Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản

Từ những hoạt động đơn giản hằng ngày mẹ có thể hướng dẫn bé học

toán. Tiếp xúc với toán học qua các trò chơi sẽ khiến trẻ say sưa và hứng

thú hơn nhiều so với ngồi nghiêm túc ở bàn học.

Từ những hoạt động đơn giản hằng ngày mẹ có thể hướng dẫn bé học toán.

Tiếp xúc với toán học qua các trò chơi sẽ khiến trẻ say sưa và hứng thú hơn

nhiều so với ngồi nghiêm túc ở bàn học.

Mẹ có thể chuẩn bị những chiếc cốc nhựa nhỏ để dạy con. Trò chơi này giúp

bé nhận biết sự khác biệt giữa các kích thước: “Con có cốc nhỏ, còn cốc to

cho mẹ”. Hãy xếp chồng cốc nhựa với nhau dựa trên kích thước hoặc chọn

mua một bộ đồ chơi tương tự, như những chiếc tách trà hay hình khối.

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 1

Trang 1

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 2

Trang 2

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 3

Trang 3

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 4

Trang 4

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 5

Trang 5

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 6

Trang 6

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 7900
Bạn đang xem tài liệu "Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản

Dạy con học toán qua các hoạt động đơn giản
Dạy con học toán qua các hoạt động 
đơn giản 
Từ những hoạt động đơn giản hằng ngày mẹ có thể hướng dẫn bé học 
toán. Tiếp xúc với toán học qua các trò chơi sẽ khiến trẻ say sưa và hứng 
thú hơn nhiều so với ngồi nghiêm túc ở bàn học. 
Từ những hoạt động đơn giản hằng ngày mẹ có thể hướng dẫn bé học toán. 
Tiếp xúc với toán học qua các trò chơi sẽ khiến trẻ say sưa và hứng thú hơn 
nhiều so với ngồi nghiêm túc ở bàn học. 
Mẹ có thể chuẩn bị những chiếc cốc nhựa nhỏ để dạy con. Trò chơi này giúp 
bé nhận biết sự khác biệt giữa các kích thước: “Con có cốc nhỏ, còn cốc to 
cho mẹ”. Hãy xếp chồng cốc nhựa với nhau dựa trên kích thước hoặc chọn 
mua một bộ đồ chơi tương tự, như những chiếc tách trà hay hình khối. 
1.Trò chơi xếp cốc 
Thử bày đồ chơi lộn xộn xung quanh, sau đó đưa cho bé những yêu cầu cụ 
thể; chẳng hạn: “Lấy cho mẹ cái cốc bên phải”, “bên trái”, “ở trên - ở dưới”... 
2.Hợp và không hợp 
Hoạt động này giúp bé phân biệt kích thước và hình dạng. Bạn cần dạy bé 
cách phân loại các đối tượng quen thuộc. Ví dụ, thả vào bát với quả hình tròn 
và con cá vàng. Hoặc trộn lẫn cá vàng đồ chơi trong một đống hỗn độn và đề 
nghị bé nhặt cá vàng. Thực hành trò chơi tương tự với những thứ khác như 
các đôi tất giống nhau về màu sắc; xe đồ chơi có 4 bánh hoặc khối hình tròn. 
3. Vỗ tay 
Phần lớn phụ huynh đều yêu thích việc dạy bé vỗ tay khen thưởng, khi ca hát 
hoặc vui đùa. Bên cạnh đó, vỗ tay còn giúp bé biết về kỹ năng tiền toán học 
như vỗ tay theo nhịp điệu (1-2), mô hình và giúp bé dự đoán điều gì sẽ đến 
tiếp theo. Hãy bật nhạc lên, cùng bé vỗ tay nhảy theo nhạc. Có thể cho bé 
một chiếc trống để vỗ và dạy bé vỗ nhịp 1-2. 
4. Đếm 
Những bài hát có số đếm là gợi ý đơn giản dành cho bạn khi dạy con. Lúc 
bạn hát, hãy nhấn mạnh đến đoạn có số đếm, ví dụ: “Có 5 con khỉ nhảy lên 
giường”. Sau đó, di chuyển các ngón tay của bạn tượng trưng cho 5 con khỉ. 
Tiếp tục hát: “Có 5 con khỉ, một con vừa chạy đi. Bây giờ chỉ còn lại 1-2-3 
và 4 con khỉ”. 
Những ý tưởng khác dạy bé học đếm: Đếm các sọc trên áo của bé; số bậc cầu 
thang; số bánh xe đồ chơi trên bàn; số bánh cá trên đĩa... Đừng thất vọng nếu 
thấy bé không quan tâm, vì bạn còn nhiều thời gian để thử nghiệm với bé. 
