Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em

Có hai loại dị ứng đạm sữa bò là dị ứng nhanh và

dị ứng chậm có thể phân biệt với nhau dựa vào thời

gian xuất hiện các triệu chứng sau uống sữa bò. Các

biểu hiện lâm sàng của dị ứng nhanh như phản vệ,

phù mạch, nổi ban dị ứng hoặc nôn trớ thường xuất

hiện sau vài phút trong khi đó các biểu hiện của dị

ứng chậm có thể xuất hiện trong vài giờ đến vài

ngày như bệnh lý ruột viêm do protein trong thức

ăn (food protein-induced enteropathy), viêm ruột

(proctocolitis) hay viêm thực quản tăng bạch cầu ái

toan. Một số các rối loạn khác như chàm, viêm da

cơ địa có thể gặp cả trong phản ứng dị ứng nhanh

và chậm. Nguyên tắc cơ bản của điều trị dị ứng đạm

sữa bò là không cần quan tâm đó là dị nhanh hay

chậm mà cần loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn của

trẻ và sử dụng các sữa giảm dị ứng (sữa thủy phân

hoàn toàn, sữa acid amin). Với trẻ bú sữa mẹ bị dị

ứng, việc loại bỏ sữa bò khỏi khẩu phần ăn của bà

mẹ là cần thiết vì sữa mẹ có thể chứa một số kháng

nguyên nguyên vẹn của sữa bò gây phản ứng dị ứng

tuy nhiên trong một số điều kiện, tình trạng dị ứng

có thể không xảy ra do lượng kháng nguyên trong

sữa mẹ thấp, cơ thể trẻ có thể dung nạp được, khi

đó việc thay thế bằng các sữa giảm dị ứng là không

cần thiết. Ở trẻ dưới 2 tuổi không được bú sữa mẹ,

việc thay thế sữa công thức bằng các sữa thuỷ phân

là rất quan trọng trong điều trị.

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 1

Trang 1

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 2

Trang 2

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 3

Trang 3

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 4

Trang 4

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 5

Trang 5

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 6

Trang 6

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11300
Bạn đang xem tài liệu "Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em

Điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em
31
chuyên đề dị ứng đạm sữa bò
1. NguyêN tắc điều trị dị ứNg đạm sữa bò
Có hai loại dị ứng đạm sữa bò là dị ứng nhanh và 
dị ứng chậm có thể phân biệt với nhau dựa vào thời 
gian xuất hiện các triệu chứng sau uống sữa bò. Các 
biểu hiện lâm sàng của dị ứng nhanh như phản vệ, 
phù mạch, nổi ban dị ứng hoặc nôn trớ thường xuất 
hiện sau vài phút trong khi đó các biểu hiện của dị 
ứng chậm có thể xuất hiện trong vài giờ đến vài 
ngày như bệnh lý ruột viêm do protein trong thức 
ăn (food protein-induced enteropathy), viêm ruột 
(proctocolitis) hay viêm thực quản tăng bạch cầu ái 
toan. Một số các rối loạn khác như chàm, viêm da 
cơ địa có thể gặp cả trong phản ứng dị ứng nhanh 
và chậm. Nguyên tắc cơ bản của điều trị dị ứng đạm 
sữa bò là không cần quan tâm đó là dị nhanh hay 
chậm mà cần loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn của 
trẻ và sử dụng các sữa giảm dị ứng (sữa thủy phân 
hoàn toàn, sữa acid amin). Với trẻ bú sữa mẹ bị dị 
ứng, việc loại bỏ sữa bò khỏi khẩu phần ăn của bà 
mẹ là cần thiết vì sữa mẹ có thể chứa một số kháng 
nguyên nguyên vẹn của sữa bò gây phản ứng dị ứng 
tuy nhiên trong một số điều kiện, tình trạng dị ứng 
có thể không xảy ra do lượng kháng nguyên trong 
sữa mẹ thấp, cơ thể trẻ có thể dung nạp được, khi 
đó việc thay thế bằng các sữa giảm dị ứng là không 
cần thiết. Ở trẻ dưới 2 tuổi không được bú sữa mẹ, 
việc thay thế sữa công thức bằng các sữa thuỷ phân 
là rất quan trọng trong điều trị.
2. điều trị dị ứNg đạm sữa bò mức độ 
NặNg
2.1. tiêu chuẩn chẩn đoán
- Sốc phản vệ
- Các triệu chứng trên đường tiêu hoá nặng: 
viêm đại trực tràng dị ứng kèm theo chậm tăng 
trưởng, giảm protid máu, thiếu máu nặng.
- Bệnh chàm, viêm da dị ứng nặng, khó kiểm 
soát kèm theo chậm tăng trưởng.
2.2. điều trị cấp cứu
Phản vệ liên quan đến dị ứng đạm sữa bò là biểu 
hiện không thường gặp và thường xuất hiện ở lần 
sử dụng các sản phẩm có chứa đạm sữa bò đầu tiên. 
Biểu hiện thường gặp nhất của phản vệ là ho, khò 
khè, suy hô hấp, xanh nhợt hoặc suy tuần hoàn. Khi 
đó sữa acid amin là lựa chọn đầu tiên cho các trẻ có 
tiền sử phản vệ với đạm sữa bò trước đó trong khi 
chờ đợi các xét nghiệm chẩn đoán cũng như các test 
thử thách bằng sữa thủy phân hoàn toàn hoặc sữa 
đậu nành dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên 
gia. Trẻ nhũ nhi có tiền sử phản vệ với đạm sữa bò 
điều trị dị ứNg đạm sữa bò Ở trẺ Em
 Nguyễn thị Việt Hà
Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội
Nhận bài: 15-11-2019; Chấp nhận: 10-12-2019
Người chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Việt Hà
Địa chỉ: Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 6 
32
cần được đánh giá cẩn thận bởi các bác sĩ nhi khoa 
và miễn dịch trong vòng 6-8 tuần. 
- Nếu trẻ có các biểu hiện ngoài da (mày đay, phù 
mạch) hoặc các triệu chứng trên đường tiêu hoá 
khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, cần cho trẻ sử 
dụng thuốc kháng histamine ngay.
- Nếu trẻ có các biểu hiện hô hấp (khò khè, thở 
rít) hoặc các triệu chứng toàn thân khi ăn sữa hoặc 
