Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (ROTEM) trên bệnh nhân phẫu thuật tim

trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhi từ 4 tháng -14 tuổi được phẫu

thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại Khoa Phẫu thuật tim trẻ em - Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng

2/2019 đến tháng 6/2019. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca, tiến cứu.

Kết quả: Trong thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019, tại khoa Phẫu thuật tim trẻ em – Bệnh

viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận 31 trường hợp vào nghiên cứu. Trong số 31 bệnh nhi tham gia nghiên

cứu, có 9 bệnh nhi có xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng trong 12 giờ sau phẫu thuật. Giữa nhóm bệnh nhi

xuất huyết và không xuất huyết, các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM

MCF, FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30, aPTT (R), fibrinogen khác nhau có ý

nghĩa thống kê (p <0,05). Các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF,

FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30 của ROTEM có tương quan với chảy máu sau

mổ mạnh hơn aPTT (R) và fibrinogen.

Kết luận: ROTEM sau tuần hoàn ngoài cơ thể có thể hữu ích để dự đoán mất máu quá nhiều sau phẫu

thuật trong phẫu thuật tim trẻ em. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình dự đoán chính xác và hỗ trợ hướng

dẫn truyền máu trong phẫu thuật bằng cách sử dụng FIBTEM-A10 và EXTEM-A10 sau tuần hoàn ngoài cơ thể

(THNCT).

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 1

Trang 1

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 2

Trang 2

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 3

Trang 3

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 4

Trang 4

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 5

Trang 5

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 19280
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy

Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (Rotem) trên bệnh nhân phẫu thuật tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện chợ Rẫy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 354
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA XÉT NGHIỆM ĐÀN HỒI CỤC MÁU ĐỒ 
(ROTEM) TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT TIM TRẺ EM CÓ SỬ DỤNG 
TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Trương Phạm Hồng Diễm*, Suzanne Thanh Thanh*, Trần Thanh Tùng*, Lê Thành Khánh Phong**, 
Lê Thành Khánh Vân***, Phạm Thị Lệ Xuân**, Nguyễn Thị Thanh Thẳng*, Lê Bảo Ngọc*, Sa PiDah*, 
Nguyễn Công Doanh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ (ROTEM) trên bệnh nhân phẫu thuật tim 
trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhi từ 4 tháng -14 tuổi được phẫu 
thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại Khoa Phẫu thuật tim trẻ em - Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 
2/2019 đến tháng 6/2019. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca, tiến cứu. 
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019, tại khoa Phẫu thuật tim trẻ em – Bệnh 
viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận 31 trường hợp vào nghiên cứu. Trong số 31 bệnh nhi tham gia nghiên 
cứu, có 9 bệnh nhi có xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng trong 12 giờ sau phẫu thuật. Giữa nhóm bệnh nhi 
xuất huyết và không xuất huyết, các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM 
MCF, FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30, aPTT (R), fibrinogen khác nhau có ý 
nghĩa thống kê (p <0,05). Các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF, 
FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30 của ROTEM có tương quan với chảy máu sau 
mổ mạnh hơn aPTT (R) và fibrinogen. 
Kết luận: ROTEM sau tuần hoàn ngoài cơ thể có thể hữu ích để dự đoán mất máu quá nhiều sau phẫu 
thuật trong phẫu thuật tim trẻ em. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình dự đoán chính xác và hỗ trợ hướng 
dẫn truyền máu trong phẫu thuật bằng cách sử dụng FIBTEM-A10 và EXTEM-A10 sau tuần hoàn ngoài cơ thể 
(THNCT). 
Từ khóa: xét nghiệm đàn hồi cục máu đồ, phẫu thuật tim trẻ em, tuần hoàn ngoài cơ thể 
ABSTRACT 
EVALUATION THE ROLE OF ROTATIONAL THROMBOELASTOMETRY (ROTEM®) 
ON PEDIATRIC PATIENTS UNDERGOING CONGENITAL CARDIAC SURGERY WITH 
CARDIOPULMONARY BYPASS (CPB) AT CHO RAY HOSPITAL 
Truong Pham Hong Diem, Suzanne Thanh Thanh, Tran Thanh Tung, Le Thanh Khanh Phong, 
Le Thanh Khanh Van, Pham Thi Le Xuan, Nguyen Thi Thanh Thang, Le Bao Ngoc, Sa PiDah, 
Nguyen Cong Doanh 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 354 – 359 
Objective: We evaluated the role of rotational thromboelastometry (ROTEM®) on peadiatric patients 
undergoing congenital cardiac surgery with cardiopulmonary bypass (CPB) at Cho Ray hospital from March 
2019 to June 2019. 
Methods: Patients from 4 months to 14 years of age undergoing congenital cardiac surgery with 
*Bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: BS. Trương Phạm Hồng Diễm ĐT: 0938140389 Email: hongdiem141192@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 355
cardiopulmonary bypass (CPB) at the Department of Pediatric Cardiac Surgery – Cho Ray Hospital from 
February 2019 to June 2019. Retrospective and observational. 
