Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự

phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và

ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng

bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực

hiện tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong thời gian

từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp

nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến

cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng

thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm

nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc

chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg.

Kết quả nghiên cứu: Các kỹ thuật trên không ảnh

hưởng tới huyết động và hô hấp của sản phụ. Tỷ lệ

tụt huyết áp HATB từ 20-30% trong nhóm 1 (nhóm

đơn độc) là 3,1% thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 2

(nhóm dùng phối hợp 2 thuốc) là 8,6% Nhưng tỉ lệ

này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Kết

luận: Nên sử dụng dexamethasone và ondansetron

để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân vì hiệu

quả cao và tỉ lệ tác dụng phụ xảy ra thấp.

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 1

Trang 1

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 2

Trang 2

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 3

Trang 3

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 4

Trang 4

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 14520
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai

Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
69 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ KHI ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG NÔN, BUỒN NÔN 
BẰNG DEXAMETHASON 8MG VÀ ONDASETRON 4MG TRONG GÂY TÊ 
TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN VÀ MORPHIN TRONG MỔ LẤY THAI 
Phạm Thị Anh Tú*, Công Quyết Thắng**, Lưu Quang Thùy*** 
TÓM TẮT17 
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ khi điều trị dự 
phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và 
ondansetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng 
bupivacain và morphin sulphat để mổ lấy thai thực 
hiện tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng trong thời gian 
từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp 
nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến 
cứu có so sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng 
thuốc chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm 
nghiên cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc 
chống nôn dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. 
Kết quả nghiên cứu: Các kỹ thuật trên không ảnh 
hưởng tới huyết động và hô hấp của sản phụ. Tỷ lệ 
tụt huyết áp HATB từ 20-30% trong nhóm 1 (nhóm 
đơn độc) là 3,1% thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm 2 
(nhóm dùng phối hợp 2 thuốc) là 8,6% Nhưng tỉ lệ 
này thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Kết 
luận: Nên sử dụng dexamethasone và ondansetron 
để dự phòng nôn, buồn nôn cho bệnh nhân vì hiệu 
quả cao và tỉ lệ tác dụng phụ xảy ra thấp. 
Từ khóa: dexamethasone, ondansetron, gây tê 
tủy sống 
SUMMARY 
EVALUATE THE SIDE EFFECTS OF 
POSTOPERATIVE NAUSEA AND VOMITING 
PREVENTION BY DEXAMETHASONE 8MG AND 
ONDASETRON 4MG IN SPINAL ANESTHESIA 
BY BUPIVACAINE AND MORPHINE 
Objective: To evaluate the side effects of 
postoperative nausea and vomiting prevention by 
dexamethasone 8mg and ondansetron 4mg in spinal 
anesthesia with bupivacaine and morphine sulphate 
for cesarean section performed at Hai Phong 
Obstetrics Hospital from October 2018 to February 
2019. Method: prospective randomized controlled 
trial interventional study. Control group (group 1): 
using antiemetics with dexamethasone 8mg, and 
intervention group (group 2): using a combination of 
antiemetics with dexamethasone 8mg and 
ondansetron 4mg. Results: These techniques did not 
affect to the patients' hemodynamics and respiration. 
