Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison

Tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison là những mảnh vụn hồi ức sống động về một thời kỳ lịch sử đau đớn của người Mỹ da đen: chế độ nô lệ. Diễn giải lịch sử ấy, thông qua lăng kính bi kịch của một nữ nô lệ, của kẻ bị săn đuổi và bị phá hủy bản sắc, thể hiện một cảm quan lịch sử mới của nhà văn. Ám ảnh

lịch sử hồi quang trong dáng hình một câu chuyện ma “ăn mòn” tâm trí của từng cá nhân và trở thành biểu tượng cho thân phận của một chủng tộc, một dân tộc và trong tương lai, ai sẽ viết tiếp những trang sử của người Mỹ gốc Phi?

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 1

Trang 1

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 2

Trang 2

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 3

Trang 3

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 4

Trang 4

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 5

Trang 5

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 6

Trang 6

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 7

Trang 7

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 8

Trang 8

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 08/01/2024 8360
Bạn đang xem tài liệu "Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison

Diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 
97 
DIỄN GIẢI LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI YÊU DẤU (BELOVED) 
CỦA TONI MORRISON 
Nguyễn Thị Tuyết1 
1Trường Đại học An Giang 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 13/06/2016 
Ngày nhận kết quả bình duyệt: 
13/07/2016 
Ngày chấp nhận đăng: 06/2017 
Title: 
A historical explanation in 
Beloved of Toni Morrison 
Keywords: 
Beloved, Toni Morrison, 
History, Slavery, 
Destruction of Identity, 
Rememory 
Từ khóa: 
Người yêu dấu, Toni 
Morrison, Lịch sử, Chế độ 
nô lệ, Phá hủy bản sắc, 
Phục hồi ký ức 
ABSTRACT 
“Beloved” of Toni Morrison has reflected a series of flashbacks, memories, and 
nightmares of a painful period of Black Americans’ history or slavery. The 
explanation of that period through the tragedy of a female slaver, whose 
identities was destroyed, has illustrated a historical perspective of the writer. 
The historical obsession that was reflected in a ghost story has impacted the 
thoughts of each individual at that time and become a symbol of their race. In 
the future, who will continue writing about the African Americans's history? 
TÓM TẮT 
Tiểu thuyết Người yêu dấu của Toni Morrison là những mảnh vụn hồi ức sống 
động về một thời kỳ lịch sử đau đớn của người Mỹ da đen: chế độ nô lệ. Diễn 
giải lịch sử ấy, thông qua lăng kính bi kịch của một nữ nô lệ, của kẻ bị săn đuổi 
và bị phá hủy bản sắc, thể hiện một cảm quan lịch sử mới của nhà văn. Ám ảnh 
lịch sử hồi quang trong dáng hình một câu chuyện ma “ăn mòn” tâm trí của 
từng cá nhân và trở thành biểu tượng cho thân phận của một chủng tộc, một 
dân tộc và trong tương lai, ai sẽ viết tiếp những trang sử của người Mỹ gốc 
Phi? 
Tưởng không gì minh bạch hơn lịch sử, nhưng 
