Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế

Huế cũng như mỗi vùng miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái văn hóa địa phương độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ. Khi nói đến vùng văn hóa Huế, chúng ta hiểu nó thuộc loại hình văn hóa khu vực, có không gian văn hóa rộng lớn, không chỉ giới hạn trong phạm vi đường biên thành phố hành chính Huế luôn biến động. Không gian đó là địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trường Sơn đến đầm phá ra biển đông. Còn thành phố Huế đóng vai trò trung tâm biểu hiện đầy đủ nhất, phong phú nhất. Xứ Huế có 3 vùng, miền với 8 tiểu hệ văn hóa Huế đã hợp thành vùng văn hóa Huế thể hiện cương vực không gian văn hóa Huế.

Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, chữ Huế âm Huế trong ngôn ngữ Chàm có nghĩa là thơm, hương thơm, được gắn với con sông thơm chảy qua giữa lòng thành phố. Cuộc địa Huế xa xưa vốn chỉ là mảnh đất biên viễn, từng là tiền phương của Đàng Ngoài khi chúa Trịnh vượt sông Gianh, rồi lại là hậu phương của Đàng Trong khi chúa Nguyễn tiến xuống sông Tiền, sông Hậu. Dưới thời Pháp thuộc, theo thiết chế đô thị Tây phương Huế trở thành thị xã; rồi lên thành phố đô thị loại 3, sau là đô thị loại 2; mới đây vào ngày 03 tháng 08 năm 2004, tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ra nghị quyết nâng cấp đô thị, giao cho ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình chính phủ, đưa Huế vượt lên tầm vóc của thành phố loại 01 trực thuộc tỉnh và trở thành hiện thực vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 bằng quyết định số 209 của Thủ tướng Chính phủ. Điều này hoàn toàn hợp lý khi Huế đã ở vào vị trí tương đồng, bởi có những mặt vượt xa qua các thành phố loại 01 khác. Vị thế ấy, mà từ lâu đã khiến cho nhiều người Việt Nam vẫn xem Huế là một trong sáu thành phố lớn của đất nước.

 

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 1

Trang 1

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 2

Trang 2

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 3

Trang 3

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 4

Trang 4

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 5

Trang 5

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 6

Trang 6

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 7

Trang 7

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 8

Trang 8

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 9

Trang 9

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 50 trang Trúc Khang 12/01/2024 2000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế

Đề tài Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế
Bài tiểu luận: Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế
MỤC LỤC
A . PHẦN MỞ ĐẦU
1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự ngiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là sự nghiệp chung của đại gia đình 54 dân tộc từ Bắc chí Nam. Mỗi vùng, mỗi miền cả Tổ Quốc đều đã đóng góp xứng đáng công sức của mình trong xây dựng và bảo vệ quê hương – đất nước để ngày hôm nay có được một non sông thống nhất và tươi đẹp. Thừa Thiên Huế là vùng đất kể từ năm 1306 mới thực sự trở thành một bộ phận của nước Đại Việt, đến nay chưa tròn 700 năm nhưng đã gắn bó chặt chẽ với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong khoảng thời gian khá dài ấy, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống Văn Hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa Việt Nam vừa dung hợp với tinh hoa của dòng văn hóa từ bên ngoài để hình thành những đặc trưng của Huế. 
Dòng văn hóa đó đã tạo nên những nét đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như : cách ứng xử tính cách của con người Huế, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, lễ hội, nghành nghề thủ công nhưng thể hiện đậm nét nhất là văn hóa ẩm thực. 
Từng là kinh đô phồn hoa của Triều Nguyễn, là nơi sinh sống của các tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tạo nhân mặc khách, công hầu khanh tướng nên miếng ăn thức uống theo lệ “Phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng sâu sắc đến ẩm thực Huế. Do vậy mà người Huế không chỉ giỏi chế biến món ăn bình dân mà còn làm được những món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò của một trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhưng Huế vẫn là nơi duy trì những bóng dáng xưa cũ của một triều đại với tất cả lối sống vàng son và dĩ nhiên trong những đặc trưng văn hóa lâu đời ở Huế vốn văn hóa về ăn uống góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế. 	
Khi tìm hiểu về nguồn gốc của nét văn hóa ẩm thực cũng như nguồn gốc của đô thị Huế chúng ta không thể không đề cập đến Kim Long với vai trò là tiền thân trực tiếp của Huế. Kim Long từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn, là hạt nhân trung tâm không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Đây là nơi đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để rồi cách đây đúng 310 năm đô thị Phú Xuân – Huế được khai sinh. Với vị thế nằm ở bờ Bắc sông Hương – nơi cung cấp nguồn nước ngọt ngào cộng với bàn tay tài hoa của người dân nơi đây đã làm cho những đồ ăn thức uống nơi đây trở thành những tác phẩm nghệ thuật của ẩm thực. Những điều kiện trên đã hội tụ lại làm nên một làng nghề ẩm thực – Kim Long với những món ăn mang hương vị và màu sắc riêng tổng hòa trong ẩm thực chung của xứ kinh đô này. Là một sinh viên sống và học tập cũng đã được gần ba năm, mảnh đất xứ Huế đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng. Giờ đây, chỉ còn một năm nữa là tôi sắp phải xa Huế, trở về với quê hương, lòng tôi tràn ngập cảm xúc; đó là sự lưu luyến bâng khuâng, nghẹn ngào. Quãng đời sinh viên sống trên đất Huế, đó là quãng thời gian không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn. Nó giúp tôi trưởng thành nhiều hơn trong cuộc sống ngày ngày phải lo cho mình từ đồ ăn thức uống để phục vụ việc học tập được tốt. Cách sống tự lập dường như mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm sống và trở thành người đảm đang hơn trong công việc bếp núc. Được tiếp thu những kiến thức từ nhà trường và những gì được biết về làng Kim Long nói riêng và Huế nói chung, tôi muốn nghiên cứu đề tài “dấu ấn ẩm thực của làng nghề Kim Long ở Huế” để thấy được giá trị đặc sắc của văn hóa cũng như tính cách của con người nơi đây được thể hiện trong từng món ăn, và thấy được vai trò của món ăn Kim Long đối với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà, đặc biệt hơn cả thông qua việc nghiên cứu, tiếp xúc tìm hiểu về từng loại món ăn đã giúp tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc chế biến và thưởng thức các món ăn. Đó là hành trang vững chắc nhất để tôi và các bạn nữ tự tin bước vào cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế”.	
