Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật

MỤC TIÊU

- SV nắm được nội dung và cách dạy học các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông;

- SV nắm được cách lập và đánh giá kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện hành; đồng thời nắm và thực hiện được qui trình tổ chức dạy học nói chung và dạy học Mỹ thuật nói riêng;

- SV nắm được vai trò đồ dùng, phương tiện DH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS trong DH mỹ thuật;

 - SV thực hành và đánh giá được hoạt động dạy học theo kế hoạc bài học đã thiết kế;

- SV có ý thức học tập, rèn luyện và hình thành kỹ năng dạy học Mỹ thuật cần thiết chuẩn bị sau khi ra trường

 

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 1

Trang 1

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 2

Trang 2

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 3

Trang 3

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 4

Trang 4

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 5

Trang 5

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 6

Trang 6

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 7

Trang 7

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 8

Trang 8

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 9

Trang 9

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 55 trang Trúc Khang 08/01/2024 5480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật

Đề tài Lập và đánh giá kế hoạch bài học trong dạy học Mỹ thuật
MỤC LỤC
Mở đầu	2
Chương 1: Thực hiện lập và đánh giá kế hoạch bài học (KHBH) trong dạy học (DH) Mỹ thuật	3
Bài 1: Lập và đánh giá KHBH trong DH Mỹ thuật 	4
Bài 2: Lập, đánh giá KHBH trong DH phân môn Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí và Tập nặn tạo dáng 	16
Bài 3: Lập, đánh giá KHBH trong DH phân môn Vẽ tranh và Thường thức Mỹ thuật (MT) 	33
Chương 2: Thực hành dạy học. 	47
Bài 1: Đồ dùng, phương tiện DH và cách trình bày bảng DH trong DHMT	48 
Bài 2: Kiểm tra đánh giá kết quả trong học tập MT và hoạt động MT ngoài giờ lên lớp của HS phổ thông 	53
Bài 3: Thực hành và đánh giá dạy học phân môn Vẽ theo mẫu 	60
Bài 4: Thực hành và đánh giá dạy học phân môn Vẽ trang trí 	62
Bài 5: Thực hành dạy học phân môn Vẽ tranh 	66
Bài 6: Thực hành dạy học phân môn Thường thức MT và tập nặn 	69
Ôn tập 	71
Tài liệu tham khảo 	75
 MỞ ĐẦU
	“Chuẩn bị tốt là thành công một nửa”, đó là kết luận khoa học được rút ra qua thực tế của nhiều công việc khác nhau. 
	Học phần II – môn phương pháp dạy học Mỹ thuật là sự nối tiếp của nội dung học phần I. Học phần II bao gồm các nội dung: lập kế hoạch bài học; đánh giá kế hoạch bài học; chuẩn bị và cách thức sử dụng, khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học; cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS và thực hành dạy học các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông là bước đầu giúp SV làm quen, tiếp cận với thực tế dạy học phổ thông, chuẩn bị cho thực tập và sau khi ra trường.
	 Soạn giáo án – thiết kế bài dạy – lập kế hoạch bài học và thực hành dạy học – thực hành sư phạm - giảng tập là một việc làm có ý nghĩa quyết định phần lớn tới sự thành công và chất lượng bài giảng, hiệu quả giờ học và hình thành, phát triển năng lực nghề ở mỗi giáo sinh. Công việc này đòi hỏi giáo sinh phải tập trung công sức và trí tuệ, có phương pháp học tập khoa học và biết tận dụng thời gian, không ngừng học hỏi, rèn luyện năng lực và tận dụng trí tuệ tập thể, tuân thủ nghiêm ngặt các qui định và nghiêm túc rèn luyện bản thân. Đây là bước đầu tập làm nghề của mỗi giáo sinh và sự thành công ở những bước đầu này sẽ có tác dụng tích cực tới công việc dạy học sau khi ra trường của mỗi giáo sinh. 