không phải chỉ văn chương mới là câu chuyện của 
điểm nhìn, mà có lẽ lịch sử cũng vậy nên mới có 
những mệnh đề đối lập: Nhân dân làm nên lịch sử 
hay nhân dân chịu đựng lịch sử? Khi văn học hư 
cấu về lịch sử, câu chuyện về điểm nhìn trở nên 
mờ nhòe hơn, bởi những khúc xạ của thân xác và 
thân phận! 
Người yêu dấu (Beloved, 1987) được xem là tác 
phẩm xuất sắc nhất của nữ văn sĩ người Mỹ da 
đen Toni Morrison (sinh năm 1931) viết về bóng 
ma của chế độ nô lệ trong bi kịch của một người 
mẹ yêu con và giết con. Bóng ma ấy không chỉ 
hiện thân của những mất mát, đau đớn, những 
nhục hình và phá hủy mà còn là tình yêu và sự hy 
sinh vô bờ, ở đó dung chứa những mặt đối lập 
trong một tham vọng lớn: “tham vọng tái hiện cả 
lịch sử nô lệ của người da đen và cả lịch sử tội lỗi 
của người da trắng” (Lê Huy Bắc, 2010, tr. 900). 
Xem Người yêu dấu như một tiểu thuyết lịch sử, 
tác giả bài viết muốn đọc lại một giai đoạn lịch sử 
nước Mỹ theo kiểu của Morrison, đọc từ cảm 
quan của người thiểu số (người phụ nữ, người da 
đen, kẻ bị nô dịch). 
1. TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 
Người yêu dấu lấy bối cảnh nước Mỹ (khoảng 
1855 - 1875) thời kỳ Tái thiết đan dệt với những 
hồi tưởng của các nhân vật trải dài trước đó 
khoảng hai chục năm (thời kỳ trước, trong và sau 
cuộc Nội chiến Nam - Bắc (1862 - 1865) giữa các 
bang miền Nam duy trì chế độ nô lệ và các bang 
miền Bắc đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ). Đấy 
cũng là bối cảnh mà nhiều tác gia đã sử dụng, đặc 
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 
98 
biệt phải kể đến tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió 
(Gone With the Wind, 1936) của Margaret 
Mitchell (1900 - 1949) và Túp lều của bác Tom 
(Uncle Tom’s Cabin, 1952) của Harriet Beecher - 
Stowe (1811 - 1896). Cùng viết về người da đen 
nhưng ba nữ văn sĩ khác biệt về sắc tộc (M. 
Mitchell và H. Beecher-Stowe là người da trắng, 
T. Morrison là người da đen) và điểm nhìn, nên 
hình ảnh người da đen trong tác phẩm của họ hiện 
lên khác nhau và lịch sử đã bị khúc xạ qua lăng 
kính đó. 
Theo Pierre Bourdier (1930 - 2002), nhà xã hội 
học người Pháp nửa sau thế kỷ XX, sự phân chia 
giới tính là một điều võ đoán, song đã được vĩnh 
viễn hóa: “Sự thống trị của nam giới neo chắc vào 
vô thức của chúng ta” (Lê Hồng Sâm, 2010, tr. 
bìa), cả nam giới và phụ nữ, cho nên những trang 
sử viết về những người phụ nữ mang trọng trách 
cao cả trên vai là ít ỏi, những người phụ nữ làm 
thay đổi bánh xe của lịch sử là hi hữu và hầu hết, 
sử sách được ghi lại có lẽ cũng chỉ theo nhãn quan 
của nam giới. Toni Morrison là một ngoại lệ. Bà 
là người phụ nữ da đen đầu tiên được trao giải 
thưởng Nobel Văn học (và nhiều giải thưởng danh 
giá khác), như một mốc son để vinh danh phụ nữ, 
vinh danh người da đen, bà đang viết những trang 
sử mới. Như Sethe, nữ nhân vật chính trong 
Người yêu dấu, đã giải thoát mình khỏi lịch sử 
của nam giới, của người da trắng, đồng thời viết 
nên trang sử của mình, của cộng đồng mình, bằng 
cách truy tìm bản thể. 
