viên có các định hướng giá trị khác nhau về sự đảm bảo hôn nhân bền vững và gia 
đình hạnh phúc trong tương lai. 
1. Đặt vấn đề 
Trong nhiều năm qua, hệ giá trị trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Từ 
các gia đình ba bốn thế hệ cùng sinh sống tách ra thành gia đình hạt nhân là chủ yếu. 
Cùng với nó sự thay đổi vị thế của các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia 
đình. Bên cạnh các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì do có sự hội nhập 
của nhiều nền văn hóa có thêm sự xuất hiện nhiều giá trị gia đình phương Tây, một 
phần nhỏ nữa là do xuất phát từ những thay đổi kinh tế-xã hội và điều kiện sống ở Việt 
Nam. Hiện nay xã hội hóa các giá trị đối với giới trẻ là sinh viên nói riêng và thanh 
niên nói chung có cái nhìn khác và có phần bị lệch về các giá trị của hôn nhân. Theo 
một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học 
Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh): tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 
31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Để hiểu hơn về suy nghĩ mong 
muốn của giới trẻ mà đặc biệt là sinh viên về các giá trị hôn nhân trong gia đình chúng 
tôi quyết định thực hiện một cuộc khảo sát với sinh viên về “Định hướng các giá trị 
trong hôn nhân gia đình của sinh viên Khoa GDCT - CTXH, Trường Đại học 
Đồng Tháp”. Chúng tôi mong muốn cuộc khảo sát này sẽ tài liệu tham khảo cho các 
công trình nghiên cứu khoa học khác về vấn đề này. 
Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu quan niệm của sinh viên về các giá trị 
cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định lượng. Chúng tôi đã khảo sát 90 sinh viên Khoa Giáo dục chính trị và 
Công tác xã hội. Bảng câu hỏi được thiết kế với 27 tiêu chí tương ứng với 27 giá trị 
trong gia đình. Nhóm tác giả dùng câu hỏi kết hợp đóng và mở để sinh viên có thể nêu 
ý kiến bổ sung và đánh giá theo mức độ quan trọng của các giá trị hôn nhân. Các giá 
trị này được sắp xếp tăng dần từ 1 đến 5 (1: ít quan trọng nhất; 5: quan trọng nhất). 
400 
Bảng hỏi khảo sát 
TT Các giá trị Thang điểm từ 1-5 
 Đầy đủ tiện nghi sinh hoạt 
 Môi trường ít ô nhiễm 
 Thu nhập cao của gia đình 
 Học thêm nâng cao chuyên môn 
 Thoả mãn nhu cầu cá nhân 
 Cùng nhau nghỉ ngơi giải trí 
 Đọc sách, báo, tạp trí 
 Khoẻ mạnh 
 Tôn trọng bình đẳng 
 Tham quan du lịch hàng năm 
 Hoà thuận 
 Yêu thương tin tưởng 
 Gia đình có 1-2 con 
 Gia đình phải có con trai 
 Quan tâm giúp đỡ lẫn nhau 
 Cha mẹ nuôi con tốt 
 Để phát triển tự do 
 Chăm sóc giáo dục con 
 Giữ gìn quy tắc sống của gia đình 
 Hiểu biết rộng 
 Học vấn cao 
 Phúc lợi xã hội, gia đình thường xuyên làm từ thiện 
 Chung thuỷ 
 Hoà hợp tình dục 
 Con có hiếu 
 Con thành đạt 
Phương pháp xử lý số liệu: nhóm tác giả tổng hợp các kết quả khảo sát và tính 
điểm trung bình ở hình 1. Chúng tôi cho rằng 2.5 là mức điểm trung bình. Nếu trên 
mức điểm này tức là các giá trị được coi trọng và ngược lại. 
401 
Hình 1. Điểm trung bình của các giá trị hôn nhân trong gia đình 
2. Khái niệm về giá trị, hôn nhân, gia đình 
- Giá trị là cái mà người ta dùng làm cơ sở để xét xem một vật có lợi ích tới mức 
nào đối với con người, đó là những nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho 
hành động của con người. 
- Hôn nhân: Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và 
hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là 
một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường 
là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân.Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký 
kết hôn. 
- Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối 
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc 
quan hệ giáo dục. 
3. Định hướng các giá trị hôn nhân trong gia đình của sinh viên 
Tại Điều 9 - Chương II của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ 
sung năm 2014) qui định điều kiện kết hôn trong đó tuổi được phép kết hôn đối với 
nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Hầu hết các bạn sinh viên cho rằng thời 
điểm tốt nhất để kết hôn là khi hai người có nghề nghiệp ổn định (85%), số ít còn lại 
cho rằng họ sẽ kết hôn khi có kinh tế ổn định (13%) hoặc ngay khi tốt nghiệp 
(2%).Qua số liệu khảo sát cho thấy đa số sinh viên xem yếu tố khi có nghề nghiệp 
vững chắc và ổn định là quan trọng để xây dựng tổ ấm gia đình. 
