Điều tra tỷ lệ mắc táo bón và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện lão khoa trung ương
Táo bón là hiện tượng đại tiện khó khăn do phân lưu
giữ trong ruột quá lâu làm cho số lần đi ngoài ít dưới
3 lần/tuần, phân thường khô cứng [1]. Đây là một hội
chứng rất phổ biến mà trong cuộc sống mỗi con người
ai cũng có lúc mắc phải. Hội chứng này gặp ở mọi lứa
tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có
khoảng 4,5 triệu người bị ảnh hưởng dài ngày của táo
bón, các đối tượng thường gặp là trẻ em, phụ nữ, người
cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón ở nam là 26 %, ở nữ là 34
%, 3% số trẻ đến khám nhi và 25 % số trẻ khám tiêu
hóa nhi do táo bón, 30 - 40% những người trên 65 tuổi.
Mỗi năm tại Hoa Kỳ chi khoảng 725 triệu đô la cho việc
chữa trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng [2]. Theo điều
tra của Bộ Y tế Trung Quốc, khoảng 130 triệu người
đang có những vấn đề về chứng táo bón, trong đó 75%
có chứng táo bón mạn tính [3]. Theo nghiên cứu của
Robain và cộng sự, tỷ lệ táo bón ở bệnh nhân tai biến
mạch máu não đang trong thời kì phục hồi chức năng
lên tới trên 60% [4]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống
kê cụ thể về chứng táo bón trên toàn quốc, nhưng qua
điều tra của Hà Văn Ngạc về thói quen đại tiện ở 2127
người bình thường cho thấy số người đại tiện ≥ 4 ngày/
lần chiếm tỷ lệ 1,68% [5]. Táo bón ảnh hưởng tới chất
lượng sống và làm diễn biến bệnh lý của người mắc
bệnh mạn tính ngày càng nặng hơn. Táo bón kéo dài có
thể gây ra các chứng bệnh khác như trĩ, sa trực tràng,
ung thư trực tràng, chảy máu, rách hậu môn, tăng nguy
cơ nhồi máu não hoặc xuất huyết não ở người cao tuổi
có bệnh lý tim mạch [6]. Có nhiều nguyên nhân gây
ra táo bón: do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thói
quen nhịn đi ngoài, do thuốc, do bệnh tật, tổn thương
thực thể ở đại tràng, hậu môn trực tràng, tổn thương
não tủy sống. [7]. Tùy theo nguyên nhân mà ta lựa
chọn phương pháp điều trị táo bón phù hợp và hiệu quả
như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục, dùng thuốc nhuận
tràng, điều trị các bệnh kèm theo. Ở người cao tuổi,
chức năng các cơ quan trong cơ thể giảm sút, chức
năng hệ tiêu hóa cũng giảm đi, khả năng nhai giảm, chế
độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, hạn chế vận đông, có
các bệnh kèm theo.nên người cao tuổi có nguy cơ cao
mắc táo bón.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra tỷ lệ mắc táo bón và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện lão khoa trung ương
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014 73 ĐIỀU TRA TỶ LỆ MẮC TÁO BÓN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG Hồ Thị Kim Thanh1, Nguyễn Thị Lương2 1 Trư͵ng Ĉ̹L hͥF Y Hj NͱL 2 %͟nh YL͟n OmR NhRD trXng ương NghLrn FX ÿưͻF thΉF hL͟n nh͉P Nh̻R Vit t O͟ P͇F tiR Eyn FͿD E͟nh nhkn FDR tXͭL ÿL͙X trͣ nͱL tr~ t̹L %͟nh YL͟n OmR NhRD trXng ương Yj FiF \͗X tͩ OLrn TXDn ĈL͙X trD F͇t ngDng 124 ngư͵L E͟nh nͱL tr~ n͉P YL͟n tt nh̽t 1 tX̿n t̽t F̻ ÿ͙X ÿưͻF thăP NhiP OkP Vjng ÿL͙X trD Nh́X Sh̿n ăn Xͩng 24 gL͵ Yj OjP E͟nh in thHR P̓X thͩng nh̽t .͗t TX̻ FhR th̽\ t O͟ tiR Eyn FͿD E͟nh nhkn ÿL͙X trͣ nͱL tr~ t̹L %͟nh YL͟n /mR .hRD trXng ương Oj 4 t O͟ E͟nh nhkn Fy tL͙n V΅ tiR Eyn Oj 29 .h{ng Fy VΉ NhiF EL͟t r} r͟t Y͙ t O͟ P͇F tiR Eyn gL·D 2 gLͳL T O͟ P͇F tiR Eyn ͷ ngư͵L trrn 0 tXͭL Oj 41 Fh͗ ÿͱ ăn tt Fh̽t [ơ ( 10 gDPngj\) Oj 41 ăn TXD VRnGH Xͩng tt nưͳF 500 PO ngj\ Oj 55 h̹n Fh͗ Yͅn ÿͱng Oj 409 44 FiF trư͵ng hͻS tiR Eyn [X̽t hL͟n VDX NhL YjR YL͟n .