Sethe đến đồn điền Sweet Home lúc chị mười ba 
tuổi, với đôi mắt đen láy, chị trở thành nỗi khao 
khát của tất cả đàn ông da đen ở đây, chị được 
phép chọn một trong năm người đà ... n như lời khẳng định trên tờ 
Publishers Weekly, “Người yêu dấu là cái mốc 
quan trọng trong biên niên sử về người da đen ở 
Mỹ”, và cũng là một kiệt tác không thể thiếu trong 
nền văn học Mỹ như chính những trang sử đau 
đớn và đáng xấu hổ nhưng không bao giờ xóa bỏ 
được. 
3. KHI BÓNG MA LÀ LỊCH SỬ VÀ LỊCH 
SỬ LÀ BÓNG MA 
Ở cuối tác phẩm, khi Paul D hỏi Denver có phải 
hồn ma Beloved là chị của cô, bị Sethe, mẹ cô giết 
cách đây gần hai mươi năm, thì Denver trả lời: 
“Đôi lúc cháu nghĩ rằng nó có thể là một cái gì 
khác nữa” (Nguyễn Thanh Tâm & Nguyễn Hải 
Hà, 1995, tr. 416). Beloved là ai, hẳn không có 
câu trả lời rốt ráo cho các nhân vật trong truyện, 
cho độc giả, và ngay các nhà nghiên cứu vẫn cố 
công tìm hiểu: là cô gái trẻ đi lạc, hay đó có thể là 
cô gái đã từng sống với người đàn ông da trắng, 
người đàn ông ấy chết và cô cũng mất tích, hoặc 
đó là hồn ma của đứa con nhỏ của Sethe đã lớn 
lên theo năm tháng nay hiện hình bằng xương 
bằng thịt? 
Beloved là hình tượng đa nghĩa. Ngay trong từ 
Beloved có rất nhiều tranh cãi, có nhà nghiên cứu 
đã cho rằng: nhan đề tác phẩm là kết quả của sự 
hiểu lầm ngôn ngữ. Từ này hiện lên trong ký ức 
của Sethe, nhưng ký ức ấy đã trở nên mơ hồ, 
trong một lần chị nghe linh mục nói ở một tang lễ 
trong nhà thờ: Dearly Beloved; và Sethe khắc lên 
mộ chí đứa con gái nhỏ không tên mà chị quyết 
định giết đi chữ Beloved, cho mãi về sau chị luôn 
ân hận đã không nhớ ra đầy đủ để khắc lên dòng 
chữ thể hiện hết tình yêu con: Vô cùng thương 
mến. Như vậy, nếu vị linh mục chủ lễ bắt đầu: 
bằng “Dearly beloved” (Quý vị yêu dấu) là 
linh mục nói với những người sống đang dự tang 
lễ, thì Sethe, trong tâm tưởng lại hướng về đứa 
con đã chết, mà chị vô cùng thương yêu và đã 
phạm tội ác khủng khiếp như tình yêu đó. Nhưng 
xét trong toàn nội dung tác phẩm, Beloved là 
người được yêu dấu và cứu chuộc. Chính sự đa 
nghĩa đó khiến cho các dịch giả có những cách 
hiểu không giống nhau khi chuyển ngữ sang tiếng 
Việt: Nguyễn Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà dịch 
Beloved là Người yêu dấu thì Hồ Như dịch là 
Thương. Có lẽ “Beloved” chỉ nên dịch là “Yêu 
dấu” hoặc “Yêu quý” mà thôi. 
Gắn với lời đề từ (Sixty Million and More) và 
thấp thoáng hình ảnh những chuyến tàu buôn nô 
lệ trong những hành trình từ châu Phi sang châu 
Mỹ (Middle Passage), Beloved là hình ảnh tượng 
trưng cho “Sáu mươi triệu người và hơn thế nữa”. 
Con số đó là số lượng nô lệ bị giết chết trên 
đường vận chuyển từ Phi châu tới nước Mỹ. Con 
số khủng khiếp đó (gấp 12 lần dân số nước Mỹ 
đầu thế kỷ XIX) bày ra trước mắt chúng ta những 
tội ác kinh khủng của việc buôn bán nô lệ và tội 
diệt chủng. Chỉ con số đó thôi, Morrison gợi lại 
trong đầu óc người đọc về lịch sử đáng sợ của chế 
độ nô lệ và những thảm họa mà con người phải 
chịu đựng. 
Lịch sử thấp thoáng ấy rõ ràng hơn khi Beloved 
