Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020

Mục tiêu: (1) Mô tả tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và (2) xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến việc chỉ định kháng sinh trên các bệnh nhi nội trú dưới 15 tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên

Giang năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên bệnh án tiêu

chảy của 251 bệnh nhi nội trú được điều trị bằng ít nhất một thuốc từ 01/2019 đến tháng 12/2019. Kết quả:

Chỉ định 1 kháng sinh (71,7%), 2 kháng sinh (17,1%). Nguyên nhân: tăng bạch cầu và/hoặc CRP (59,4%), soi

phân có bạch cầu và/hoặc hồng cầu (1,6%), sốt cao không rõ nguyên nhân (27,9%), phân lỏng nhày (97,9%),

phân lỏng nhày máu (100%), phân lỏng nước (86,3%). Kháng sinh dùng nhiều nhất là ceftriaxon (53,4%),

ciprofloxacin (12,4%). Thời gian sử dụng kháng sinh với trung vị 5 ngày. Kết luận: Tỷ lệ chỉ định theo kinh

nghiệm phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế, WHO là 88,3%, không phù hợp là 11,7%, phù hợp với kháng sinh

đồ là 77,8%, chưa phù hợp là 22,5%. Liều phù hợp khuyến cáo chiếm 86,4%, thấp hơn khuyến cáo là 2,4%. Số

ngày nằm viện và neutrophil có ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh (p < 0,05).