͗t OXͅn T O͟ tiR Eyn FͿD E͟nh nhkn ÿL͙X trͣ nͱL tr~ t̹L %͟nh YL͟n /mR .hRD trXng ương Oj 4 t O͟ E͟nh nhkn Fy tL͙n V΅ tiR Eyn Oj 29 CiF \͗X tͩ ngX\ Fơ tiR Eyn ͷ ngư͵L FDR tXͭL TXͭL 0 Fh͗ ÿͱ ăn tt Fh̽t [ơ ( 10 gDPngj\) ăn TXD VRnGH Xͩng tt nưͳF h̹n Fh͗ Yͅn ÿͱng Sh̻L n͉P YL͟n NpR GjL Từ khóa: táo bón, người cao tuổi I. ĐẶT VẤN ĐỀ Táo bón là hiện tượng đại tiện khó khăn do phân lưu giữ trong ruột quá lâu làm cho số lần đi ngoài ít dưới 3 lần/tuần, phân thường khô cứng [1]. Đây là một hội chứng rất phổ biến mà trong cuộc sống mỗi con người ai cũng có lúc mắc phải. Hội chứng này gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi ngành nghề. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 4,5 triệu người bị ảnh hưởng dài ngày của táo bón, các đối tượng thường gặp là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Tỷ lệ mắc táo bón ở nam là 26 %, ở nữ là 34 %, 3% số trẻ đến khám nhi và 25 % số trẻ khám tiêu hóa nhi do táo bón, 30 - 40% những người trên 65 tuổi. Mỗi năm tại Hoa Kỳ chi khoảng 725 triệu đô la cho việc chữa trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng [2]. Theo điều tra của Bộ Y tế Trung Quốc, khoảng 130 triệu người đang có những vấn đề về chứng táo bón, trong đó 75% có chứng táo bón mạn tính [3]. Theo nghiên cứu của Robain và cộng sự, tỷ lệ táo bón ở bệnh nhân tai biến mạch máu não đang trong thời kì phục hồi chức năng lên tới trên 60% [4]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể về chứng táo bón trên toàn quốc, nhưng qua điều tra của Hà Văn Ngạc về thói quen đại tiện ở 2127 người bình thường cho thấy số người đại tiện ≥ 4 ngày/ lần chiếm tỷ lệ 1,68% [5]. Táo bón ảnh hưởng tới chất ĈͣD Fh͡ OLrn h͟ Hͫ Thͣ .LP ThDnh %ͱ P{n NͱL tͭng hͻS trư͵ng Ĉ̹L hͥF Y Hj NͱL (PDLO thDnhhRNLP#\DhRRFRP Ngj\ nhͅn 222014 Ngj\ Fh̽S thXͅn 1112014 lượng sống và làm diễn biến bệnh lý của người mắc bệnh mạn tính ngày càng nặng hơn. Táo bón kéo dài có thể gây ra các chứng bệnh khác như trĩ, sa trực tràng, ung thư trực tràng, chảy máu, rách hậu môn, tăng nguy cơ nhồi máu não hoặc xuất huyết não ở người cao tuổi có bệnh lý tim mạch[6]. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón: do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thói quen nhịn đi ngoài, do thuốc, do bệnh tật, tổn thương thực thể ở đại tràng, hậu môn trực tràng, tổn thương não tủy sống. [7]. Tùy theo nguyên nhân mà ta lựa chọn phương pháp điều trị táo bón phù hợp và hiệu quả như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục, dùng thuốc nhuận tràng, điều trị các bệnh kèm theo... Ở người cao tuổi, chức năng các cơ quan trong cơ thể giảm sút, chức năng hệ tiêu hóa cũng giảm đi, khả năng nhai giảm, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, hạn chế vận đông, có các bệnh kèm theo...nên người cao tuổi có nguy cơ cao mắc táo bón. Trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, triệu chứng táo bón ở các bệnh nhân điều trị nội trú là khá thường gặp, vì vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ táo bón ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng - Chọn tất cả các bệnh nhân điều trị nội trú tại 3 khoa của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 