xuất hiện trong dáng vẻ một phụ nữ mặc lễ phục 
bước ra khỏi sóng nước trong tư thế bị ruồng bỏ 
và hai lá phổi bị tổn thương nặng. Và lần đầu tiên 
nhìn rõ khuôn mặt Beloved, Sethe bỗng mót đái 
đến cứng bụng, lượng nước chị tiết ra tưởng như 
vô tận, khiến chị lại liên tưởng đến cảnh sinh 
Denver trên đường chạy trốn: mênh mông là 
nước, nước của dòng sông làm ngập thuyền và 
nước ối tuôn ra xối xả. Nước mênh mông như 
những đại dương bao la mà bao nhiêu đồng bào 
chị đã bỏ mạng trên con đường ô nhục đến vùng 
đất xa xôi, trên những chiếc tàu buôn nô lệ. 
Những liên tưởng ấy sáng tỏ hơn khi Beloved nói 
về mình: “trong bóng tối tên tôi là Beloved”, và 
về nơi cô đã từng ở: “Rất nóng. Không có không 
khí để thở và không thể cựa quậy” (Nguyễn 
Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà, 1995, tr. 125). Nơi 
ấy là một nấm mồ hay một tàu buôn nô lệ? Trên 
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 
103 
những chuyến tàu định mệnh ấy, nô lệ bị “đóng 
gói” như hàng hoá giữa các sàn tàu thường phải 
nằm trong chất thải, máu và cái chết của nhau, để 
tiết kiệm tối đa không gian và cũng giết chết 
khoảng sáu mươi triệu nô lệ. Với một chiếc còng 
sắt trên cổ, Beloved nằm úp thìa trên một chiếc 
tàu, “mặt một người đàn ông đã chết ép vào người 
cô” (Nguyễn Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà, 
1995, tr. 328) Khi Beloved xưng “tôi là 
Beloved” trong phiến đoạn 4 và 5 ở phần thứ 3 
của tác phẩm thì hình ảnh biển bao la với những 
khuôn mặt chìm khuất, ở đó có người đàn ông 
không da và chiếc vòng sắt lặp đi lặp lại như một 
ám ảnh. 
Như vậy Beloved có thể là hồn ma của đứa con 
gái nhỏ của Sethe dù chưa phải sống đời nô lệ 
nhưng bị chết vì chế độ tàn ác đó, biểu tượng cho 
sáu mươi triệu người đã giải thoát/bị giải thoát 
trước khi những chuyến tàu cập bờ “Tân thế giới”. 
Trong ý nghĩa đó, Beloved là biểu tượng cho tội 
ác của chế độ nô lệ cũng như bi kịch của người da 
đen, và vì vậy, tác phẩm trở thành một đài tưởng 
niệm lịch sử. Đó là lịch sử khủng khiếp như một 
vấn nạn lương tâm của người Mỹ: khi lịch sử là 
bóng ma, liệu bóng ma có trở về ám ảnh? Điểm 
nhìn tự sự trong tác phẩm không đặt vào “người 
chết” - Beloved, mà là từ người sống sót, với 
những thảm họa và mất mát, họ bị ám ảnh như thế 
nào khi nhìn vào đài tưởng niệm ấy? 
Bằng yếu tố kỳ ảo, siêu nhiên - hình tượng 
Beloved tượng trưng cho lịch sử: câu chuyện mở 
ra bằng sự giới thiệu về con ma như là giai điệu 
chủ đạo: “124 là ngôi nhà tràn ngập không khí 
hận thù, nhiễm đầy nọc độc của một đứa trẻ”, 
“Ngôi nhà 124 đang ồn ào”, “Ngôi nhà 124 thật 
yên tĩnh”. Ngôi nhà 124 là không gian hiện tại, 
nhưng gần hai chục năm trong hoang phế, cầm tù 
trong quá khứ, chỉ khi đối diện với quá khứ - 
Beloved, thì ngôi nhà ấy mới được giải thoát. 
Khi người dân Mỹ muốn quên đi quá khứ, người 
da trắng muốn quên đi tội ác của mình và người 
da đen muốn quên đi thân phận nhục nhã, muốn 
rũ bỏ quá khứ, thái độ đó được Morrison gọi là 
“chứng mất trí nhớ toàn quốc”. Trong những trang 
cuối của tác phẩm, khi nhân vật Beloved đã biến 
mất, Morrison viết: 
“Đó không phải là câu chuyện để lưu 
truyền”. 
“Đó không phải là câu chuyện để lan 
truyền”. 
“Đó không phải là câu chuyện để kể”. 
Beloved không chỉ là sáu mươi triệu đồng bào đã 
bỏ mạng, mà Beloved là quá khứ, là lịch sử của 
người da đen trên đất Mỹ. Lịch sử ấy đã không 
được lưu truyền qua các thế hệ, không ai muốn 
nhân rộng nó trong không gian, và cả trong tâm trí 
con người, bởi vì câu chuyện ấy quá khủng khiếp 
và đáng lên án. Theo Morrison, lịch sử ấy như 
những dấu chân, dấu chân đó trùng khít với bất kỳ 
ai là người Mỹ da đen: “Nếu như một cậu bé, một 
người lớn đặt chân lên thì nó sẽ vừa như in. 
Nhưng khi họ đưa chân ra, những dấu chân lại 
biến mất, như chưa hề có ai in dấu” (Nguyễn 
Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà, 1995, tr. 431). Với 
Morrison, tương lai chỉ thật sự mở ra, chỉ có thể 
có được khi ta dám đối diện với quá khứ, để xoa 
dịu những vết thương và san sẻ những gánh 
nặng Điều này được nhà văn gửi gắm trong thế 
hệ non trẻ nhất - Denver, cô gái chưa một ngày 
sống kiếp nô lệ, tên cô gợi nhớ đến cô gái da trắng 
tốt bụng Amy Denver, cô gái đi tìm nhung đã cứu 
vớt Sethe và Denver, gợi mở về một tương lai hòa 
hợp màu da trong cộng đồng đa chủng tộc Hoa 
Kỳ. 
Mở đầu tác phẩm, mỗi lần Paul D và Sethe kể về 
Sweet Home, hoặc chuyện gì đó về quá khứ mà 
không có mình, Denver đều cảm thấy vô cùng khó 
chịu. Nhưng đến cuối tác phẩm, khi Denver biết 
Beloved không hẳn là chị mình, mà là cái gì hơn 
thế nữa Đó là điều gì mà cô cho rằng Paul D và 
những người như anh hiểu rõ hơn, nhưng cô 
khước từ sự cắt nghĩa của Paul D, mà cho rằng, 
mình đã lớn và có ý kiến riêng: “Không cần đâu. 
Cháu có ý kiến riêng của mình. Cháu đã lớn” 
(Nguyễn Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà, 1995, tr. 
416). Nhận thức về quá khứ, về lịch sử từ trải 
nghiệm và hiểu biết của mình giúp con người 
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 
104 
nhận biết đúng hơn về tương lai, tương lai của cả 
cộng đồng, như chính vai trò của cô trong việc 
giúp mẹ cô tránh được sai lầm và cô chính là sợi 
dây gắn kết cộng đồng, da đen và da trắng. 
4. LỊCH SỬ ĐƯỢC VIẾT TỪ KÝ ỨC 
Bối cảnh của Người yêu dấu tập trung vào cuộc 
sống người da đen, những người đã trải qua chế 
độ nô lệ đen tối, hiện tại vẫn không thể vượt qua 
sự kỳ thị và những vết thương của quá khứ. Thể 
hiện những mặt lấp lửng lưỡng nan của cuộc 
sống, Morrison sử dụng yếu tố siêu nhiên, huyền 
ảo như một phương tiện tối ưu để viết lịch sử và 
thể hiện những suy tư của mình trước lịch sử đó. 
Người yêu dấu là câu chuyện vây quanh các cấp 
độ của quá khứ, từ bóng của những con tàu nô lệ 
xa xưa, đến đồn điền Sweet Home và mở rộng 
qua mọi ngả đường của bang Georgia, trộn lẫn với 
hiện tại trong ngôi nhà ma ám 124 bằng những 
mảnh vỡ. Lịch sử, trong quan niệm của Morrison, 
chưa bao giờ là câu chuyện hoàn thành của thời 
quá khứ mà lịch sử là ký ức và phục hồi ký ức 
bằng những suy tư trong đời sống hiện tại, điều đó 
có nghĩa rằng quá khứ vẫn sống trong hiện tại. 
