Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn

Dạy bé học đánh vần lúc mấy tuổi?

Trong giai đoạn 0-5 là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ về thể chất, thế giới

biểu tượng, cảm xúc, tình cảm xã hội bé cần học những bài học làm người đầu

tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức

và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động,

khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ và không nên gò trẻ vào

việc học ở giai đoạn này.

Hiện tại đa số trẻ được gia đình cho học trước chương trình lớp 1 so với tuổi của

bé, điều này là phản khoa học trong giáo dục với trẻ. Bà Bùi Thị Kim Dung, giáo

viên lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), chỉ ra những lỗi học sinh

thường gặp nếu học viết, học đánh vần trước khi vào lớp 1 như sau: “Hầu hết chữ

của trẻ đều viết sai từ các nét cơ bản cho đến độ rộng, độ cao và khoảng cách.

Thêm vào đó là cách đánh vần, trẻ học trước thường thực hiện theo kiểu cũ, chẳng

hạn chữ “lan” phải đánh vần đúng là “lờ-an-lan” thì trẻ lại đánh vần thành “a-nờ-

an-lờ-an-lan”. Ngoài ra, học sinh còn ngồi sai tư thế dẫn đến cách cầm bút, để vở

theo thói quen xấu, khó sửa và dễ thành tật” Vì vậy các bố mẹ không nên theo

tâm lý số đông cho trẻ đi học thêm đại trà, ép bé vào lịch học khi những điều kiện

tinh thần và thể chất bé chưa hoàn chỉnh. Chỉ nên bắt đầu hướng dẫn bé về chữ cái

và con số khi bé đã vòa lớp lá.

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 1

Trang 1

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 2

Trang 2

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 3

Trang 3

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 4

Trang 4

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 5

Trang 5

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 6

Trang 6

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 7

Trang 7

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 8

Trang 8

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 9

Trang 9

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 04/01/2022 10680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn

Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần tiếng Việt chuẩn
Dạy trẻ trên 5 tuổi đánh vần 
Tiếng Việt Chuẩn 
 Khác với phương pháp Glenn Doman, đánh vần là phương pháp dạy đọc cho trẻ 
lớn truyền thống từ xưa đến giờ và vẫn là phương pháp chính quy để dạy đọc cho 
trẻ nhỏ. 
Dạy bé học đánh vần lúc mấy tuổi? 
Trong giai đoạn 0-5 là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ về thể chất, thế giới 
biểu tượng, cảm xúc, tình cảm xã hội bé cần học những bài học làm người đầu 
tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức 
và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, 
khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ và không nên gò trẻ vào 
việc học ở giai đoạn này. 
Hiện tại đa số trẻ được gia đình cho học trước chương trình lớp 1 so với tuổi của 
bé, điều này là phản khoa học trong giáo dục với trẻ. Bà Bùi Thị Kim Dung, giáo 
viên lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), chỉ ra những lỗi học sinh 
thường gặp nếu học viết, học đánh vần trước khi vào lớp 1 như sau: “Hầu hết chữ 
của trẻ đều viết sai từ các nét cơ bản cho đến độ rộng, độ cao và khoảng cách. 
Thêm vào đó là cách đánh vần, trẻ học trước thường thực hiện theo kiểu cũ, chẳng 
hạn chữ “lan” phải đánh vần đúng là “lờ-an-lan” thì trẻ lại đánh vần thành “a-nờ-
an-lờ-an-lan”. Ngoài ra, học sinh còn ngồi sai tư thế dẫn đến cách cầm bút, để vở 
theo thói quen xấu, khó sửa và dễ thành tật”Vì vậy các bố mẹ không nên theo 
tâm lý số đông cho trẻ đi học thêm đại trà, ép bé vào lịch học khi những điều kiện 
tinh thần và thể chất bé chưa hoàn chỉnh. Chỉ nên bắt đầu hướng dẫn bé về chữ cái 
và con số khi bé đã vòa lớp lá. 
Kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi học đánh vần 
- Chọn thời gian học đánh vần: Thời gian cùng bé học đánh vần nên vào những 
thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời 
gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những 
chỗ khác nên dễ tập trung hơn trong việc học đánh vần tên mình. 
- Bố mẹ không nên ép bé học đánh vần: Bạn mong con mình nhanh biết đánh vần, 
nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Bạn hãy nhớ, trẻ 
con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy 
trẻ học, bạn cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần 
dần. 
- Trước khi dạy bé tập đánh vần bố mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ 
cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để bé có hứng thú học hơn. 
- Học đánh vần qua các trò chơi bé yêu thích. 
- Bạn có thể dùng các tấm chữ cái có gắn nam châm rồi gắn chúng lên tủ lạnh hoặc 
những nơi trẻ thường xuyên nhìn thấy, sau đó mỗi lần trẻ nhìn thấy, bạn lại chỉ cho 
con những ký tự, cách ghép vần. 
Video dạy trẻ đánh vần: 
Học vần tiếng Việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 
10 lời khuyên dành cho cha mẹ khi dạy bé học đọc/viết 
Khuyến khích trẻ tự đọc/viết từ những công việc đơn giản và gần gũi với trẻ, như 
liệt kê danh sách đi chợ với mẹ, vẽ và viết những tấm thiệp cảm ơn, viết những tờ 
giấy nhớ để nhắc nhở công việc trong nhà, và đọc bản đồ, biển chỉ dẫn khi cả nhà 
cùng lên kế hoạch đi du lịch. 
Thường xuyên đưa trẻ tới thư viện và hiệu sách, đồng thời khích lệ trẻ kiểm tra 
giúp bố/mẹ các tài liệu như đồ chơi, băng đĩa, và sách từ thư viện. Đăng ký cho trẻ 
tham gia vào các hoạt động của thư viện và hiệu sách như thi kể chuyện, thi viết và 
các chương trình đọc sách vào mùa hè. 
Dành thời gian để trẻ tự đọc hoặc cùng gia đình đọc sách mỗi ngày. Cố gắng cho 
trẻ tự đọc hoặc đọc cùng trẻ nhiều loại tài liệu khác nhau, như sách, tạp chí, các 
bảng chỉ dẫn, nhãn sách. 
Tiếp tục đọc và viết các tài liệu, như là sách, tạp chí, báo với các dụng cụ học tập 
như giấy, đánh dấu dòng, bút sáp, kéo, hồ, những dụng cụ này sẽ giúp trẻ linh hoạt 
trong việc thể hiện ý tưởng của mình. (Những dụng cụ này không cần thiết phải 
thật đắt. Phụ huynh có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy văn phòng phẩm, tài liệu 
sách có thể tìm tại hiệu sách cũ) 
Đọc sách một cách diễn cảm, có giai điệu và chơi những trò chơi ngôn ngữ, đố từ 
với trẻ. 
Luyện tập bảng chữ cái bằng cách chỉ cho bé những chữ cái bạn thấy trong sách và 
bằng cách đọc các sách đánh vần. 