12/2013 TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014 74 đến tháng 3/2014. - Thời gian đã điều trị tại viện ≥ 7 ngày. - Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu. - /R̹L tr Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính, phải điều trị tích cực. 2. Phương pháp - Phương pháp nghiên cứu: dịch tễ học mô tả, cắt ngang - Mỗi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được hỏi và trả lời trực tiếp theo bộ câu hỏi phỏng vấn và phiếu hỏi ghi khẩu phần ăn theo phương pháp nhớ lại khẩu phần ăn 24h đã được thiết kế sẵn, Chẩn đoán táo bón theo tiêu chuẩn Rome III: Táo bón chức năng được xác định khi có ít nhất 2 trong 6 tiêu chuẩn sau: - Đại tiện dưới 3 lần/tuần. - Rặn nhiều, lâu khi đại tiện. - Phân khô cứng, màu đen hay vón cục. - Đại tiện xong vẫn không thấy hết phân. - Cảm thấy như bị nghẽn tắc vùng hậu môn trực tràng. - Thời gian đại tiện kéo dài. 3. Xử lý số liệu: bằng chương trình SPSS phiên bản 15.0. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Các đối tượng nghiên cứu đồng thuận tham gia và có thể rút lui bất kỳ khi nào nếu không đồng ý. Thông tin về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu được bảo mật theo qui định. III. KẾT QUẢ 1 Đặc điểm chung Điều tra 124 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão Khoa trung ương tại các khoa: Nội tổng hợp, Nội tiết chuyển hóa, Tâm thần kinh từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 73,7 ± 11,5, cao nhất là 92 tuổi, thấp nhất là 50 tuổi, trong đó nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 64,5%. Nhóm nghiên cứu có 45,2% nam; 54,8% nữ. 2. Tỷ lệ mắc táo bón và các yếu tố liên quan Biểu đồ 1. Tỷ lệ táo bón Tỷ lệ mắc táo bón của nhóm nghiên cứu là 34,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử bị táo bón là 62,9%. Bảng 1. Tỷ lệ táo bón theo tuổi, giới Nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi có tỷ lệ táo bón gấp 2,39 lần nhóm bệnh nhân < 70 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI (1,34 - 3,56). Đặc điểm Táo bón Không táo bón OR (95% CI)n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Tuổi ≥ 70 33 41,3 47 58,7 2,39 (1,34 - 3,56)< 70 10 22,7 34 77,3 Giới Nam 24 42,9 32 57,1 1,93 (0,90 - 4,14)Nữ 19 27,9 49 72,1 TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014 75 Hầu hết táo bón xuất hiện sau khi vào viện với tỷ lệ 74,4% Bảng 2. Tỷ lệ táo bón theo thời gian xuất hiện Bảng 3. Mối liên quan giữa táo bón và lượng chất xơ, lượng nước uống trong khẩu phần ăn 24h 100% các bệnh nhân mắc táo bón có lượng chất xơ ăn hàng ngày thấp < 15 gram/ngày. Nhóm có lượng chất xơ trong khẩu phần ăn < 10 gram/ngày có nguy cơ mắc táo bón gấp 5,95 lần nhóm ăn ≥ 10 gram/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI (1,32 - 11,3). - Lượng nước uống trung bình của nhóm nghiên cứu là 936 ± 440 ml/ngày, của nhóm táo bón là 757 ± 370 ml/ngày. Càng uống ít nước thì nguy cơ táo bón càng cao. Bảng 4. Mối liên quan giữa táo bón và mức độ vận động, cách ăn Nhóm hạn chế vận động có nguy cơ mắc táo bón gấp 2,87 lần nhóm đi lại bình thường. Nhóm ăn qua sonde có tỷ lệ táo bón gấp 6,6 lần nhóm tự ăn. IV. BÀN LUẬN Táo bón là một hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra: do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thói quen nhịn đi ngoài, do thuốc, bệnh tật, tổn thương thực