các sản phẩm từ sữa, cần cho trẻ sử dụng adrenalin 
dạng tự tiêm (Epipen hoặc epipen junior) ngay. Khi 
bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu đe dọa tính mạng 
này, trẻ cần được chuyển ngay đến các cơ sở y tế có 
phương tiện cấp cứu càng sớm càng tốt.
Theo khuyến cáo về điều trị phản vệ của Hội 
miễn dịch lâm sàng và dị ứng Australia (Australasian 
Society of Clinical Immunology and Allergy (ASCIA), 
trẻ có cân nặng 10-20 kg cần được tiêm epipen junior 
150 mg, trẻ em>20 kg và người lớn cần tiêm epipen 
300 mg. Liều lượng adrenalin tự tiêm cho trẻ dưới 
10kg cần chỉ định cho từng trường hợp cụ thể theo 
chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dị ứng nhi khoa. Cha 
mẹ cũng cần được hướng dẫn và huấn luyện cách 
nhận biết và phòng tránh dị ứng đạm sữa bò. Khuyến 
cáo sử dụng epinephrine tự tiêm trong cấp cứu dị 
ứng đạm sữa bò và các thực phẩm khác.
- Chỉ định tuyệt đối:
+ Có tiền sử xuất hiện các triệu chứng hô hấp 
và tim mạch khi uống sữa. 
+ Xuất hiện các triệu chứng phản vệ sớm
+ Trẻ có biểu hiện dị ứng sữa hoặc thức ăn qua 
IgE và kèm theo hen phế quản dai dẳng.
- Chỉ định tương đối 
+ Có tiền sử hoặc đang xuất hiện bất kỳ dấu 
hiệu phản vệ nào với một lượng nhỏ sữa hoặc 
thức ăn.
+ Có tiền sử dị ứng trước đó
+ Ở khu vực vùng xa khó có điều kiện tiếp cận 
với chăm sóc y tế. 
+ Phản vệ với các dị nguyên thức ăn xuất hiện 
ở trẻ vị thành niên.
2.3. trẻ bú mẹ hoàn toàn
Các biểu hiện nặng đe dọa tính mạng do dị ứng 
đạm sữa bò rất hiếm gặp ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, tuy 
nhiên các trường hợp dị ứng đạm sữa bò nặng đã 
được báo cáo. Các biểu hiện dị ứng nặng ở trẻ bú mẹ 
hoàn toàn thường là viêm da cơ địa nặng, viêm loét 
đại trực tràng kèm theo tình trạng chậm tăng cân, 
giảm protid máu hoặc thiếu máu nặng. Khi có các 
biểu hiện này trẻ cần được ăn sữa acid amin. Nếu trẻ 
vẫn tiếp tục bú mẹ, bà mẹ cần loại bỏ thức ăn có sữa 
hoặc các chế phẩm từ sữa trong suốt thời gian cho 
con bú. Nếu các biểu hiện không mất đi mặc dù bà 
mẹ đã thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn không có 
sữa bò, cần loại trừ các nguyên nhân dị ứng cho thực 
phẩm khác hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.
2.4. trẻ được nuôi bằng sữa công thức
Để giảm tối đa gánh nặng cho cha mẹ và gia 
đình, giảm chi phí điều trị và chăm sóc cũng như 
tăng cường chất lượng cuộc sống của trẻ, đưa ra 
quyết định điều trị đúng, quá trình tiếp cận chẩn 
đoán phải dựa vào khai thác tiền sử kỹ lưỡng và 
khám lâm sàng cẩn thận. 
Nếu trẻ có tiền sử hoặc hiện tại có xuất hiện các 
triệu chứng phản vệ tức thì hoặc phản vệ nặng như 
33
chuyên đề dị ứng đạm sữa bò
các biểu hiện ban sẩn ngứa ngoài da, phù mạch, 
khò khè, thở rít hoặc các dấu hiệu của sốc phản 
vệ xuất hiện ngày lập tức hoặc trong vòng 2 tiếng 
sau khi uống sữa công thức trẻ cần được sử dụng 
adrenalin tự tiêm ngay lập tức và loại trừ hoàn toàn 
sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn. Trường hợp này trẻ 
cũng cần được làm các test miễn dịch để khẳng định 
chẩn đoán như IgE đặc hiệu với các dị nguyên sữa 
bò hoặc test lẩy da với sữa bò và không được làm 
