Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta. Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” để trình bày trong bài tiểu luận này. Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 1

Trang 1

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 2

Trang 2

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 3

Trang 3

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 4

Trang 4

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 5

Trang 5

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 6

Trang 6

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 7

Trang 7

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 8

Trang 8

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 9

Trang 9

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 24 trang Trúc Khang 12/01/2024 4281
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Đề tài Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Tiểu luận
Đề tài: Văn hóa ẩm thực Việt NamM ỤC L ỤC 
	Trang
Lời cám ơn	3
Nhận xét của GV	4
L ời m ở đ ầu	5
Chương 1
Giới thiệu khái quát về nền ẩm thực Việt Nam
1.1. Khái quát chung về văn hóa ẩm thực	7
1.2. Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam
1.2.1. Quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực	7
1.2.2. Ẩm thực Vi ệt Nam, một nền ẩm thực vô cùng phong phú	8
Chương 2
Ẩm thực Việt Nam xưa và nay
Ẩm thực ba miền
2.1.1. Ẩm thực miền Bắc 	
2.1.1.1. Đặc điểm chung 	10
2.1.1.2. Phong cách ăn uống của người Hà Nội	10
2.1.1.3. Những món ăn đặc trưng	11
2.1.2. Ẩm thực miền Trung 
2.1.2.1. Đặc điểm chung 	13
2.1.2.2. Ẩm thực xứ Huế, cái nôi của ẩm thực miền Trung 	13
2.1.2.3. Những món ăn đặc trưng	14
2.1.3. Ẩm thực miền Nam
2.1.3.1. Đặc điểm chung	15
2.1.3.2. Ẩm thực Sài Gòn	16
2.1.3.3. Những món ăn đặc trưng	17
Văn hóa Trà – Cà phê	
2.2.1. Chén trà trong văn hóa ẩm thực	18
2.2.2. Cà phê, niềm tự hào của dân Tây Nguyên 	20
Chương 3
TẢN MẠN VỚI ẨM THỰC VIỆT
3.1 Ẫm thực dưới góc nhìn của các nhà văn, nhà thơ	22
Kết luận	25
Tài liệu tham khảo	25
Phụ lục	26
Hình ảnh	27
Lời mở đầu
	Ẩm thực hay nói đơn giản hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “có thực mới vực được đạo”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”... Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Qua đó góp phần nâng cao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta. Những điều được trình bày trên đây cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” để trình bày trong bài tiểu luận này. Qua đề tài này, chúng em muốn giới thiệu với tất cả mọi người về một nét đẹp rất đặc trưng của đất nước và con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực.
	Nước Việt Nam hình chữ “S”, trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền có những đặc trưng riêng về đặc điểm tự nhiên, sinh hoạt, sản xuất và phong tục tập quán. Từ đó hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng cho từng miền. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, khả năng có giới hạn và lượng thông tin vô cùng đa dạng chúng em chỉ xin được tập trung nghiên cứu những đặc trưng ẩm thực tiêu biểu nhất của mỗi vùng miền. 
Nguồn tài liệu chúng em sử dụng là những kiến thức thực tế được tích góp từ những thế hệ đi trước, từ cuộc sống của chính chúng tôi, và những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ẩm thực trong và ngoài nước được đăng trên các sách, báo và tạp chí.
Bố cục đề tài: 
Chöông 1
GIÔÙI THIEÄU KHAÙI QUAÙT VEÀ NEÀN AÅM THÖÏC 