MỤC TIÊU
- SV nắm được nội dung và cách dạy học các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông;
- SV nắm được cách lập và đánh giá kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông hiện hành; đồng thời nắm và thực hiện được qui trình tổ chức dạy học nói chung và dạy học Mỹ thuật nói riêng;
- SV nắm được vai trò đồ dùng, phương tiện DH và kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS trong DH mỹ thuật;
 - SV thực hành và đánh giá được hoạt động dạy học theo kế hoạc bài học đã thiết kế;
- SV có ý thức học tập, rèn luyện và hình thành kỹ năng dạy học Mỹ thuật cần thiết chuẩn bị sau khi ra trường.
CHƯƠNG I: 
THỰC HÀNH LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI 
HỌC TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT
MỤC TIÊU 
	- SV nắm được nội dung, cấu trúc và cách lập, đánh giá kế hoạch bài học trong DH Mỹ thuật theo hướng tích cực ở các phân môn trong chương trình Mỹ thuật phổ thông.
	- SV lập, đánh giá được kế hoạch bài học dạy học Mỹ thuật ở các phân môn và vận dụng vào quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng DH và công tác sau khi ra trường.
	- SV có ý thức rèn luyện kỹ năng lập và đánh giá kế hoạch bài học trong quá trình học tập và nâng cao năng lực nghề cho bản thân. 
BÀI 1:
PHƯƠNG PHÁP LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT.
1. Lập kế hoạch bài học (KHBH) - Soạn giáo án – Thiết kế bài dạy
 1.1. Khái niệm về kế hoạch bài học – giáo án 
	Soạn giáo án hay thiết kế bài dạy hoặc lập kế hoạch bài học là công việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp, bao gồm xác định mục tiêu, chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học, thiết kế các hoạt động và cách thức tổ chức học tập cho học sinh, đánh giá kết quả giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. 
	Soạn giáo án là thuật ngữ được dùng trước khi đổi mới PPDH. Cấu trúc của giáo án tuân thủ chặt chẽ theo bước lên lớp của Gv: Ổn định lớp; kiểm tra bài cũ; tổ chức hoạt động DH (bài mới); củng cố; hướng dẫn chuẩn bị bài.
	Thiết kế KHBH là thuật ngữ được sử dụng khi đổi mới PPDH, là bản thiết kế những hoạt động học tập mà HS cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu của bài học dưới sự điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của GV
	Lập KHBH tập trung vào HS được thể hiện ngay trong cách viết mục bài học, thiết kế các hoạt học tập phù hợp với nhận thức và đối tượng HS; lựa chọn nội dung, phương pháp, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết để HS có thể tích cực tham gia vào quá trình học tập tốt nhất.
	1.2. Vai trò của lập KHBH trong DH
Giúp người dạy hiểu rõ đối tượng và nắm chắc nội dung dạy học; đồng thời giúp người dạy chủ động hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và khẳng định cao hơn sự thành công của giờ học trong quá trình dạy học. 
	1.3. Quy trình chuẩn bị một giờ học 
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo ... n có nhiều màu sắc.
	Tranh ảnh, hình minh họa, bảng phụ: đủ độ lớn để tất cả HS đều quan sát, nhận xét được; Thước chỉ có độ dài vừa phải và an toàn.
	 Khăn lau bảng: phải mềm, có độ ẩm vừa phải và hút bụi
2.3. Yêu cầu khi trình bày bảng: 
Yêu cầu về nội dung và kỹ thuật ghi chép trên bảng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Phải ghi chép một cách có hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của nội dung bài học; Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết và quan trọng; Củng cố được nội dung nghiên cứu trong giờ học; Hướng dẫn được nội dung nghiên cứu trong giờ học; Hướng dẫn được học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà.