test thử thách đường miệng. Các trẻ có biểu hiện 
dị ứng qua trung gian IgE nặng cần phải được nuôi 
bằng chế độ ăn không có sữa bò trong ít nhất 12 
hoặc 18 tháng trước khi tiến hành làm test IgE đặc 
hiệu với các dị nguyên trong sữa hoặc test thử thách 
đường miệng. Nếu triệu chứng của trẻ xuất hiện trở 
lại khi cho trẻ uống sữa bò nhưng xét nghiệm IgE 
đặc hiệu với các dị nguyên sữa bò âm tính trẻ cần 
được làm test thử thách đường miệng. Loại sữa ưu 
tiên lựa chọn cho các trẻ này là sữa acid amin. Bệnh 
nhân cần được đánh giá cẩn thận trước khi làm test 
và test phải được tiến hành trong bệnh viện nơi có 
đủ các phương tiện cấp cứu dưới sự giám sát chặt 
chẽ của các bác sĩ có kinh nghiệm.
2.5. Loại sữa và thời gian khuyến cáo sử dụng
- Lựa chọn loại sữa sử dụng cho trẻ dị ứng sữa 
cần cân nhắc dựa trên thành phần các dị nguyên 
tiềm tàng còn lại trong sữa công thức, thành phần 
của sữa, giá thành mỗi hộp sữa, sự sẵn có trên thị 
trường, khả năng chấp nhận của trẻ và các bằng 
chứng khoa học chứng minh vai trò của các loại sữa 
đó trong điều trị dị ứng sữa. Sữa acid amin là loại 
sữa được khuyến cáo sử dụng cho trẻ. 
+ Bị dị ứng đạm sữa bò nặng, có máu trong phân.
+ Dị ứng nhiều loại thực phẩm.
+ Xuất hiện các triệu chứng dị ứng nặng, chàm 
nặng trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn.
+ Có các biểu hiện nặng của dị ứng sữa không 
qua trung gian IgE như: viêm thực quản, viêm 
thực quản tăng bạch cầu ái toan, bệnh lý ruột 
viêm di dị ứng với protein trong sữa.
+ Chậm tăng trưởng.
+ Dị ứng hoặc bất dung nạp với sữa thủy phân 
hoàn toàn.
- Thời gian sử dụng ít nhất 6 tháng và đánh giá 
lại sau đó với trẻ dưới 12 tháng tuổi và mỗi 6-12 
tháng/lần với trẻ trên 12 tháng tuổi. 
3. điều trị dị ứNg đạm sữa bò mức độ 
NHẹ - truNg bìNH
3.1. tiêu chuẩn chẩn đoán
3.1.1. Dị ứng đạm sữa bò qua trung gian IgE
- Triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi ăn
- Thường xuất hiện ở trẻ ăn sữa công thức hoặc 
ăn hỗn hợp.
- Có ít nhất một trong các biểu hiện sau: 
+ Biểu hiện ngoài da: ngứa cấp tính, phù mạch, 
mày đay cấp, chàm.
+ Biểu hiện trên đường tiêu hoá: nôn, tiêu 
chảy, đau bụng.
+ Biểu hiện trên đường hô hấp: khò khè, viêm 
mũi dị ứng.
 + Viêm kết mạc dị ứng
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 6 
34
3.1.2. Dị ứng đạm sữa bò không qua trung 
gian IgE
- Triệu chứng xuất hiện trong 2-72 giờ sau khi ăn
- Thường xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ, trẻ ăn sữa 
công thức hoặc ăn hỗn hợp.
- Biểu hiện trên đường tiêu hoá: 
+ Đau bụng co thắt ở trẻ nhũ nhi, hoặc đau 
bụng ở trẻ lớn hơn.
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Đi ngoài phân lỏng, nhày, máu
+ Đỏ vùng da và niêm mạc quan hậu môn
- Biểu hiện ngoài da: ngứa, ban đỏ ngoài da, 
chàm, viêm da cơ địa.
- Biểu hiện trên đường hô hấp: khò khè, viêm 
mũi dị ứng.
3.2. điều trị cấp cứu
- Nếu trẻ có các biểu hiện ngoài da (mày đay, 
phù mạch) hoặc các triệu chứng trên đường tiêu 
hoá mức độ nhẹ khi ăn sữa hoặc các sản phẩm từ 
sữa, cần cho trẻ uống kháng histamine ngay.
- Nếu trẻ có các biểu hiện hô hấp (khò khè, 
