Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế

Mục tiêu: Khảo sát về tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất

lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ/tân bổ trợ tại khoa Hóa Trị Bệnh viện trung ương Huế.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi trên 65 bệnh

nhân đang hóa trị bổ trợ hoặc tân bổ trợ tại khoa Hóa Trị - Trung tâm Ung bứu - Bệnh viện trung ương Huế

từ tháng 1đến tháng 6 năm 2020. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS21 for windows.

Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân là 48,84. Tỷ lệ có thụ thể nội tiết dương tính chiếm 50,8%, Her2neu

dương tính chiếm 61,5%, bộ ba âm tính chiếm 7,7%. Hầu hết có các triệu chứng gây giảm chất lượng sống

như khô miệng, mất cảm giác ngon miệng, đau mỏi toàn thân, đau cánh tay và hạn chế vận động tay bên

mổ cắt vú. Đa phần bệnh nhân cảm giác mặc cảm vì cơ thể mất cân đối và xấu xí hơn sau mổ cắt vú triệt để

cải biên. Hầu hết không có hứng thú với hoạt động tình dục hoặc không tìm thấy vui thích trong quan hệ tình

dục. Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 3 là 35,4%, tuy nhiên số bệnh nhân được hóa trị tân bổ trợ chỉ chiếm 7,7%.

Kết luận: Biết rõ hơn về các triệu chứng mà bệnh nhân phải chịu đựng, biết được các mối quan tâm,

lo lắng và các vấn đề khó chịu mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị nội trú, hiểu về các suy nghĩ

và nhu cầu lựa chọn điều trị của họ sẽ hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ lâm sàng có thể đưa ra kế hoạch điều trị và

theo dõi hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân ung thư vú. Từ đây có thể hướng đến hóa trị tân bổ trợ và kế hoạch

bảo tồn vú cho bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 1

Trang 1

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 2

Trang 2

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 3

Trang 3

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 4

Trang 4

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 5

Trang 5

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 6

Trang 6

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16040
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế

Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ tại trung tâm ung bướu - Bệnh viện trung ương Huế
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 125
Nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA 
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐANG HÓA TRỊ BỔ TRỢ TẠI TRUNG 
TÂM UNG BƯỚU-BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Phan Thị Đỗ Quyên1*, La Thị Hoàng Oanh1, Nguyễn Thị Hương2 
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.18
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát về tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất 
lượng sống của bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị bổ trợ/tân bổ trợ tại khoa Hóa Trị Bệnh viện trung ương Huế. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi trên 65 bệnh 
nhân đang hóa trị bổ trợ hoặc tân bổ trợ tại khoa Hóa Trị - Trung tâm Ung bứu - Bệnh viện trung ương Huế 
từ tháng 1đến tháng 6 năm 2020. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS21 for windows.
Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân là 48,84. Tỷ lệ có thụ thể nội tiết dương tính chiếm 50,8%, Her2neu 
dương tính chiếm 61,5%, bộ ba âm tính chiếm 7,7%. Hầu hết có các triệu chứng gây giảm chất lượng sống 
như khô miệng, mất cảm giác ngon miệng, đau mỏi toàn thân, đau cánh tay và hạn chế vận động tay bên 
mổ cắt vú. Đa phần bệnh nhân cảm giác mặc cảm vì cơ thể mất cân đối và xấu xí hơn sau mổ cắt vú triệt để 
cải biên. Hầu hết không có hứng thú với hoạt động tình dục hoặc không tìm thấy vui thích trong quan hệ tình 
dục. Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 3 là 35,4%, tuy nhiên số bệnh nhân được hóa trị tân bổ trợ chỉ chiếm 7,7%. 
Kết luận: Biết rõ hơn về các triệu chứng mà bệnh nhân phải chịu đựng, biết được các mối quan tâm, 
lo lắng và các vấn đề khó chịu mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị nội trú, hiểu về các suy nghĩ 
và nhu cầu lựa chọn điều trị của họ sẽ hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ lâm sàng có thể đưa ra kế hoạch điều trị và 
theo dõi hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân ung thư vú. Từ đây có thể hướng đến hóa trị tân bổ trợ và kế hoạch 
bảo tồn vú cho bệnh nhân đủ tiêu chuẩn.
ABSTRACT
ASSESSMENT OF SIDE EFFECTS AND QUALITY OF LIFE AND ITS DETERMINANTS 
AMONG BREAST CANCER PATIENTS WITH ADJUVANT CHEMOTHERAPY AT 
ONCOLOGY CENTER - HUE CENTRAL HOSPITAL
Phan Thi Đo Quyen1*, La Thi Hoang Oanh1, Nguyen Thi Huong2
Objective: The survey aims to explore the side effects and quality of life and its determinants among 
breast cancer patients who have been receiveing adjuvant chemotherapy at Oncology Center - Hue Central 
Hospital. 
Sample and Methods: This cross - sectional study deployed questionnaire - based interviews with 
1 Trung tâm Ung bướu, BVTW Huế - Ngày nhận bài (Received): 1/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 06/10/ 2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Phan Thị Đổ Quyên
- Email: doquyen_cl@yahoo.com; ĐT: 0904 303 821
Bệnh viện Trung ương Huế 
126 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ 
tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tại 
Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư 2010, ung 
thư vú đứng hàng thứ nhất với tỷ lệ mắc chuẩn theo 
tuổi trung bình là 29,9/100.000 dân. Theo ước tính, 
đến năm 2020, tỷ lệ này là 38,1/ 100.000 dân [1]. Với 