Để thỏa mãn yêu cầu trên, kết hợp lời nói và viết, sử dụng các phương tiện dạy học khác, giáo viên có thể ghi lên bảng những điểm sau:
- Đầu bài (tên đề mục và các tiểu mục).
- Các hình vẽ, minh họa, sơ đồ, treo tranh, ảnh.
- Những thuật ngữ mới, những vấn đề cần nhớ, khắc sâu cho HS...
- Nên chia bảng thành 2 phần: Một phần cần giữ lại trên bảng suốt giờ học. Phần thứ hai có thể xóa đi khi cần thiết. Chữ viết cần đủ lớn, thẳng hàng và đúng lúc, có thể sử dụng phấn màu để làm nỗi bật những điểm cần chú ý. Hình vẽ cũng sử dụng đúng lúc, và vẽ đúng kỹ thuật họa hình.
- Lưu ý: Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung ghi trên bảng ngay từ khi soạn kế hoạch chi tiết cho mỗi tiết học.
	Tư thế viết: Đứng cách bảng khoảng ½ m, tư thế thoải mái, không áp sát vào bảng, người đứng hơi nghiêng để không che lấp những chữ viết, đồng thời còn bao quát được lớp.
	Cách viết bảng: Cầm phấn viết bằng hai đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, cầm phấn nghiêng cạnh khi viết, cổ tay cử động nhẹ nhàng; Nét chữ thanh, đậm và đều nhau, viết phải thẳng hàng, nhanh đẹp, khoa học và logic, hệ thống theo nội dung và trình tự bài dạy; Phải dùng thước khi kẻ hoặc gạch chân từng đề mục;
	Trình bày hình ảnh và minh họa: Đứng bên phải khi trình bày và dùng thước chỉ; Treo lần lượt đồ dùng trực quan hay minh họa, dùng xong cất hoặc xóa (để tránh Hs sao chép).
	Xóa bảng: Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, dùng tay phải xóa; Tư thế người lùi dần sang phải, xóa sạch từng phần cho đến hết.
	Câu hỏi, bài tập
	1. Nêu nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học trong DH
	2. Hãy nêu những yêu cầu sư phạm khi trình bày bảng.
	3. Luyện viết trên bảng: chữ in hoa, viết hoa, viết thường, viết các số, các dấu ngắt câu. 
BÀI 2
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MỸ THUẬT 
VÀ HOẠT ĐỘNG MỸ THUẬT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG. 
1. Kiểm tra đánh giá trong DH Mỹ thuật 
1.1. Kiểm tra đánh giá trong DH nói chung
1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá
	Là khâu cuối cùng của quá trình DH, nhưng đồng thời là điểm khởi đầu cho một chu trình DH tiếp theo; Kiểm tra đánh giá là một quá trình gồm 3 giai đoạn: kiểm tra, đánh giá và quyết định. Quá trình này được tiến hành tông thể mà các giai đoạn có liên hệ với nhau, trong đó: Kiểm tra: Nhằm thu thập thông tin về khả năng học tập của HS; Đánh giá: là sự phân tích, đối chiếu giữa thông tin thu được với mục tiêu dạy học đề ra; Quyết định được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá.
1.1.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình DH
	KTĐG là một khâu – yếu tố không thể thiếu của quá trình hoạt động DH
	Với GV: Xác định được rõ hơn mức độ đạt và chưa đạt của học sinh về kiến thức – kỹ năng – thái độ so với mục tiêu dạy học và yêu cầu cử chương trình; Phát hiện được những hạn chế của HS để có biện pháp giúp đỡ thích hợp và cải thiện hiệu quả học tập (Là phép tính ngược); Là một trong các cơ sở để nhận ra những điểm mạnh và hạn chế của nội dung chương trình, của phương pháp và của kế hoạch dạy học, từ đó có hướng hoặc đề xuất điều chỉnh nhằm năng cao chất lượng.
	 Với HS: Giúp HS phát huy hoặc điều chỉnh cách học nhằm nâng cao hiệu quả học tập hơn. 
1.1.3. Định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá trong DH:
Kết hợp giữa đánh giá định lượng với đánh giá định tính; Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ, giữa các hình thức đánh giá: viết, thực hành, vấn đáp với cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan; Chú trọng phát triển kỹ năng và thói quen tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, giúp HS nhận rõ mặt mạnh, mặt yếu cùng những tiến bộ của bản thân, nâng cao y thức trách nhiệm đối với kết quả học tập, lòng tự tin, tính độc lập, khả năng tự đánh giá trong các hoạt động hàng ngày.
1.1.4. Cách thức kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới
- Tăng cường sử dụng trắc nghiệm
- Quan sát và lắng nghe
- Tạo cơ hội để HS bộc lộ kỹ năng hiểu biết
	- Hướng dẫn và tạo cơ hội để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
 	 Kiểm tra vấn đáp: Là phương pháp GV hỏi, học sinh trả lời, qua đó GV thu được thông tin về kết quả học tập của học sinh
 	 Kiểm tra viết: Là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm
 	 Kiểm tra dạng tự luận: Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập.
 	 Kiểm tra trắc nghiệm, bao gồm : Loại câu nhiều lựa chọn; Loại câu đúng – sai; Loại câu điền vào chỗ trống
 	Kiểm tra thực hành: Là phương pháp GV tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động thực tiễn và trải nghiệm.
1.2. Kiểm tra đánh giá trong DH Mỹ thuật
1.2.1. Mục đích
	Kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức và năng lực thẩm mỹ của HS về hiểu biết, cảm thụ và thể hiện năng lực sáng tạo của Hs trong quá trình học tập.
1.2.2. Cơ sở kiểm tra đánh giá kết quả học tập Mỹ thuật của HS
Dựa vào đặc điểm môn Mỹ thuật: Bài vẽ có vẻ đẹp đồng bộ về bố cục, hình vẽ, màu sắc; Có nét độc đáo, sáng tạo trong sắp xếp bố cục, xây dựng hình tượng và vẽ màu; Thể hiện có suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo, không rập khuôn, sao chép
Dựa vào mục tiêu của DH Mỹ thuật ở trường phổ thông: Giáo dục thẩm mỹ là chủ yếu; Biết vận dụng cái đẹp vào học tập và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và phát triển các năng lực thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Dựa vào yêu cầu của bài học: Là môn học phổ thông nên tất cả các phân môn TT, VTM, VT đều là những bài tập đơn giản. Do đó: Có yêu cầu cho từng giai đoạn: bố cục, vẽ hình, vẽ màu; Thời gian của từng giai đoạn: 1 hay 2 tiết? Làm ở lớp hay ở nhà? Đánh giá dựa vào trọng tâm yêu cầu đề ra: Yêu cầu rèn luyện kỹ năng từng phần của nội dung; Nếu nội dung đạt được những yêu cầu đó mới đánh giá tổng hợp 
Dựa vào sự tiến bộ và năng lực của học sinh: Với đặc thù của bộ môn Mỹ thuật, giáo viên cần chú ý tới sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân học sinh để động viên khuyến khích các em. Có nhiều em phải cố gắng nhiều mới hoàn thành được bài tập
	Phương châm đánh giá: Hạn chế cho điểm kém; Học sinh khá giỏi: Khuyến khích, động viên; Học sinh kém: Khích lệ, động viên
1.2.3. Một số tiêu chí trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập các phân môn
1.2.3.1. Phân môn Vẽ theo mẫu:
	- Bố cục hình cân đối, thuận mắt; 
	- Thể hiện được đặc điểm của vật mẫu và cảm xúc của người vẽ;
	- Thể hiện khả năng quan sát, nhận xét và sáng tạo;
	- Thể hiện được đậm nhạt theo mức độ và yêu cầu của bài học
1.2.3.2. Phân môn Vẽ trang trí:
	- Nắm được đặc điểm hình, loại bài trang trí;
	- Có ý thức và sáng tạo trong sắp xếp bố cục, họa tiết, sử dụng mầu sắc;	- Bài vẽ thể hiện trọng tâm, có đậm nhạt;
	- Tô màu gọn, có tương quan và phối hợp màu hài hòa;
	- Thể hiện được ý tưởng của hình bài tập
1.2.3.3. Phân môn Vẽ tranh:
	- Thể hiện được nội dung và ý tưởng của đề tài;