thở rít) hoặc các triệu chứng toàn thân khi ăn 
sữa hoặc các sản phẩm từ sữa, cần cho trẻ tiêm 
adrenalin ngay. Khuyến cáo sử dụng epinephrine tự 
tiêm trong cấp cứu dị ứng đạm sữa bò và các thực 
phẩm khác (xem phần dị ứng đạm sữa bò nặng).
3.3. trẻ bú mẹ hoàn toàn
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhũ nhi, chỉ 
khoảng 0,5% trẻ bú mẹ hoàn toàn có các biểu hiện 
lâm sàng tái diễn nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò, phần 
lớn các biểu hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi 
khai thác tiền sử của trẻ, nếu bà mẹ cho con bú có 
uống sữa bò hoặc ăn các sản phẩm từ sữa có các 
biểu hiện nghi ngờ dị ứng xuất hiện nhanh, cần 
loại bỏ sữa trong khẩu phần ăn của người mẹ trong 
3-6 ngày. Thông thường các bà mẹ cho con bú mất 
khoảng 3 ngày để loại bỏ hết các dị nguyên này 
trong sữa của mình. Nếu các biểu hiện dị ứng xuất 
hiện muộn (viêm đại trực tràng dị ứng) cần yêu cầu 
bà mẹ ngừng uống sữa trong 2 tuần. Nếu các triệu 
chứng biến mất sau ngừng sữa trong khẩu phần ăn 
của mẹ, bà mẹ sẽ được cho ăn sữa trở lại sau 2-4 
tuần. Nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, bà mẹ 
cần ngừng sữa bò trong suốt giai đoạn cho con bú. 
Trường hợp trẻ có biểu hiện viêm da cơ địa các 
triệu chứng sẽ không biến mất sau 2-4 tuần loại bỏ 
sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn của 
trẻ và mẹ, cần tìm nuyên nhân gây dị ứng từ các thực 
phẩm khác mà người mẹ ăn vào như trứng, hạt, cá 
hoặc bột mỳ. Nếu xác định được các thực phẩm này 
là nguồn gốc gây dị ứng ở trẻ bú mẹ, bà mẹ cần phải 
ngừng ăn các thức ăn này, thay thế bằng các thực 
phẩm khác và phải đảm bảo nhận đủ 1000mg calci 
mỗi ngày. Nếu ngừng ăn các thực phẩm và sữa nghi 
ngờ dị ứng mà các biểu hiện lâm sàng không cải 
thiện hoặc trẻ không có biểu hiện lâm sàng gì khi 
bà mẹ ăn trở lại các thực phẩm nghi ngờ dị ứng, bà 
mẹ có thể ăn trở lại chế độ ăn bình thường. Nếu bà 
mẹ muốn cai sữa cho trẻ, trẻ cần được ăn sữa thủy 
phân hoàn toàn. Khi trẻ bắt đầu được ăn thức ăn bổ 
sung, trẻ cần thực hiện chế độ ăn không có sữa bò, 
các sản phẩm từ sữa hoặc cho trẻ ăn sữa thủy phân 
hoàn toàn cho đến khi trẻ được 12 tháng.
35
chuyên đề dị ứng đạm sữa bò
3.4. trẻ được nuôi bằng sữa công thức
Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức khi nghi 
ngờ dị ứng đạm sữa bò, cần ngừng cho trẻ ăn sữa 
bò, các sản phẩm có chứa protein trong đạm sữa và 
sữa của các loại khác như dê, cừu
Nếu các biểu hiện dị ứng sữa xuất hiện lần đầu 
trên một trẻ bú mẹ hoàn toàn, trẻ cần được bú mẹ 
hoàn toàn và ngừng ăn sữa công thức, trường hợp 
này bà mẹ không cần kiêng khem hay loại bỏ sữa, 
các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của bà mẹ. 
Nếu trẻ ăn sữa công thức, trẻ cần được nuôi bằng 
sữa acid amin hoặc sữa thủy phân hoàn toàn. Có 
thể sử dụng sữa đầu nành cho trẻ trên 6 tháng nếu 
trẻ không chấp nhận được vị đắng của sữa thủy 
phân, chi phí mua sữa cao với điều kiện phải đánh 
giá sự dung nạp với đạm của sữa đậu nành trước 
khi quyết định cho trẻ ăn. Nếu các triệu chứng 
không cải thiện trong vòng 2 tuần, trẻ cần được 
