Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn

Khái niệm hát lượn và hát lượn Slương

Lượn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày, nhưng đến nay vẫn

chưa có được một định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu

của một số người đi trước, chúng tôi tập hợp được những ý kiến sau:

Nhạc sĩ Đỗ Minh, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, giải thích: Gọi “Lượn

Slương ” vì nó là “tiếng hát của tình thương”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vi

Hồng viết: “ Slương nghĩa là thương”. Nhà dân tộc học Lã Văn Lô nhận định:

Slương là hát để “bày tỏ tâm tình của mình đối với người yêu ”. Nhà dân tộc học

Nguyễn Nam Tiến phân tích: “ gọi là Slương vì trong rất nhiều bài lượn, đặc biệt

là những câu đầu thường hay có từ Slương” thí dụ :

Thặt cằm Slương đuổi bạn tương tri

(Có lời với bạn tương tri)

Về “lượn Slương ” nhân dân Tày còn có một tên gọi khác nữa là “lượn Lạng”

vì rất phổ biến ở vùng Lạng Sơn.

Trong cuốn “Sli Lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng”, Vi Hồng đã đưa ra nhận xét

về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lượn ”. Tác giả đưa ra nhiều ý kiến giải thíchkhác nhau, nhưng đáng chú ý là ý kiến của cụ Nông Văn Mô ở huyện Hòa An tỉnh

Cao Bằng. Theo cụ Mô thì “lượn” hay “vén” cùng có một nghĩa - xưa kia người

Tày vẫn nói “lượn lục” hay “vén lục” đều có nghĩa là “ru con”.

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 1

Trang 1

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 2

Trang 2

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 3

Trang 3

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 4

Trang 4

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 5

Trang 5

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 6

Trang 6

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 7

Trang 7

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 6720
Bạn đang xem tài liệu "Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn

Diễn xướng lượn slương của người Tày ở xã Yên Cư huyện chợ mới tỉnh Bắc Kạn
DIỄN XƯỚNG LƯỢN SLƯƠNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ YÊN CƯ 
HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH BẮC KẠN 
 LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO 
 Tóm tắt 
 Hát lượn là một loại hình dân ca sinh hoạt rất phổ biến trong đời sống văn 
hóa của người Tày. Hát lượn có những hình thức diễn xướng khác nhau. Người 
Tày ở xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có lượn Slương. Nội dung chủ yếu 
của lượn Slương có hát tự do và hát theo lễ hội (thể thức). Theo thể thức, lượn 
Slương có nhiều thể và được hát theo nhiều chặng. Giá trị văn hóa của lượn 
Slương cần được bảo tồn và phát huy. 
 1. Khái niệm hát lượn và hát lượn Slương 
 Lượn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày, nhưng đến nay vẫn 
chưa có được một định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu 
của một số người đi trước, chúng tôi tập hợp được những ý kiến sau: 
 Nhạc sĩ Đỗ Minh, nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, giải thích: Gọi “Lượn 
Slương ” vì nó là “tiếng hát của tình thương”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Vi 
Hồng viết: “Slương nghĩa là thương”. Nhà dân tộc học Lã Văn Lô nhận định: 
Slương là hát để “bày tỏ tâm tình của mình đối với người yêu”. Nhà dân tộc học 
Nguyễn Nam Tiến phân tích: “gọi là Slương vì trong rất nhiều bài lượn, đặc biệt 
là những câu đầu thường hay có từ Slương” thí dụ : 
 Thặt cằm Slương đuổi bạn tương tri 
 (Có lời với bạn tương tri) 
 Về “lượn Slương ” nhân dân Tày còn có một tên gọi khác nữa là “lượn Lạng” 
vì rất phổ biến ở vùng Lạng Sơn. 
 Trong cuốn “Sli Lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng”, Vi Hồng đã đưa ra nhận xét 
về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lượn ”. Tác giả đưa ra nhiều ý kiến giải thích 
khác nhau, nhưng đáng chú ý là ý kiến của cụ Nông Văn Mô ở huyện Hòa An tỉnh 
Cao Bằng. Theo cụ Mô thì “lượn” hay “vén” cùng có một nghĩa - xưa kia người 
Tày vẫn nói “lượn lục” hay “vén lục” đều có nghĩa là “ru con”. 
 Lượn thường được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng khác nhau. Theo nghĩa 
rộng, lượn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca người Tày, bao gồm cả then (lượn then), hát 
đám cưới (lượn quan làng), phuốc pác (lượn phuốc pác) và phong slư (lượn phong 
slư). 
 Theo nghĩa hẹp, lượn chỉ những điệu hát giao duyên của người Tày. Cả hai 
cách hiểu đều có lý, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên lượn theo nghĩa 
hẹp, tức là bộ phận hát đối đáp giao duyên của người Tày. Theo cách hiểu này, 
lượn gồm 3 loại: lượn Cọi, lượn Slương và lượn Nàng Hai. Nếu như lượn Cọi và 
lượn Nàng Hai có địa bàn chính ở phía Tây vùng Việt Bắc thì lượn Slương lưu 
hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính. Khác với lượn Cọi là loại lượn sử dụng vần 
lưng để kéo dài khổ thơ, lượn Slương chỉ dùng loại thất ngôn tứ tuyệt. Vào cuộc 
lượn Slương, sau những bài hát mời của chủ bản, chỉ có một đôi trai gái hát đối đáp 
với nhau, các bài hát được hát lên đều do nhớ nhập tâm hoặc ứng khẩu chứ không 
phải có thầy dẫn như lượn Cọi. 
 Như vậy, lượn Slương là những bài hát giao duyên lưu hành ở một vài địa 
phương nhất định, mang đặc điểm riêng về thể thơ và lối hát. 
 Hát lượn Slương có nhiều làn điệu, thường là thể thơ thất ngôn, song cũng có 
khi là thơ tự do. Mỗi người cần phải có một “vốn” lượn lớn để sẵn sàng ứng xử 
một cách “thông dòng bén giọt” mới mong chiếm được cảm tình người mình muốn 
làm quen. Nếu lúng túng không đối đáp được bằng câu hát, sẽ bị chê là ít hiểu biết, 
vụng về. 
 Trong một buổi hát lượn, không thể thiếu phần "slương", tức là hát để bày tỏ 
