Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc

1. Bị lạc cha mẹ:

Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh,

không khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ

sẽ quay lại đây tìm bé. Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể

mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến

đón. Tuy nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp

bé tìm đường về nhà.Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi

đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú

bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng

ở đó chờ bố mẹ đến đón.

2. Không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ nếu chưa được cha mẹ

cho phép

Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn

vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món

đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho

phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng

để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám

theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến

cứu.

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 1

Trang 1

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 2

Trang 2

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 3

Trang 3

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 4

Trang 4

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 5

Trang 5

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 6

Trang 6

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 04/01/2022 8861
Bạn đang xem tài liệu "Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc

Dạy trẻ xử lý những tình huống bất trắc
Dạy trẻ xử lý những 
tình huống bất trắc 
 Để giáo dục những kỹ năng này, phụ huynh cần đưa ra những tình 
huống cụ thể để trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết rập khuôn hoặc 
chỉ “cấm đoán” sẽ khiến trẻ mất đi khả năng phán đoán và tự ra quyết 
định. Dưới đây là 10 tình huống và cách xử trí thường gặp sau đây mà 
người lớn có thể áp dụng để tập huấn cho trẻ. 
1. Bị lạc cha mẹ: 
Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, 
không khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ 
sẽ quay lại đây tìm bé. Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể 
mượn điện thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến 
đón. Tuy nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp 
bé tìm đường về nhà. 
Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi 
đứng tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú 
bảo vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng 
ở đó chờ bố mẹ đến đón. 
2. Không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ nếu chưa được cha mẹ 
cho phép 
Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn 
vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món 
đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho 
phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng 
để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám 
theo ép bé ăn hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến 
cứu. 
3. Không đi theo người lạ 
Cô giáo Thu Hằng cho biết, theo nguyên tắc của các trường mẫu giáo, phụ 
huynh nhờ ai đến đón con phải gọi điện báo trước thì giáo viên mới cho phép. 
Tuy nhiên để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ 
huynh cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của 
ba mẹ, thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé. Trong trường hợp nhận ra họ 
là hàng xóm hay người quen hay thì bé hãy quay vào trường báo cho cô giáo 
biết, rồi nhờ cô gọi điện cho ba mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ 
đến đón không. 
4. Quên mang theo tiền khi đi xe, mua hàng: 
Mặc dù cha mẹ thường để sẵn cho bé một ít tiền lẻ trong cặp, tuy nhiên trong 
một số trường hợp bé đi mua đồ mà quên không đem theo tiền, bé có thể nhờ 
cô bán hàng gọi điện về cho ba mẹ đem tiền đến trả. Còn nếu lỡ lên xe buýt 
mà không có tiền trả thì bé nên tỏ thái độ thành khẩn xin lỗi bác tài xế hoặc 
người thu tiền và nói lý do để họ thông cảm. Để về nhà, bé nên đến nhờ một 
chú tài xế taxi chở về và ba mẹ sẽ trả tiền cho (ở đây nếu trẻ còn nhỏ chưa 
nhớ được địa chỉ nhà thì cha mẹ nên viết địa chỉ ra giấy để sẵn trong cặp cho 
bé). Cuối cùng nhớ lần sau trước khi đi đâu hãy kiểm tra lại túi tiền của mình 
thật kỹ. 
5. Trong nhà xảy ra cháy: 
Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám 
cháy nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn 
nhúng nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. Tuyệt đối không được cầm 
chảo đang sôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, 
gió sẽ làm lửa bốc lớn hơn. Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu 
vực có lửa rồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu 
hỏa 114. 
Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, bé không nên hốt hoảng bỏ chạy vì 
khi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn. Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé 
nên cởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay 
được thì nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn 
vào chỗ cháy để dập lửa. 
Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy 
nước, lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình. Cần lưu ý, 
tuyệt đối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa 
chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng. 
6. Khi phát hiện kẻ trộm đột nhập vào nhà: 
Nếu đi đâu về mà thấy trong nhà có người lạ hoặc một sự việc bất thường, bé 
không nên xông vào ngay vì có thể kẻ trộm sẽ ra tay hành hung. Ở đây bé có 
thể chạy sang nhà hàng xóm để nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc đến trụ sở công 
can, tổ dân phố, ủy ban phường gần đó để báo. Nếu được, bé nên đứng từ 
xa quan sát ghi nhớ các đặc điểm của kẻ lạ mặt kia cũng như biển số xe, kiểu 
xe để cung cấp thông tin cho cảnh sát điều tra. 
7. Người lạ gọi điện thoại đến nhà: 
Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá 
không được cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc 
những thông tin về tài chính gia đình. Tốt nhất hãy nói rằng: “Ba mẹ cháu 
đang bận việc không nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại 
hoặc để lại số điện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ”. Nếu người đó tự nhận 
làm người quen và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy nói thẳng: “Ba mẹ cháu không 
cho phép nói chuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm” rồi cúp máy. Trong 
trường hợp bị người lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 
113 để tố cáo với cảnh sát. 
8. Khi người lạ gõ cửa: 
Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy các em tuyệt đối không mở cửa cho 
người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, 
đồ điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại.mà hãy hỏi họ có chuyện gì 
nhắn lại hoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ. Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi 
hay rình rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 
báo cảnh sát. (Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một 
nơi cố định dễ thấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần). 
9. Mất điện khi ở nhà một mình: 
Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bé không được tự tiện kiểm tra bằng cách 
chạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật. Hãy bình 
tĩnh, nếu đứng gần chiếc điện thoại thì nhấc lên gọi cho ba mẹ, còn không 
hãy chạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ. 
Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điện 
sẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện. 
Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có 
ánh trăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng 
xóm ngồi chờ đến khi bố mẹ về. 
10. Dạy trẻ chơi với động vật: 
Trẻ em thường thích ôm ấp, vuốt ve, thậm chí hôn lên chó, mèo. Tuy nhiên 
cha mẹ cần chỉ cho bé biết có thể làm gì và không thể làm gì với con vật đó, 
đồng thời chỉ ra những tác hại của từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho 
trẻ biết rằng, những hành vi như: giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt sẽ khiến 
con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. 
Bên cạnh đó cần dạy trẻ, không bao giờ lại gần một con chó lúc đang ăn, ngủ 
hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác. Ngoài ra các nhà giáo dục cho 
rằng, cha mẹ không nên để trẻ em dưới 5 tuổi chơi với bất kỳ loại chó nào dù 
là lớn hay nhỏ vì sẽ rất nguy hiểm. 

File đính kèm:

  • pdfday_tre_xu_ly_nhung_tinh_huong_bat_trac.pdf