VIEÄT NAM
1.1. Khái quát chung về văn hóa ẩm thực
1.2. Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam
1.2.1. Quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực	
1.2.2. Ẩm thực Vi ệt Nam, một nền ẩm thực vô cùng phong phú
Chöông 2
AÅM THÖÏC VIEÄT NAM XÖA VAØ NAY
Ẩm thực ba miền
2.1.1. Ẩm thực miền Bắc 
2.1.1.1. Đặc điểm chung 
2.1.1.2. Phong cách ăn uống của người Hà Nội
2.1.1.3. Những món ăn đặc trưng
2.1.2. Ẩm thực miền Trung 
2.1.2.1. Đặc điểm chung 
2.1.2.2. Ẩm thực xứ Huế, cái nôi của ẩm thực miền Trung 
2.1.2.3. Những món ăn đặc trưng
2.1.3. Ẩm thực miền Nam
2.1.3.1. Đặc điểm chung
2.1.3.2. Ẩm thực Sài Gòn
2.1.3.3. Những món ăn đặc trưng
Văn hóa Trà – Cà phê	
2.2.1. Chén trà trong văn hóa ẩm thực
2.2.2. Cà phê, niềm tự hào của dân Tây Nguyên 
Chöông 3
TẢN MẠN VỚI ẨM THỰC VIỆT
3.1 Ẫm thực dưới góc nhìn của các nhà văn, nhà thơ
NỘI DUNG
Chöông 1
GIÔÙI THIEÄU KHAÙI QUAÙT VEÀ NEÀN AÅM THÖÏC 
VIEÄT NAM
1.1. Khái quát chung về văn hóa ẩm thực
Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là ăn uống - là hoạt động để cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động. Chính vì vậy, nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến việc ăn uống và các món ăn uống cùng với nguồn gốc, lịch sử của nó.
 Ăn là hoạt động cơ bản nhất của con người, gắn liền với con người ngay từ buổi sơ khai. Nên, vào thời điểm ấy, ăn uống chỉ là một hoạt động sinh học, một phản ứng tự nhiên không điều kiện của con người. Con người khi đó chỉ ăn theo bản năng, giống như tất cả các loài động vật khác, ăn để duy trì sự sống và bảo tồn giống nòi. Thời kỳ này, ăn uống chưa có chọn lọc, họ ăn tất cả những gì kiếm được, và đặc biệt là ăn sống, uống sống.
Cùng với sự phát triển của con người thì hoạt động nghệ thuật trong ăn uống hay ẩm thực cũng thay đổi theo hướng tích cực với sự đa dạng của các món ăn và cách chế biến.
Trước kia, các món ăn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn cho no bụng nhưng bây giờ con ... n phép đi ngủ sớm để ngày mai về thành phố. 
Thực sự câu chuyện về cà phê thú vị thật đấy, nhưng ẩn chứa trong đó là cả những giọt mồ hôi và nước mắt của những người nông dân lương thiện. Để đem lại cho cuộc sống nhưng ly cà phê mạng đậm hương vị Tây Nguyên mà khi thưởng thức làm cho người uống mãi không quên. "Đó chính là giá trị của cuộc sống". 
Chöông 3
TẢN MẠN VỚI ẨM THỰC VIỆT
3.1 Ẩm thực dưới góc nhìn của các nhà văn, nhà thơ
§ GS.TS Trần Văn Khê_Người Việt ăn uống như thế nào? 
Trong một buổi tiệc, một anh bạn Pháp hỏi tôi: 
-Chẳng biết người Pháp và người Việt Nam ăn uống khác nhau như thế nào ? 
-Tôi rất ngại so sánh . . . tôi trả lời . . . vì so sánh là biết rõ rành mạch cả hai yếu tố để so sánh. 
Thỉnh thoảng tôi có ăn uống theo người Pháp nhưng làm sao biết cách ăn của người Pháp bằng người Pháp chính cống như anh. Tôi thì có thể nói qua cách ăn uống của người Việt chúng tôi. Để cho anh dễ nhớ, tôi chỉ đưa ra ba cách ăn của người Việt, rồi anh xem người Pháp có ăn như vậy chăng? 
Người chúng tôi ăn toàn diện, ăn khoa học, ăn dân chủ. 