5. Xác định trọng lượng của đồ vật trong nhà 
Yêu cầu trẻ đoán đúng trọng lượng của đồ vật trong nhà như: Cho bé đoán 
trọng lượng của con mèo hay món đồ chơi của bé Sau đó, bạn hãy bảo trẻ 
tự ước tính xem nó nặng bào nhiêu kg và làm sao biết chính xác. 
6. Dạy bé tập xem đồng hồ 
Bạn hãy mua cho bé loại đồng hồ đồ chơi các kim đồng hồ có thể quay được 
rồi hướng dẫn cho bé cách tập xem đồng hồ. 
Đầu tiên, bạn hãy dạy bé ý nghĩa của 12 con số ở đồng hồ, những con số nào 
gắn với giờ giấc sinh hoạt của bé, hãy thường xuyên hỏi bé xem hiện giờ kim 
ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy? 
Ngoài ra, bạn có thể tạo ra các tình huống như: “Nếu bố về đến nhà lúc 6 giờ 
chiều thì con sẽ phải chờ bao nhiêu phút nữa?”. “12 giờ trưa ăn cơm thì còn 
bao nhiêu phút nữa thì ăn con nhỉ? ” Bạn có thể hỏi trẻ vào bất cứ thời gian 
nào trong ngày và thường xuyên như vậy bé sẽ nhớ lâu; giúp bé tính toán 
nhanh. 
7. Chơi đoán số 
Khi trẻ đã nhuần nhuyễn với các trò dễ, bạn khuyến khích trẻ bằng những trò 
khó hơn. Bảo trẻ nghĩ ra một con số từ 1 đến 100, rồi thử đoán xem nó nằm 
tong khoảng nào của dãy số ví dụ: “Số đó lớn hơn 30 có phải không?” hay 
“số đó nằm trong khoảng 35 đến 55 phải không? rồi chuyển sang để trẻ tự 
đoán số. 
Theo: Eva 
Trong cuộc sống thương nhật có nhiều vấn đề mà mẹ phải trang bị cho 
con trước khi quá muộn. 
1. Cảnh giác với người lạ mặt 
Trẻ em ở mọi lứa tuổi cần được dạy nhận thức về những gì xung quanh 
chúng và biết được việc cảnh giác với người lạ. Nhớ cho con biết về sự dụ dỗ 
của người lạ mặt như họ có thể hỏi đường hay tìm hộ cún cưng bị lạc. Trẻ em 
cũng nên dạy không được đến gần hay nhận bất kỳ quà tặng nào từ người 
mình không quen biết. 
2. Cách xử lý khi bị bắt nạt 
Việc bị bắt nạt ở trường hay ở trên mạng đang trở thành vấn nạn ở trẻ mọi lứa 
tuổi. Là một người mẹ, bạn cần nhận biết những dấu hiệu con mình bị bắt nạt, 
và dạy chúng cách xử lý tình huống ấy một cách đúng đắn qua giáo viên và 
những hành động kỷ luật. 
3. Giá trị của đồng tiền 
Dạy con về giá trị của đồng tiền ngay từ khi còn nhỏ là điều thật sự quan 
trọng. Bạn có thể chỉ cho con thấy để có thể mua được một thanh kẹo hay 
một món đồ chơi mới, trẻ phải làm bao nhiêu công việc nhà. Khuyến khích 
trẻ tiết kiệm tiền và chi tiêu một cách hợp lý. Cho con một “ống heo tiết 
kiệm” để con có thể giữ tiền trong đó, qua đó trẻ có thể nhận thấy phải mất 
bao lâu mới có thể kiếm đủ số tiền mình muốn có. 
4. Hãy là chính mình 
Một vài đứa trẻ muốn trở thành cầu thủ bóng đá, một vài đứa khác lại muốn 
là họa sĩ, có đứa thì lại thích diễn kịch cho anh chị em chúng xem. Bạn nên 
tôn trọng sở thích của trẻ và dạy trẻ hãy nuôi dưỡng sở thích ấy như một phần 
tạo nên con người chúng. Khuyến khích con trở thành người chủ động, năng 
nổ và sáng tạo, nhưng trên tất cả, hãy dạy con dũng cảm với những lựa chọn 
của mình và nhận biết những khả năng chúng có, cũng như khám phá tất cả 
những gì chúng muốn học. 
5. Hãy để con tự trưởng thành 
Với cuộc sống năng động thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những 
kỹ năng sống là điều rất quan trọng như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, 
tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; 
kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua 
sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học, kỹ 
năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy. 

File đính kèm:

  • pdfday_con_hoc_toan_qua_cac_hoat_dong_don_gian.pdf