Results: During the period from February 2019 to June 2019, at the Department of Pediatric Cardiac 
Surgery of Cho Ray Hospital, we had 31 cases in our study. Nine of 31 patients in the study had clinically 
significant bleeding within 12 hours after surgery. Among patients with significant bleeding and non - 
significant bleeding, INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM A10, FIBTEM A5, FIBTEM 
A30, APTT (R), fibrinogen have statistically significant difference (p <0.05). INTEM A5, INTEM α, EXTEM 
A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF, FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30 correlated with 
postoperative bleeding stronger than APTT(R) and fibrinogen. 
Conclusion: Post-CPB ROTEM may be useful for predicting postoperative excessive blood loss in 
congenital cardiac surgery. This study provides an accurate predictive model and support for surgical transfusion 
guidance using FIBTEM-A10 and EXTEM-A10 after CPB. 
Keywords: rotational thromboelastometry, cardiopulmonary bypass, pediatric cardiac surgery 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật tim trẻ em sửa chữa các khiếm 
khuyết tim mạch bẩm sinh ngày càng được thực 
hiện rộng rãi ở các trung tâm tim mạch lớn song 
hành với sự phát triển của hệ thống tuần hoàn 
ngoài cơ thể (THNCT). Chảy máu sau mổ và sử 
dụng chế phẩm máu có liên quan đến bệnh suất, 
tử suất và chi phí đáng kể. Một số yếu tố nguy 
cơ chảy máu sau phẫu thuật bao gồm tuổi, giải 
phẫu, tính phức tạp của phẫu thuật, sử dụng 
kháng đông, và thời gian chạy THNCT đã được 
xác định, nhưng không có yếu tố nào dự đoán 
được chảy máu một cách nhất quán. Điều này 
phản ánh có thể có nhiều cơ chế gây xuất huyết 
sau THNCT. 
Một số xét nghiệm đông cầm máu tiêu 
chuẩn (số lượng tiểu cầu, fibrinogen và phần 
hoạt hóa thời gian thromboplastin (aPTT) có thể 
dự đoán chảy máu khi thực hiện trong quá trình 
chạy THNCT, tuy nhiên, tính tiện ích lâm sàng 
của các xét nghiệm như vậy bị hạn chế bởi thời 
gian thực hiện lâu, không đánh giá được sự tiêu 
sợi huyết quá mức và việc sử dụng heparin 
trong tuần hoàn ngoài cơ thể gây khó khăn trong 
việc đánh giá thiếu hụt các yếu tố đông máu. Xét 
nghiệm đàn hồi cục máu đồ (ROTEM) tỏ ra hữu 
ích để đánh giá cầm máu và hướng dẫn việc 
truyền các sản phẩm máu ở bệnh nhân chảy 
máu. Các xét nghiệm này cho phép đánh giá 
nhanh tình trạng đông máu, và một nghiên cứu 
gần đây gợi ý rằng các giá trị ban đầu của biên 
độ cục máu đông có thể được sử dụng để dự 
đoán biên độ cục máu đông tối đa trong tất cả 
các xét nghiệm ROTEM(6). 
Bên cạnh đó, mối tương quan giữa các chỉ 
số ROTEM và các xét nghiệm đông máu cơ 
bản và khả năng tiên đoán chảy máu sau mổ 
của các xét nghiệm này trên bệnh nhân trẻ em 
được trải qua phẫu thuật tim có sử dụng hệ 
thống tuần hoàn ngoài cơ thể đã được thực 
hiện ở một số nghiên cứu ở nước ngoài(1,6). 
Trong một nghiên cứu gần đây ở bệnh nhi 
phẫu thuật tim có sử dụng THNCT, 
Nakayama và cs tìm thấy giảm chảy máu, 
giảm các nhu cầu truyền hồng cầu lắng và 
giảm thời gian chăm sóc quan trọng liên quan 
đến can thiệp cầm máu sớm do ROTEM 
hướng dẫn. Tuy nhiên, thông số hướng dẫn 
truyền máu ở mỗi nghiên cứu là khác nhau. 
Nakayama và cộng sự, Faraoni và cộng sự sử 
dụng EXTEM A10 và FIBTEM A10, trong khi 
Romlin và cộng sự sử dụng FIBTEM MCF, 
