Diễn biến chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016–2019
Trong bối cảnh gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ tại lưu vực sông Sài
Gòn–Đồng Nai, chỉ số WQI (Việt Nam) và CCME (Canada) được sử dụng nhằm đánh giá
diễn biến chất lượng nước (CLN) vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) giai đoạn
2016–2019 (theo mực nước triều, tháng, mùa và năm) trên cơ sở dữ liệu quan trắc định kì
(14 trạm) và đo đạc bổ sung (22 trạm). Nhìn chung, CLN tốt dần về phía biển, đáp ứng các
mục tiêu CLN (ngoại trừ Pb ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, sông Lòng Tàu và TSS ở vùng cửa
sông, ven biển). CLN ở thời điểm triều rút thường kém hơn khi triều cường (rõ nét tại các
sông nội đồng); mùa mưa (mức trung bình–khá) thường kém hơn mùa khô (mức khá–tốt).
Gần đây ghi nhận dấu hiệu cải thiện CLN tại một số vị trí cửa sông và vùng ven biển, tuy
vậy, cần thiết tăng cường và duy trì liên tục công tác quản lý CLN vùng bờ (pH, DO, N–
NH4+, Coliform, E.Coli, Pb, Mn), nhất là thượng nguồn sông Lòng Tàu, hạ nguồn sông Soài
Rạp, cửa sông Đồng Tranh Bên cạnh đó, khuyến nghị sử dụng chỉ số CCME trong đánh
giá CLN vùng bờ nhằm xem xét đồng thời CLN khu vực lục địa và vùng biển ven bờ. Để
tăng cường hiệu quả quản lý, cần tiếp tục nghiên cứu tình hình phát thải, dự báo xu thế CLN
và khả năng chịu tải của khu vực.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn biến chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016–2019
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 Bài báo khoa học Diễn biến chất lượng nước mặt vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016–2019 Lê Ngọc Tuấn1*, Đoàn Thanh Huy2 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; lntuan@hcmus.edu.vn 2 Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường; dthanhhuy132@gmail.com *Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; dthanhhuy132@gmail.com Ban Biên tập nhận bài: 12/4/2020; Ngày phản biện xong: 24/5/2021; Ngày đăng bài: 25/7/2021 Tóm tắt: Trong bối cảnh gia tăng dân số và phát triển kinh tế mạnh mẽ tại lưu vực sông Sài Gòn–Đồng Nai, chỉ số WQI (Việt Nam) và CCME (Canada) được sử dụng nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước (CLN) vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh (TpHCM) giai đoạn 2016–2019 (theo mực nước triều, tháng, mùa và năm) trên cơ sở dữ liệu quan trắc định kì (14 trạm) và đo đạc bổ sung (22 trạm). Nhìn chung, CLN tốt dần về phía biển, đáp ứng các mục tiêu CLN (ngoại trừ Pb ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, sông Lòng Tàu và TSS ở vùng cửa sông, ven biển). CLN ở thời điểm triều rút thường kém hơn khi triều cường (rõ nét tại các sông nội đồng); mùa mưa (mức trung bình–khá) thường kém hơn mùa khô (mức khá–tốt). Gần đây ghi nhận dấu hiệu cải thiện CLN tại một số vị trí cửa sông và vùng ven biển, tuy vậy, cần thiết tăng cường và duy trì liên tục công tác quản lý CLN vùng bờ (pH, DO, N– NH4+, Coliform, E.Coli, Pb, Mn), nhất là thượng nguồn sông Lòng Tàu, hạ nguồn sông Soài Rạp, cửa sông Đồng TranhBên cạnh đó, khuyến nghị sử dụng chỉ số CCME trong đánh giá CLN vùng bờ nhằm xem xét đồng thời CLN khu vực lục địa và vùng biển ven bờ. Để tăng cường hiệu quả quản lý, cần tiếp tục nghiên cứu tình hình phát thải, dự báo xu thế CLN và khả năng chịu tải của khu vực. Từ khóa: Chỉ số chất lượng nước, Ô nhiễm môi trường, Nước mặt, Vùng bờ. 1. Đặt vấn đề Chất lượng nước (CLN) thể hiện sự thích hợp của nguồn nước để duy trì các