thể ở đại tràng, hậu môn trực tràng, tổn thương não tủy sống... [8]. Điều tra 124 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương có các đặc điểm chung: tuổi trung bình là 73,7 ± 11,5, nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 64,5%, có 45,2% nam, 54,8% nữ. Trong nghiên cứu, tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là số ngày đã điều trị tại viện ≥ 7 ngày giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nằm viện với táo bón. Số ngày điều trị của nhóm nghiên cứu Thời gian xuất hiện táo bón n Tỷ lệ (%) Trước vào viện 11 25,6 Sau vào viện 32 74,4 Tổng 43 100 Lượng chất xơ/nước uống Táo bón Không táo bón OR 95% CIn Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) < 10gram/ngày 40 41,7 56 58,3 5,95 (1,32 - 11,3 ) ≥ 10gram/ngày 3 10,7 25 89,3 ≤ 500 ml/ngày 20 55,6 16 44,4 11,2 (1,8 - 68,5) 500 – 999 ml/ngày 11 47,8 12 52,2 8,2 (1,3 - 52,9) 1000 – 1499 ml/ngày 10 22,2 35 77,8 2,6 (0,5 - 13,4) ≥ 1500 ml/ngày 2 10,0 18 90,0 1 Táo bón Không táo bón OR (95% CI)n (%) n (%) Hạn chế vận động 36 40,9 52 59,1 2,87 (1,11 - 7,43)Đi lại bình thường 7 19,4 29 80,6 Ăn qua sonde 11 73,3 4 26,7% 6,6 (1,84 - 23,8)Tự ăn 32 29,4 77 70,6 TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014 76 trung bình là 11,5 ± 4,6 trong đó tỷ lệ bệnh nhân điều trị từ 11 - 20 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 58,9%; điều trị dài nhất là 35 ngày. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón của Rome III, chúng tôi xác định có 43 bệnh nhân (34,7%) mắc táo bón trong tổng số 124 bệnh nhân nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Hà Văn Ngạc về thói quen đại tiện ở 2127 người bình thường cho thấy: 83,2% đi đại tiện hàng ngày, 15,3% đại tiện 2 - 3 ngày/lần, 1,68% đại tiện ≥ 4 ngày/lần [5]. Theo nghiên cứu của Arnold Wald (2005) ở người bình thường ≥ 20 tuổi, tỷ lệ táo bón ở Hoa Kỳ là 18%, ở Anh là 8%, ở Pháp là 14%, ở Đức là 5%, Italia là 8%, ở Brazil là 17%, ở Hàn Quốc là 17%. Tỷ lệ táo bón chung trên thế giới là khoảng 14% [2]. Nghiên cứu của chúng tôi lấy đối tượng là bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa có độ tuổi trung bình cao hơn, mắc nhiều bệnh kèm theo nên tỷ lệ táo bón cao hơn các nghiên cứu khác thực hiện ở người bình thường. Khai thác tiền sử bị táo bón có 62,9% bệnh nhân đã từng mắc, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Văn Long (khoảng 50% người cao tuổi ở cộng đồng mắc táo bón) [7]. Hosia-Randell H. và cộng sự (2007) nghiên tại trung tâm dưỡng lão ở Hensinki (Phần Lan) cũng cho thấy trong số 1987 người thì có 82% có dùng thuốc nhuận tràng hay mắc táo bón [9]. Chứng tỏ táo bón là hiện tượng rất thường gặp ở người cao tuổi. T O͟ tiR Eyn thHR tXͭL gLͳL th͵L gLDn n͉P YL͟n Táo bón là một hội chứng khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân mắc táo bón trong nghiên cứu là 75 ± 10,8. Tuổi thấp nhất mắc táo bón của nhóm nghiên cứu là 53 tuổi, cao nhất là 92 tuổi. Nhóm bệnh nhân ≥ 70 tuổi có tỷ lệ táo bón gấp 2,39 lần nhóm bệnh nhân < 70 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (95%CI 1,34 - 3,56). Nghiên cứu của Sonnenberg A, Koch TR cho thấy có khoảng 30 - 40% người trên 65 tuổi có vấn đề về táo bón [10]. Các nghiên cứu đều ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ táo bón theo tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc táo