2 . LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :	
Đề tài này nhằm làm nổi bật những nghệ thuật ẩm thực xứ Huế để vừa thấy được cái chung của ẩm thực Huế trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, nhưng cũng để thấy được hương vị riêng, sắc thái riêng và dấu ấn riêng mà chỉ riêng làng Kim Long mới có được trong văn hóa ẩm thực, sản sinh ra ngay chính trên mảnh đất này. 
Từ trước đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu và nghiên cứu về làng nghề Kim Long. Như nhà nghiên Phan Thanh Hải đã tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình hình thành và diện mạo của thủ phủ Kim Long trước năm 1687, Nguyễn Văn Ngọc với tác phẩm Phố vườn Kim Long – Làng du lịch văn hóa tương lai. 
Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu viết về làng nghề Kim Long đã được biên soạn thành sách hoặc được đăng trên ... p đó, từ năm 1811 xứ Phú Mộng nằm ven con sông nhỏ Kim Long đã được nhân dân sở tại chính thức khai phá, lập vườn, làm nhà và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là món quà đón mời du khách gần xa đến thăm những nhà vườn thơ mộng, thanh thản, nhuốm màu thời gian như một nốt trầm xao xuyến, một nét nhấn xanh trên mảng màu văn hóa Huế. 	Người dân Kim Long vẫn tự hào về vùng quê thanh bình của mình, với nét đẹp truyền thống, mặc dù bên kia không xa là phố xá đông đúc, bụi bặm, người dân Kim Long đã đồng lòng bảo tồn nhà vườn, nên nhiều năm qua Kim Long vẫn giữ được nét kiến trúc hòa quyện giữa cảnh vật và thiên nhiên. 	Khu ẩm thực văn hoá Kim Long chỉ là một mắt xích khá quan trọng trong tour du lịch nhà vườn mà Công ty du lịch Huế chuẩn bị đưa vào khai thác. Thực tế, đưa nhà vườn Huế vào khai thác du lịch là việc làm không phải mới. Năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa tour nhà vườn đầu tiên gồm 4 nhà như vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, Ngọc Sơn Công chúa từ... vào khai thác rất thành công. Nhưng nhược điểm của tour này là các nhà vườn nằm rải rác rất xa nhau. Lợi thế lần này là các ngôi nhà vườn ở Kim Long đều nằm sát nhau trong một quần thể, có kiến trúc cổ điển hình của Huế và những vườn cây, cảnh quan rất đẹp. Đáng chú ý là ngôi nhà rường trên 150 năm tuổi của ông Nguyễn Ngọc Trình do tú tài Nguyễn Lương Chánh xây dựng - một trong rất ít nhà ở Huế còn lại hai câu đối được sơn thếp bằng vàng thật và một án thờ nội phủ có hình rồng năm móng. Có một thuận lợi bước đầu là chủ nhân những ngôi nhà vườn nói trên rất đồng tình ủng hộ, họ sẽ tham gia vào việc biểu diễn thư pháp, tổ chức các câu lạc bộ thơ, ca Huế, câu cá... Để hỗ trợ, bước đầu, phường Kim Long sẽ đứng ra tín chấp, thành phố hỗ trợ lãi vay cho các hộ vay vốn để chỉnh trang nhà cửa, vườn tược... theo yêu cầu của tour du lịch. Theo chị Lê Thị Nhân, sắp tới, tour này sẽ được hoàn chỉnh hơn bằng việc Công ty du lịch Huế cho khơi thông sông Lấp - một nhánh của sông Hương rẽ vào Kim Long - đã bị bồi lấp từ nhiều năm nay. Và như thế, du khách muốn tham quan nhà vườn Kim Long có thể đi bằng đường bộ và đường sông tuỳ theo sở thích.	
Điển hình cho khu văn hóa ẩm thực Kim Long : Nam Châu Hội Quán. Khu ẩm thực văn hoá Kim Long sẽ khôi phục lại ý nghĩa và hình ảnh của Nam Châu hội quán xưa, nơi gặp gỡ và vui chơi giải trí của các quan lại phía nam xưa trước lúc vào triều. Cùng với 7 ngôi nhà vườn ở Kim Long, đây sẽ là một tour du lịch trọng điểm, nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực và văn hoá nghệ thuật Huế.