chu trình lý-hóa-sinh trong nước và phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau [1]. Đánh giá CLN thường dựa trên dữ liệu quan trắc nồng độ và tải lượng chất ô nhiễm [2]. Tuy nhiên, việc dựa trên các thông số riêng lẻ tạo nên những rào cản trong nhận định tổng quát CLN theo không gian và thời gian. Do vậy, chỉ số CLN (Water Quality Index–WQI) được xây dựng và ứng dụng lần đầu tiên tại Mỹ (1965–1970), sau đó được nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới [3–5] nhằm cung cấp thông tin chung về CLN cho các nhà cung cấp và cộng đồng [6]; nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách và chương trình liên quan đến chất lượng môi trường [7]; so sánh CLN giữa các nguồn và các vị trí khác nhau [8]; hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng giảm thiểu các đánh giá chủ quan và thiên vị [9]. Phân tích tổng quan 30 loại WQI hiện có theo trình tự bốn bước xây dựng chỉ số WQI (lựa chọn thông số, chuyển đổi chỉ số phụ, thiết lập trọng số, tính toán chỉ số tổng hợp) [10] cho thấy: không có phương pháp chung nhất để tính toán WQI; có thể tiếp cận cả 4 bước hoặc ít hơn khi thiết lập; không có phương pháp đảm bảo tuyệt đối khách quan và độ tin cậy. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 57 Đáng lưu ý khi chỉ có chỉ số WQI của Canada–CCME (Canadian Council of Ministers of the Environment) thực hiện phân tích độ nhạy cho cả 4 bước nhằm giảm thiểu tính không chắc chắn của kết quả đầu ra, trong khi các phương pháp khác thực hiện kiểm nghiệm ít hơn, hoặc sử dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình thiết lập, chẳng hạn lựa chọn thông số và phương pháp tổng hợp khác nhau, số lượng thông số và phương pháp xác định trọng số khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỗi lưu vực sông nên được đánh giá bởi một bộ thông số riêng biệt cũng như không thể so sánh WQI giữa các lưu vực sông khác nhau khi khác nhau các thông số cấu thành. Vùng bờ TpHCM bao gồm toàn bộ diện tích đất liền của huyện Cần Giờ và vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách mép bờ 06 hải lý (khoảng 11 km) từ vịnh Gành Rái đến cửa Soài Rạp, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Tuy vậy, sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng dọc theo lưu vực sông Sài Gòn–Đồng Nai ngày càng tạo sức ép đối với nguồn nước mặt nơi đây. Do đó, nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến và hiện trạng chất lượng nước mặt vùng bờ TpHCM giai đoạn 2016–2019, đóng góp quan trọng cho việc nhận định, dự báo xu thế biến đổi CLN trong tương lai, phục vụ hoạch định các giải pháp quản lý tương thích. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu a) Vị trí lấy mẫu: Phạm vi đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt là vùng bờ Tp.HCM (Hình 1), bao gồm toàn bộ diện tích đất liền của huyện Cần Giờ và vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách mép bờ 6 hải lý (khoảng 11 km) từ vịnh Gành Rái đến cửa Soài Rạp. Hình 1. Phạm vi nghiên cứu và vị trí quan trắc CLN liên tục (mỗi giờ). ... ng (Hình 4, Bảng 5). Điều này có thể được giải thích bởi khi nước lên, phần nào pha loãng nồng độ chất ô nhiễm trong sông, ngược lại, khi nước rút, chất ô nhiễm từ các sông rạch nội đồng sẽ bị lôi cuốn, thoát ra dòng chính và làm giảm CLN tại đây. Hình 3. Hàm lượng TSS tại vùng bờ TpHCM vào tháng 4/2019: (a) Triều lên; (b) Triều rút. Hình 4. Chỉ số chất lượng NMLĐ vùng bờ–Tháng 4/2019 (WQI.8): (a) Triều lên; (b) Triều rút. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 63 Bảng 5. Chất lượng nước mặt vùng bờ TpHCM– Mùa khô 2019: (a) Nước biển ven bờ. Khu vực Trạm Triều pH DO BOD COD NH4+-N NO3--N PO43--P Coliform MNP/ 100mL TSS WQI.1 6,5– 8,5 mg/L mg/L % QCVN10:2015 –NTTS ≥5 – – 0,1 – 0,2 1000 50 VC Vịnh Gành Rái 01 NL 8,06 5,2 2,6 6,4 0,03 0,08 0,02 90 79 158 90 02 NR 7,47 5,6 2,6 6,0 0,03 0,09 0,03 40 122 244 88 03 NR 7,48 5,7 2,7 7,0 0,05 0,10 0,03 60 204 408 83 04 NR 7,69 5,5 2,8 6,9 0,06 0,26 0,05 130 180 360 84 05 NR 7,70 5,6 2,7 6,4 0,04 0,16 0,06 120 180 360 84 Vịnh Đồng Tranh 09 NL 7,67 5,1 2,9 6,8 0,04 0,23 0,03 260 126 252 88 11 NL 7,89 5,1 2,8 7,5 0,09 0,19 0,06 220 170 340 84 12 NL 7,84 5,3 2,7 6,7 0,06 0,20 0,04 30 118 236 88 13 NL 7,63 5,4 2,7 6,5 0,09 0,26 0,05 190 143 286 87 Vùng Biển Ven Bờ 06 NR 7,66 5,6 2,4 6,2 0,04 0,10 0,02 40 167 334 85 14 NL 8,21 5,2 2,5 6,3 0,04 0,24 0,04 90 158 316 87 15 NL 8,04 5,4 2,3 5,8 0,05 0,19 0,02 130 83 166 90 07 NL 7,69 5,4 2,5 6,0 0,05 0,12 0,02 160 119 238 88 08 NL 7,81 5,3 2,6 6,2 0,04 0,24 0,02 110 99 198 89 TT NR 7,98 4,9 2,8 6,5 0,04 0,14 0,02 170 112 224 80 TT NL 7,96 4,9 2,4 6,1 0,05 0,25 0,02 110 132 264 80 VT NR 8,18 5,2 2,6 7,2 0,04 0,28 0,02 140 118 236 88 VT NL 8,20 5,1 2,4 6,9 0,03 0,29 0,02 120 155 310 86 Bảng 5. Chất lượng nước mặt vùng bờ TpHCM– Mùa khô 2019: (b) Nước mặt lục địa. Trong đó VC là tỷ lệ phần trăm so với quy chuẩn cho phép; KPH là không phát hiện; NL là nước lớn (triều lên); NR là nước ròng (triều rút); NB là Nhà Bè; VC là Vàm Cỏ; ĐT là Đồng Tranh; N7 là Ngã Bảy; CM là Cái Mép; TT là Tân Thành; VT là Vũng Tàu. 3.2. Diễn biến CLN vùng bờ TpHCM giai đoạn 2016–2019 Dữ liệu quan trắc tại thời điểm triều kém được sử dụng để đánh giá diễn biến CLN vùng bờ TpHCM giai đoạn 2016–2019 thông qua chỉ số WQI.5 (Bảng 6–7). Diễn biến theo năm: Nhìn chung xu hướng tăng/ giảm CLN chưa thực sự rõ ràng, đặc biệt khi so sánh giữa các năm bởi sự khiếm khuyết dữ liệu vào 2016 và 2018. Dữ liệu quan trắc liên tục từ 5/2016–5/2018 cho thấy dấu hiệu cải thiện CLN trên các sông lớn và vùng cửa sông, nhất là cuối 2016 sang nửa đầu 2017. Tuy nhiên, do trao đổi nước kém, CLN nội đồng (trạm TTH) có xu thế suy giảm–từ mùa mưa 2017 đến đầu mùa khô 2018 và 2019. Diễn biến CLN giữa 2 mùa trong năm: Bảng 6 và Hình 5 cho thấy CLN vào mùa mưa thường kém hơn mùa khô, do chất ô nhiễm dễ dàng bị nước mưa rửa trôi và lôi cuốn theo Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 64 dòng chảy đổ vào nguồn tiếp nhận. Phân bố CLN tại vùng bờ TpHCM vào mùa mưa như sau: khu vực thượng nguồn và các sông rạch nội đồng có CLN trung bình (chủ yếu do pH, DO, N–NH4+, Coliform không đáp ứng quy chuẩn); hạ lưu sông Soài Rạp có CLN khá (do pH, DO, Coliform); khu vực cửa sông (Đồng Tranh, Ngã Bảy, Cái Mép) đổ ra vùng ven biển có CLN ở mức tốt. Trong mùa khô, CLN chủ yếu ở mức tốt; riêng thượng nguồn sông Lòng Tàu, hạ nguồn sông Đồng Tranh và Soài Rạp có CLN ở mức khá (do pH, DO, Coliform). Bảng 6. Diễn biến CLN vùng bờ TpHCM tại thời điểm triều rút (WQI.5). Trạm 2016 2017 2018 2019 Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Năm Mùa khô Mùa khô NB 45 69 72 69 82 91 TTH 51 75 83 76 74 53 VC 67 72 72 73 74 74 VS 74 82 74 75 74 91 ĐT 92 89 – – – 92 N7 93 84 78 78 89 91 CM 92 91 100 92 89 83 30/4 – 82 84 77 92 89 C.CM – 88 77 70 85 83 CT – 93 77 78 93 89 ĐH – 80 69 69 92 91 C.