Trong tác phẩm cũng có những mốc thời gian và 
những con số chỉ thời gian như thời gian hiện tại 
của truyện kể là năm 1873, hay năm mười ba tuổi 
Sethe đến Sweet Home, hai mươi tám ngày tự do 
ở ngôi nhà 124, mười tám năm sống trong sự ghẻ 
lạnh, cô độc trước khi gặp lại Paul D và sự xuất 
hiện của Beloved. Nhưng đó không phải là lịch 
sử. Đó chỉ là những thời điểm hoặc các khoảng 
thời gian. Lịch sử của Morrison không được ghi 
bằng các mốc sự kiện mà là những ám ảnh, những 
biến động trong đời sống tâm hồn con người trước 
các sự kiện đời sống, đó là dòng thời gian tâm lý 
chứ không phải thời gian vật lý, thời gian đa chiều 
chứ không phải thời gian tuyến tính, đơn chiều. 
Nếu lịch sử là chuỗi sự kiện diễn ra trong một bối 
cảnh không gian của con người thì trong Người 
yêu dấu nhân vị chưa thành hình, từ những mảnh 
ghép vỡ vụn của ký ức và không gian biểu 
tượng nhưng chính ở đó lịch sử hiện rõ nhất, 
không phải trên trang giấy mà trong ký ức con 
người. Ký ức của kẻ bất hạnh, đau đớn, khốn khó 
tột cùng và đã đến được với tự do. Có lẽ những 
đau đớn ấy là những chết đi, để sống lại như một 
khải huyền, nhưng Sethe đã được bình yên với tự 
do? 
Khác với lối viết tiểu thuyết lịch sử của Mitchell 
trong Cuốn theo chiều gió, lối viết tân lịch sử của 
Người yêu dấu là sự khúc xạ qua tâm lý nhân vật 
từ những sự kiện chồng chất nỗi đau. Nhưng sự 
khác biệt trước nhất là từ quan điểm của màu da: 
lịch sử của Mitchell là lịch sử của người da trắng, 
Morrison ghi lịch sử từ cảm quan của kẻ chịu 
đựng lịch sử, kẻ chạy trốn, kẻ bị săn đuổi, kẻ da 
đen. Sethe đơn độc trong suốt chặng đường vô 
tận, trước mắt là không gian thăm thẳm, sau lưng 
là chó săn và súng đạn, với bào thai sắp đến ngày 
sinh nở, đôi chân sưng vù biến dạng nhưng vẫn cứ 
phải bò, phải lết để có thể sang bờ tự do. 
Dù Sweet Home là không gian biểu tượng thì ta 
vẫn thấy những đồn điền phương nam trong Túp 
lều bác Tom của Stowe, dấu chân sưng vù và cuộc 
vượt cạn trên hành trình của Sethe, ta thấy những 
cuộc đời Eliza đang tự giải phóng mình từ bờ nam 
nô lệ dòng Ohio sang phía bên kia nơi bờ bắc là 
thiên đường của tự do. 
Khép lại tác phẩm ngôi nhà 124 bừng sáng niềm 
tin hy vọng, đó có lẽ là trang sử mới không riêng 
của Sethe, của Paul D mà còn là trang mới của 
cộng đồng người da đen trong thời đại mới: 
“Sethe, anh và em, chúng ta đã có nhiều điều tốt 
đẹp với nhau hơn ai hết. Chúng ta cần sống tiếp 
và xây dựng ngày mai, với nhau” (Nguyễn Thanh 
Tâm & Nguyễn Hải Hà, 1995, tr. 427), giống với 
tinh thần của người Mỹ da trắng sau những khủng 
hoảng của nội chiến và bộn bề của thời Tái thiết, 
Scarlett O’Hara nữ nhân vật chính trong Cuốn 
theo chiều gió vẫn quả quyết, “sau tất cả, ngày 
mai là một ngày khác” (Vũ Kim Thư, 2010, tr. 
622). 
* 
Lịch sử của người da đen dưới ngòi bút của 
Morrison được kể từ những ám ảnh của hồi ức, vẽ 
nên bức tranh toàn cảnh của bạo lực dã man, sự 
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 15 (3), 97 – 105 
105 
xâm hại giới tính và sự vi phạm nhân quyền trên 
nhiều phương diện. Như phức cảm tội ác giết con 
và tình yêu con của Sethe quan niệm về lịch sử 
trong tư tưởng Morrison cũng là một phức cảm: 
chế độ nô lệ vừa cần phải nhớ như nhớ một bài 
học, vừa phải quên đi như quên một tội ác. 
Khác với tâm thức của Mammy (nhân vật người 
vú da đen của Scarlett) là một người đầy tớ trung 
thành hiếm có trong Cuốn theo chiều gió, Sethe 
cũng không có được lòng mộ đạo với niềm tin 
cứu rỗi như bác Tom, hay tinh thần lạc quan của 
Eliza được Stowe nâng đỡ như trong Túp lều bác 
Tom. Nếu cái nhìn của Michell bị xem là thiếu 
tính chân thực lịch sử và tư tưởng của Beecher-
Stowe nhuốm màu sắc thanh giáo nên có phần 
lãng mạn trong nỗ lực mở ra con đường cho lịch 
sử nước Mỹ, cho người da đen thì Morrison là thế 
hệ tương lai ấy, viết về lịch sử với tâm thức ám 
ảnh của kẻ trong cuộc, nạn-nhân-tự-ý-thức. Quá 
trình đấu tranh để được làm vợ, làm mẹ, làm 
người đàn bà tự do của Sethe là hành trình chân 
chính của một cựu nô lệ trở thành một con người, 
hành trình của một dân tộc bị nô dịch trở thành 
một dân tộc tự chủ trong cộng đồng đa chủng tộc 
Hoa Kỳ. 
Với cảm quan của một nhà văn 100% là người da 
đen và cũng là 100% người Mỹ, nữ văn sĩ Toni 
Morrison với tác phẩm Người yêu dấu nói riêng 
và toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà nói chung 
như một trang sử khác về lịch sử của người Mỹ 
gốc Phi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Davis, Kimberly Chabot. (1998). Postmodern 
Blackness: Toni Morrison’s Beloved and the 
End of History. Twentieth Century Literature, 
Vol. 44, No. 2, pp. 242-260. Hofstra 
University. 
Đỗ Đức Hiểu. (2013). Túp lều bác Tom (Đỗ Đức 
Hiểu dịch). TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản 
Văn học. (Quyển sách gốc được xuất bản năm 
1852). 
Hồ Như. (2004). Thương (Hồ Như dịch). Hà Nội: 
Nhà xuất bản Phụ nữ. (Quyển sách gốc được 
xuất bản năm 1987). 
Lê Huy Bắc. (2010). Lịch sử văn học Hoa Kỳ. Đà 
Nẵng: Nhà xuất bản Giáo dục. 
Lê Hồng Sâm. (2010). Sự thống trị của nam giới 
(Lê Hồng Sâm dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản 
Tri thức. (Quyển sách gốc được xuất bản năm 
1998). 
Middleton, David L. (2000). Toni Morrison's 
fiction contemporary criticism. New York and 
London: Garland. 
Morrison, Toni. (1987). Beloved. New York: 
Plume. 
Nguyễn Thanh Tâm & Nguyễn Hải Hà. (1995). 
Người yêu dấu (Nguyễn Thanh Tâm & 
Nguyễn Hải Hà dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản 
Văn học. (Quyển sách gốc được xuất bản năm 
1987). 
Rody, Caroline. (1995). Toni Morrison's Beloved: 
History, “Rememory”, and a “Clamor for a 
Kiss. American Literary History, Vol. 7, No. 
1, pp. 92-119. Oxford University Press. 
The Huffington Post. (Jun 10, 2014). 10 
Absolutely Incredible Women in Historical 
Fiction, Huffpost book. Truy cập từ 
Vũ Kim Thư. (2010). Cuốn theo chiều gió (Vũ 
Kim Thư dịch). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn 
học. (Quyển sách gốc được xuất bản năm 
1936). 

File đính kèm:

  • pdfdien_giai_lich_su_trong_tieu_thuyet_nguoi_yeu_dau_beloved_cu.pdf