nuôi bằng sữa thủy phân hoàn toàn. Nếu trẻ tăng 
mẫn cảm với nhiều loại thực phẩm, trẻ cần được 
nuôi bằng sữa acid amin.
3.4.1. Trẻ dưới 12 tháng tuổi
Nếu được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò, trẻ nên 
được nuôi bằng sữa thủy phân hoàn toàn hoặc 
sữa acid amin trong ít nhất 6 tháng hoặc cho đến 
khi trẻ được 9-12 tháng. Khi được nuôi bằng sữa 
bò không chứa các protein nguyên vẹn mà tốc độ 
tăng trưởng của trẻ không tốt, trẻ cần được khám 
và tư vấn dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng đủ 
năng lượng đặc biệt là protein, calci, vitamin A và 
D để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. 
Trong giai đoạn này trẻ cần được theo dõi và đánh 
giá thường xuyên bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi 
và dinh dưỡng. Trường hợp trẻ có các biểu hiện dị 
ứng qua trung gian IgE mức độ nặng hơn, trẻ cần 
được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn không có đạm 
sữa bò trong 12 đến 18 tháng. 
3.4.2. Trẻ 12 tháng đến 2 tuổi
Trẻ tiếp tục được nuôi dưỡng bằng các sữa thủy 
phân hoặc acid amin như giai đoạn trước 12 tháng 
với sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ Nhi khoa và 
các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo tốc độ tăng 
trưởng của trẻ bình thường, trẻ không bị thiếu các 
vitamin tan trong dầu và khoáng chất. Nếu trẻ bị dị 
ứng nhiều loại thực phẩm, trẻ tiếp tục nên được dùng 
sữa acid amin để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình 
thường. Nếu trẻ không ăn đủ lượng sữa cần thiết, trẻ 
cần được bổ sung calci qua thức ăn bổ sung và các 
thuốc để đảm bảo đủ nhu cầu của cơ thể. 
3.4.3. Trẻ trên 2 tuổi
Trẻ trên 2 tuổi bị dị ứng sữa có thể có được một 
chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua thức 
ăn bổ sung không chứa sữa hoặc các sản phẩm từ 
sữa nếu trẻ không bị dị ứng các thực phẩm khác. 
Với các trẻ này, không nên sử dụng sữa dê hoặc cừu 
thay thế sữa bò vì có thể có các phản ứng dị ứng 
chéo các các thành phần đạm có trong các loại sữa 
này. Nếu trẻ bị viêm da cơ địa hoặc viêm dạ dày ruột 
tăng bạch cầu ái toan nghi ngờ có liên quan đến dị 
ứng đạm sữa bò, trẻ cần được loại bỏ sữa bò, các 
sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn và nên được nuôi 
dưỡng bằng sữa acid amin.
3.5. Loại sữa và thời gian khuyến cáo sử dụng
- Loại sữa khuyến cáo sử dụng:
tạp chí nhi khoa 2019, 12, 6 
36
+ Sữa thủy phân hoàn toàn được chỉ định cho 
các trường hợp nghi ngờ dị ứng hoặc dị ứng đạm 
sữa ở mức độ nhẹ đến trung bình. Không gây 
phản ứng dị ứng ở 90% trẻ dị ứng đạm sữa bò.
+ Sữa acid amin là thực phẩm tốt nhất cho 
trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, được chỉ định cho các 
trường hợp dị ứng sữa qua trung gian IgE có nguy 
cơ phản vệ cao nhưng không sẵn có ở nhiều quốc 
gia (trong đó có Việt Nam) và giá thành còn cao. 
Có thể gây dị ứng với tỷ lệ dưới 10% ở trẻ dị ứng 
đạm sữa bò nhưng có thể cao hơn ở trẻ dị ứng 
nhiều loại thực phẩm.
+ Sữa đậu nành dung nạp khá tốt ở trẻ dị ứng 
sữa nhưng khoảng 10-14% trẻ có biểu hiện dị ứng 
với sữa đậu nành, tỷ lệ gặp cao hơn ở nhóm trẻ 