Với diện tích hơn 8000m2 ở số 7 Vạn Xuân, Huế, khu ẩm thực văn hoá Kim Long được Cty du lịch Huế đầu tư với tổng số vốn giai đoạn 1 hơn 2,5 tỉ đồng. Theo chị Lê Thị Nhân - Giám đốc Công ty du lịch Huế, Cty xây dựng khoảng 3 - 4 ngôi nhà rường cổ, khu văn hoá trung tâm, khu ẩm thực dân dã và nhiều cảnh quan, vườn cây ăn quả. Về ẩm thực, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực lễ hội, ẩm thực cung đình, ẩm thực dân dã và các món ăn của Huế xưa. Sau phần ẩm thực, du khách được thưởng thức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của cung đình, văn nghệ truyền thống và văn hoá dân gian. Ở đây còn là nơi giới thiệu và bán các mặt hàng như thêu, may, dệt, chằm nón... do các phụ nữ trực tiếp sản xuất tại chỗ.
Với mục đích xã hội hoá du lịch từng bước và khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng, dịp này, Công ty du lịch Huế sẽ phối hợp với Câu lạc bộ Nữ công gia chánh, Hội Phụ nữ phường Kim Long (thuộc Thành hội Phụ nữ Huế) sẽ làm sống lại nghệ thuật ẩm thực và văn hoá truyền thống của Huế bằng những sản phẩm đạt chất lượng cao. Dự kiến mở đầu cho hoạt động của của khu ẩm thực văn hoá Kim Long sẽ là Hội chợ ẩm thực khéo tay tổ chức trong dịp khai mạc lễ hội.	
Như vậy, có thể khẳng định rằng với việc đầu tư của các công ty tư nhân, công ty Nhà nước cùng sự phối hợp của địa phương và tỉnh nhà Huế, việc phát triển ẩm thực Kim Long cũng như các khu nhà vườn đang dần khẳng định vị thế của mình trên cả nước. Nó còn góp phần cho nghành du lịch ở làng Kim Long và thành phố Huế ngày càng phát triển và vươn xa hơn.
3.2. Thực trạng việc phát triển làng nghề Kim Long – Huế hiện nay và một số vấn đề đặt ra	* Thực trạng phát triển làng nghề Kim Long : 	Đến hôm nay, các làng nghề làm bánh ở Kim Long vẫn còn khá được nhiều người ưa chuộng nhưng số lượng không đáng kể là bao nhiêu. 	Mà điển hình là nghề làm mứt gừng. Bởi vì, gần đây giá cả càng ngày càng lên cao và có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày Tết cổ truyền. Riêng địa phương cũng đã hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống nhưng nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm nghề truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi. Trước đây, cứ gần Tết thì hầu như nhà nào ở Kim Long đều nhộn nhịp làm mứt gừng, thậm chí còn huy động cả họ hàng gần xa đến hỗ trợ làm cùng gia đình. Còn hiện tại, làng mứt gừng Kim Long đang mai một từng ngày. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé... và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Anh Trương Đình Toàn ở địa chỉ 116 Phạm Thị Liên cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Số tiền này trừ tất cả các chi phí cũng kiếm được từ 5 đến 7 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lượng mứt tồn đọng còn tương đối lớn”.
Không riêng gì gia đình anh Toàn, cơ sở sản xuất mứt và bánh truyền thống của bà Lê Thị Bé ở Kim Long cũng lâm vào cảnh tương tự, bà Bé than: “Mỗi mùa mứt tết, gia đình tôi sản xuất từ 1 đến 2 tấn gừng, năm nay thì chịu thua. Hiện tại mứt bán ra với giá 53 ngàn đồng/kg, mắc hơn 15 ngàn so với tết trước, nên chúng tôi cũng dè chừng, sợ không có khách mua thì dù cả nhà ăn tết bằng... mứt gừng cũng không hết”.
Ông Cao Minh Sơn - Phó Chủ tịch phường Kim Long tâm sự : Mứt gừng bán chậm một phần do thị trường có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày tết cổ truyền. Riêng địa phương sẵn sàng hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm mứt truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi.	
Vẫn những mùi hương cay nồng cũ nhưng không khí đã khác xưa. Tết đến xuân về, hương mứt gừng đã không còn bay khắp ngõ xóm Kim Long. Nụ cười tuy vẫn nở trên môi người làm mứt nhưng đằng sau là một nỗi lo âu.
Còn đối với các món bánh ướt thịt nướng và bánh in tuy không như mứt gừng nhưng hiện nay số lượng bán ra cũng có giảm. Bởi vì, hiện nay số lượng quán mở ra và kinh doanh các mặt hàng này rất nhiều, hơn nữa giá cả ngày càng tăng làm cho các món ở Kim Long dần dần số lượng khách giảm dần và các quán ở đây cũng ít dần đi. 	Điều đó khiến cho các nghề truyền thống về ẩm thực ở Kim Long có chiều hướng phai nhạt dần đi, người dân không còn cảm hứng và đam mê với những nghề mà cha ông mình đã truyền lại. Cho nên, sự quan tâm của tỉnh nhà – Thừa Thiên Huế là một khâu quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa của chính địa phương mình.	* Một số vấn đề đặt ra : 	- Nên lập bảo tàng ẩm thực Huế : Ngoài việc trực tiếp thưởng thức các món ăn thức uống, du khách còn có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử của món ăn, về các nguồn nguyên liệu và những tinh hoa trong nghệ thuật chế biến, bày biện và thưởng thức món ăn đó.
