Đề xuất phương pháp thiết kế áo dài hiện đại
Áo dài là loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân (lập lĩnh, tức cổ đứng) trong thời kỳ Tây hóa. Áo
dài được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu gối
dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc được lựa
chọn làm đồng phục dành cho nữ sinh khi đến trường. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo
dài chính thức là Quốc phục của Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến người phụ nữ Việt
Nam thì không thể không nhắc đến tà áo dài.
Vào những năm 70, đời sống đổi mới đã khiến chiếc tà áo dài dần vắng bóng trên đường phố Việt
Nam. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, tà áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau
qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế. Dưới tác động của các xu
hướng thời trang thì áo dài cũng được cách tân và biến đổi ít nhiều để phù hợp với nhu cầu ăn mặc
của phái đẹp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng phát triển của áo dài để từ đó tạo ra các kiểu
áo dài phù hợp với nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được linh hồn của tà áo dài Việt Nam là điều cần
thiết. Thông qua đó, chúng tôi đề xuất chỉnh sửa các công thức và nguyên tắc thiết kế theo xu
hướng áo dài hiện đại nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ngành Công nghệ
May và Thiết kế Thời trang.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất phương pháp thiết kế áo dài hiện đại
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DÀI HIỆN ĐẠI Mai Hồng Như, Trương Thị Thảo, Nguyễn Thị Tường Vy Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Áo dài là loại trang phục cách tân từ áo ngũ thân (lập lĩnh, tức cổ đứng) trong thời kỳ Tây hóa. Áo dài được xem là trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu gối dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc được lựa chọn làm đồng phục dành cho nữ sinh khi đến trường. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo dài chính thức là Quốc phục của Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến người phụ nữ Việt Nam thì không thể không nhắc đến tà áo dài. Vào những năm 70, đời sống đổi mới đã khiến chiếc tà áo dài dần vắng bóng trên đường phố Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, tà áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế. Dưới tác động của các xu hướng thời trang thì áo dài cũng được cách tân và biến đổi ít nhiều để phù hợp với nhu cầu ăn mặc của phái đẹp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng phát triển của áo dài để từ đó tạo ra các kiểu áo dài phù hợp với nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được linh hồn của tà áo dài Việt Nam là điều cần thiết. Thông qua đó, chúng tôi đề xuất chỉnh sửa các công thức và nguyên tắc thiết kế theo xu hướng áo dài hiện đại nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ngành Công nghệ May và Thiết kế Thời trang. Từ khóa: Áo dài, cách tân, nhu cầu ăn mặc, trang phục truyền thống. 1 ĐẶC TRƯNG TRANG PHỤC ÁO DÀI Cổ áo dài cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Tuy nhiên ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường được đính từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước được may bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo dài được may tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Khi xưa quần áo dài được may bằng chất liệu vải cứng cáp, nhưng ngày nay thường được may bằng vải mềm, rũ với màu sắc thông dụng là màu trắng. Nhưng xu hướng phát triển của thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo. Bên cạnh đó áo dài ngày nay được may cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch cho người phụ nữ Việt Nam. 622 2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁO DÀI HIỆN ĐẠI Thiết kế áo dài tay raglan dựa trên cơ sở thiết kế áo nữ cơ bản nhằm định hướng sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức thiết kế trang phục nữ đã học. Điều chỉnh thiết kế tay áo raglan để hạn chế được các nếp nhăn nơi nách tay. 2.1 Cách đo Bảng 1: Cách đo áo dài Dài áo Đo từ đốt sống cổ 7 đến gót chân (dài ngắn tùy thích) Ngang vai Đo từ hai điểm đầu vai (qua phía sau bờ vai) Dài tay Đo từ đốt sống cổ 7 qua đầu vai xuống mắc cá tay (dài ngắn tùy thích) Hạ eo sau Đo từ điểm đầu vai (tiếp giáp vị trí vòng cổ) đến thắt lưng đo phía sau Hạ eo trước Đo từ điểm đầu vai (tiếp giáp vị trí vòng cổ) qua điểm đầu ngực đến thắt lưng đo phía trước Vòng cổ Đo sát quanh chân cổ Vòng ngực Đo quanh ngực, chỗ nở nhất Vòng eo Đo quanh eo tại điểm hạ eo Vòng mông Đo quanh mông, chỗ nở nhất Chéo ngực Điểm hạ cổ thân trước) đo xéo đến điểm đầu ngực Dang ngực Khoảng cách giữa hai đầu ngực Vòng nách Đo sát quanh v ng nách qua đầu vai, tay chống nạnh Bắp tay Đo quanh bắp tay, chỗ lớn nhất Cửa tay Đo quanh khuỷu tay + 2 cm cử động Lưu ý: Thắt dây ngang eo để đo hạ eo trước và hạ eo sau. Đo vòng ngực phải lưu ý đến áo ngực. Khi đo phải quan sát vóc dáng có điểm nào khác biệt như: vai xuôi, vai ngang, lưng tôm hoặc ngực quá lớn...v.v. 2.2 Phương pháp thiết kế Thiết kế rập áo nữ căn bản: (Theo lý thuyết thiết kế áo nữ không sóng lưng, có pen dọc và pen ngang trong môn Thiết kế trang phục nữ). Dựa trên rập áo căn bản tiến hành thiết kế áo dài tay raglan. 2.2.1 Thiết kế thân sau Dựa trên rập áo nữ căn bản tiến hành thiết kế: 623 Vẽ cổ thân sau: Trên đường cổ sau căn bản đánh dấu phần cổ áo raglan sao cho: Vào cổ = 1/8 cổ - 0,5; Hạ cổ = 0.5 cm. Vẽ nách thân sau: Lên nách = 2.0 đến 3.0 cm (vẽ đường ngang ngực mới). Nối điểm ngang ngực mới và điểm vào cổ mới: Gọi là đường xéo nách thân sau. Đánh cong đường nách sau mới (Hình 1). Vẽ đường sườn, tà và lai áo (Hình 1). 2.2.2 Thiết kế thân trước Vẽ cổ thân trước Trên đường cổ trước căn bản đánh dấu phần cong cổ áo raglan sao cho: Vào cổ = 1/8 cổ + 0,5; Hạ cổ = ½ Vào cổ + 0,5 cm. Vẽ nách thân trước Lên nách = 2.0 đến 3.0cm (vẽ đường ngang ngực mới). Vào nách = vào cổ trước + 1. Nối điểm vào nách và vào cổ mới, đánh cong đường nách sau mới như Hình 1). Vẽ đường sườn, tà và lai áo (Hình 1). 2.2.3 Thiết kế tay áo AB = Dài tay = Sđ dài tay – 5 cm + 2 cm lai. AC = Lên cổ tay sau: cổ sau/2. CC1 = Vào cổ tay sau = cổ sau/2 + 0.5 cm. Ngang bắp tay = bắp tay/2 + 0.5 đến 1.0. Ngang nách tay = Ngang bắp tay + 1.0 đến 2.0 (Vẽ 1 đường thẳng song song với AB). C1D1 = Đường xéo nách tay sau = Xéo nách thân sau. AD = Hạ nách tay = Từ D1 vẽ 1 đường vuông góc với AB tại D. DD1 = Ngang nách tay. DE = Hạ bắp tay = 10 cm. Vẽ cổ tay (sau): Cổ tay chỉ đánh hơi lơi không cong (Hình 1). Vẽ nách tay sau (Hình 1). Vẽ hai bên tay áo theo đường nách sau, khi vẽ đủ 2 tay rồi mới giảm cổ và nách trước. 624 Vẽ cổ tay trước: Từ chân cổ tay sau giảm 0,5 đến 1cm (vai xuôi giảm nhiều, vai ngang giảm ít). Kiểm cổ: ½ cổ thân sau + ½ cổ thân trước + cổ tay = ½ số đo cổ. Vẽ nách tay trước: như hình vẽ, Vẽ sườn tay: (Hình 1) . Cửa tay = 10, Giảm lai tay 0,5 đến 1.0 cm. Hình 1: Thiết kế thân trước, thân sau, tay 625 3 THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MỚI 3.1 May mẫu Người nghiên cứu may thử mẫu theo hai phương pháp thiết kế nhằm có được sự so sánh rõ nét về ưu và nhược điểm của từng phương pháp thiết kế. May mẫu 01 bộ áo dài theo phương pháp thiết kế truyền thống. May mẫu 01 bộ áo dài theo phương pháp thiết kế mới đề xuất. 3.2 Kết quả nghiên cứu Sản phẩm nghiên cứu: – Lý thuyết về phương pháp thiết kế áo dài tay raglan dựa trên nền tảng thiết kế áo nữ căn bản. – 2 bộ áo tay dài raglan. (Hình 2 là hình ảnh minh họa về bộ áo dài tay raglan). Hình 2: Sản phẩm áo dài theo phương pháp thiết kế truyền thống trái) theo phương pháp hiện đại (phải) 626 Qua hình trên cho thấy, dù thiết kế áo dài tay raglan dựa trên thiết kế áo nữ căn bản nhưng mẫu áo dài thiết kế theo phương pháp hiện đại vẫn đảm bảo tạo được một phom dáng áo dài chuẩn, tương đồng với mẫu áo dài thiết kế theo phương pháp truyền thống. 4 KẾT LUẬN Dựa trên nghiên cứu thiết kế áo dài tay raglan, phương pháp truyền thống và thiết kế áo nữ căn bản, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được phương pháp thiết kế áo dài tay raglan hiện đại dựa trên thiết kế áo dài nữ căn bản. Qua đó, giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn. Ngoài ra việc vận dụng kiến thức thiết kế áo dài nữ căn bản để thiết kế áo dài tay raglan còn giúp định hướng, phát triển kiến thức căn bản cho sinh viên. Đồng thời việc nghiên cứu xu hướng thời trang để dựa vào đó thiết kế được phom dáng áo dài phù hợp với xu hướng. Đề tài còn đề xuất được cách thức vẽ tay áo giảm thiểu được các nếp nhăn nơi nách. Kết quả của đề tài cũng có thể được ứng dụng vào các môn học thiết kế đồng phục, thiết kế trang phục dạ hội đáp ứng nhu cầu học tập của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Triêu Thị Chơi, Kỹ thuật Cắt May toàn tập (2007), NXB Đà Nẵng. [2] Đoàn Thị Tình, Trang Phục Việt Nam, NXB Mỹ thuật. [3] Trần Thị Hồng Mỹ, Giáo trình Thiết Kế Trang Phục Truyền Thống (2015), Trường Đạihọc Công nghệ TP.HCM. Tạp chí: [4] Phong cách Bazaar – tháng 8 – 2013. Các trang web điện tử: [5] https://plo.vn/van-hoa/ao-dai-xua-nay-mai-con-hon-viet-873399.html [6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Áo_dài [7] https://zingnews.vn/thai-tuan-ra-mat-bst-ao-dai-tri-an-ngay-nha-giao-viet-nam- post1014619.html [8] https://www.elle.vn/xu-huong-thoi-trang/xu-huong-ao-dai-dai [9] https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/thoi-trang/xu-huong-ao-dai-di-san-se-len-ngoi-nam- 2020-622247.html 627
File đính kèm:
- de_xuat_phuong_phap_thiet_ke_ao_dai_hien_dai.pdf