tâm tình của mình đối với người yêu. Thật ra, không phải lúc nào cứ lượn hát với 
nhau là có thể yêu, tiến tới xây dựng gia đình. Tuy nhiên phải công nhận rằng đó là 
những tiếng hát tâm tình, là khúc nhạc lòng của thanh niên nam nữ trong lứa tuổi 
đầy hứa hẹn và khao khát yêu đương. Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên, phần 
này hoàn toàn là những bài về tình yêu nam nữ, thể hiện lòng mong muốn được 
yêu đương, mong có được mối tình chung thủy. Biết bao nhiêu lời nguyện ước, thề 
thốt, thiết tha, tràn ngập lòng tin và hy vọng được hát lên với tất cả tâm hồn say 
đắm của tuổi trẻ. 
 Hát lượn Slương trong tình yêu giúp người Tày bộc bạch niềm tâm sự sâu kín. 
Nếu nói thẳng với nhau e rằng khó hơn là dùng câu “lượn” để giãi bày. Tuy nó văn 
hoa thật, nhưng cốt lõi vẫn hướng về cái mình muốn nói. Buổi đầu dùng “lượn” rất 
dễ làm quen, đã yêu nhau rồi dùng “lượn” càng dễ dàng bày tỏ. Có những cuộc 
tình, từ khi quen đến khi cưới, mỗi chàng trai, cô gái phải hát tới cả ngàn câu. 
Không ai có thể thuộc sẵn cả ngàn câu nhưng lúc hát phải sáng tạo ra. Sáng tạo hay 
thì được người yêu yêu nhiều hơn vì “anh là người có học cao, hiểu rộng, thông 
minh...”, vì lẽ đó mà hát lượn Slương rất phong phú. Thế nhưng ở Yên Cư, Chợ 
Mới- Bắc Kạn, các bài hát lượn Slương hầu như không được ghi chép lại nên đã bị 
mai một dần. 
 2. Các thể thức hát lượn Slương 
 Lượn Slương thường được hát giữa một nam và một nữ hoặc giữa một tốp 
nam, một tốp nữ ngồi đối diện nhau trên những chiếc mành tre, tấm cót đã được rải 
trước đó. Xung quanh có nhiều người ở mọi lứa tuổi cùng nghe và góp vui (bình 
luận, nhắc nhở, tán thưởng). Thời gian một cuộc lượn đầy đủ bắt đầu từ đêm hôm 
trước đến gần buổi sáng hôm sau. Tuỳ theo nội dung, người Tày phân chia lượn 
Slương thành nhiều thể. Khái niệm thể cũng co dãn, chưa thật nhất quán. 
 - Các thể hát lượn Slương: 
 Lượn Slương thường được tổ chức vào ngày hội lồng tồng (xuống đồng) của 
mùa xuân, hay vào những đêm trăng sáng trong dịp nông nhàn. Theo những tài liệu 
sưu tầm được, sơ bộ có thể chia lượn Slương thành 3 nhóm: lượn đi đường, lượn 
sử và lượn chúc mừng. Trong đó phần lượn chúc mừng không phải là hát giao 
duyên, chỉ là lời cảm tạ của người lượn với gia chủ nên có tính chất gắn kết khá 
lỏng lẻo với cuộc lượn. Phần lượn sử với một thời gian khá lớn dành cho việc lượn 
về các truyện cổ dân gian của người Tày và các tích truyện có nguồn gốc Trung 
Quốc, thể hiện chiều sâu của cuộc lượn Slương khi tình cảm của người Tày đã hết 
sức sâu nặng. Nhưng chính vì tính chất và nội dung của nó, lượn sử không có sức 
hút mạnh đối với người nghe. Còn phần lượn đi đường là phần chứa đựng nhiều 
tình huống bất ngờ nhất. Về mặt hình thức, đó là phút ban đầu thăm dò, tìm hiểu, 
làm quen, dỗi hờn, trách móc. Về mặt nội dung, tình cảm được diễn tả từ nỗi nhớ 
thương kín đáo, e ấp đến sâu sắc, mạnh bạo. Phần này được người nghe rất yêu 
thích và đây chính là phần trọng tâm của cuộc lượn Slương. Không có một cuộc 
lượn Slương nào thiếu phần này dù cho hai phần kia có thể không được lượn đến. 
 Trong lễ hội lồng tồng, người Tày thường hát lượn Slương với 5 bài, gồm: 
Lựợn cầu mùa, Mời xiên lý và lượn chúc chồm, Xiên lý lượn chúc lễ hội lồng tồng, 
Mời rượu, Xiên lý hay chủa bản lượn tiễn vua về đền. 
 Trong các cuộc hát giao duyên khác, người Tày chia lượn Slương thành 10 
thể: 
 + Thể lượn mời: Người chủa bản (chủ bản) hát những khúc hát để mời người 
xiên lý (khách) lượn với mình. 
 + Thể lượn khan: Người xiên lý hát những khúc hát đố và hỏi để người chủa 
bản trả lời. 
 + Thể lượn chập: Tức là lượn gặp, người xiên lý hát chính còn người chủa 
bản hát ngân theo. 
 + Thể lượn chào: Người chủa bản và xiên lý hát chào nhau. 