bón ở nam (42,9%) nhiều hơn ở nữ ( 27,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Danielle Harari và cộng sự, tỷ lệ táo bón ở nhóm nghiên cứu là 53,4% ở nam, nữ là 46,6% [11]. Trong số các bệnh nhân mắc táo bón có những người xuất hiện táo từ trước khi vào viện (25,6%), có người vào viện rồi mới xuất hiện táo bón (74,4%), tỷ lệ táo bón tăng gấp khoảng 3 lần sau khi vào viện. Nằm viện đồng nghĩa với tăng nguy cơ gây táo bón như: tác động của thuốc điều trị bệnh chính, các tổn thương não và tủy sống, hạn chế vận động, sử dụng nhiều loại thuốc có nguy cơ gây táo bón, chế độ ăn giảm chất xơ, stress. /ưͻng Fh̽t [ơ nưͳF Xͩng trRng Nh́X Sh̿n ăn Yj PF ÿͱ Yͅn ÿͱng Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, chúng ta cần 20 - 35 gram chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy 100% các bệnh nhân mắc táo bón có lượng chất xơ ăn hàng ngày < 15 gram/ngày. Nhóm có lượng chất xơ trong khẩu phần ăn < 10 gram/ngày có tỷ lệ táo bón gấp 5,95 lần nhóm ăn ≥ 10 gram/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI 1,32 - 11,3. So với nghiên cứu của Alayne D Markland DO và cộng sự trên 10.914 người (từ 20 tuổi) có 30,5% những người đàn ông và 32,8 % phụ nữ bị táo bón báo cáo lượng chất xơ < 10 gram/ngày so với 17,3% những người đàn ông và 27,1 % phụ nữ không có táo bón. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [12]. Lượng nước uống trong 1 ngày trung bình của nhóm nghiên cứu là 936 ± 440 ml/ngày. Người cao tuổi có ngưỡng khát rất cao, ít có nhu cầu uống nước, nhất là khi nằm viện điều kiện ăn uống không thuận lợi như ở nhà, do đó lượng nước uống hàng ngày cũng giảm. Nhóm bệnh nhân uống ≤ 500 ml/ngày, 500 - 999 ml/ ngày có tỷ lệ mắc táo bón tương ứng gấp 11,2 lần, 8,2 lần so với nhóm uống ≥ 1500 ml/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI 1,8 - 68,5 và 1,3 - 52,9. Như vậy, uống càng ít nước nguy cơ mắc táo bón càng cao. So với kết quả của Alayne D Markland DO và cộng sự có sự tương đồng [12]. Lượng nước uống trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng trung bình lượng nước cần uống vào khoảng 2000 ml/ngày. Nhóm ăn qua sonde có tỷ lệ táo bón gấp 6,6 lần nhóm tự ăn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI dao động 1,84 - 23,8. Trong số 15 bệnh nhân ăn qua sonde thì 11 bệnh nhân mắc táo bón chiếm 73,3%. Thức ăn của bệnh nhân ăn qua sonde thường là cháo, súp, sữađều ở dạng lỏng, đã được làm nhuyễn, hàm lượng chất xơ trong đó rất thấp. Người chăm sóc cho rằng ăn súp sữa đã nhiều nước nên có thể không cho bệnh nhân uống thêm nước, do đó lượng nước đưa vào cơ thể ít, dẫn tới hậu quả táo bón gặp nhiều hơn trên những bệnh nhân này. Bệnh nhân cao tuổi nằm viện rất hay gặp tình trạng hạn chế vận động do mệt mỏi, đau cơ xương khớp, có các loại sonde như sonde ăn, sonde tiểu, tiêm truyền Kết quả nghiên cứu cho thấy 88/124 bệnh nhân có sự hạn chế về vận động. 40,9% bệnh nhân có hạn chế về vận động mắc táo bón, 19,4% bệnh nhân đi lại bình thường mắc táo bón. Nhóm hạn chế vận động có tỷ lệ táo bón gấp 2,87 lần nhóm đi lại bình thường, sự khác TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014 77 biệt có ý nghĩa thống kê với 95% CI 1,11 - 7,43. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ táo bón của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão Khoa trung ương là 34,7%; tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử táo bón là 62,9%. Các yếu tố nguy cơ táo bón ở người cao tuổi: Tuổi ≥ 70, chế độ ăn ít chất xơ (< 10 gam/ngày), ăn qua sonde, uống ít nước, hạn chế vận động, phải nằm viện kéo dài. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện Lão khoa Trung ương và các khoa lâm sàng đã tạo điều kiện cho chúng tôi thu thập số liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Táo bón, Bệnh học nội khoa tập 1- Bài giảng dành cho đối tượng sau đại học, Nhj [X̽t E̻n \ hͥF 153 - 167. 2. Arnold Wald (2005). The BI Omnibus Study: An in- ternational survey of community prevalence of consti- pation and laxative use in adults, 'RZnORDG DrtLFOH IrRP :DOGD#PV[XSPFHGX 3. Xin Yang (2005), Bệnh táo bón, Nhà xuất bản Hà Nội. 4. Robain G., Chennevelle J.M., Petit F., Piera J.B. (2002), Incidence of constipation after recent vascular hemiplegia: a propective cohort of 152 pations, 5HY NHXrRO (PDrLV) 158 (5 Pt1):, tr. 589 - 592. 5. Nguyễn Thế Ba; Nguyễn Thị Ngọc Thảo; Hà Văn Ngạc (2001), Tìm hiểu về thói quen đi đại tiện ở người lớn bình thường, Tạp chí thông tin y dược, (5), tr. 15 - 16. 6. Các bộ môn nội trưởng đại học Y Hà Nội (2012), Hướng chẩn đoán và điều trị táo bón, Bệnh học nội khoa tập 2, Nhj [X̽t E̻n Y hͥF 91 - 95 7. Đào Văn Long (2004). Táo bón, Lâm sàng bệnh tiêu hóa thực hành dựa trên vấn đề 245 - 263. 8. Ozturk R (2007). Defecation disorders: an important subgroup of functional constipation, its pathophysiol- ogy, evaluation and treatment with biofeedback, TXrN -*DVtrRHntHrRO 18(3), 139 - 149. 9. Hosia R.H.; Suominen M.; Muurinen S.; Pitkala K.H (2007). Use of laxatives among older nursing home residents in Hensinki, Finland, 'rXgV $gLng 24(2), 147 - 154. 10. Sonnenberg A; Koch TR. (1989). Epidemiology of constipation in the United States, 'LV CRORn 5HFtXP 32(1):1 - 8. 11. Danielle H.; Christine N.; Linda L. and Cameron S. (2004). Treatment of Constipation and Fecal Inconti- nence in Stroke Patients: Randomized Controlled Trial, 6trRNH 35, 2549 - 2554. 12. Kathryn L.B; Jan Busby W.; William E.W et al (2013). Association of Low Dietary Intake of Fiber and Liquids With Constipation, $P - *DVtrRHntHrRO 8(5): 796 - 803. Summary CONSTIPATION AND RELATIVE FACTORS IN THE ELDERLY IN-PATIENTS IN VIETNAM NATIONAL GERIATRIC HOSPITAL The study was to investigate the prevalence of constipation and risk factors in the elderly in-patients. 124 patients admitted in the hospital for at least 1 week were included in the study. 34.7% hospitalized patients are reported to have bowel incontinence; the patients have the previous history of the constipation was 62.9%, there is no difference between both sexes. Prevalence of constipation in patients over 70 years old was 41.3%, low fiber consumption (<10g/day) was 41.7%, tube feeding was 73.3%, low water intake (500ml/day) was 55.6%, and decrease in mobility was 40.9%. 74.4% patients suffered from constipation after hospitalization. In conclusion, the prevalence of constipation in inpatients was 34.7%. Risk factors of constipation were: age >70, low fiber consumption (<10g/day), tube feeding, low water intake, and decrease in mobility, and prolonge hospital admission. Key words: constipation, elderly
File đính kèm:
- dieu_tra_ty_le_mac_tao_bon_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_benh.pdf