HEPTEM MCF và CT. Hiện tại, ở Việt Nam, 
việc truyền máu trong phẫu thuật tim trẻ em 
chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và các xét 
nghiệm đông máu cơ bản, chưa ứng dụng xét 
nghiệm ROTEM. Điều này có thể dẫn đến 
truyền chế phẩm máu không cần thiết cũng 
như không đánh giá đúng sự thiếu hụt các yếu 
tố đông máu hoặc tiêu sợi huyết quá mức. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 356
Vì vậy, để tạo tiền đề cho việc ứng dụng 
ROTEM vào việc hướng dẫn truyền máu trong 
phẫu thuật tim trẻ em, chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này. 
Mục tiêu 
Đánh giá vai trò của xét nghiệm đàn hồi cục 
máu đồ (ROTEM) trên bệnh nhân phẫu thuật 
tim trẻ em có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại 
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3 năm 2019 đến 
tháng 6 năm 2019. 
Khảo sát xét nghiệm ROTEM tại thời điểm 
sau khi bơm rotamine 5 phút. 
Khảo sát xét nghiệm đông máu cơ bản tại 
thời điểm sau khi bơm rotamine 5 phút. 
Phân tích tương quan giữa xét nghiệm 
ROTEM, đông máu cơ bản tại thời điểm: sau khi 
bơm rotamine 5 phút với chảy máu có ý nghĩa 
lâm sàng 12 giờ sau mổ. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhi từ 4 tháng -14 tuổi được phẫu thuật 
tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa 
Phẫu thuật tim trẻ em - Bệnh viện Chợ Rẫy từ 
tháng 2/2019 đến tháng 6/2019. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhi từ 4 tháng tuổi - 14 tuổi được phẫu 
thuật tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. 
Người bảo hộ bệnh nhân đồng ý cho bệnh nhân 
tham gia nghiên cứu. Đồng thời, bệnh nhân 
không có tiền căn rối loạn đông máu bẩm sinh, 
kháng đông lưu hành, không suy gan. 
Kháng kết tập tiểu cầu nếu có sử dụng phải 
được ngưng trước mổ 7 ngày, kháng đông 
ngưng trước mổ 5 ngày và chuyển sang heparin, 
ngưng 12 giờ trước mổ. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân được truyền kết tủa lạnh, tiểu cầu 
hoặc huyết tương tươi đông lạnh do chảy máu 
trước khi bơm protamine. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả tiến cứu. 
Các bước tiến hành 
Đánh giá chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 
Gây mê: bệnh nhân được gây mê và tiến 
hành phẫu thuật theo qui trình chuẩn của bệnh 
viện Chợ Rẫy. Sau khi đóng ngực, bệnh nhân 
được tiêm protamine với liều 1 mg/100UI 
heparin (trừ heparin mồi và heparin thêm vào 
trong quá trình chạy CPB). Đo ACT trên máy 
ACT Plus (Medtronic) sau tiêm 5 phút. Tiến 
hành lấy mẫu máu bệnh nhân tại thời điểm sau 
khi bơm rotamine 5 phút: 4 ml vào 2 ống chứa 
kháng đông Citrate, 2 ml vào ống chứa kháng 
đông EDTA. Mẫu máu của bệnh nhân được lưu 
trữ không quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Tiến hành 
làm các xét nghiệm: công thức máu, aPTT, PT, 
Fibrinogen trên hệ thống ACL TOP 750, INTEM, 
EXTEM, FIBTEM, HEPTEM trên hệ thống máy 
ROTEM® delta, đếm tế bào máu tự động trên hệ 
thống ADVIA 2120i và SYSMEX XN3000. Loại 
mẫu dựa trên các tiêu chuẩn xét nghiệm. Ghi 
nhận kết quả thu được vào phiếu thu thập số 
liệu. Theo dõi bệnh nhân trong 12 giờ. Ghi nhận 
lượng máu mất thông qua dẫn lưu ngực. chảy 
máu có ý nghĩa lâm sàng khi lượng máu mất ghi 
nhận qua 12 giờ sau mổ >=10 ml/kg. 
KẾT QUẢ 
Trong thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 