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 6, tập 10, tháng 12/2020
Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở 
bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang 
năm 2019-2020
Trần Văn Nhơn1, Đỗ Văn Mãi1, Hà Minh Hiển2
(1) Khoa Dược-Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô-Cần Thơ
(2) Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Mục tiêu: (1) Mô tả tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và (2) xác định các yếu tố ảnh hưởng 
đến việc chỉ định kháng sinh trên các bệnh nhi nội trú dưới 15 tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên 
Giang năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên bệnh án tiêu 
chảy của 251 bệnh nhi nội trú được điều trị bằng ít nhất một thuốc từ 01/2019 đến tháng 12/2019. Kết quả: 
Chỉ định 1 kháng sinh (71,7%), 2 kháng sinh (17,1%). Nguyên nhân: tăng bạch cầu và/hoặc CRP (59,4%), soi 
phân có bạch cầu và/hoặc hồng cầu (1,6%), sốt cao không rõ nguyên nhân (27,9%), phân lỏng nhày (97,9%), 
phân lỏng nhày máu (100%), phân lỏng nước (86,3%). Kháng sinh dùng nhiều nhất là ceftriaxon (53,4%), 
ciprofloxacin (12,4%). Thời gian sử dụng kháng sinh với trung vị 5 ngày. Kết luận: Tỷ lệ chỉ định theo kinh 
nghiệm phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế, WHO là 88,3%, không phù hợp là 11,7%, phù hợp với kháng sinh 
đồ là 77,8%, chưa phù hợp là 22,5%. Liều phù hợp khuyến cáo chiếm 86,4%, thấp hơn khuyến cáo là 2,4%. Số 
ngày nằm viện và neutrophil có ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh (p < 0,05). 
Từ khóa: tiêu chảy, bệnh nhi nội trú, kháng sinh, khoa nhi-bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
Abstract
The situation of antibiotic use for diarrhea treatment on pediatric 
patients at Department Pediatrics - Kien Giang General Hospital in 
2019-2020
Tran Van Nhon1, Do Van Mai1, Ha Minh Hien2
(1) Faculty of Pharmacy, Tay Do University
(2) Institute of Drug Quality Control - Ho Chi Minh City
Objectives: (1) To describe the situation of antibiotic use for diarrhea treatment and (2) to determine 
factors that affected on indication of antibiotic for pediatric inpatient under 15 years at Kien Giang General 
Hospital in 2019. Subjects and methods: A cross-sectional study on 251 medical records of pediatric inpatients 
who treated by one of any drug from 01/2019 to 12/2019. Results: One antibiotic was prescribed in 71.7% in 
comparison with 17.1% on two antibiotics. The antibiotic prescription was based on the results of blood test 
including examinations of white blood cells (WBC), the percentage of neutrophils (Neu%) and/or C-reactive 
protein (CRP) (59.4%), stool with white blood cells and/or red blood cells (1.6%), high fever without causes 
(27.9%), watery stool (86.3%), loose stool with blood (100%), loose stool (97.9%). The most used antibiotics 
were ceftriaxone (53.4%), ciprofloxacin (12.4%). Duration of antibiotic use was 5 days in median. Conclusion: 
The rate of antibiotic prescription that met MOH and WHO guidelines was 88.3% in comparison with 11.7% 
of non-conformance. The compliance prescriptions based on antibiogram were 77.8%, non-compliance were 
22.5%. The compliance dosage refered to guideline was 86.4%, non-conpliance was 2.4%. The duration of 
hospitalization and neutrophil are factors that affected the use of antibiotics (p < 0.05).
Keywords: diarrhea, pediatric inpatient, antibiotic, Pediatrics-Kien Giang General Hospital
Địa chỉ liên hệ: Hà Minh Hiển, email: haminhhien@yahoo.com DOI: 10.34071/jmp.2020.6.2 
Ngày nhận bài: 25/9/2020; Ngày đồng ý đăng: 10/11/2020; Ngày xuất bản: 28/12/2020
16
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 6, tập 10, tháng 12/2020
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của WHO mỗi năm trên toàn thế 
giới có gần 1,7 tỷ trường hợp trẻ em mắc bệnh tiêu 
chảy, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu thứ 
hai gây tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi, mỗi năm 
bệnh tiêu chảy giết chết khoảng 525.000 trẻ em 
trên toàn thế giới. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 
tuổi tại Việt Nam được ước tính từ 7-11% và chiếm 
12% trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong ở 
nhóm tuổi này [1]. Hiện tại, WHO khuyến cáo giải 
pháp bù nước bằng đường uống và kẽm cho tất cả 
các trường hợp tiêu chảy và chỉ điều trị bằng kháng 
sinh cho những người có triệu chứng nghiêm trọng 
hơn [2]. Theo kết quả nghiên cứu của Corinne N. 
Thompson và các cộng sự cho thấy kháng sinh 
được kê đơn trong 38% số trường hợp mắc bệnh 
tiêu chảy cấp ở trẻ em Việt Nam có liên quan đến vi 
khuẩn gây bệnh và trong 60% trường hợp không rõ 
nguyên nhân [5]. 
Nhận thấy tình hình sử dụng thuốc trong điều trị 
tiêu chảy ở trẻ em còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình 
trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy và 
với mong muốn đánh giá thực tế tình hình sử dụng 
thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện 
Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ đó có biện pháp quản lý 
và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh, chúng tôi 
tiến hành đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng kh ... i chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 86,4%, chế độ liều thấp hơn 
khuyến cáo 2,4%.
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy
Bảng 13. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị 
Biến số Đơn vị so sánh OR (KTC 95%) P
Tuổi 1,02 (0,98-1,05) 0,38
Cân nặng 0,98 (0,84-1,14) 0,81 
Giới tính Nam 1,49 (0,59-3,8) 0,39 
Số ngày nằm viện 1,71 (1,3-2,25) < 0,001 
Neutrophil Bình thường
Giảm 0,08 (0,01-0,45) 0,004
Tăng 1,89 (0,65-5,56) 0,24
CRP Bình thường 
Tăng 3,09 (0,77-12,48) 0,11
Không 0,97 (0,35-2,65) 0,94
Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho 
thấy số ngày nằm viện và neutrophil trong máu có 
ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh trong điều trị 
tiêu chảy ở trẻ em trong mẫu nghiên cứu, các yếu 
tố như: tuổi, giới tính, CRP qua phân tích cho thấy 
không ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong 
điều trị.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với độ tuổi trung 
bình là 31,55 ± 33,41 tháng tuổi, nếu chỉ trên các 
bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy thì độ 
tuổi nằm trong nhóm từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi 
chiếm 61,9%. Trong khi đó theo Sabrina J Moyo, 
trong số các trẻ em dưới 5 tuổi điều trị nội trú do 
tiêu chảy tại các bệnh viện ở Tanzania, độ tuổi phổ 
biến nhất ở nhóm tuổi từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi 
chiếm 72,1% [4]. Kết quả này khá tương đồng với 
nghiên cứu của chúng tôi về lứa tuổi trẻ thường mắc 
tiêu chảy cấp từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi trong đó 
số trẻ nam nhập viện vì tiêu chảy so với số trẻ nữ 
trong nhóm tuổi từ 7 tháng đến 24 tháng tuổi với tỷ 
lệ lần lượt là 58,8% và 44,7%, trẻ em nông thôn cao 
hơn ở trẻ em ở thành thị chiếm 62,5% và 37,5%. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu chảy phân lỏng 
nước chiếm 78,5%, phân lỏng nhầy chiếm 19,1%, 
cuối cùng là phân lỏng nhầy máu chiếm 2,4%. 
Nghiên cứu của Vũ Thùy Dương cũng cho thấy tiêu 
chảy phân lỏng nước chiếm 56,1%, phân lỏng nhày 
máu chiếm 34,6% [5]. Còn theo Thompson Corinne 
N tiêu chảy phân lỏng nước chiếm 82,6%, phân lỏng 
nhầy 15,9% và phân lỏng nhầy máu 1,5% [6]. Các 
nghiên cứu kể trên đều cho thấy tiêu chảy phân lỏng 
chiếm đa số trong các trường hợp trẻ nhập viện vì 
tiêu chảy, tiêu phân lỏng nước có thể là tiêu chảy 
do virus, do đó trong trường hợp này việc chỉ định 
kháng sinh trong điều trị có thể không cần thiết, 
thậm chí còn gây tiêu chảy kéo dài hơn cho trẻ. 
Ngược lại các trường hợp tiêu phân nhầy máu mà vi 
khuẩn Shigella là tác nhân phổ biến và có liên quan 
đến tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nên cần được điều trị 
bằng liệu pháp kháng sinh.
Nghiên cứu của Tapobrata De cho thấy tỷ lệ tiêu 
chảy không mất nước chiếm 89,3% [7], tương đồng 
với nghiên cứu của chúng tôi. 
22
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 6, tập 10, tháng 12/2020
Từ kết quả soi phân cho thấy tỷ lệ bạch cầu dương 
tính chiếm 3,2%, tỷ lệ hồng cầu dương tính chiếm tỷ 
lệ rất thấp 0,8%, tỷ lệ hồng cầu âm tính chiếm 5,6% 