Hình 2 cho thấy trong 12 yếu tố tổng hợp được đánh giá cao (từ dưới lên trên), 
sinh viên rất quan tâm đến những yếu tố thiên về tình cảm, tinh thần. Trong đó, yếu tố 
hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình là quan trọng nhất (trên 4 điểm) rồi đến 
yêu thương tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, không có bạo lực gia đình, các thành viên 
trong gia đình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng bình đẳng được nhận 
giá trị từ 3.7 đến dưới 4 điểm. Bên cạnh đó, việc chung thủy, có thu nhập cao trong gia 
đình và có nghề nghiệp ổn định là một trong những giá trị quan trọng tạo nên hạnh 
phúc gia đình. Điều này càng cho thấy việc chọn thời điểm kết hôn của sinh viên là 
phù hợp, đủ trưởng thành để có nghề nghiệp ổn định. Ngược lại, các yếu tố khác như 
các thành viên cùng nhau giải trí, sinh hoạt, tham quan du lịch hàng năm và gia đình 
phải có con trai lại không có ý nghĩa nhiều để xây dựng gia đình hạnh phúc theo quan 
niệm của sinh viên. 
402 
Hình 2: Các giá trị đảm bảo hạnh phúc trong hôn nhân gia đình 
Khi so sánh quan điểm giữa hai giới về các giá trị đảm bảo hạnh phúc hôn nhân 
trong gia đình thì có sự khác biệt cụ thể là: sinh viên nữ đánh giá mức độ quan trọng 
của các yếu tố khảo sát luôn cao hơn nam sinh viên, ngoại trừ hai yếu tố là thõa mãn 
nhu cầu cá nhân và thu nhập cao trong gia đình thì ngược lại, nữ sinh đánh giá thấp 
hơn nam. Hòa thuận là yếu tố cả hai giới đánh giá là quan trọng nhất (trên 4 điểm). 
Nam giới quan niệm gia đình hạnh phúc hướng đến cuộc sống gia đình có thu nhập 
cao, họ quan tâm đến bầu không khí gia đình vui vẻ, thành viên tin tưởng, quan tâm, 
chia sẻ tình cảm lẫn nhauhọ quan tâm nhiều đến đời sống thiên về vật chất như có 
nghề nghiệp ổn định và thu nhập kinh tế cao. Trong khi đó nữ giới đánh giá cao yếu tố 
là chăm lo giáo dục cho con cái, cha mẹ nuôi dạy con cái và căn nhà đầy đủ tiện nghi 
sinh hoạt. Nữ sinh đánh giá cao 3 yếu tố là sở hữu căn nhà đầy đủ tiện nghi, chăm lo 
giáo dục con cái và cha mẹ nuôi dạy con tốt thì nam giới cho rằng đây là 3 yếu tố ít 
quan trọng hơn (Hình 3). 
Hình 3: So sánh quan điểm về các giá trị đảm bảo hạnh phúc gia đình 
giữa nam và nữ 
403 
4. Kết luận 
Trong tất cả các giá trị trong hôn nhân để đảm bảo hạnh phúc gia đình thì hòa 
thuận là yếu tố quan trọng và là điều được mong đợi nhất trong tất cả sinh viên cả 2 
giới. Hòa thuận là êm ấm, không xích mích, mâu thuẫn giữa các thành viên. Hòa thuận 
là yếu tố cần và đủ để phát triển cũng như gìn giữ hạnh phúc của một gia đình. Và 
cũng là giá trị và cũng là chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ vợ chồng. Ngày nay, 
xã hội càng tiến bộ người ta càng có nhiều cơ hội mở rộng giao tiếp thì có nhiều ý kiến 
cho rằng việc giữ gìn hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình càng trở nên khó 
khăn hơn. 
Trong xã hội ngày càng hiện đại và giao lưu với các nước trên thế giới, với 
môi trường năng động và hội nhập quốc tế sinh viên có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa 
chọn đối tượng phù hợp cho bản thân. Họ ngày càng chủ động và tự do hơn khi chọn 
lựa, quyết định các vấn đề trong hôn nhân và gia đình. Từ đó, sinh viên hình thành nên 
những quan niệm giá trị, chuẩn mực rõ ràng, để tránh những phát sinh mâu thuẫn 
trong đời sống gia đình sau này.Việc phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia 
đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là một vấn đề rất quan trọng.Và 
những chuẩn mực ấy luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như về kinh tế, 
văn hóa – xãhội, chính trị, hệ tư tưởngĐể những giá trị, chuẩn mực ấy luôn 
đúng đắn và phù hợp với thời đại thì xã hội, gia đình và nhà trường cần cung cấp 
những kiến thức, tư vấn tâm lí các vấn đề có thể xảy ra trong hôn nhân, những lớp 
học tiền hôn nhân cho sinh viên là điều rất cần thiết. Và bản thân mỗi sinh viên phải 
luôn tự ý thức để định hướng tốt nhất về những giá trị trong hôn nhân và gia đình để 
xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, là động lực của sự nghiệp phát triển kinh tế - 
xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Hà Văn Tác (2006), Gia đình học, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
[2]. Luật Hôn nhân và gia đình, số 52/2014/QH13 của nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014. 
[3]. Nguyễn Thị Thuận, Trần Xuân Kỳ (2009), Giới và phát triển, NXB Lao động 
Xã hội Hà Nội. 
[4]. Đỗ Thị Ngọc Anh “Giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện 
nay” 
[5]. Từ điển Wikipedia Bách khoa toàn thư mở. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_cac_chuan_gia_tri_trong_hon_nhan_gia_dinh_cua_sin.pdf