6/2019, tại Khoa Phẫu thuật tim trẻ em – Bệnh 
viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận 31 trường hợp 
vào nghiên cứu. 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Độ tuổi: tuổi trung bình là 3,51 ± 3,89, tuổi 
nhỏ nhất là 4 tháng, lớn nhất là 14 tuổi. Trong đó 
trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 1 tuổi chiếm 53,57%. 
Giới tính: nữ chiếm 64,28 % trường hợp, nam 
chiếm 35,72 % trường hợp. 
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu xuất 
huyết không có ý nghĩa lâm sàng (22 trên tổng 
số 31 trường hợp, chiếm 70,96% tổng số bệnh 
nhân). Trong nhóm xuất huyết có ý nghĩa lâm 
sàng, độ tuổi từ 4 tháng đến 1 tuổi chiếm chủ 
yếu (88,89%). 
Như vậy, giữa nhóm xuất huyết và không 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 357
xuất huyết, các chỉ số INTEM A5, INTEM α, 
EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF, 
FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, 
FIBTEM A30, aPTT (R), fibrinogen khác nhau có 
ý nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng 1). 
Các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM 
A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF, FIBTEM A5, 
FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30 của 
ROTEM có tương quan với chảy máu sau mổ 
mạnh hơn APTT (R) và fibrinogen (Bảng 2). 
Bảng 1. So sánh các chỉ số ROTEM, tiểu cầu và đông máu toàn bộ giữa nhóm xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng và 
nhóm xuất huyết không có ý nghĩa lâm sàng 
Xuất huyết không có 
ý nghĩa (n=22) 
Xuất huyết có ý nghĩa 
lâm sàng (n=9) 
p 
INTEM- CT (s) ( ± SD) 251,95 ± 53,17 318 ± 94,87 0,077 > 0,05 
INTEM- CFT (s) ( ± SD) 253,64 ± 164,57 343,38 ± 190,01 0,210 > 0,05 
INTEM- A5(mm) ( ± SD) 25,36 ± 7,21 19,33 ± 7,75 0,047 < 0,05 
INTEM- MCF (mm) ( ± SD) 45,73 ± 9,87 36,89 ± 11,2 0,100 > 0,05 
INTEM- A10 (mm) ( ± SD) 34 ± 8,69 26,78 ± 9,93 0,053 > 0,05 
INTEM-A20 (mm) ( ± SD) 40,64 ± 9,47 33,89 ± 11,26 0,099 > 0,05 
INTEM-α ( ± SD) 56,55 ± 10,43 45 ± 32,52 0,024 < 0,05 
EXTEM- CT (s) ( ± SD) 91,59 ± 81,80 142,22 ± 102,62 0,179 > 0,05 
EXTEM- CFT (s) ( ± SD) 250,45 ± 194,26 322,88 ± 185,9 0,369 > 0,05 
EXTEM- MCF (mm) ( ± SD) 45,73 ± 11,79 37,89 ± 12,29 0,096 > 0,05 
EXTEM- A5 (mm) ( ± SD) 26,82 ± 8,42 19,44 ± 8,37 0,035 < 0,05 
EXTEM- A10 (mm) ( ± SD) 35,77 ± 9,88 27,33 ± 10,27 0,041 < 0,05 
EXTEM- A20 (mm) ( ± SD) 42,36 ± 10,75 33,78 ± 24,64 0,060 > 0,05 
HEPTEM- CT (s) ( ± SD) 241,36 ± 54,84 286 ± 95,00 0,209 > 0,05 
FIBTEM- CT (s) ( ± SD) 183,41 ± 397,00 856,56±1413,53 0,195 > 0,05 
FIBTEM- MCF (s) ( ± SD) 7,45 ± 3,51 4,33 ± 2,74 0,024 < 0,05 
FIBTEM- A5 (mm) ( ± SD) 6,14 ± 2,98 3,56 ± 2,13 0,025 < 0,05 
FIBTEM- A10 (mm) ( ± SD) 6,77 ± 3,21 3,78 ± 2,22 0,016 < 0,05 
FIBTEM- A20 (mm) ( ± SD) 7,45 ± 3,51 4,22 ± 2,49 0,018 < 0,05 
FIBTEM- A30 (mm) ( ± SD) 7,77 ± 3,75 4,33 ± 2,74 0,019 < 0,05 
ML EXTEM (%) ( ± SD) 7,09 ± 9,87 0,33 ± 6,32 0,628 > 0,05 
aPTT (R) ( ± SD) 1,57 ± 0,69 2,26 ± 0,82 0,022 < 0,05 
INR ( ± SD) 1,48 ± 0,32 0,85 ± 1,21 0,114 > 0,05 
Fibrinogen (g/L) ( ± SD) 1,52 ± 0,67 0,92 ± 0,44 0,007 < 0,05 
Tiểu cầu (G/L) ( ± SD) 199,59 ± 80,01 164,25 ± 65,76 0,274 > 0,05 
Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể (phút) ( ± SD) 116± 49,39 141,25 ± 46,73 0,220 > 0,05 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 358
Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các chỉ số INTEM A5, INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM MCF, 
FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, FIBTEM A30, aPTT (R), fibrinogen với chảy máu 12 giờ sau mổ 
 R p 
INTEM A5 -0,35 0,052 
INTEM α -0,38 0,036 
EXTEM A5 -0,40 0,027 
EXTEM A10 -0,37 0,041 
FIBTEM MCF -0,38 0,034 
FIBTEM A5 -0,38 0,033 
FIBTEM A10 -0,41 0,020 
FIBTEM A20 -0,40 0,027 
FIBTEM A30 -0,40 0,024 
aPTT (R) 0,20 0,284 
Fibrinogen -0,29 0,118 
BÀN LUẬN 
ROTEM là một hệ thống xét nghiệm đánh 
giá quá trình đông máu một cách toàn thể. Trong 
ROTEM, các thông số về biên độ hình thành cục 
máu như A10, MCF đã được chứng minh là 
phản ánh khá chính xác mức độ tương tác giữa 
tiểu cầu với mạng lưới fibrin. Theo báo cáo của 
các tác giả phẫu thuật tim nhi khoa, ROTEM đã 
được tìm thấy để dự đoán chảy máu lớn(3). Điều 
này có thể được giải thích bởi thể tích máu nhỏ 
hơn của trẻ em, dẫn đến chảy máu nhiều hơn và 
rối loạn đông máu do THNCT. Những rối loạn 
cầm máu này là nguyên nhân chính gây mất 
máu lớn ở trẻ em sẽ giải thích sự khác biệt về giá 
trị tiên đoán của ROTEM so với người lớn. 
Phân tích hồi qui cho thấy số INTEM A5, 
INTEM α, EXTEM A5, EXTEM A10, FIBTEM 
MCF, FIBTEM A5, FIBTEM A10, FIBTEM A20, 
FIBTEM A30 có liên quan đáng kể đến tổng 
lượng dẫn lưu ống ngực trong 12 giờ đầu sau mổ. 
So với các nghiên cứu đã được thực hiện 
trên thế giới, mức độ tương quan giữa các chỉ 
số trên trong nghiên cứu của chúng tôi là yếu 
hơn. Theo nghiên cứu của Nakayama và cs(5), 
các giá trị sau CPB của EXTEM-CT, EXTEM-
A10 và EXTEM-MCF, FIBTEM-A10, FIBTEM-
MCF có tương quan tuyến tính mạnh với chảy 
máu sau phẫu thuật (hệ số tương quan bội (R) 
là 0,73, hệ số xác định được điều chỉnh là 0,51). 
Đồng thời, thời gian CPB (= 0,5, p<0,001) tương 
quan vừa phải với tổng lượng ống dẫn lưu 
trong suốt thời gian ban đầu 12 giờ sau khi 
nhập khoa hồi sức trong nghiên cứu của 
Nakayama và cs. Đây là điểm khác biệt so với 
nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do 
cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa 
đủ để tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa. 
Các giá trị bao gồm EXTEM, FIBTEM sau 
THNCT bị ảnh hưởng sâu sắc hơn ở bệnh nhân 
nhi so với người lớn(4). Những kết quả này ủng 
hộ giả thuyết rằng sự tiêu thụ ồ ạt của nhiều yếu 
tố đông máu là nguyên nhân chính gây chảy 
máu sau phẫu thuật. Hơn nữa, bệnh nhi không 
có nồng độ của nhiều yếu tố đông máu như 
người trưởng thành cho đến 6 tháng tuổi, tuy 
nhiên mức độ các yếu tố đông máu quan trọng 
có thể đạt được sớm hơn trong THNCT ở trẻ sơ 
sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động của 
antithrombin giảm sau THNCT. Do hoạt động 
của antithrombin thấp, đỉnh thrombin tạo ra có 
thể xuất hiện bình thường mặc dù nồng độ 
prothrombin thấp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Do 
đó, sử dụng huyết tương tươi đông lạnh sau 
tuần hoàn ngoài cơ thể có thể là sự thay thế cân 
bằng cho các yếu tố đông máu và chống đông 
máu sau khi tan máu ồ ạt trong phẫu thuật tim 
nhi khoa có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. 
Mặc dù fibrinogen sau phẫu thuật thấp hơn 
ở nhóm chảy máu, giá trị tiên đoán của FIBTEM 
MCF là chưa cao. Trong các nghiên cứu khác, 
fibrinogen có giá trị tiên đoán tương đối cao 
nhất. Một phân tích tổng hợp về giá trị tiên đoán 
của nồng độ fibrinogen khi chảy máu cho thấy 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 359
mối liên quan yếu đến trung bình giữa nồng độ 
fibrinogen và chảy máu sau phẫu thuật(2). Vì 
fibrinogen là yếu tố chính trong cầm máu và dễ 
dàng bổ sung bằng fibrinogen đậm đặc, ngày 
càng nhiều nghiên cứu giá trị của fibrinogen 
đậm đặc trên chảy máu sau phẫu thuật tim. Bổ 
sung fibrinogen trước phẫu thuật cho thấy kết 
quả gây tranh cãi, mặc dù bổ sung fibrinogen 
sau phẫu thuật có thể làm giảm chảy máu sau 
phẫu thuật(7). Tuy nhiên, việc khởi động bổ sung 
fibrinogen vẫn còn gây tranh cãi. 
Nghiên cứu của chúng tôi cũng thu được sự 
tương quan tốt hơn của các chỉ số ROTEM so với 
đông máu toàn bộ. Điều này có thể được giải 
thích bởi sự ảnh hưởng của heparin lên các xét 
nghiệm đông máu toàn bộ, và các xét nghiệm 
này không phản ánh đúng một cách sinh lí toàn 
bộ quá trong đông máu diễn ra trong cơ thể so 
với xét nghiệm ROTEM. 
KẾT LUẬN 
ROTEM sau tuần hoàn ngoài cơ thể có thể 
hữu ích để dự đoán mất máu quá nhiều trong 
sau phẫu thuật trong phẫu thuật tim trẻ em. 
Nghiên cứu này cung cấp một mô hình dự đoán 
chính xác và hỗ trợ hướng dẫn truyền máu trong 
phẫu thuật bằng cách sử dụng FIBTEM-A10 và 
EXTEM-A10 sau THNCT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Faraoni D, Willems A, Romlin BS, Belisle S, Van der Linden P 
(2015). Development of a specific algorithm to guide 
haemostatic therapy in children undergoing cardiac surgery: a 
single-centre retrospective study. Eur J Anaesthesiol, 32(5):320-
329. 
2. Gielen C, Dekkers O, Stijnen T, Schoones J, et al (2013). The 
effects of pre- and postoperative fibrinogen levels on blood loss 
after cardiac surgery: a systematic review and meta-analysis. 
Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery, 18(3):292-298. 
3. Kim E, Shim HS, Kim WH, Lee SY, Park SK, et al (2016). 
Predictive Value of Intraoperative Thromboelastometry for the 
Risk of Perioperative Excessive Blood Loss in Infants and 
Children Undergoing Congenital Cardiac Surgery: A 
Retrospective Analysis. J Cardiothorac Vasc Anesth, 30(5):1172-
1178. 
4. Meesters MI, Burtman D, et al (2018). Prediction of 
Postoperative Blood Loss Using Thromboelastometry in Adult 
Cardiac Surgery: Cohort Study and Systematic Review. Journal 
of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia, 32(1):141-150. 
5. Nakayama Y, Nakajima Y, Tanaka KA, Sessler DI, Maeda S, et 
al (2015). Thromboelastometry-guided intraoperative 
haemostatic management reduces bleeding and red cell 
transfusion after paediatric cardiac surgery. Br J Anaesth, 
114(1):91-102. 
6. Perez-Ferrer A, Vicente-Sanchez J, Carceles-Baron MD, Van der 
Linden P, Faraoni D (2015). Early thromboelastometry variables 
predict maximum clot firmness in children undergoing cardiac 
and non-cardiac surgery. British Journal of Anaesthesia, 
115(6):896-902. 
7. Ranucci M, Baryshnikova E, Crapelli GB, Rahe-Meyer N, 
Menicanti L, et al (2015). Randomized, double-blinded, placebo-
controlled trial of fibrinogen concentrate supplementation after 
complex cardiac surgery. J Am Heart Assoc, 4(6):e002066. 
Ngày nhận bài báo: 17/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_vai_tro_cua_xet_nghiem_dan_hoi_cuc_mau_do_rotem_tre.pdf