Do vậy, một bảo tàng ẩm thực là nơi thích hợp nhất để du khách tìm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá nền văn hóa ẩm thực của điểm đến.
Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu tất cả những gì liên quan đến di sản văn hóa ẩm thực Huế và đặc biệt là dấu ấn ẩm thực ở làng Kim Long : từ các món ăn đến những tinh hoa trong tuyển chọn nguyên liệu, tẩm ướp gia vị, kỹ thuật nấu nướng, nghệ thuật và triết lý khi bày biện, thưởng thức món ăn. Đặc biệt, nó sẽ có thể lưu lại những món ăn nổi tiếng ở làng Kim Long. Đó là nơi giới thiệu các đặc sản cung đình lẫn những món ăn dân gian.
Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là một bảo tàng mở, nơi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các món ăn thức uống qua các hiện vật, hình ảnh, tư liệu thành văn, phim ảnh, băng từ... mà còn là nơi họ được tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển chọn nguyên liệu, ướp tẩm gia vị, nấu nướng các món ăn dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân ẩm thực. Sau cùng, đó là nơi họ có thể thưởng thức những món ăn do chính họ làm ra theo phong cách Huế và thấm đẫm phong vị Huế.
Bảo tàng ẩm thực Huế sẽ là một điểm dừng trong tour du lịch ẩm thực khép kín. Sau khi ghé thăm bảo tàng để tham quan, chiêm ngưỡng di sản ẩm thực Huế được trưng bày nơi đây, du khách sẽ tiếp tục tour du lịch ẩm thực của mình bằng việc “cắp giỏ đi chợ” với “một bà nội trợ xứ Huế” để học cách lựa chọn nguyên liệu, hay ghé qua một điền viên để lựa mua những con gà, con cá, mớ rau... được chăm sóc và nuôi trồng theo công nghệ sạch. Sau đó họ mới trở về bảo tàng để học cách nấu nướng và thưởng thức những món ăn Huế mà tự tay họ làm ra.
- Tái lập và phát triển các khu nhà vườn mang phong thái ẩm thực và tạo thế lực về du lịch : Từ lâu, các nhà vườn Huế nổi tiếng là những mảnh vườn xanh tươi bao quanh những ngôi nhà cổ kính. Những ngôi nhà cổ và vườn cây là nơi tiềm ẩn, chứa đựng những tư tưởng, tính cách của con người xứ Huế và Kim Long là một trong những nơi có các khu nhà vườn nổi tiếng của Huế. Cho nên để phát triển du lịch và ẩm thực của tỉnh nhà cũng như không để làm mất đi những cảnh quan của các nhà vườn ở Huế cổ kính, thành phố Huế cần phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô thực hiện phương án trùng tu, tôn tạo lại các di sản Huế để làm chuẩn mực cho các chủ nhân của các nhà vườn áp dụng. Có như thế du lịch nhà vườn va ẩm thực nhà vườn mới có một hướng đi vững chắc trong tương lai và thu hút một số lượng lớn các du khách đến nghỉ ngơi, tham quan và giải trí. 	
C. KẾT LUẬN
700 năm kể từ khi công chúa Huyền Trân, vì nghĩa nước ngàn dặm ra đi. Thuận Hóa – Huế đã trở thành núm ruột của Tổ Quốc Việt Nam. Trong 700 năm ấy với sự đùm bọc yêu thương của cả nước, với sự nổ lực cố gắng của riêng mình, Huế đã từng bước đi lên. Và Kim Long đóng vai trò là tiền thân trực tiếp của Huế, là thủ phủ của các chúa Nguyễn, là hạt nhân trung tâm không chỉ về chính trị, quân sự mà còn cả về kinh tế, văn hóa của Đàng Trong. Ngày nay tuy không còn giữ vai trò quan trọng là một thủ phủ nhủ trước nhưng Kim Long vẫn nổi tiếng không chỉ là làng “tuyệt mỹ giai nhân” mà còn có một dấu ấn ẩm thực khó có thể quên.	Nhờ có truyền thống văn hóa lâu đời, nhờ nguyên liệu dồi dào của địa phương và nhờ bàn tay khéo léo của người chế biến, món ăn Kim Long chẳng những ngon miệng, đẹp mắt và giàu chất dinh dưỡng mà qua đó có thể hiểu một cách ứng xử của con người Huế nhỏ nhẹ, thanh cao Là một địa danh nổi tiếng về văn hóa ẩm thực nên cho dù Huế có hằng trăm món ăn thì món ăn ở Kim Long vẫn có một phong vị riêng gây nhiều ấn tượng cho nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. 	