ĐT – 84 69 70 93 91 HNPN – 84 77 70 92 89 C.LT – 86 69 71 91 83 Hình 5. Chỉ số chất lượng NMLĐ vùng bờ năm 2017 (WQI.2): (a) Mùa Khô; (b) Mùa mưa. Diễn biến CLN theo các tháng trong năm: Bảng 7 cho thấy diễn biến CLN theo tháng tại khu vực lục địa rõ nét hơn vùng biển ven bờ. Chất lượng nước mặt lục địa thường suy giảm vào các tháng cuối mùa khô chuyển sang mùa mưa (T5–T7) do tiếp nhận nhiều chất ô nhiễm bị lôi cuốn theo dòng chảy mặt. CLN vào T6–T7 thường thấp nhất năm (dao động từ trung bình–khá), dần cải thiện vào cuối mùa mưa (T9–T11, CLN khá–tốt), sau đó suy giảm ở nửa đầu mùa khô (T12–T2, CLN trung bình–khá), nhất là khu vực nội đồng (tiếp nhận đáng kể tải lượng chất ô nhiễm do nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong mùa lễ tết) và chuyển biến Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 65 tích cực ở các tháng sau đó (T3–T5, CLN khá–tốt). Trong những tháng mùa khô, CLN tại một số thời điểm bị ảnh hưởng tiêu cực do suy giảm dòng chảy môi trường, giảm khả năng trao đổi nước hoặc tiếp nhận chất ô nhiễm bị lôi cuốn sau một vài trận mưa nghịch mùa. Bảng 7. Diễn biến CLN vùng bờ Tp.HCM theo các tháng trong năm tại thời điểm triều rút (WQI.5). 3.3. So sánh các kết quả tính toán chỉ số CLN Bảng 8 trình bày kết quả tính toán chỉ số CLN tại vùng bờ TpHCM vào mùa khô 2018 (12/2017–05/2018) theo các cách tiếp cận khác nhau. Bảng 8. So sánh các chỉ số CLN tại vùng bờ TpHCM vào mùa khô năm 2018. Trạm CCME QĐ1460 QĐ1460 vs. CCME WQI.5 WQI.4 WQI.6 % WQI.2 WQI.7 % WQI.2 WQI.3 % NB 82 66 - –19 63 85 –35 63 64 +2 TTH 74 61 - –17 62 81 –31 62 60 +3 VC 74 57 - –22 64 86 –34 64 57 –10 VS 74 64 - –13 60 78 –30 60 63 +5 N7 89 67 - –24 63 83 –32 63 67 +6 CM 89 60 - –32 53 61 –15 53 56 +5 30/4 92 - 92 0 - - - - - - C.CM 85 - 79 –7 - - - - - - CT 93 - 86 –7 - - - - - - ĐH 92 - 86 –6 - - - - - - C.ĐT 93 - 86 –7 - - - - - - HNPN 92 - 93 +1 - - - - - - C.LT 91 - 86 –5 - - - - - - Một số nhận định được rút ra như sau: - WQI.2 và WQI.3 lần lượt được tính toán theo Quyết định 1460/QĐ–TCMT và mô hình WQI_CCME với cùng bộ thông số và dữ liệu quan trắc, theo đó, các kết quả tính toán chênh lệch không đáng kể (dao động từ 2–10%). - Các giá trị WQI.5, WQI.4 và WQI.6 cho thấy, mặc dù đều tính toán bằng WQI_CCME, các tổ hợp thông số khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau về chỉ số CLN. Đối với WQI.5 vs. WQI.6, ít khác biệt về các thông số giữa hai tổ hợp (As và dầu mỡ), với nồng độ ít ảnh hưởng đến kết quả tính toán (đạt quy chuẩn), theo đó, các chỉ số CLN tương đối giống nhau (sai khác từ 0–7%). 2016 2017 2018 2019 Trạm T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4 T5 T1 T2 T3 T4 NBe 62 74 50 37 32 66 42 91 49 51 67 65 88 49 60 81 69 81 85 61 81 79 74 91 82 90 89 80 100 TTH 100 87 100 34 51 49 45 65 73 86 90 100 79 79 90 86 80 75 79 90 62 90 79 90 92 48 66 85 71 VC 91 87 77 52 59 51 61 60 69 71 73 80 65 65 67 65 69 66 79 69 73 100 91 84 69 90 90 79 67 VS 86 80 100 67 74 63 86 78 67 74 79 79 77 60 69 72 67 100 85 67 100 89 90 84 91 83 77 90 100 ĐT 100 100 100 100 86 89 100 86 – – – – – – 86 86 87 88 – – – – – – 81 86 100 100 N7 100 100 89 100 100 100 100 100 100 79 89 90 87 100 100 90 90 79 100 100 90 100 91 76 90 87 100 100 90 CM 100 85 89 100 100 74 100 88 90 84 90 100 100 90 90 100 80 91 90 86 89 100 82 68 90 89 100 100 90 30/4 – – – – – – – – 64 100 100 100 100 100 80 – 100 79 79 100 100 100 89 100 – – – 88 90 C.CM – – – – – – – – 80 100 100 79 100 100 100 – 89 89 77 100 89 89 90 90 – – – 83 89 CT – – – – – – – – 89 100 100 100 100 87 100 – 100 89 90 100 100 100 100 88 – – – 89 90 ĐH – – – – – – – – 64 100 87 86 100 89 100 – 89 100 72 100 100 89 100 89 – – – 89 92 C.