	- Sắp xếp hình ảnh có chọn lọc, thể hiện có trọng tâm, rõ chủ đề;
	- Hình ảnh sinh động, sáng tạo và bố cục cân đối trong khuôn khổ;
	- Màu sắc có thể hiện đậm nhạt, trong sáng, vui tươi và cảm xúc của người vẽ
1.2.3.3. Phân môn Thường thức mỹ thuật và tập nặn:
	- Có ý thức sưu tầm tư liệu, hình ảnh.., liên quan tới nội dung bài học;
	- Tích cực tham gia học tập và xây dựng bài;
	- Có ý tưởng tạo hình và biết phối hợp các màu của đất nặn theo ý thích và cảm xúc riêng của trẻ.
 2. Hoạt động DHMT ngoài giờ lên lớp. 
2.1. Vị trí, vai trò của tổ chức DHMT ngoài giờ lên lớp 
2.1.1. Vị trí.
	Theo quan điểm DH mới thì hoạt động ngoài giờ lên lớp – hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học có tác dụng củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và kĩ năng của một môn học nào đấy được học ở chương trình chính khoá. Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá hình thức DH, tạo ra ở người học sự say mê, hứng thú "vui mà học" khi tiếp nhận tri thức, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát triển nhận thức và giáo dục HS một cách toàn diện. Quá trình dạy học và giáo dục là những bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể. Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục nhân cách cho các em. Ngược lại trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng sử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt động, còn phải tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. 
	Kết quả giáo dục cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của học sinh. Nếu chỉ qua việc học tập các môn học ở trên lớp thì việc hình thành hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi vì thời gian qui định của một tiết học, học sinh khó có khả năng thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài học. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho học sinh.
	Như vậy, tổ chức DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp thực sự là cần thiết, là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không gì có thể thay thế được. Có thể nói, DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp đối với lứa tuổi học sinh THCS chiếm một vị trí then chốt trong quá trình giáo dục. Vì vậy, cần phê phán quan niệm cho rằng không cần tổ chức DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp cho HS, mà chỉ cần giáo dục các em trong quá trình dạy học.
2.1.2. Vai trò.
Từ vị trí quan trọng nêu trên, có thể thấy rõ vai trò của DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp trong trường THCS thể hiện những điểm sau: Đây là dịp để học sinh củng cố tri thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin. Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, HS có dịp đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho tri thức đó trở thành chính của các em; DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ cùng với hoạt động dạy học tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hoá mục tiêu giáo dục của cấp học; DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội; DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để nâng cao hiêu quả giáo dục HS; DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của HS. Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GV, HS cùng nhau tổ chức các hoạt động tập thể trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, ngoài xã hội. Từ đó hành thành những kinh nghiệm giao tiếp ứng xử có văn hoá, giúp cho việc hành thành và phát triển nhân cách của các em.