sự phát triển mạnh mẽ của y học ngày nay, đặc biệt 
trong lĩnh vực điều trị ung thư vú, sự phối hợp điều 
trị đa mô thức, đa chuyên khoa đã nâng tỷ lệ điều trị 
lành của ung thư ngày càng cao. Vì vậy, thời gian 
sống thêm sau điều trị và tỷ lệ sống thêm toàn bộ của 
bệnh nhân ngày càng kéo dài. Trong xu thế hiện nay, 
người ta càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất 
lượng sống của bệnh nhân bên cạnh hiệu quả điều 
trị lành của các phương pháp điều trị. Người bệnh 
ung thư nói chung và người phụ nữ mắc ung thư vú 
nói riêng, khi được chẩn đoán ung thư phải trải qua 
những cung bậc cảm xúc rất khác biệt. Họ có thể sẽ 
sốc, sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng. Sau khi đã quen dần 
với việc bản thân mắc ung thư, họ lại phải bắt đầu 
chịu đựng những nỗi đau về thể xác từ các phương 
pháp điều trị mang lại như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 
Sau khi đã trải qua các phương pháp điều trị triệt căn, 
người bệnh phải chịu một số tác dụng không mong 
muốn của các phương pháp điều trị trong một thời 
gian khá dài và đôi khi đem lại nhiều ám ảnh cho họ 
suốt quãng đời còn lại. Một đặc thù của bệnh nhân 
ung thư vú đó là: hầu hết bệnh nhân là phụ nữ, khi 
điều trị, họ thường sẽ bị cắt đi một phần hoặc toàn bộ 
vú bên mang khối u, sau đó, các phương pháp điều trị 
bổ trợ như hóa trị, xạ trị, nội tiết đều có thể gây ảnh 
hưởng lâu dài đến hình thể, nội tiết tố nữ và các hoạt 
động chức năng của cánh tay bên mổ cắt vú, và cả 
đời sống tình dục của chính bệnh nhân. Tất cả những 
điều này ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh. 
Ở Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung, 
phụ nữ thường ngại ngùng khi được hỏi đến vấn đề 
đời sống tình dục. Các đề tài nghiên cứu về vấn đề 
này cũng chưa được chú trọng và còn hạn chế. 
Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm 
tìm hiểu ... ropean Organi-
zation for Research and Treatment of Cancer). Bảng 
câu hỏi này được chỉnh sửa để phù hợp với tình hình 
bệnh nhân đang hóa trị tại khoa Hóa trị của Trung 
tâm Ung Bướu - BVTW Huế.
Xử lý số liệu
Số liệu được ghi nhận bằng cách phỏng vấn bệnh 
nhân bằng bảng câu hỏi, được thu thập và xử lý bằng 
phần mềm SPSS 21 for windows.
Các tiêu chuẩn đánh giá chính: Các yếu tố ảnh 
hưởng đến kế hoạch điều trị và tiên lượng như giai 
đoạn, hóa mô miễn dịch khối u, các yếu tố gây giảm 
chất lượng sống của bệnh nhân, đời sống tình dục 
của bệnh nhân.
III. KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Bệnh nhân nữ, đã được chẩn đoán xác định ung 
thư vú và chưa có di căn xa có chỉ định hóa trị bổ trợ 
hoặc tân bổ trợ. Tuổi trung bình: 48,84.
Giai đoạn 
Giai đoạn II chiếm 64,6% (42 người), giai đoạn 
III chiếm 35,4% (23 người)
Số bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính là 33, 
chiếm 50,8%. Số bệnh nhân có Her2neu dương tính 
là 40 người, chiếm tỷ lệ 61,5%. 5 bệnh nhân (7,7%) 
có bộ ba âm tính.
Trong 65 bệnh nhân này, có 5 bệnh nhân được 
hóa trị tân bổ trợ (hóa trị trước mổ) do khối u ban 
đầu lớn, di căn hạch nách khám được trên lâm sàng.
Tác dụng phụ huyết học: hay gặp là giảm bạch 
cầu hạt: 23 người chiếm 35,3%, trong đó hầu hết ở 
độ 1-2, độ 3 chỉ 1 bệnh nhân (1,5%), không có độ 4. 
Không có trường hợp nào giảm tiểu cầu.
Một số các triệu chứng gây giảm chất lượng sống của bệnh nhân
Bảng 1: Các triệu chứng gây giảm chất lượng sống của bệnh nhân
 Mức độ
Triệu chứng
Không có Ít Nhiều Rất nhiều
Khô miệng 3 (4,6%) 36 (55,4%) 25 (38,5%) 1 (1,5%)
Thay đổi khẩu vị 2 (3,1%) 31 (47,7%) 30 (46,2%) 2 (3,15)
Mất cảm giác ngon miệng 10 (15,4%) 21 (32,3%) 32 (49,2%) 2 (3,1%)
Đau mỏi toàn thân 41 (63,1%) 13 (20,0%) 10 (15,4%) 1 (1,5%)
Bốc hỏa 39 (60%) 13 (20,0%) 13 (20,0%) 0
Mất ngủ 6 (9,2%) 21 (32,3%) 32 (49,2%) 4 (6,2%)
Buồn nôn 2 (3,1%) 60 (92,3%) 3 (4,6%) 0
Nôn 5 (7,6%) 50 (76,9%) 10 (15,3%) 0
Bệnh viện Trung ương Huế 
128 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
Các triệu chứng khô miệng, mất cảm giác ngon 
miệng, nôn và buồn nôn trong quá trình điều trị 
hóa chất là thường gặp và có thể kéo dài ngay cả 
sau khi ngừng hóa trị. Một nguyên nhân khác có 
thể dẫn đến các triệu chứng này là do tâm lý lo 
lắng, căng thẳng vì bệnh tật của bệnh nhân. Ngoài 
ra, chế độ ăn kiêng khem ngặt nghèo cũng có thể 
góp phần gây nên các triệu chứng này. Vì vậy 
trong quá trình hóa trị các loại thuốc hỗ trợ giảm 
tác dụng phụ luôn có.
Đau mỏi toàn thân là một triệu chứng khá phổ 
biến ở các bệnh nhân được khảo sát. Lý do có thể 
do các đợt hóa trị trước đó, do quá trình hóa trị làm 
bất hoạt buồng trứng tạm thời làm sụt giảm nội tiết 
tố nữ ở bệnh nhân trẻ gây nên các vấn đề như đau 
mỏi cơ, bốc hỏa
Chán ăn và mất ngủ cũng là các triệu chứng 
thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú đang hóa trị. 
Một trong những lý do lớn nhất có thể do tâm lý quá 
lo lắng của người bệnh và chế độ ăn uống sinh hoạt 
kiêng khem ngặt nghèo làm bệnh nhân bị giảm chất 
lượng sống và giảm sự tận hưởng cuộc sống của 
bệnh nhân.
Rụng tóc là tác dụng phụ đặc trưng của hóa trị. 
Tất cả bệnh nhân ung thư vú hóa trị bổ trợ/tân bổ trợ 
đều rụng hết tóc sau 1 đợt truyền thuốc.
Hội chứng thần kinh ngoại biên gây ra các triệu 
chứng tê đau bàn tay chân kiểu châm chích, kéo dài 
thường xuất hiện từ đợt 7 của điều trị (sau 2 đợt 
paclitaxel). Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện độ 1-2. 
Không có độ 3-4. Có 15 bệnh nhân (23%) không có 
biểu hiện hội chứng này.
Một số triệu chứng có thể là tác dụng phụ lâu dài sau mổ cắt vú gây ảnh hưởng chất lượng sống
Bảng 2: Tác dụng phụ lâu dài sau mổ cắt vú
 Mức độ
Triệu chứng
Không có Ít Nhiều Rất nhiều
Đau ở cánh tay 39 (60%) 17 (26,2%) 9 (13,8%) 0
Phù cánh tay 57 (87,7%) 8 (12,3%) 0 0
Vận động cánh tay khó khăn 40 (61,5%) 23 (35,4%) 2 (3,1%) 0
Dị cảm ở vết mổ cũ tại ngực sau cắt vú 21 (32,3%) 42 (64,6%) 2 (3,1%) 0
Hầu hết bệnh nhân ung thư vú sau mổ cắt vú triệt để cải biên trong cuộc khảo sát này đều cho biết họ có 
cảm giác đau nhức ở vùng vú và cánh tay bên đã mổ. Đặc biệt là vùng nách và mặt trong cánh tay. Một số 
bệnh nhân có thể có phù nhẹ ở cánh tay cùng bên cắt vú. 67,7% bệnh nhân sau mổ cắt vú triệt để cải biên 
có cảm giác dị cảm ở vùng vú đã cắt 38,5% bệnh nhân có vận động khó khăn ở cánh tay cùng bên với vú 
đã cắt. Những triệu chứng này gây nên sự khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh và có thể 
gây giảm chức năng vận động khớp vai và cánh tay bên mổ cắt vú triệt để cải biên trong thời gian lâu dài 
sau điều trị. Vì vậy, cần có sự tham gia hỗ trợ của khoa Phục hồi chức năng trong kế hoạch điều trị của một 
bệnh nhân ung thư vú.
 Sự mặc cảm vì thay đổi hình thể của bệnh nhân sau mổ cắt vú
Bảng 3: Sự mặc cảm vì thay đổi hình thể của bệnh nhân sau mổ cắt vú
 Mức độ
Triệu chứng
Không có Ít Nhiều Rất nhiều
Cảm giác xấu xí 16 (24,6%) 12 (18,5%) 22 (33,8%) 15 (23,1%)
Cảm giác thiếu nữ tính 17 (26,2%) 11 (16,9%) 22 (33,8%) 15 (23,1%)
Cảm thấy khó khăn khi tự ngắm mình 13 (20,0%) 14 (21,5%) 22 (33,8%) 16 (24,6%)
Bất mãn với cơ thể 12 (18,5%) 18 (27,7%) 19 (29,2%) 16 (24,6%)
Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh hân ung thư vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 129
Vú và bộ ngực là một trong những đặc trưng của 
người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ cảm thấy tự tin vào 
hình thể của mình khi có một bộ ngực đẹp và hoàn 
chỉnh. Vì vậy, việc bị cắt đi một bên vú và sự mất cần 
bằng cùng với vết mổ cũ lớn và sẹo xấu sau cắt vú 
triệt để cải biên đã gây nên một tổn thương khá lớn 
cho hầu hết nữ bệnh nhân ung thư vú. Một số bệnh 
nhân thậm chí không dám ngắm bản thân mình qua 
gương, câu trả lời thường gặp là họ sợ nhìn chính 
mình trong gương. Tỷ lệ sợ nhiều và rất nhiều chiếm 
58,4% (28 người), phần còn lại, 14 người (21,5%) có 
sợ nhưng ít hơn. Chỉ 20% người bệnh cảm thấy bình 
thường thì thấy bản thân trong gương.
Trong 65 bệnh nhân được khảo sát, mặc dù tất 
cả bệnh nhân đang ở giai đoạn chưa di căn, trong 
đó giai đoạn II chiếm 64,6%, giai đoạn III là 35,5%, 
hầu hết bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa khỏi, nhưng 
số bệnh nhân lo lắng cho sức khỏe tương lai của bản 
thân lại chiếm đến 98,4% (64 người), chỉ 1 người trả 
lời không lo lắng. Trong đó, số người trả lời lo lắng 
rất nhiều là 33 người, chiếm 50,8%. Qua đó, cho 
thấy bệnh nhân ung thư mặc dù đã được giải thích 
điều trị và tiên lượng rõ ràng nhưng vẫn luôn có nỗi 
sợ thường trực về bệnh tái phát.
Hầu hết bệnh nhân biết họ có cảm giác đau ốm, 
cảm thấy bản thân luôn có bệnh. Số người này 
chiếm 80% (52 người), trong đó 18 người (27,7%) 
trả lời là cảm giác đau ốm ở mức rất thường xuyên.
Sự hứng thú và hoạt động tình dục của 
bệnh nhân
53,8% (35 người) bệnh nhân được hỏi trả lời họ 
không có hứng thú với sinh hoạt tình dục và hoàn 
toàn không nghĩ tới quan hệ tình dục trong quá trình 
điều trị. 22 người chiếm 33,8% trả lời có quan tâm 
tới đời sống tình dục, tuy nhiên, số người cho biết họ 
có tận hưởng đời sống tình dục là 15 người (23,0%). 
Lý do đưa ra là không có hứng thú, đau, mệt mỏi 
và 13,8% (9 người) được hỏi cho biết họ lo sợ sinh 
hoạt tình dục có thể gây tăng nguy cơ tái phát bệnh.
IV. BÀN LUẬN
Với kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi nhận 
thấy có sự khác biệt nhỏ về đặc điểm bệnh nhân ung 
thư vú ở nhóm nghiên cứu và với một số nghiên cứu 
khác trên thế giới như tỷ lệ bệnh nhân có thụ thể nội 
tiết dương tính thường chiếm 2/3 tổng số bệnh nhân 
ung thư vú ở các nghiên cứu lớn. Ở nghiên cứu của 
chúng tôi, tỷ lệ này chiếm 50,8%. Ngược lại, tỷ lệ 
bệnh nhân có Her2neu dương tính chiếm tỷ lệ cao 
hơn là 61,5%. Điều này là có thể lý giải được do 
tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân chưa có 
di căn và đang hóa trị bổ trợ hoặc tân bổ trợ. Trong 
khi đó, bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính ở 
giai đoạn sớm ưu tiên điều trị nội tiết bổ trợ, việc chỉ 
định hóa trị là hạn chế. Vì vậy, trên quần thể bệnh 
nhân này-những bệnh nhân có chỉ định hóa trị, tỷ lệ 
bệnh nhân có thụ thể nội tiết thấp hơn so với tỷ lệ 
bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết trên toàn 
bộ quần thể bệnh nhân ung thư vú (có chỉ định và 
không có chỉ định hóa trị). Mặt khác, bệnh nhân có 
Her2neu dương tính thường có chỉ định hóa trị bổ 
trợ nhiều hơn nên tỷ lệ trong quần thể bệnh nhân 
đang hóa trị sẽ cao hơn so với quần thể bệnh nhân 
ung thư vú tính chung. Bệnh nhân sau khi đã được 
chẩn đoán xác định ung thư vú chưa di căn, họ vào 
bệnh viện với mục đích được nhận hóa trị để điều 
trị triệt căn. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc toàn diện 
cho bệnh nhân ung thư vẫn cần được tiến hành và 
theo dõi thường xuyên chứ không chỉ dừng lại hóa 
trị hay xạ trị. Một số vấn đề lớn bệnh nhân thường 
gặp phải sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều 
nếu không được chú ý giải quyết kịp thời. Đầu tiên 
là các triệu chứng có thể còn tồn tại sau các đợt điều 
trị trước đó như đau mỏi cơ thể, khô miệng, chán 
ăn. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng này ở bệnh nhân 
của chúng tôi là trên 30%. Tỷ lệ này tương đương 
với một số nghiên cứu được tiến hành ở các nước 
Tây Âu trên bệnh nhân ung thư vú sau mổ cắt vú 
triệt để cải biên như nghiên cứu của Johannsen M. 
và cộng sự [2]. Sau phẫu thuật cắt vú triệt để cải 
biên, hơn 20% bệnh nhân có cảm giác đau nhiều ở 
vùng vết mổ cũ và cánh tay bên mổ cắt vú, tỷ lệ có 
đau cả ít và nhiều lên tới 40%. Khoảng 38,6% bệnh 
Bệnh viện Trung ương Huế 
130 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
nhân có cảm giác vận động cánh tay khó khăn. Đây 
là các triệu chứng khá thường gặp sau mổ cắt vú 
triệt để cải biên. Chúng ta có thể tìm thấy những 
tỷ lệ tương tự ở các nghiên cứu của Johannsen M. 
và cộng sự, nghiên cứu của Leysen L. và cộng sự 
[3]. Từ các số liệu này, chúng ta có thể thấy một 
vấn đề rất lớn cần quan tâm đó là tập phục hồi chức 
năng cho bệnh nhân sau mổ cắt vú triệt để cải biên. 
Đây là một nhu cầu cấp thiết nhằm cải thiện chất 
lượng sống trong thời gian lâu dài cho bệnh nhân 
ung thư vú sau điều trị tích cực. Việc tiến hành tập 
phục hồi chức năng cần tiến hành sớm và phối hợp 
nhịp nhàng giữa khoa Ung Thư và khoa Phục Hồi 
Chức Năng để mang lại hiệu quả lâu dài nhằm nâng 
cao chất lượng sống bệnh nhân sau điều trị.
Một vấn đề khác cũng rất quan trọng và hiện 
chưa được quan tâm đúng mức là mặc cảm về hình 
thể của bệnh nhân sau phẫu thuật cắt toàn bộ vú. Ở 
nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân có 
cảm giác mình bị xấu đi sau mổ, giảm nữ tính và 
cảm thấy sợ hãi khi nhìn chính bản thân mình trong 
gương. Đây là một trong những yếu tố gây nên áp 
lực tâm lý rất lớn cho bệnh nhân ung thư vú sau mổ. 
Trên những người được hỏi, dù bệnh nhân còn trẻ 
hay đã lớn tuổi vẫn rất quan tâm tới hình thể của bản 
thân. Tỷ lệ cảm thấy bản thân xấu xí là 75,4% (49 
người). 52 (80%) người cảm thấy khó khăn khi tự 
ngắm bản thân trong gương. Số người bất mãn với 
chính cơ thể mình là 53 người chiếm 81,5%. Điều 
này cũng được nhận thấy ở một số nghiên cứu tiến 
hành ở bệnh nhân châu Á như nghiên cứu tại Đài 
Loan của Chie WC và cộng sự [4] hoặc nghiên cứu 
tại Jordan của Abu-Helalha M. và cộng sự [5]. Từ 
những con số trên gợi ý đến việc chúng ta cần đưa 
phẫu thuật tái tạo vú cho những bệnh nhân mổ cắt 
vú triệt để cải biên đã được điều trị ổn định như là 
một điều trị cần thiết trong kế hoạch chăm sóc toàn 
diện cho một bệnh nhân ung thư vú. Điều trị này 
nhằm cải thiện đáng kể chất lượng sống và làm cho 
việc điều trị ung thư vú trở nên hoàn chỉnh hơn, 
chăm sóc và phục hồi sức khỏe cả thể chất lẫn tinh 
thần của bệnh nhân được tốt hơn. Ngoài ra, trong xu 
thế điều trị bảo tồn hiện nay, việc hóa trị tân bổ trợ 
sau đó lên kế hoạch mổ cắt thùy vú cũng là một lựa 
chọn cần cân nhắc nhằm làm giảm các tác dụng phụ 
cả về thể chất và tinh thần do cắt vú triệt để cải biên 
mang đến cho bệnh nhân ung thư vú.
Một yếu tố không thể thiếu để có chất lượng sống 
tốt là đời sống tình dục của bệnh nhân ung thư vú 
sau điều trị. Với những bệnh nhân đã mổ cắt vú, sự 
khiếm khuyết về hình thể ảnh hưởng rất lớn đến vấn 
đề này. Với tình hình về các tỷ lệ hoạt động đời sống 
tình dục như ở nhóm bệnh nhân được khảo sát, chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị giảm xuống 
đáng kể. Ngoài ra, với đặc thù văn hóa và tập tính 
của người Á Đông, đời sống tình dục của bệnh nhân 
chưa được quan tâm để có sự hỗ trợ đúng mức. Kết 
luận này cũng được tìm thấy ở một số nghiên cứu ở 
các nước châu Á khác như Đài Loan hay Jordan [6]
 Ngoài ra, một số các yếu tố khác cũng gây nên 
giảm chất lượng sống trong đời sống tình dục của 
bệnh nhân như việc sử dụng thuốc nội tiết và các 
tác dụng phụ của thuốc lên hệ nội tiết sinh dục của 
người bệnh, sự lo lắng về bệnh tật, cảm giác đau ốm, 
và cả sự suy giảm về sức khỏe sau điều trị, chế độ 
ăn uống kiêng khem quá ngặt nghèo. Tất cả những 
yếu tố này đều có ảnh hưởng nhất định đến đời sống 
tình dục của bệnh nhân. 
V. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu về tác dụng không mong muốn 
của hóa trị và những yếu tố ảnh hưởng đến chất 
lượng sống của bệnh nhân, hiểu rõ về các khó khăn 
cả về thể chất, tinh thần và đời sống tình dục của 
bệnh nhân sẽ hỗ trợ bác sĩ lâm sàng có kế hoạch điều 
trị và tư vấn rõ ràng đầy đủ cho bệnh nhân trước, 
trong và sau quá trình điều trị tích cực và cả trong 
thời gian dùng thuốc duy trì. Với một kế hoạch cụ 
thể, chính xác và phù hợp với bệnh nhân, cơ hội 
thành công trong điều trị của chúng ta sẽ tăng lên, 
từ đó cơ hội lành bệnh sẽ cải thiện rõ ràng và giảm 
thiểu các tai biến có thể có trong quá trình điều trị.
Đánh giá tác dụng phụ và chất lượng sống của bệnh hân ung thư vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Agency for Research on Cancer 
(2012). Breast Cancer Esti- mated Incidence, 
Mortality and Prevalence Worldwide in 2012. 
Globocan 2012. 
2. Johannsen M, Christensen S, Zachariae R, Jensen 
AB. Socio-demographic, treatment-related, 
and health behavioral predictors of persistent 
pain 15 months and 7-9 years after surgery: a 
nationwide prospective study of women treated 
for primary breast cancer. Breast Cancer Res 
Treat. 2015;152(3):645-658.
3. Leysen L, Beckwée D, Nijs J, et al. Risk factors 
of pain in breast cancer survivors: a systematic 
review and meta-analysis. Support Care 
Cancer. 2017;25(12):3607-3643.
4. Chie WC, Chang KJ, Huang CS, et al. Quality 
of life of breast cancer patients in Taiwan: 
validation of the Taiwan Chinese version of the 
EORTC QLQ-C30 and EORTC QLQ-BR23. 
Psychooncology 2003;12:729-35.
5. Abu-Helalah M1, Al-Hanaqta M, Alshraideh 
H, Abdulbaqi N, Hijazeen J. Quality of life 
and psychological well-being of breast cancer 
survivors in Jordan. Asian Pac J Cancer 
Prev. 2014;15(14):5927-36.
6. Yan B, Yang LM, Hao LP, et al. Determinants of 
Quality of Life
for Breast Cancer Patients in 
Shanghai, China. PLoS One 2016;11:e0153714.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dung_phu_va_chat_luong_song_cua_benh_nhan_ung_t.pdf