ĐT – – – – – – – – 90 89 89 86 100 100 86 – 89 89 73 100 90 89 90 100 – – – 91 89 HNPN – – – – – – – – 90 100 87 100 90 100 87 – 90 90 90 90 100 89 90 100 – – 83 89 C.LT – – – – – – – – 100 100 89 79 100 90 74 – 89 89 78 100 89 100 89 89 – – – 89 89 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 66 - Tuy nhiên, khi hai tổ hợp thông số khác nhau đáng kể về số lượng (WQI.5 vs. WQI.4, 07 thông số khác biệt), chênh lệch giữa các chỉ số CLN theo đó rất đáng quan tâm, dao động từ 13–32% (chủ yếu chi phối bởi Mn và E.Coli), có khả năng thay đổi mức CLN. Nhận định tương tự được chỉ ra khi so sánh WQI.2 và WQI.7 (tính toán theo Quyết định 1460/QĐ– TCMT với 05 thông số khác biệt), sai khác giữa các chỉ số CLN dao động từ 15–35% (chủ yếu do E.Coli). - Một cách tổng quát, các cách tiếp cận (công thức) và/hoặc các tổ hợp thông số khác nhau (số lượng) có thể dẫn đến những sai khác trong nhận định về mức CLN. Các phép so sánh chỉ ra rằng tổ hợp các thông số tính toán chỉ số CLN nên tối ưu về số lượng, đại diện đầy đủ các tính chất lý, hoá, sinh của nguồn nước, phản ánh đặc điểm nguồn tiếp nhận. Trong điều kiện đó, Quyết định 1460/QĐ–TCMT và mô hình WQI_CCME cho kết quả tính toán chỉ số CLN khá tương đồng. Nhìn chung, để đánh giá và phản ánh đồng bộ CLN tại vùng bờ TpHCM, khuyến nghị sử dụng chỉ số WQI–CCME trong điều kiện xem xét tối đa và nhất quán các thông số quan trắc chất lượng nước mặt lục địa và nước biển ven bờ. 4. Kết luận Mùa khô 2019, CLN lục địa đáp ứng mục đích tưới tiêu và thuỷ lợi ngoại trừ dấu hiệu ô nhiễm Pb tại hạ lưu sông Vàm Cỏ và sông Lòng Tàu, TSS tại vùng cửa sông ven biển. Càng về phía biển, CLN càng được cải thiện, đảm bảo cho nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh ven bờ. CLN ở thời điểm triều rút thường kém hơn khi triều cường, đặc biệt tại các sông rạch nội đồng. CLN vùng bờ TpHCM đáng quan tâm tại hạ lưu sông Soài Rạp (sau hợp lưu với sông Vàm Cỏ) và cửa sông Đồng Tranh Giai đoạn 2016–2019, CLN trên các sông lớn và khu vực cửa sông dần được cải thiện (từ cuối 2016 sang nửa đầu 2017), trái ngược với khu vực nội đồng (từ mùa mưa 2017 đến đầu mùa khô 2018 và 2019). CLN vào mùa mưa (đặc biệt vào T5–T7) thường kém hơn mùa khô (khá–tốt); đạt mức trung bình tại khu vực thượng nguồn, mức khá tại hạ lưu sông Soài Rạp, mức tốt ở vùng cửa sông, ven biển và các vịnh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong điều kiện xem xét tối đa và nhất quán các thông số quan trắc, chỉ số WQI–CCME linh hoạt hơn khi ứng dụng đánh giá CLN trong phạm vi gồm nhiều loại đối tượng tiếp nhận (như nước mặt lục địa, nước biển ven bờ) hay khi cơ sở dữ liệu quan trắc đồ sộ, thống kê trong nhiều năm. Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu, Viết bản thảo bài báo, Chỉnh sửa bài báo: L.N.T.; Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, Xử lý số liệu: Đ.T.H.; Lấy mẫu, Phân tích mẫu: Viện Khí Tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN “Đánh giá khả năng chịu tải của vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái và cửa sông Soài Rạp trước sức ép của sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế của vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai”. Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. Tài liệu tham khảo 1. Meybeck, M.; Kuusisto, E.; Mäkelä, A.; Mälkki, E. Water Quality Monitoring - A Practical Guide to the Design and Implementation of Freshwater Quality Studies and Monitoring Programmes. UNEP/WHO, 1996. 