và tỷ lệ không chỉ định soi phân tìm bạch cầu, hồng 
cầu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 93,6%. Còn theo nghiên 
cứu của Thompson Corinne N. cho thấy tỷ lệ bạch 
cầu trong phân dương tính chiếm 29,8%, hồng cầu 
trong phân dương tính chiếm 17,6% [6]. Nghiên cứu 
của chúng tôi có tỷ lệ bạch cầu và hồng cầu trong 
phân dương tính thấp hơn có thể là do chỉ định soi 
phân tìm hồng cầu và bạch cầu rất ít nên dẫn đến tỷ 
lệ dương tính thấp hơn nghiên cứu của hai tác giả 
trên cộng với việc lấy mẫu xét nghiệm cũng như kết 
quả chủ quan của người đọc. 
Nghiên cứu 251 bệnh án có kết qủa cấy phân/
test nhanh được trình bày ở hình 2 cho thấy 
Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất 21,9%, kế đến là 
Enterococcus faecium 4,4%, Klebsiella pneumoniae 
4,0%, Rotavirus 4%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm 
Escherichia coli, Rotavirus lần lượt là 21,0% và 4,0% 
thấp hơn so với nghiên cứu của Shrivastava Arpit 
Kumar cho thấy vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ em 
phổ biến nhất là Escherichia coli chiếm 30,8%, kế 
đến là Rotavirus chiếm 26,2%. Còn theo nghiên cứu 
của Hailing Chang cho thấy tác nhân gây tiêu chảy 
phổ biến ở trẻ là Rotavirus 19%, Novovirus 13,4%, 
Escherichia coli 15,6%, Salmonella non-typhoidal 
9,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các tác nhân 
gây tiêu chảy được xác định bao gồm Escherichia 
coli, Enterococcus faecium, Klebsiella pneumoniae, 
Rotavirus có tỷ lệ thấp hơn các nghiên cứu trước, 
có thể là do việc chỉ định cấy phân xác định tác nhân 
gây bệnh thấp hơn các nghiên cứu trước hoặc có 
thể bệnh nhân đã được chỉ định sử dụng kháng sinh 
trước đó dẫn đến kết quả cấy phân lập âm tính.
4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh 
Nghiên cứu 251 bệnh án có có 180 trường hợp 
tiêu chảy được chỉ định một kháng sinh chiếm 71,7%, 
trong đó có 43 bệnh án phối hợp hai kháng sinh chiếm 
17,1%, chỉ có 28 trường hợp tiêu chảy không chỉ định 
kháng sinh trong điều trị chiếm 11,2% và kết quả cho 
thấy việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy 
cấp có 70,9% trường hợp chỉ định một kháng sinh và 
17,6% trường hợp chỉ định hai kháng sinh trong điều 
trị; tiêu chảy cấp phân máu có 6 trường hợp điều 
được chỉ định một kháng sinh trong điều trị (100%). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ chỉ 
định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp cao hơn 
so với nghiên cứu của tác giả Christa L Fisher Walker 
được tiến hành ở Uttar Pradesh (UP), Ấn Độ có tỷ lệ 
cung cấp kháng sinh trong điều trị tiêu chảy chiếm 
61,9%. Nghiên cứu của Tapobrata De về thực hành 
kê đơn, liên quan đến việc tuân thủ hướng dẫn điều 
trị tiêu chảy cấp ở trẻ em của WHO cho thấy tỷ lệ vô 
tình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy đã được ghi 
nhận là 12,2% [7]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng của chúng tôi 
tương đồng với nghiên của Vũ Thùy Dương việc sử 
dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp, 85,2% 
được điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm sau khi 
nhập viện và trước khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn 
[5]. Nghiên cứu của Efunshile Akinwale M cũng có 
kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi với tỷ 
lệ chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp là 
86,9% [3]. 
Việc sử dụng kháng sinh thường quy trong quản 
lý tiêu chảy ở trẻ em không được WHO khuyến cáo 
trừ các trường hợp sau: có tiêu chảy phân máu, nghi 
ngờ mắc bệnh tả có mất nước nặng, có xét nghiệm 
xác định nhiễm Giardia lamblia, amíp [2] và khi tình 
trạng miễn dịch của trẻ bị tổn thương vì bất kỳ lý do 
nào bao gồm suy dinh dưỡng nghiêm trọng, bệnh 
mãn tính hoặc rối loạn lympho. Điều trị kháng sinh 
cũng nên được xem xét đối với: tiêu chảy hoặc tiêu 
chảy của người đi du lịch trung bình/nặng kèm theo 
sốt và/hoặc phân có máu và tiêu chảy liên quan đến 
nhiễm trùng cấp tính khác (ví dụ viêm phổi) cần điều 
trị kháng sinh đặc hiệu. 
Kết quả nghiên cứu thấy tình hình chỉ định kháng 
sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nhày máu 
là 100%, chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu 
chảu có phân lỏng nhầy là 97,9% và phân lỏng nước 
86,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ 
lệ tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có 
phân lỏng nhầy máu và phân lỏng nhầy cao hơn so 
với kết quả nghiên cứu của Vũ Thùy Dương có tỷ lệ 
sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy phân lỏng nhầy 
máu là 85,3%, phân lỏng nhầy là 53,1% [5]. WHO và 
Bộ Y tế khuyến cáo nên điều trị tất cả các đợt tiêu 
chảy có máu trong phân bằng kháng sinh và sử dụng 
ciprofloxacin làm thuốc ưu tiên hoặc lựa chọn thay 
thế là ceftriaxone [9]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong điều trị 
tiêu chảy là ceftriaxon 53,4%, kế đến là ciprofloxacin 
12,4%. Kháng sinh thường được phối hợp trong điều 
trị là ceftriaxon + amikacin chiếm 10%. Nghiên cứu 
của Tapobrata De có tỷ lệ kháng sinh được chỉ định 
nhiều nhất trong điều trị tiêu chảy là cefixim chiếm 
31,7%, ofloxacin 23,2%, ceftriaxon 10,6%, amikacin 
92% [7]. Kết quả nghiên cứu của Tapobrata De cho 
thấy tỷ lệ chỉ định ceftriaxon thấp hơn nghiên cứu 
của chúng tôi và có tỷ lệ chỉ định khá thường quy 
ofloxacin trong điều trị so với nghiên cứu của chúng 
tôi thường chỉ định ciprofloxacin trong điều trị tiêu 
chảy, sự khác biệt này có thể là do tính sẵn có của 
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 6, tập 10, tháng 12/2020
kháng sinh tại nơi điều trị và đặc điểm đề kháng của 
vi khuẩn tại nơi điều trị có thể khác nhau. 
Nghiên cứu của Efunshile Akinwale M cho thấy 
tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy 
tương ứng như sau: ciprofloxacin đã được sử dụng 
trong hầu hết các trường hợp 72,4%, metronidazole 
30,2% và gentamycin là 15,1%, sự phối hợp kháng 
sinh đã được sử dụng ciprofloxacin + metronidazole 
được sử dụng kết hợp chiếm 22% [3]. Kết quả 
nghiên cứu của Efunshile Akinwale M cho thấy tỷ 
lệ chỉ định ciprofloxacin trong điều trị tiêu chảy cao 
hơn nghiên cứu của chúng tôi 72,4% so với 12,4%. 
Nghiên cứu của Ahmad Akram cho thấy tỷ lệ kê đơn 
cephalosporin là 46,2%, trong số các cephalosporin, 
ceftriaxone, cefotaxime, cefdinir và cefixime được kê 
đơn chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ có 13,5% cephalosporin 
được quy định theo tên chung. Hơn nữa, penicillin 
đứng thứ hai trong danh sách với 39,9% đơn thuốc, 
aminoglycoside được kê toa ở 32,67% bệnh nhân 
trong đó gentamicin và amikacin được kê đơn 
rộng rãi nhất. So sánh, quinolone (ciprofloxacin, 
norfloxacin có hoặc không có sự kết hợp của 
metronidazole và tinidazole) là những thuốc được 
kê đơn ít nhất 16,1% [8]. Sự khác biệt này có thể là 
do tình hình đề kháng tại nơi nghiên cứu khác nhau 
dẫn đến thực hành lâm sàng trong điều trị có chỉ 
định kháng sinh khác nhau trong mẫu nghiên cứu. 
Kết quả từ bảng 10 cho thấy có 187 bệnh án tiêu 
chảy được điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm 
trong đó có 88,3% số phác đồ điều trị phù hợp với 
khuyến cáo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương 
đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Tapobrata 
De tỷ lệ chị định kháng sinh phù hợp với khuyến cáo 
của WHO là 87,8% [2]; nghiên cứu của Akram Ahmad 
cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều 
trị tiêu chảy phân có nhày máu 83,4%, tiêu chảy cấp 
phân nước 82,7% [8]. 
Kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong 
điều trị tiêu chảy khá cao ở trẻ em, kết quả này phù 
hợp với các nghiên cứu khác được thực hiện ở các 
nước đang phát triển. Tỷ lệ kê đơn kháng sinh cao 
có thể cho thấy khả năng dẫn đến lạm dụng kháng 
sinh trong điều trị có thể góp phần vào tình trạng đề 
kháng kháng sinh.
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định 
kháng sinh trong điều trị tiêu chảy
Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho 
thấy số ngày nằm viện và neutrophil trong máu có 
ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh trong điều trị 
tiêu chảy ở trẻ em trong mẫu nghiên cứu, các yếu tố 
như: tuổi, giới tính, tính chất phân, tình trạng mất 
nước, bạch cầu, CRP phân tích cho thấy không ảnh 
hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 251 hồ sơ bệnh án của các bệnh 
nhi nội trú bị tiêu chảy tại khoa nhi Bệnh viện Đa 
khoa tỉnh Kiên Giang chúng tôi có một số kết luận 
như sau: 
- Số trẻ nam và nữ nhập viện vì tiêu chảy chiếm 
tỷ lệ nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 7 tháng đến 24 
tháng tuổi với tỷ lệ lần lượt là 58,8% và 44,7%.
- Tỷ lệ chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm 
trong điều trị tiêu chảy phù hợp với khuyến cáo của 
Bộ Y tế, WHO là 88,3%, không phù hợp là 11,7%. 
- Tỷ lệ chỉ định điều trị kháng sinh theo kinh ng-
hiệm phù hợp với kháng sinh đồ là 77,8%, chưa phù 
hợp là 22,5%. 
- Chỉ định kháng sinh với chế độ liều phù hợp 
khuyến cáo chiếm 86,4%, thấp hơn khuyến cáo là 
2,4%. 
- Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là ceftri-
axon (53,4%), kế đến là ciprofloxacin (12,4%), ít nhất 
là amoxicilin/acid clavulanic, cefotaxim, ciprofloxa-
cin + imipenem, imepenem/cilastatin và imipenem 
+ linezolid (0,4%). Kháng sinh thường được phối hợp 
trong điều trị là ceftriaxon + amikacin (10,0%). Thời 
gian sử dụng kháng sinh với trung vị 5 ngày. 
- Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho 
thấy số ngày nằm viện và bạch cầu đa nhân trung 
tính trong máu có ảnh hưởng đến sử dụng kháng 
sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em (p < 0,05). 
1. Lee Hwa-Young, Nguyen Van Huy, Sugy Choi 
(2016), “Determinants of early childhood morbidity and 
proper treatment responses in Vietnam: results from the 
Multiple Indicator Cluster Surveys, 2000–2011”, Global 
health action. 9 (1), pp. 1-8.
2. World Health Organization (2005), The treatment 
of diarrhoea: a manual for physicians and other senior 
health workers, World Health Organization, pp. 4-43.
3. Efunshile Akinwale M, Obumneme Ezeanosike, 
Chukwuemeka Chijioke Nwangwu, Brigitte König, Pikka 
Jokelainen , Lucy J Robertson (2019), “Apparent overuse 
of antibiotics in the management of watery diarrhoea in 
children in Abakaliki, Nigeria”, BMC infectious diseases. 19 
(1), pp. 275.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 6, tập 10, tháng 12/2020
4. Sabrina J Moyo, Njolstad Gro, Mecky I Matee, Jesse 
Kitundu, Helge Myrmel, Haima Mylvaganam, Samuel Y 
Maselle, Nina Langeland (2011), “Age specific aetiological 
agents of diarrhoea in hospitalized children aged less than 
five years in Dar es Salaam, Tanzania”, BMC pediatrics. 
11:19, pp. 4.
5. Duong Vu Thuy, Ha Thanh Tuyen, Pham Van Minh, 
James I. Campbell, Hoang Le Phuc, Tran Do Hoang Nhu, 
Le Thi Phuong Tu, Tran Thi Hong Chau, Le Thi Quynh 
Nhi, Nguyen Thanh Hung, Nguyen Minh Ngoc, Nguyen 
Thi Thanh Huong, Lu Lan Vi, Corinne N. Thompson, Guy 
E. Thwaites, Ruklanthi de Alwis, Stephen Baker (2017), 
“No Clinical Benefit of Empirical Antimicrobial Therapy 
for Pediatric Diarrhea in a High-Usage, High-Resistance 
Setting”, Clinical Infectious Diseases. 66 (4), pp. 504-511.
6. Thompson Corinne N, My VT Phan, Nguyen Van 
Minh Hoang, Pham Van Minh, Nguyen Thanh Vinh, Cao 
Thu Thuy, Tran Thi Thu Nga, Maia A Rabaa, Pham Thanh 
Duy, Tran Thi Ngoc Dung (2015), “A prospective multi-
center observational study of children hospitalized with 
diarrhea in Ho Chi Minh City, Vietnam”, The American 
journal of tropical medicine and hygiene. 92 (5), pp. 1045-
1052.
7. Tapobrata De, Santosh Kondekar, Surbhi Rathi 
(2016), “Hospital Based Prospective Observational 
Study to Audit the Prescription Practices and Outcomes 
of Paediatric Patients (6 months to 5 years age group) 
Presenting with Acute Diarrhea”, Journal of Clinical and 
Diagnostic Research: JCDR. 10 (5), pp. 1-5.
8. Ahmad Akram, Muhammad Umair Khan, Sadiqa 
Malik, Guru Prasad Mohanta, S Parimalakrishnan, Isha 
Patel, Sameer Dhingra (2016), “Prescription patterns and 
appropriateness of antibiotics in the management of 
cough/cold and diarrhea in a rural tertiary care teaching 
hospital”, Journal of pharmacy & bioallied sciences. 8 (4), 
pp. 335.
9. Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ 
em”, tr. 8-43.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tinh_hinh_su_dung_khang_sinh_trong_dieu_tri_tieu_ch.pdf