1. Ăn toàn diện: Chúng tôi không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi, mà bằng ngũ quan. Trước hết ăn bằng con mắt, và do đó có nhiều món đem dọn lên, nhiều màu sắc chen nhau như món gỏi sứa chúng tôi chẳng hạn: có giá màu trắng, các loại rau thơm màu xanh, ớt màu đỏ, tép màu hồng, thịt luộc và sứa màu sữa đục, đậu phộng rang màu vàng nâu v. v. . . Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới. Sau khi nhìn cái đẹp của món ăn, chúng tôi thưởng thức bằng mũi, mùi thơm của các loại rau thơm như húng quế, ngò, hoặc các mùi đặc biệt của nước mắm, của cà cuống. Răng và nứu đụng chạm với cái mềm của bún, cái dai của thịt luộc và sứa, cái giòn của đậu phộng rang để cho xúc cảm tham gia vào việc thưởng thức món ăn sau thị giác và khứu giác. Rồi lỗ tai nghe tiếng lốc cốc của đậu phộng rang, hay tiếng rào rào của bánh phồng tôm, hay tiếng bánh tráng nướng nghe rôm rốp. Sau cùng lưỡi mới nếm những vị khác nhau, hòa hợp trong món ăn: lạt, chua, mặn, ngọt, chát, the, cay v. v. Chúng tôi ăn uống bằng năm giác quan, về cái ăn như thế gọi là ăn toàn diện. 
2. Ăn khoa học: Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhất là ở Nhật Bổn thường hay sắp các thức ăn theo " âm" và " dương" . 
Nói một cách tổng quát thì những món nào mặn thuộc về dương, còn chua và ngọt thuộc về âm. Người Việt thường trộn mặn với ngọt làm nước mắm, kho thịt, kho cá, rang tép, ướp thịt nướng, luôn luôn có pha một chút đường; mà ăn ngọt quá như chè, ăn dưa hấu hay uống nước dừa xiêm thì cho một chút muối cho âm dương tương xứng. Người Tây khi ăn bưởi thật chua lại cho thêm đường, đã âm lại thêm âm thì âm thịnh dương suy, không đúng theo khoa học ăn uống. Người Việt phần đông không nghiên cứu về thức ăn, nhưng theo truyền thống của cha ông để lại thành ra ăn uống rất khoa học. Người Việt chẳng những để ý đến quân bình âm dương giữa các thức ăn mà còn để ý đến quân bình âm dương giữa người ăn và thức ăn. Khi có người bị cảm, người nấu cháo hỏi: cảm lạnh ( bị mắc mưa, đêm ra ngoài bị cảm sương) thì nấu cháo gừng vì cảm lạnh ( âm) vào người phải đem gừng ( dương) vào chế ngự. Nếu cảm nắng ( bị mặt trời làm cho sốt) thì dương đã vào người phải nấu cháo hành ( âm) . Lại nghĩ đến âm dương giữa người ăn và môi trường; mùa hè thời tiết có dương nhiều nên khi ăn có canh chua ( âm) hoặc hải sâm ( âm) ; mùa đông thời tiết có âm nhiều nên ăn thịt nướng. Ta có câu: "mùa hè ăn cá sông, mùa đông ăn cá biển" 
Quân bình trong âm dương còn thể hiện qua điếu thuốc lào. Thuốc lá phơi và đóm lửa (dương) hít một hơi cho khói qua nước lã trong bình (âm) để hơi khói thuốc vào cơ thể, nguồn hút có cả dương và âm, không kể nước đã lọc bớt chất nicotine có hại cho buồng phổi. Chẳng những cân đối về âm dương mà còn hàn nhiệt nữa: thịt vịt hay thịt cá trê - hàn - thì chấm với nước mắm gừng - nhiệt -. Cách ăn của người Việt Nam khoa học vì phù hợp với nguyên tắc âm dương tương xứng hành nhiệt điều hòạ Ngoài ra trong một món ăn thường đã có chất bột, chất thịt, chất rau làm cho sự tiêu hóa được dễ dàng. 
3. Ăn dân chủ: Trên bàn dọn bao nhiêu thức ăn, nhưng chúng tôi có thể những món chúng tôi thích, hoặc phù hợp với vấn đề bảo vệ sức khỏe của chúng tôi. Ăn ít hay ăn nhiều thì tùy theo sức chứa bao tử của chúng tôi, chớ không phải ăn những món không ăn được, hay là ăn không nổi. Như vậy cách của người Việt Nam rất dân chủ. 
Anh bạn người Pháp thích chí cười to: ăn toàn diện, chúng tôi chưa nghĩ đến là về thính giác, ăn mà nghe tiếng động là vô phép nên ăn bớt ngon. Ăn khoa học, thì chúng tôi chỉ nghĩ đến calory mà không biết âm dương và hàn nhiệt. Còn ăn dân chủ, thì hoàn toàn thiếu sót vì đến nhà chúng tôi có một thực đơn mà mỗi người một đĩa, ăn không hết sợ vô phép nên nhiều khi không ngon lắm hoặc quá no cũng phải cố gắng ăn cho hết. Tôi xin hoàn toàn hoan nghinh cách ăn của người Việt Nam. 