Dạy trẻ cách đánh vần khi hướng dẫn trẻ đọc các nhãn, tem, tạp chí và các biển chỉ 
dẫn. 
Chuẩn bị một quyển sổ, trong đó bố/mẹ sẽ ghi chép lại những câu chuyện mà trẻ 
kể, từ đó trẻ có thể thấy được sự liên hệ giữa ngôn ngữ nói và chữ viết. 
Hãy là một người thích đọc sách và viết lách. Trẻ học rất nhanh từ những người 
xung quanh. 
Hãy kiên nhẫn và lắng nghe khi con bạn đọc sách. Hãy để trẻ biết rằng bố/mẹ luôn 
tự hào về việc đọc của trẻ. 
Dạy trẻ trên 6 tuổi phương pháp không dùng bạo lực 
Với bé trên 6 tuổi thì khả năng quản lý cảm xúc cao hơn rồi nên mình sử dụng 
Bảng điểm. 
Ai chưa đọc phần 1 thì hãy quay lại đọc : Cách dạy con ngoan không dùng bạo lực 
cho trẻ dưới 6 tuổi 
Trên bảng điểm ghi rất rõ các việc làm được cộng điểm và các việc làm bị trừ 
điểm. 
Ăn cơm trong 30 phút, gặp người lớn chào hỏi, học bài đúng giờ,.. 
Và chúng ta sẽ tổng kết cuối mỗi tuần. 1 điểm sẽ là phần thường nhỏ, 2 điểm phần 
thưởng to hơn,.. 
Tại sao lại như vậy? Chúng ta không nên áp dụng là 10 điểm thì được thưởng còn 
không được 10 điểm thì không được gì, như vậy sẽ dạy cho bé: hoặc là có tất cả 
hoặc là không có gì cả. Như vậy lớn lên nó sẽ: nếu con quí vị thuộc hàng mạnh mẽ 
nó sẽ lấn át người khác, nếu yếu đuối nó sẽ chấp nhận để người khác lấn át nó. 
Nếu tổng điểm mà âm thì chúng ta sẽ lấy bớt đi những cái muốn của nó. Xin thưa 
là nó có hàng triệu cái muốn, đơn giản vì nó là con người. 
Bảng điểm này không chỉ dành cho con, mà sẽ dành cho cả gia đình vì có ai không 
bao giờ làm sai không, có ai luôn luôn đúng không? Cho nên trong xã hội hiện đại 
mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Nên cái bảng điểm này sẽ có cho bố, 
mẹ mỗi người một cột nữa. 
Có rất nhiều bố mẹ đã thực hành bảng điểm thì mọi người đều phản ánh là rất vui, 
con cái rất là hứng thú và hợp tác. 
Theo tư tưởng của hệ phong kiến thì cha mẹ muốn con Nghe Lời, còn hệ tư tưởng 
của hệ dân chủ là cha mẹ muốn con Hợp Tác. 
Do đó cha mẹ muốn con hợp tác thì cần thương lượng với con, thỏa thuân với con. 
Cha mẹ không muốn con đánh bạn thì cha mẹ không được đánh con. ĐÁNH là xấu 
thì cha mẹ ĐÁNH cũng xấu, con ĐÁNH cũng xấu, ông trời ĐÁNH cũng xấu. 
Có một phụ huynh tham gia đã kể câu chuyện sau về bảng điểm: 
“Em thì không phản đối việc sử dụng bảng điểm thế nhưng mà có câu chuyện là ở 
nhà em cũng có một cái bảng điểm. 
Nếu con làm được việc tốt thì sẽ cho 1 sao, mỗi một sao thì được 20 nghìn. Nếu 
con được điểm 10 thì sẽ được 1 sao. 
Con lúc nào đi học cũng cố gắng được điểm 10, nhưng cô giáo gọi điện lại và báo 
với bố mẹ mà dạo này con rất nhút nhát, sợ bị sai, sợ bị điểm không phải 10. 
Lúc đó vợ chồng em rất lo lắng, có lẽ tại cái bảng điểm mà con mình đã trở nên 
nhút nhát như vậy.” 
Chuyên gia: 
“À, cái đó là tại vì sao? Đó là tại vì chị đo đạc trên kết quả chứ không đo đạc trên 
sự cố gắng. Không thể nào mà tất cả mọi người đều 10 điểm, không thể nào mà tất 
cả mọi người đều hạng nhất, không thể nào mà tất cả mọi người đều học đại học, 
ai quét rác, ai bán vé số? 
Chúng ta vẫn ở trong xã hội phong kiến cho nên vẫn còn Cao thì hay mà Thấp thì 
dở. 
Còn trong xã hội văn minh thì tất cả mọi người chỉ có vai trò khác nhau, còn tất cả 
các vai trò đó đều quan trọng như nhau. 
Vì một cái đinh thiếu cũng có thể làm đổ nguyên 1 cái nhà. 
Do đó, thay vì chị cho con chị 1 sao nếu con được điểm 10 thì chị cho con 1 sao 
nếu con học bài đúng giờ. Như thế thì con chị không bị sao cả.” 
Người Việt mình có 1 câu rất hay: tận nhân lực chi thiên mệnh. Có nghĩa là 
chúng ta cố gắng hết sức thôi, còn kết quả ra sao thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu 
tố ngoài tầm kiểm soát của mình.” 
Do đó tôi luôn muốn nói với phụ huynh là gì: đừng đòi hỏi con mình phải hạng 
nhất, đừng đỏi hỏi con mình phải 10 điểm, vì sao? 
Vì nó không được 10 điểm LÀ do cái người cho nó cái gen không được 10 điểm 
Do đó, hãy khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả. 
Cốt lõi của dạy con không bạo lực là ý chí tự mình muốn theo đuổi cái tốt và tránh 
xa cái xấu, chứ không vì sợ hãi bạo lực hay thèm thuồng quyền lợi. 
Cổ văn Việt Nam có câu “Người quân tử giữa nơi thanh vắng vẫn giữ lễ” vì người 
quân tử biết rằng giữ lễ là tốt chứ không phải vì cần ai khen hay sợ ai chê. 
Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con bởi họ muốn dạy con nên 
người, hoặc bất lực trong dạy con, thiếu nghệ thuật giao tiếp với con trẻ , giận cá 
chém thớt ,  
Theo chuyên gia: trẻ bị cha mẹ đánh mắng thường có tâm lý chống đối, đặc biệt dễ 
phát triển lệch lạc và ưa bạo lực khi trưởng thành. Vì vậy, để phạt con hiệu quả mà 
không cần đòn roi, cha mẹ cần nhớ nguyên tắc của dạy con không bạo lực : 
Không nạt nộ, đánh đập: Bị đánh không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học 
làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ ‘dạy’ trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc 
tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự 
trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành 
động đúng. Phải có quy tắc ứng xử, cha mẹ phải làm gương và cần nhớ nguyên tắc 
khen tốt hơn chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ 
nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy 
trách nhiệm của mình. Vì vậy, theo chuyên gia giáo dục sớm, cha mẹ chỉ nên chê 
“hành động” và không nên chê “con người”. Khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng 
“phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ 
không để chị bị đánh nữa nhé!”. 
Trong trường hợp, cha mẹ gọi nhưng trẻ không có phản ứng gì. Không phải là con 
trẻ muốn lơ bạn đi, không chịu nghe lời mà mỗi trẻ một tính. Có trẻ nhanh, có trẻ 
chậm, nghe cha mẹ gọi hay nói gì đó thì mới từ từ có phản ứng lại, do đó, cha mẹ 
hãy kiên nhẫn và cho trẻ thêm thời gian để phản ứng. Khi đặt mình vào vị thế của 
con trẻ, bạn sẽ hiểu trẻ muốn gì. Một số phụ huynh hay dùng chiêu thưởng để dụ 
dỗ, mua chuộc trẻ ngoan hơn. Thưởng cho trẻ không có gì là xấu, nhưng dùng 
phần thưởng để ‘hối lộ’ sẽ khiến trẻ sinh hư. Có nhiều tình huống, cha mẹ có thể 
đưa ra phần thưởng trước để trẻ có tinh thần cố gắng. Nhưng phần thưởng không 
được quá lớn hơn so với thành tích của trẻ. Ví dụ, trong tuần con có được 3 điểm 
10, con sẽ được thưởng một món quà A, 4 điểm 10 con được thưởng món quà B 
Khi thưởng cho trẻ, không nên rập khuôn, cứng nhắc Ngoài ra, cần có luật chơi 
trong gia đình. Chuyên gia khuyên: “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ 
thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút 
thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. 
Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để 
“luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ 
làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói”. 
Không tự nhiên sinh con ra đời là mình thành cha mẹ tốt, cũng như biết bơi không 
có nghĩa là biết cứu người chết đuối. Sanh con là bản năng tự nhiên của con người, 
nhưng nuôi dạy con trong thời hiện đại này thì phải học hỏi và rèn luyện. 
- Muốn con ngoan thì phải học cách dạy con, – Muốn con khỏe thì phải học cách 
nuôi con, – Muốn con thành công thì phải học cách hướng dẫn và đồng hành cùng 
con, - Muốn con gần gũi gắn bó với mình, thì phải học cách lắng nghe và chia sẽ 
cùng con. 
- Đừng buộc con phải lớn lên như kiểu cây Bonsai – Đừng để con phải lớn lên 
như cây dại 
Hãy tạo điều kiện cho con lớn lên như cây trong vườn quốc gia. Tự nhiên phát 
triển hết tiềm năng của mình, và được che chở để tránh những đe dọa của môi 
trường 
Cha mẹ chúng ta đã sinh ra và lớn lên trong bạo lực nên họ đã học cách giải quyết 
vấn đề bằng bạo lực. 
Chúng ta không cần bắt chước họ, lại càng không nên trách họ. 
Hãy tha thứ cho hành động bạo lực sai trái của cha mẹ, và thông cảm vì họ thật sự 
muốn tốt cho chúng ta nhưng không biết làm sao khác hơn 
Khen & Chê là hai cực của vấn đề làm sao để khuyến khích hành vi tích cực của 
trẻ. 
- Hãy quan sát liên tục và tranh thủ khen con suốt trong ngày và trong tuần. 
- Hãy làm gương cho con bằng cách khuyến khích con khen mình khi mình làm 
đúng 
Người biết khen là người biết cho một cách hữu hiệu, không tốn kém và nhận hạnh 
phúc ngay lập tức 
Hãy dạy trẻ . . . 
- NHẬN RA CẢM XÚC CỦA MÌNH và cảm xúc không có gì là xấu cả 
-Hãy NÓI RA CẢM XÚC CỦA MÌNH để giúp bé hiểu rằng cách tốt nhất để thể 
hiện tình cảm là lời nói, để không bị u uất chồng chất, 
- KHÔNG DÙNG BẠO LỰC ĐỂ THỂ HIỆN CẢM XÚC để không hại ai, không 
phải hối hận, và không đỗ vỡ quan hệ. 

File đính kèm:

  • pdfday_tre_tren_5_tuoi_danh_van_tieng_viet_chuan.pdf