dưới 6 tháng tuổi. Sử dụng sữa đậu nành có thể 
dẫn đến kém hấp thu các vitamin và khoáng chất 
do trong sữa đậu nành có hàm lượng phytat và 
isoflavonecao.
- Thời gian sử dụng ít nhất 6 tháng và đánh giá 
lại sau đó với trẻ dưới 12 tháng tuổi và mỗi 6-12 
tháng/lần với trẻ trên 12 tháng tuổi. Trẻ cần được 
đánh giá lại định kỳ để có thể cho trẻ ăn trở lại sữa 
công thức.
4. đáNH giá 
Cho đến nay, vẫn chưa có một hướng dẫn nào 
gợi ý thời gian tối ưu để đánh giá lại tình trạng dị 
ứng ở trẻ dị ứng đạm sữa bò. Khoảng thời gian cần 
đánh giá lại trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng 
của các triệu chứng và test IgE đặc hiệu với protein 
trong sữa bò. Các hướng dẫn cho thấy test thử thách 
đường miệng với sữa bò nên tiến hành sau ít nhất 3 
tháng ngừng ăn sữa bò (trường hợp IgE đặc hiệu âm 
tính, triệu chứng lâm sàng nhẹ) hoặc sau ít nhất 12 
tháng (trường hợp IgE đặc hiệu dướng tính mạnh 
hoặc triệu chứng lâm sàng nặng) để tránh việc sử 
dụng các sữa làm giảm dị ứng kéo dài một cách 
không cần thiết, gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng 
và phát triển của trẻ. Nếu test thử thách dướng tính, 
chế độ ăn không có đạm sữa bò sẽ được tiếp tục duy 
trì trong 6 đến 12 tháng. Nếu test thử thách âm tính, 
sử sẽ được tập ăn sữa bò trở lại. Tiên lượng của các 
trường hợp dị ứng đạm sữa bò khá tốt, khoảng 50% 
trẻ dung nạp được vào lúc trẻ một tuổi, 75% khi trẻ 
ngoài 3 tuổi và 90% khi trẻ ngoài 6 tuổi.
tài Liệu tHam kHảo
1. Vandenplas y, brueton m,  dupont c, et al. 
Guidelines for the diagnosis and management 
of cow’s milk protein allergy in infants, Arch Dis 
Child. 2007 Oct; 92(10): 902–908.doi:  10.1136/
adc.2006.110999.
2. Lifschitz. c, szajewska. H, cow’s milk allergy: 
evidence-based diagnosis and management for 
the practitioner. Eur J Pediatr.2015; 174: 141–150.
doi: 10.1007/s00431-014-2422-3.
3. koletzko s., Niggemann b., arato a., et 
al. Diagnostic Approach and Management of 
Cow’s-Milk Protein Allergy in Infants and Children: 
ESPGHAN GI Committee Practical Guidelines. JPGN 
Volume 55, Number 2, August 2012.
37
chuyên đề dị ứng đạm sữa bò
4. Elisabeth de greef, Thierry Devreker, 
Bruno Hauser and Yvan Vanden Diagnosis and 
Management of Cows’ Milk Protein Allergy in 
Infants plas Allergic Diseases - Highlights in the 
Clinic, Mechanisms and Treatmen, 2012.
5. alessandro Fiocchi, Jan brozek, Holger 
schu¨nemann, et al. World Allergy Organization 
(WAO) Diagnosis and Rationale for Action against 
Cow’s Milk Allergy (DRACMA) Guidelines, WAO 
Journal. 2010.
6. dupont, c. chouraqui P., Linglarta., et al. 
Nutritional management of cow’s milk allergy in 
children: An update. Archives de Pe diatrie 25 (2018) 
236–243 
7. corinne keet, robert a Wood. Food allergy 
in children: Prevalence, natural history, and 
monitoring for resolution. Up to date 2019.
8. katrina J allen,geoffrey P davidson, 
andrew s day. et al, Management of cow’s milk 
protein allergy in infants and young children: An 
expert panel perspective. Journal of Paediatrics and 
Child Health 45 (2009) 481-486. 

File đính kèm:

  • pdfdieu_tri_di_ung_dam_sua_bo_o_tre_em.pdf