Về cách ăn uống Việt Nam lại có thêm: 
4. Ăn cộng đồng: Thức ăn đầy bàn mà có một nồi cơm, một tô nước mắm để mọi người cùng xới cơm và chan nước mắm ở một nơị 
5. Ăn lễ phép: Con lớn lên đã theo học ăn, học nói, học gói, học mở. Học ăn là trước nhứt, khi ăn phải coi nồi, ngồi coi hướng. 
6. Ăn tế nhị: Ăn ớt cữ cách cắn trái ớt, có khi phải ăn ớt xắt từng khoanh, ớt bằm, ớt làm tương. Nước chấm nhứt là ở miền Trung rất tinh tế ăn món chi phải có nước chấm đặc biệt: bánh bèo, bánh lá, bánh khoái đều có nước chấm khác. 
7. Ăn đa vị: Một miếng nem nướng đã có vị thịt, riềng, muối, tỏi, hành cuốn vào bánh tráng lạt lạt, có chút bún, rau thơm, ớt (cay) , chuối sống (chát) , khế (chua) , tương ( ngọt, mặn cay) có pha hột điều hay đậu phộng xay ( béo) . Ăn có năm vị chánh: ngọt, mặn, chua, cay, béo, có cả ngũ sắc đen (tương) , đỏ (ớt) , xanh (rau) , vàng (khế chín) , trắng (bánh tráng, bún) . Ăn một miếng mà thấy 5 màu, lưỡi nếm 5 vị và có khi hơn thế nữa
Tác giả: GS.TS Trần Văn Khê 
§ Yên Nghi_Thời trân
Ăn theo mùa không chỉ để hưởng cái ngon, mà còn để quân bình âm dương, để cơ thể con người hòa với thiên nhiên. Miền Bắc có đủ 4 mùa thì mỗi mùa đều có những món ăn khác nhau cho phù hợp. Miền Nam thì chú ý đến đặc trưng của mùa nắng, mùa mưa... Bạch Vân cư sĩ ngày xưa đã từng cảm khái: 
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” 
để nói về cái sự an nhàn của một con người sống ẩn dật, xa lánh chốn trần gian. Ấy là người chẳng màng thế sự, nên hễ trời đất vào mùa nào thì ăn uống thuận theo sản vật của mùa ấy. Thế thôi mà nhàn, mà không phải lo nghĩ khổ sở.Nhưng không phải chỉ người ẩn cư mới cần đến thú ăn theo mùa. Cái triết lý “mùa nào thức nấy” đã thấm nhuần trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Người ta tổng kết những món ngon theo mùa: “Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”; người ta khẳng định: “Thà liếm môi liếm mép, còn hơn ăn cá chép mùa hè”
Một năm trăm mùa 
Món ăn muốn đạt đến cái đỉnh cao nhất của vị ngon là phải ăn theo mùa. Và với quan niệm đó, một năm dường như không còn là 2 hay 4 mùa nữa, mà có đến cả trăm mùa theo cùng hàng trăm sản vật nổi tiếng. Người ta nói ngắn gọn, mùa đào, mùa sấu, mùa sứa, mùa don Rồi cá linh mùa nước nổi, măng nấm mùa mưa, cá ngạnh nguồn mùa lũ Cỏ cây, sinh vật hợp theo thời tiết, theo con nước mùa nào thì béo ngon mùa ấy. Nên có những món ăn vẫn có quanh năm, nhưng người ta vẫn tìm ăn theo mùa. Như thịt gà tháng 7. Người ta chẳng thể lý giải tại sao cũng vẫn thóc ấy lúa ấy, mà con gà tháng 7 lại ngon hơn, béo hơn, mềm hơn, để người ăn từ cái da cái xương cũng không muốn bỏ. Mà có lý giải chăng cũng là để câu chuyện bên mâm cơm thêm rôm rả, chứ dẫu cách giải thích không lọt tai, người ta cũng chẳng vì thế mà bỏ món ăn ngon. Bởi cái “mùa” của món ngon ngắn lắm, không dài suốt một xuân hạ thu đông, và các mùa nối tiếp, đan xen lẫn nhau, chưa hết mùa điều đã bắt sang mùa xoài, chưa tàn mùa sen đã chớm sang mùa sấu. Phải thưởng thức cho trọn vẹn cái ngon của từng mùa thì người sành ăn mới thỏa, bởi mỗi món mỗi mùa đều có hương vị độc đáo riêng.
Mà không cần phải nhọc công nhớ hết các mùa ấy trong năm. Người không rành cũng chỉ cần đi dạo chợ một vòng, thấy món nào tràn ngập các hàng trong chợ là đích thực món ấy đương mùa. Ăn theo mùa, vì thế, ngoài cái thú ăn được món ngon, món tươi còn được cái lợi là ăn rẻ. Nên các bà nội trợ khôn ngoan thường không đi chợ ngẫu hứng theo cái sự “thèm”, mà chỉ chọn những thức đang mùa, áp dụng triệt để tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” cho mâm cơm gia đình.
Những thức ăn trái mùa tuy vẫn có bán, nhưng thường lọt thỏm một góc trong tứ bề mênh mông món ăn đang rộ. Và cái người lỡ thèm món trái mùa, đôi khi mua về dùng rồi lại tiếc, bởi món ăn vừa đắt vừa không ngon, không đúng như nỗi niềm nhớ nhung mà vì thế người ta đã phải lùng mua cho bằng được.
Theo thời gian, rất nhiều món ăn đã được nuôi trồng để mùa nào cũng có. Nhưng người sành ăn lại nuối tiếc cái nỗi háo hức chờ mong mùa tới, vì giờ đây món ăn dường như cứ bình bình, không còn cái ngon đặc biệt chỉ tìm thấy khi vào mùa, như dưa hấu ngày Tết, sầu riêng mùa hè
Theo lẽ tự nhiên.
Ăn theo mùa không chỉ để hưởng cái ngon, mà còn để quân bình âm dương, để cơ thể con người hòa với thiên nhiên. Miền Bắc có đủ 4 mùa xuân hạ thu đông thì mỗi mùa đều có những món ăn khác nhau cho phù hợp. Người ta còn phân tích bốn mùa theo kim mộc thủy hỏa thổ để chọn món ăn sao cho sức khỏe tráng kiện, nâng cao tuổi thọ. Nhưng đó là những nghiên cứu sâu xa. Còn theo thói quen xưa nay, người ta chỉ thường chia ra 2 mùa. Miền Bắc có mùa lạnh, mùa nóng. Miền Nam cũng dựa trên mùa lạnh mùa nóng, nhưng có chú ý đến đặc trưng của mùa nắng, mùa mưa.
Mùa nóng, người ta thích ăn rau và hoa quả để bổ sung nước cho cơ thể, thích ăn tôm cá hơn ăn thịt. Đó chính là những thực phẩm mang thuộc tính âm để cân bằng với môi trường nóng mang thuộc tính dương. Những lúc nắng nóng như thế, người ta chuộng món luộc, món canh hơn là món chiên món xào. Nên đôi khi người ta thấy lạ, tại sao mùa nóng lại thích ngồi bên tô canh tập tàng nóng, mồ hôi chảy ròng ròng mà ăn thấy ngon. Ấy là vì tô canh tuy nóng rẫy nhưng lại mang tính hàn, ăn vào thấy mát ruột, thấy như vừa tiếp sức thêm cho cơ thể vốn khô kiệt đi vì nắng.
Còn vào mùa lạnh, mùa mưa, người ta thích những món thịt, món mỡ để bảo đảm năng lượng cho cơ thể chống chọi với cái lạnh. Đó không chỉ vì xu hướng tìm về bếp lửa những đêm mùa đông. Xét cho cùng, đó chính là những món ăn có tính dương để quân bình với môi trường mùa lạnh tính âm. Lúc này, những món rim kho, chiên xào lại được dùng nhiều, đặc biệt là dùng thêm nhiều gia vị như tiêu, ớt, gừng
Ăn theo đúng mùa như thế, không chỉ được ăn ngon mà còn mang lại sức khỏe cho con người. Được thưởng thức những món ăn “thời trân” như thế, người sành ăn quả là sẽ đạt tới cái triết lý như cụ Trạng Trình ngày xưa: “Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Vâng, phú quý chỉ là chiêm bao thôi, so với cái thú ẩm thực “mùa nào thức nấy” rất thật này 
Tác giả: Yên Nghi
Kết luận 
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, có lúc đau thương nhưng cũng không thiếu những tháng ngày hào hùng, oanh liệt. Trải suốt thời gian ấy, dân tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm thực mang đầy chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú. Năm tháng xưa đã qua đi, nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông để lại vẫn luôn thôi thúc người nay tìm hiểu về chúng. Trong suốt thời gian tìm kiếm tư liệu cho bài tiểu luận này, chúng em đã được mở rộng tầm mắt cũng như nâng cao khẩu vị đối với món ăn Việt rất nhiều. Đồng thời, đúng với những gì chúng em đã đề ra ở phần mở đầu “Ẩm thực đã không còn đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách. Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy”, từng nét đẹp trong văn hóa đã mở ra qua từng món ăn, thức uống..., nhắc nhở chúng ta phải hết sức nâng niu, bảo tồn và phát huy, đưa ẩm thực Việt vượt tầm ra khỏi đất nước, đến với bạn bè từ khắp nơi trên thế giới. 