2. Cooke, S.E.; Ahmed, S.M.; MacAlpine, N.D. Introductory guide to surface water quality monitoring in agriculture. Conservation and development branch, Alberta Agriculture, Food and Rural Development. Edmonton, Alberta, Australia, 2000. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 727, 56-67; doi:10.36335/VNJHM.2021(727).56-67 67 3. Trình, L. Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh, rạch ở thành phố Hồ Chí Minh, 2006. 4. Curtis G.C. Oregon Water Quality Index: a Tool for Evaluating Water Quality Manegment Effectiveness. Journal of the American water resources association, 2001. 5. Tania, M.; Radu, M.; Dan, V.; Rodica, V.; Mihnea, M. Water quality assessment of the Nadas River in terms of NFS Water quality. Analele Universităţii din Oradea, Fascicula Protecţia Mediului 2013, 21, 649–654. 6. Sharmaa, P.; Meher, P.K.; Kumar, A.; Gautam, Y.P.; Mishra, K.P. Changes in water quality index of Ganges River at different locations in Allahabad. Sustainability Water Qual. Ecol. 2014, 3–4, 67–76. 7. Swamee, P.; Tyagi, A. Improved method for aggregation of water quality subindices. J. Environ. Eng. 2007, 133, 220–225. 8. Sarkar, C.; Abbasi, S.A. Qualidex - A new software for generating water quality indices. Environ. Monit. Assess. 2006, 119, 201–231. 9. Štambuk–Giljanović, N. Comparison of Dalmatian water evaluation indices. Water Environ. Res. 2003, 75, 388–405. 10. Sutadian, A.D., Muttil, N.; Yilma, A.; Perer, C. Development of River Water Quality Indices – A Review. Environ. Monit. Assess. 2016, 188, 158. Evolution of water quality in the coastal area in Ho Chi Minh City during the period of 2016–2019 Le Ngoc Tuan1, Doan Thanh Huy2 1 University of Science (VNU–HCMC); lntuan@hcmus.edu.vn 2 Institute of Meteorology Hydrology Oceanography and Environment; dthanhhuy132@gmail.com Abstract: In the context of fast population growth and economic development in the Saigon– Dong Nai River basin, the WQI (Vietnam) and CCME (Canada) indices were used to assess the evolution of coastal water quality in Ho Chi Minh City for the period of 2016–2019 based on periodical monitoring data (14 stations) and additional measurements (22 stations). In general, water quality gradually increased towards the sea and met the water use objectives (except for Pb in the downstream of Vam Co river, Long Tau river; TSS in the estuary and coastal areas). The water quality at low tide was usually worse than that at high tide (clearly recognized in inland rivers). The same trend was found in the rainy season (average–fair level) as compared to the dry (fair–good level). Recently, there have been signs of improved water quality in some estuaries and coastal areas, however, it is necessary to continuously strengthen and maintain the management of coastal water quality (pH, DO, N-NH4+, Coliform, E.Coli, Pb, Mn), especially in the upstream of Long Tau river, Soai Rap river, Dong Tranh estuary In addition, it is recommended to use the CCME index in assessing coastal water quality to simultaneously consider the water quality in the continental and coastal areas. In order to improve management efficiency, it is necessary to study and evaluate the wastewater emission, surface water quality, and the load-carrying capacity of the area in the following years. Keywords: Water quality index; Environmental pollution; Surface water; Coastal area.
File đính kèm:
- dien_bien_chat_luong_nuoc_mat_vung_bo_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf