Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ

Thế nào là kỹ năng giao tiếp?

Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con

người. Chúng ta thường được biết đến là một “mắt xích” của xã hội, cho nên, hàng ngày,

hàng giờ, chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh để thấu hiểu và

tạo dựng các mối quan hệ của mình.

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ

chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng

khóc Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc

thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt Vì vậy, giao

tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển.Dạy trẻ kỹ năng sống sẽ giúp các con dễ dàng ứng phó với sự thay đổi của môi trường

Việc dạy trẻ kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ

ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá

tính của bản thân; kết nối hiệu quả với mọi người xung quanh

2. Bật mí những nguyên tắc giao tiếp tốt mà ba mẹ nên dạy trẻ

Trong cuộc sống, câu chuyện dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp sẽ không còn là bài

toán khó đối với các bậc ba mẹ nếu chúng ta nắm chắc những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc số 1: Khi giao tiếp với người lớn: chào hỏi, dạ thưa và hỏi thăm sức khỏe

người lớn tuổi

Đây là nguyên tắc giao tiếp đầu tiên mà ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống khi con biết sử

dụng ngôn ngữ để giao tiếp.Hãy chỉ cho con bạn cách chào hỏi lịch sự khi gặp người lớn bằng những câu ngắn gọn

như “Cháu chào ông/bà”, “Con chào cô/chú”, “Em chào anh/chị” Khi trả lời người lớn

tuổi, ba mẹ cũng cần dạy con thể hiện thái độ lịch sự, không được chỉ gật đầu hay lắc đầu,

không được nói trống không. Thay vào đó, các con cần thể hiện thái độ tôn trọng, biết dạ

thưa, cảm ơn khi nhận quà và xin lỗi khi phạm sai lầm.

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ trang 1

Trang 1

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ trang 2

Trang 2

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ trang 3

Trang 3

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ trang 4

Trang 4

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11423
Bạn đang xem tài liệu "Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ

Dạy trẻ kỹ năng sống 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ
DẠY TRẺ KỸ NĂNG SỐNG 
5 NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP 
HIỆU QUẢ MÀ BA MẸ CẦN 
DẠY CHO TRẺ 
Trang bị kỹ năng sống cho con, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời là điều vô cùng quan 
trọng. Trong đó, tập cho trẻ thói quen giao tiếp hiệu quả, lịch sự và thân thiện với mọi 
người xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như biết cách phản xạ, ứng 
xử trong mọi tình huống. Từ đó, tạo nền tảng vững chắc để “ứng phó” với sự thay đổi 
trong tương lai. 
Dưới đây là những tip hữu ích giúp ba mẹ rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ giai đoạn 
đầu đời. 
1. Thế nào là kỹ năng giao tiếp? 
Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con 
người. Chúng ta thường được biết đến là một “mắt xích” của xã hội, cho nên, hàng ngày, 
hàng giờ, chúng ta đều phải tương tác và giao tiếp với thế giới xung quanh để thấu hiểu và 
tạo dựng các mối quan hệ của mình. 
Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ 
chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng 
khóc Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc 
thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt Vì vậy, giao 
tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển. 
 Dạy trẻ kỹ năng sống sẽ giúp các con dễ dàng ứng phó với sự thay đổi của môi trường 
Việc dạy trẻ kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ 
ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá 
tính của bản thân; kết nối hiệu quả với mọi người xung quanh 
2. Bật mí những nguyên tắc giao tiếp tốt mà ba mẹ nên dạy trẻ 
Trong cuộc sống, câu chuyện dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp sẽ không còn là bài 
toán khó đối với các bậc ba mẹ nếu chúng ta nắm chắc những nguyên tắc sau đây: 
Nguyên tắc số 1: Khi giao tiếp với người lớn: chào hỏi, dạ thưa và hỏi thăm sức khỏe 
người lớn tuổi 
Đây là nguyên tắc giao tiếp đầu tiên mà ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống khi con biết sử 
dụng ngôn ngữ để giao tiếp. 
Hãy chỉ cho con bạn cách chào hỏi lịch sự khi gặp người lớn bằng những câu ngắn gọn 
như “Cháu chào ông/bà”, “Con chào cô/chú”, “Em chào anh/chị” Khi trả lời người lớn 
tuổi, ba mẹ cũng cần dạy con thể hiện thái độ lịch sự, không được chỉ gật đầu hay lắc đầu, 
không được nói trống không. Thay vào đó, các con cần thể hiện thái độ tôn trọng, biết dạ 
thưa, cảm ơn khi nhận quà và xin lỗi khi phạm sai lầm. 
Bên cạnh đó, đối với ông bà, ba mẹ cũng cần làm gương cho trẻ cách cư xử bởi trẻ con rất 
dễ bắt chước thái độ, lời nói và hành động của người lớn. Ba mẹ có thể áp dụng cách dạy 
con 3 tuổi như tâm sự, kể chuyện với bé về ông bà, người đã dành tình thương cho bố mẹ 
khi bố mẹ còn nhỏ và dành tình thương cho bé hiện tại. Điều này sẽ đánh thức tình cảm 
yêu thương của bé dành cho ông, bà mình. 
Ngoài ra, người lớn nên khuyên con lặp lại thường xuyên những câu như chào hỏi lễ phép, 
quan tâm như “Cháu chào ông/bà ạ!” hoặc “Ông/Bà có mệt không, để cháu rót nước cho 
bà uống nhé!”. Qua đó, các con sẽ hình thành thói quen tốt về bày tỏ tình cảm và sự quan 
tâm, chăm sóc ông, bà. 
Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt 
Nguyên tắc giao tiếp bằng ánh mắt là một trong những kỹ năng sống về giao tiếp mà bất 
cứ ai cũng cần có, không chỉ riêng trẻ. Hãy hướng ánh mắt đến người đang trò chuyện bất 
kế khi trò chuyện, trao đổi hay nêu ý kiến. Điều này không chỉ thể hiện sự tự tin mà còn 
cho thấy chúng ta tôn trọng người đối diện khi giao tiếp với họ. Trẻ nên biết điều này để 
sử dụng hiệu quả công cụ giao tiếp trong đời sống. 
Nguyên tắc số 3: Hãy nói lời cảm ơn/xin lỗi chân thành 
Là trẻ nhỏ, các con hay nhận được quà, bánh từ người lớn. Cho nên, việc dạy con biết 
nói lời cảm ơn chân thành như “Con cảm ơn ông, bà, bố, mẹ”, “Em cảm ơn anh, chị” 
vô cùng quan trọng. Lời cảm ơn dù chỉ được nói trong vòng ba giây nhưng đây là phép tắc 
tối thiểu trong giao tiếp thể hiện sự trân trọng của chúng ta với người mang đến những điều 
tốt đẹp cho mình. 
Cùng với lời cảm ơn, hãy dạy con biết nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Có thể, để nói ra 
lời xin lỗi khá khó khăn, nhất là khi tâm lý trẻ hiếu thắng, không ổn định. Nhưng người lớn 
có thể làm trẻ yên tâm khi lắng nghe, thấu hiểu trẻ, cho các con hiểu rằng “sai lầm là một 
cơ hội để học hỏi” miễn là con biết nhận lỗi, nhìn nhận lỗi sai một cách tích cực để thay 
đổi và hoàn thiện hơn. 
Nguyên tắc 4: Trả lời bằng câu hoàn chỉnh 
Trẻ mầm non thường xuyên nói câu trống không do khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ 
chưa thực sự hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu ba mẹ dạy kỹ năng sống, nhất là kỹ năng giao tiếp 
“trả lời bằng câu hoàn chỉnh” ngắn gọn, các con sẽ biết sử dụng các câu đầy đủ chủ, vị để 
giao tiếp từ nhỏ. 
Ví dụ, khi bạn hỏi “Con có vui không?”, hãy dạy cho trẻ cách trả lời bằng câu hoàn chỉnh 
như “Con vui ạ!”, “Con cảm thấy không vui lắm!” 
Trong giao tiếp, việc trả lời câu hỏi bằng một câu hoàn chỉnh sẽ thể hiện sự tôn trọng người 
hỏi. Đồng thời, khi trẻ trả lời câu hoàn chỉnh, các con cũng sẽ biết viết các câu có đầy đủ 
thành phần câu ở bậc Tiểu học. 
Nguyên tắc 5: Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh 
Hãy làm gương cho trẻ cách bạn tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh. Sự 
tôn trọng cảm xúc và ý kiến chỉ đơn giản thể hiện ở cách chúng ta lắng nghe tích cực, 
không cắt ngang, sẵn sàng đóng góp ý kiến cho trẻ nhưng không phủ nhận quan điểm của 
trẻ. Theo đó, trẻ cũng sẽ biết cách bày tỏ sự tôn trọng cảm xúc, ý kiến của bạn bè, thầy cô. 
Hi vọng những nguyên tắc dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp nêu trên hữu ích với ba 
mẹ. Và ba mẹ hãy tiếp tục theo dõi series các bài viết về chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ 
mầm non trong thời gian tới nhé! 

File đính kèm:

  • pdfday_tre_ky_nang_song_5_nguyen_tac_giao_tiep_hieu_qua_ma_ba_m.pdf