Tài liệu tham khảo
Sách, báo, tạp chí: 
Hoàng Thị Như Huy - Nghệ thuật ẩm thực Huế - NXB Thuận Hóa
Vũ Bằng - Miếng ngon Hà Nội – NXB Văn hóa thông tin
Xuân Huy (Sưu tầm) – Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam – NXB Trẻ
Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Đức Kiệt – Văn Hóa Rượu – NXB Văn hóa thông tin
Lý Khắc Chung - Văn vật ẩm thực đất Thăng Long – NXB Văn hóa dân tộc
Vũ Tam Huề - Miếng nhớ miếng thương – NXB Thanh niên
Nguyễn Tuân – Phở
Hữu Ngọc - Ẩm Thực Xứ Huế - Huế Cuisine (Biên Dịch Anh - Việt, Việt - Anh; Tìm Hiểu Văn Hóa Việt Nam) – NXB Thế giới
Trần Văn Khê, "Bàn Về Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt." Trong Tạp chí Du Lịch Tph HCM, số 88 (10.1998). Xuân Huy, ctr. 19-25.
Ðặng Nghiêm Vạn, "Sự Tinh Tế trong Chế Biến Món Ăn của Người Việt." Trong Tạp Chí Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn Uống, số 4 (2. 1998). Xuân Huy, ctr. 45-49.
Website: 
Phụ Lục
Địa chỉ ẩm thực
§ Phở
Phở Vuông
Phở Vuông - cái tên nghe thật lạ lẫm và gợi trí tò mò. Vuông, ấy là dụ ý về sự hoàn hảo của 4 yếu tố quan trọng: hương vị, dịch vụ, sạch sẽ và giá cả.Vuông, khi dịch ra tiếng Anh còn có nghĩa là quảng trường, nơi hội họp đông vui của mọi người. Ấy cũng là ước nguyện về “Phở Hà Nội đích thực cho người sành ăn” của cô chủ vốn sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc có truyền thống gắn bó với nghề nấu phở. Ngoài 20 món phở hấp dẫn với giá từ 20.000 – 28.000VNĐ/bát, khách hàng còn được phục vụ đồ uống, nghe nhạc, xem bản tin và các dịch vụ khác.
Địa chỉ: 44 Ngô Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phở Thìn 
Phở Thìn là một trong những quán phở nổi tiếng nhất tại Hà Nội. Quán có không gian khá chật hẹp nhưng luôn động nghẹt khách từ sáng sớm. Muốn ăn được một bát phở ở đây, thực khách thường phải đứng chờ một lát, sau đó trả tiền và nhận bát phở rồi đi tìm bàn để ngồi. Cái lạ trong văn hoá phở Hà Nội là ở chỗ đó, văn hoá xếp hàng rồng rắn...
Địa chỉ: 13 Lò Đúc, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phở Lệ
Quán đã khá phổ biến trong giới sành ăn của Sài Gòn. Những ai thích dùng món phở mang đặc trưng của người Việt thì rất thường xuyên lui tới quán. Đến với quán bạn sẽ hài lòng khi thưởng thức được hương vị từ phở rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Địa chỉ: 303-305 Võ Văn Tần, P.5, Q.3, TP.Hồ Chí Minh.
Hệ thống phở 24 
Hệ thống phở 24 với rất nhiều chi nhánh ra đời liên tục trong thời gian gần đây được rất nhiều thực khách ưa thích nhờ có hương vị truyền thống, nguyên liệu chất lượng cao, điều kiện vệ sinh cực tốt. Tất cả các quán phở 24 đều có chung một kiểu thiết kế với gam màu xanh lá làm chủ đạo, bàn ghế bằng gỗ rất sang trọng, tô, chén (bát) đều bằng gốm sứ cao cấp,... tạo nên một cảm giác rất thoải mái cho thực khách.
Địa chỉ: 67 Hai Bà Trưng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
§ Mì Quảng
1. Mì Quảng Bà Ngân 
- Địa chỉ: 108 Đống Đa, Đà Nẵng 
2. Mì quảng Bà Lữ 
- Địa chỉ: 126 Hàm Nghi, Đà Nẵng 
- Điện thoại: (84)511 6520243. 
3. Mì Quảng Bà Vị 
- Địa chỉ: 166 Lê Đình Dương
- Điện thoại: (84)511.865651 
4. Mì Quảng Đinh Tiên Hoàng 
- Địa chỉ: 53/54 Ông Ích Khiêm 
- Điện thoại: (84)511.863025

File đính kèm:

  • docde_tai_van_hoa_am_thuc_viet_nam.doc