Đối với người dân nơi đây, món ăn Kim Long luôn là nỗi nhớ, luôn ít nhiều gắn bó với những kỷ niệm của bạn bè, làng mạc, quê hương trong cả một đời sống với quê mẹ yêu thương. Khi xa quê, trong hồn người dân Kim long tha hương luôn là nỗi khát khao hương vị của một miếng bánh in với ấm trà bên cạnh, hay dĩa bánh nóng cùng với chén nước chấm thơm ngon và hương vị của ngày Tết đó là miếng bánh mứt gừng vừa cay vừa ngọt. Món ăn Kim Long đối với khách phương xa, khi đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi những ấn tượng khó quên, đến khi rời Huế trong hành trang không thể thiếu gói bánh mứt gừng và gói bánh in làm quà cho người thân. 	Là sinh viên sống ở Huế đã gần 3 năm, được tiếp xúc với những người Huế thân thiện như một kỷ niệm thân thuộc mà khi ra trường mỗi sinh viên chúng tôi không bao giờ quên đó là hương vị của những món ăn ở Kim Long. 	Để có những món ăn đó không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người mà còn là giá trị tinh thần được xem là một nghệ thuật và một lạc thú ở đời. Nên từ việc chọn lựa, chế biến đến trang trí và thưởng thức món ăn được người dân Kim Long thể hiện như là giữa một tác phẩm nghệ thuật và sự hài hòa của những người nội trợ giỏi. Người nội trợ Kim Long khi thực hiện các món ăn luôn dựa theo tiêu chí : rẻ, ngon, tươi và an toàn thực phẩm và nấu ăn là thể hiện cả trong đó sự đam mê của nghệ thuật. Mỗi món ăn nơi đây đều thể hiện một triết lý riêng của người dân Kim Long, là nghệ thuật làm cho các thực phẩm bình dân hàng ngày trở thành những món ăn nổi tiếng, quyến rũ khách bốn phương. Đó chính là nhờ bàn tay tài hoa của người phụ nữ cộng thêm những linh khí của đất trời Huế tạo thành. 	Đặc biệt hơn cả, Huế là thành phố du lịch, lượt khách đến Huế ngày càng đông, vì vậy cần giữ gìn và phát huy những giá trị ẩm thực để đáp ứng lại sự mong đợi của khách đến Huế bằng cách xây dựng khu phố nổi tiếng, thực hiện các tuần ẩm thực nhằm tôn vinh giá trị món ăn Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO	
A. Tư liệu thành văn : 	
1. Phan Thanh Hải (1997), Thủ phủ Kim Long và diện mạo của Huế trước năm 1687. Nxb Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. 	2.Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam - Viện sử học (1992), Đại Nam Nhất Thống Chí. Nxb Thuận Hóa – Huế. 	
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần tự nhiên. Nxb KHXH, Hà NỘi.	
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần lịch sử. Nxb KHXH, Hà Nội. 	
5. Hoàng Thị Như Huy (2007), Nghệ thuật ẩm thực Huế. Nxb Thuận Hóa Dương Phước Thu (2007), Không gian văn hóa Huế. Nxb Thuận Hóa.
6. Lê Nguyễn Lưu (1996), Tài liệu Hán Nôm về làng xã ở Huế. Nxb Thuận Hóa. 	
7. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam. Nxb Hà nội. 	
8. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Phố Vườn Kim Long – Làng du lịch văn hóa tương lai. Nxb Thuận Hóa – Huế.	9. Dương Phước Thu (2007), Không gian văn hóa Huế. Nxb Thuận Hóa.
10.Trương Minh Trai (2008), Tổng quan văn hóa Huế. Nxb Đại học Huế.	11. Trang wed : 	12. Trang wed :  	B. Tư liệu điền dã thực tế : 	1. Ủy ban nhân dân phường Kim Long – thành phố Huế (2010), Di tích lịch sử ở Thừa Thiên Huế. 	2. Ủy ban nhân dân phường Kim Long – thành phố Huế (2009), Truyền thống làng Kim Long xưa. 	3. Trong quá trình đi tìm tư liệu, tôi đã gặp : 	- Ông Cao Minh Sơn, Phó Chủ Tịch phường Kim Long thành phố Huế. 	- Ông Trương Đình Thử, số 116 đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, thành phố Huế. 	- Quán Huyền Anh hẻm 207 đường Kim Long, thành phố Huế
PHỤ LỤC ẢNH
Nhà vườn Phú Mộng – Kim Long
Mứt gừng Kim Long
Cụ Trương Đình Thử tự tay điều chỉnh lửa cho những chảo mứt
Bánh in đã gói thành sản phẩm ở làng Kim Long – Huế
Bánh ướt thịt nướng ở làng Kim Long – Huế

File đính kèm:

  • docde_tai_dau_an_am_thuc_lang_nghe_kim_long_o_hue.doc