	Như vậy, với vị trí và vai trò quan trọng của mình, DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp thực sự là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trường THCS hiện nay. Thực hiện các DH Mỹ thuật ngoài giờ lên lớp tích cực và có hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống xã hội, thiết thực phục vụ những mục tiêu kinh tế – xã hội và quốc phòng của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
	 Hoạt động Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông được diễn ra thường xuyên trong năm học với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ cho HS, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu mỹ thuật ngay từ trong nhà trường phổ thông qua hoạt động Mỹ thuật
2.2. Một số hình thức tổ chức hoạt động MT ngoài giờ lên lớp.
2.2.1. Tổ chức ngoại khóa nói chuyện về Mỹ thuật;
2.2.2. Tổ chức các cuộc thi sáng tác tranh theo chủ đề: an toàn giao thông, môi trường, phòng chống ma túy học đường, ngày lễ, ngày tếtdo nhà trường, Hội đồng đội hay các tổ chức khác phát động, tổ chức.
2.2.3. Tổ chức triển lãm tranh của Hs cuối kỳ, cuối cấp;
2.2.4. Tổ chức Hs tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo tàng;
2.2.5. Tổ chức các câu lạc bộ Mỹ thuật theo tên gọi của các danh họa hay tự đặt tên để thu hút các HS yêu thích môn học.
2.3. Phương thức tổ chức hoạt động MT ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch
- Tên hoạt động ngoại khóa;
	- Mục đích và nội dung của hoạt động;
	- Phương tiện, số lượng, địa điểm
	- Dự trù kinh phí
2.3.2. Chuẩn bị:
	- Báo cáo Ban giám hiệu nhà trường
	- Thành lập ban tổ chức
	- Thành lập ban giám khảo (nếu có)
	- xây dựng cơ cấu giải thưởng hay câu hỏi thảo luận, thu hoạch
	- Xây dựng cơ cấu giải thưởng;
	- Gửi thông báo xuống các lớp
	- Chuẩn bị cơ sở vật chất
2.3.3. Thực hiện kế hoạch
	- Tổ chức khai mạc/giờ xuất phát;
	- Tiến hành hoạt động theo nội dung và kế hoạch;
	- Đánh giá hoạt động, bế mạc.
	Câu hỏi, bài tập:
	1. Trình bày vai trò của kiểm tra đánh giá trong DH Mỹ thuật ở trường phổ thông (có thể liên hệ với học tập hiện nay của chương trình đào tạo Anh/ chị đang học).
	2. Các nhóm xây dựng kế hoạch một hoạt động ngoại khóa Mỹ thuật cho Hs lớp 6,7,8 và 9 theo sự phân công của giảng viên.
	3. Các nhóm và cá nhân hoàn thiện KHBH phân môn Vẽ theo mẫu như đã phân công, chuẩn bị thực hành dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình chính:
 1. Đề cương bài giảng của giảng viên (Tài liệu -TL1)
- Sách tham khảo
 2. Nguyễn Quốc Toản, (2006), Giáo trình Mỹ thuật, NXB ĐHSP, (TL2);
	3. Nguyễn Quốc Toản, (2007), Phương pháp dạy học Mỹ thuật, NXB ĐHSP, 2007, Giáo trình đào tạo GV THCS, (TL3);
	4. Phạm Viết Vượng, (2004), Lý luận DH đại học, Viện nghiên cứu sư phạm trường ĐHSP Hà Nội, (TL4);
	5. Bộ GD-ĐT/ Dự án Việt – Bỉ, Dạy và học tích cực, NXBĐHSP, (2010), (TL5);
	6. Tôn Thị Tâm (CB), Dạy học theo hướng lấy HS làm trung tâm, Chương trình GD – ChildFund Việt Nam, (2000), (TL6);
	8. Tranh vẽ của thiếu nhi và học sinh phổ thông, (TL8);
	9. Nguyễn Kế Hào (CB), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư pham, NXB ĐHSP, (2005), (TL9);
 10. Phạm Viết Vượng, Lí luận Giáo dục, NXB ĐHSP, (2005), (TL10);
 11. Hoàng Anh, (CB), Giao tiếp sư phạm, NXBGD, (1997), (TL11);
 12. Lê thị Bừng, Tâm lý học ứng xử, NXBGD Hà Nội, (1997), (TL12);
 13. Ngô Công Hoàn, Giao tiếp và ứng xử sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội, (1997), (TL13);
 14. Nguyễn Phi Hoanh, Mỹ thuật và nghệ sỹ, NXB TP Hồ Chí Minh, (1993), (TL14).

File đính kèm:

  • docde_tai_lap_va_danh_gia_ke_hoach_bai_hoc_trong_day_hoc_my_thu.doc