 + Thể lượn khuyên: Hát khuyên nhau để lượn lâu dài với nhau. 
 + Thể lượn chúc chồm: Người xiên lý hát chúc mừng người chủa bản. 
 + Thể dạ: Hát một kiểu khác không giống với các thể khác, hát hai câu một. 
 + Thể kiết: xiên lý hát trước nêu lên hoàn cảnh lượn như thế nào cho vừa lòng 
người chủa bản, sau đó hai bên cam kết lượn với nhau lâu dài. 
 + Thể lượn tuổng: mang tính kể chuyện hoặc miêu tả thời tiết, thiên nhiên, lao 
động sản xuất 
 + Thể lượn nhắn nhau: xiên lý và chủa bản sẽ hát những khúc hát nhắn nhau 
và hẹn gặp lại nhau. 
 - Các chặng hát lượn Slương 
 Tiến trình của hình thức giao duyên trong lượn Slương gồm 3 chặng chính: 
 + Chặng thứ 1: Nhằm mục đích mời (nài), chúc mừng, chào nhau: 
 Trước khi “lượn nài”, (mời nhau hát), thanh niên trong bản cất tiếng hát xin 
phép chủ nhà mặc dù chủ nhà đã đồng ý từ trước, thậm chí còn mong muốn tổ 
chức “lượn”: 
 Thặt căm tê xam cạ chủ rườn (Cất tiếng xin thưa với chủ nhà 
 Khách lạ mà nẩy tự viện phương Có phải đến đây khách từ xa 
 Slậy tử xo trình sle lẩy hỉn Sĩ tử xin trình, mong hội ngộ 
 Xả cạ khách lạ, slậy xo slương Sĩ tử xin chào được vui xuân). 
 Sau đó mới cất tiếng lượn “nài” (mời) khách: 
 Ở bài khai khẩu ước chào xuân (Mở bài khai khẩu ước chào xuân 
 Tiểng cạ duyên phần mì hải ân Đồn rằng chốn ấy đầy hải ân 
 Tiểng cạ duyên cần mì duyên sắc Đồn rằng chốn ấy đầy duyên sắc 
 Slậy tử xo chào, lỉn slắc xuân. Sĩ tử xin chào được vui xuân). 
 Để thành cặp lượn với nhau, người được “lượn nài” phải lượn đáp lại để cảm 
ơn và để thành cặp lượn giao duyên (cốc lượn). 
 Sau khi đã thành cặp lượn rồi thì bên “xiên lý” (khách) chủ động hát thể lượn 
khan, thể này mang tính đố, hỏi cho người “chủa bản” (chủ nhà) trả lời, giải đáp. 
 Sau khi hát vài khổ rồi, người xiên lý trong cặp này phải hát theo quy trình 
tuần tự (lượn lễ) hết các thể sau: 
 Chập căn (gặp nhau): 
 Giáp ất lai hè từ cổ truyền (Giáp ất chu kỳ thời gian xưa 
 Tình cờ pây lín chập đào thiên Tình cờ đi chơi gặp cùng cảnh 
 Ngộ nhị tình cờ chăng đáy chập Mỗi lần tình cờ may được gặp 
 Khéo chập tỳ nấy dở ca điên May gặp chốn này chốn dở dang) 
 Chào căn (chào nhau): 
 Phong phanh lồm thoáng đông lao sao (Vèo vèo gió thổi động lao sao 
 Bjóc phông thì xuân tiết hộn hào Hoa nở mùa xuân tiết hỗn hào 
 Thế thự nhân tình long ao ước Tư tưởng nhân tình lòng ao ước 
 Họp mặt củng căn rà tạm chào. Họp mặt cùng nhau ta tạm chào). 
 Khuyên căn (khuyên nhau): 
 Túc quý lưu dài cảnh liễu tiên (Trúc quý lưu đài cảnh liễu tiên 
 Chập chào te đoạn già khảm khuyên Gặp chào đã rồi lượn tới khuyên 
 Cằm vỉ cửu tuyền sle mại mại Câu ví chín đời để mãi mãi 
 Chắc cạ cằm hây chập ý tuyên. Biết lượn lời nào gặp ý nên). 
 + Chặng thứ 2: Là phần ứng tác tại chỗ nhằm bày tỏ, trao đổi tình cảm với 
nhau bằng hình ảnh cỏ cây hoa lá, so sánh ví von. Đây là chặng tiếp đãi, thi thố, 
tâm tình, ước nguyện yêu đương. Chặng này dài nhất, chiếm hầu hết phần thời gian 
của một đêm “lượn”. Tùy theo trình độ của đôi bên nam nữ mà có thể kéo dài từ 
một đến vài đêm 
 Người xiên lý hát thể “lượn dạ” rồi thể “chúc chồm”- chúc mừng. Nếu hát tại 
một gia đình thì hát bài “chúc chồm rườn” để cảm ơn, chúc mừng gia đình đó. Sau 
thể “chúc chồm”, người xiên lý hát sang thể “lượn kiết” để tỏ ý hai người cùng 
cam kết hát lượn hết mình với nhau lâu dài. Bằng lối hát liền khúc, các khổ “lượn 
kiết” chủ yếu do người chủa bản tìm chọn hoặc sáng tác để hát đối lại với các khổ 
thơ mà xiên lý đã lượn trước. 
 Sau thể “lượn kiết”, cặp lượn chuyển sang hát thể “lượn tuổng” - thể lượn 
mang tính kể chuyện hoặc miêu tả thời tiết, thiên nhiên, lao động sản xuất. Khi hát 
tới thể “lượn tuổng”, người ta chọn những bài ưa thích và hát liền khúc (nối tiếp 
nhau), mỗi người hát một khổ thơ, hát hết bài thì chuyển sang bài khác. 
 Ở chặng này, nội dung của bài lượn không phải là đối đáp mà là luân phiên 
nam nữ nối tiếp nhau hát từng đoạn trong cùng một bài. Bên nào vì quên không hát 
nối tiếp được đúng, bị coi như thua cuộc. 
 + Chặng thứ 3: Nội dung chủ yếu là giã từ, nhắn nhủ và hẹn hò, nói lên tình 
cảm quyến luyến giữa đôi bên và hò hẹn gặp nhau trong cuộc hát lượn năm tới. 
 Bên “xiên lý” và “chủa bản” hát những khúc hát chào nhau. Mặc dù chỉ có 
lời chào thôi nhưng ở trong lượn Slương, lại rất quan trọng. Đôi bên phải chọn lời 
hát thật hay, thật tình cảm cho lời chào của mình. 
 Chào nhau chào cho đúng 
 Về nhà rồi đừng áy náy thương duyên 
 Chào nhau chào thật lâu 
 Về nhà khỏi mong theo với bạn nào 
 Chào nhau nhớ lời chào mãi 
 Lời chào để theo nhớ mọi ngày. 
 3. Các giai đoạn phát triển của diễn xướng hát lượn Slương 
 Trong tiến trình lịch sử, lượn Slương được phát triển qua hai giai đoạn chính: 
Giai đoạn nguyên sơ và giai đoạn có thể thức, lề lối. 
 - Giai đoạn nguyên sơ: 
 Những câu hát, cặp hát (đối đáp) lẻ tẻ diễn ra trong một khoảnh khắc, một thời 
gian nhất định. Đó là những câu, những bài hát không được chuẩn bị trước, không 
có nghi thức tổ chức. Họ hát vào những dịp đêm trăng ở bản làng, trong lúc lao 
động, trong sinh hoạt thường ngày. Chính bản thân những người hát đã góp phần 
vào việc sáng tạo vốn dân ca. Ở đây hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí và môi 
trường lao động gắn chặt với nhau. Đây là dạng thức nguyên hợp, cũng tồn tại khá 
phổ biến ở các thể loại dân ca của các tộc người thiểu số khác. Hiện nay ở Yên Cư, 
hình thức hát này về cơ bản đã không còn, có chăng chỉ ở những cuộc lượn trong 
ngày tết, đám cưới, vào nhà mới nhưng cũng không phổ biến. 
 - Giai đoạn diễn xướng có thể thức lề lối: 
 Hình thức này dần dần tách rời khỏi thực tiễn công việc hàng ngày, song 
không vì vậy mà nó tách khỏi cuộc sống, môi trường lao động. Trong giai đoạn 
này công tác chuẩn bị, cách thức diễn xướng đều có bài bản thứ tự trước sau. Tuy 
nhiên vẫn còn hiện tượng ứng tác. Trong ngày lễ hội, khách thường nghỉ lại bản 
làng. Một tốp thanh niên của bản kéo đến nhà có khách trọ, hát những lời lượn nài 
mời khách tham gia cuộc lượn. Khách có lời hát lại (lượn khan). Cuộc lượn ứng tác 
giữa đám thanh niên chủ bản và tốp khách được bắt đầu. Đây là một hình thức tái 
tạo có ý thức không rập khuôn theo những chuẩn mực của lề lối. Do vậy trong hát 
lượn của người Tày, lượn Slương là phong phú nhất, có nhiều dị bản khác nhau và 
cuốn hút người nghe nhiều nhất. 
 * 
 * * 
 Tóm lại, lượn Slương là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học nghệ 
thuật dân gian của người Tày. Không những thế nó còn là nét đẹp văn hóa tiêu biểu 
của dân tộc Tày. Lượn Sương là loại dân ca ở trình độ phát triển khá cao, được hát 
theo lề lối, bài bản trong diễn xướng. Lượn Sương là một di sản văn hóa quý giá 
của dân tộc Tày và của Việt Nam, cần được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống 
đương đại. 
 L.T.P.T 
 Tài liệu tham khảo 
 1. Vi Hồng, Vài suy nghĩ về hát Quan lang, Phong Slư, Lượn, Tạp chí văn 
học số 3, 1976. 
 2. Vi Hồng, Sli lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà 
Nội, 1979. 
 3. Cung Khắc Lược, Lê Bích Ngân, Lượn cọi Tày - Nùng, Nxb Văn hoá 
dân tộc, Hà Nội, 1987. 
 4. Hoàng Văn Páo, Sưu tầm, biên dịch, giới thiệu, Lượn Tày Lạng Sơn, 
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003. 
 5. Nguyễn Nam Tiến, Về lượn của người Tày, Tạp chí dân tộc học, số 1, 
1976. 
 6. Ma Văn Vịnh, Lượn Thương lễ hội lồng tồng di sản văn hóa, chưa xuất 
bản. 

File đính kèm:

  • pdfdien_xuong_luon_sluong_cua_nguoi_tay_o_xa_yen_cu_huyen_cho_m.pdf