Đề tài Ngữ pháp và ngữ pháp văn bản - Cụm danh từ
I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ
1. Phần trung tâm.
2. Phần phụ trước.
3. Phần phụ sau.
III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP
IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ngữ pháp và ngữ pháp văn bản - Cụm danh từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Ngữ pháp và ngữ pháp văn bản - Cụm danh từ
Nhóm 1 NGỮ PHÁP VÀ NGỮ PHÁP VĂN BẢN I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ 1. Phần trung tâm. II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ CỤM DANH TỪ 2. Phần phụ trước. 3. Phần phụ sau. III. CHỨC NĂNG CÚ PHÁP IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. KHÁI NIỆM VỀ CỤM DANH TỪ Cụm danh từ là tổ hợp từ tự do; trong đó các thành tố cấu thành liên kết với nhau theo quan hệ chính phụ, và thành tố chính là danh từ , hoặc tổ hợp tương đương với danh từ. Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, NXB Giáo dục, 2007; Ngữ pháp Việt Nam, NXB GD, 2009): CDT là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ, và thành tố chính là danh từ. Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, NXB ĐH & THCN, 1997): Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm gọi là cụm danh từ, gọi tắt là danh ngữ. II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ Gồm 3 phần Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Danh từ Ngữ danh từ (Từ chỉ loại + DT chỉ sự vật/ Động từ/ Tính từ) (VD: cái nhà, cây tre, con mèo, người thợ, niềm vui, cuộc họp, vẻ đẹp,) II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau Xét ví dụ: Tất cả những cái con mèo đen ấy. Tất cả những cái con mèo đen ấy -3 -2 -1 0 1 2 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) - Phần trung tâm của CDT thường là danh từ chỉ sự vật, gồm có: Nhóm chỉ chất liệu: nước, đất, đá, vàng, muối, Nhóm chỉ chủng loại sự vật: gà, mèo (Động vật); bàn, ghế (Đồ vật); núi, công (Hiện tượng tự nhiên); Nhóm chỉ sự vật cá thể: nơi, chỗ, phòng, lớp, tỉnh, - Khi xem xét phần trung tâm của CDT, có thể chú ý đến hai trường hợp sau: Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm. Dùng danh từ sau số từ không cần từ chỉ đơn vị. II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ chỉ đơn vị: Gồm có: Danh từ chỉ đơn vị quy ước: - Danh từ chỉ đơn vị chính xác: lít, thước, tấc, cân - Danh từ chỉ đơn vị không chính xác: thìa, ly, gói, mâm, bó D anh từ chỉ đơn vị tự nhiên: - Nhóm chỉ đơn vị cá thể: cái, con, vị, đức, bậc, thằng, ông - Nhóm chỉ đơn vị tập hợp: bầy, đàn, nhóm, lũ, đoàn VD: Anh ấy uống liền một lần năm ly . Một bầy tập trung đông đủ trước sân nhà hắn. 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ đơn vị hành chính, tổ chức xã hội, đơn vị nghề nghiệp: Nước, khu, thành phố, tỉnh, huyện, xã, làng,, đoàn, đội, ban, hệ, lớp,, môn, ngành, nghề, VD: Anh ta đi đến một làng nọ để kiếm ăn. Tôi phân vân không biết nên chọn nghề nào trong hai nghề ấy . 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ chỉ điểm trong không gian và phương hướng: Chỗ, nơi, chốn, xứ, miền, khu, khoảnh, miếng, mảnh,, phương, hướng, phía, bên, đằng. VD: Bốn phương , tám hướng đều là nhà. Hai nơi ấy gần nhà tôi. 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ chỉ đơn vị thời gian: - Xác định: thiên niên kỉ, thế kỉ, thập kỉ, năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây - Không xác định: dạo, khi, hồi, lúc, chốc, hôm, vụ, mùa VD: Cách đây ba hôm , chúng tôi đã kỉ niệm một năm yêu nhau. 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ chỉ lần tồn tại của hoạt động, trạng thái: Lần, lượt, phen, chuyến, trận, đợt, mùa, vụ, VD: Anh ấy đã sử dụng hết ba lần về phép của mình. Trường chúng ta đã đạt kết quả tốt trong hai đợt thi đua vừa qua. - Dùng theo khuôn “động từ - một – danh từ” VD: Loan ốm một trận đã sụt mất đi hai cân. 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.1. Những lớp con danh từ đầu tố có thể đứng trực tiếp sau số đếm: Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh: Màu, sắc, mùi, hương, vị, tiếng, giọng, VD: Cô ta trộn hai vị này với nhau để tạo ra hương vị mới. Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng: - Thói, tật, nết, ý nghĩa, tư tưởng, tài năng, trí tuệ, khả năng, tập quán, tâm lí, - Thần, thánh, ma, quỷ, VD: Nga đã đem đến một tư tưởng mới cho công ty. 1. Phần trung tâm: Vị trí (0) 1.2. Dùng danh từ sau số từ không cần từ chỉ đơn vị. Dùng danh từ trong chuỗi liệt kê gồm nhiều thứ đồ vật. VD: Lớp chúng ta còn thiếu hai bàn và tám ghế . Dùng tổ hợp số từ và danh từ để nêu đặc trưng của vật, nhất là trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận. VD: Cái bàn ba chân này còn tốt. 2. Phần phụ trước: II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ 2.1. Vị trí (-1): Là vị trí của phụ tố chỉ xuất. Theo Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ): Từ chỉ xuất luôn là từ “cái”. Ở vị trí phụ tố chỉ xuất, không phải là “cái” loại từ, mà là từ “cái” hư từ. VD: Cái thằng!; Cái con bé này; Cái vải này, Có khi người ta dùng danh từ chỉ loại khác để làm từ đặc chỉ. VD: Hôm ấy có mặt hai ông nhà báo. Thì
File đính kèm:
- de_tai_ngu_phap_va_ngu_phap_van_ban_cum_danh_tu.ppt