The rate of decreasing mean arterial pressure (MAP) 
*Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, 
**Đại học Y Hà Nội, 
***Bệnh viện Việt Đức 
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Anh Tú 
Email: phamthianhtu@gmail.com 
Ngày nhận bài: 23.12.2020 
Ngày phản biện khoa học: 28.01.2021 
Ngày duyệt bài: 3.2.2021 
between 20-30% in group 1 (control group) was 
3.1%, significantly lower than group 2 (group using 2 
drugs) was 8.6%. This rate was lower than in some 
other studies. Conclusions: We should apply 
dexamethasone and ondansetron to prevent vomiting, 
nausea for patients with spinal anesthesia because of 
being more effective and getting low side effect rate. 
Key words: dexamethasone, ondansetron, spinal 
anesthesia. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Gây tê tủy sống là một phương pháp vô cảm 
thường được áp dụng phổ biến cả trên thế giới 
và Việt Nam để mổ lấy thai. Nhiều nghiên cứu 
cho thấy việc tác dụng hiệp đồng trong gây tê 
tủy sống bằng hỗn hợp thuốc tê bupivacain kết 
hợp với morphin hiện đang được sử dụng phổ 
biến do hiệu quả kéo dài thời gian giảm đau. 
Nhưng lại có tác dụng không mong muốn là gây 
ức chế hô hấp và gây buồn nôn, nôn, ngứa, an 
thần sâu, bí đái. theo khuyến cáo điều trị của 
chương trình ERAS cần phải dùng thuốc dự 
phòng nôn và buồn nôn sau mổ là điều trị bắt 
buộc cho bệnh nhân mổ [1]. Từ khi khám phá 
được vùng nhận cảm hóa học CTZ ở sàn não 
thất IV, các chất trung gian hóa học đồng vận 
dẫn truyền cảm giác nôn, tại vùng này tới trung 
tâm nôn ở hành não đã cắt nghĩa được phần nào 
cơ chế tác dụng phòng nôn của dexamethasone, 
ondansetron [2]. Hiện nay, trên thế giới cũng 
như ở Việt Nam có nhiều thuốc chống nôn mới 
đã được nghiên cứu và sử dụng riêng lẻ hoặc 
phối hợp. Cũng đã có một số nghiên cứu đề 
phòng nôn và buồn nôn khi phối hợp dexamethasone 
và ondansetron trong mổ nội soi ổ bụng, tai mũi 
họng, mổ chi dưới [3],[4]. Các nghiên cứu này 
đều cho thấy hiệu quả khi dùng các thuốc trên 
trong dự phòng nôn và buồn nôn. Nhưng chúng 
ta đều biết khi kết hợp 2 thuốc thì có thể làm 
tăng các tác dụng phụ lên. Trong mổ lấy thai ở 
Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy báo cáo nào 
về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng phụ của 
điều trị dự phòng nôn, buồn nôn bằng 
dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong 
gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin 
sulphat để mổ lấy thai” 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 
70 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Sản phụ có tinh thần 
tỉnh táo. Tình trạng sức khỏe ASA I, II. Sản phụ 
được chỉ định mổ lấy thai chủ động. Có chỉ định 
với GTTS. Không sử dụng thuốc chống nôn hoặc 
các thuốc có thể gây tăng tỷ lệ nôn, buồn nôn 
trước mổ. Đồng ý tham gia nghiên cứu 
- Tiêu chuẩn loại trừ: Sản phụ có khó khăn 
trong giao tiếp, mắc bệnh động kinh hay tâm 
thần, tiền sử hay hiện tại nghiện ma túy. Có 
chống chỉ định gây tê tủy sống hoặc không thực 
hiện được kỹ thuật gây tê. Có triệu chứng nôn 
và buồn nôn trước mổ. Các trường hợp có tai 
biến, biến chứng của mổ như chảy máu nhiều, 
tụt huyết áp nặng, suy hô hấpSản phụ dị ứng 
với các thành phần của thuốc bupivacain, 
morphin sulphat, ondansetron và dexamethasone. 
Sản phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. Đề 
tài thực hiện tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện 
Phụ Sản Hải Phòng. Tiến hành từ tháng 10/2018 
đến tháng 2/2019. 
2.3 Phương pháp nghiên cứu. Thử 
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so 
sánh. Chọn ngẫu nhiên theo phương pháp bốc 
thăm, chia làm hai nhóm bằng nhau với nhóm 
đối chứng (nhóm1: sử dụng thuốc chống nôn 
bằng dexamethasone 8mg) và nhóm nghiên cứu 
(nhóm 2: có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn 
dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg). Mỗi 
bệnh nhân sẽ tương ứng với một lần bắt thăm, 
bắt được thăm nào thì xếp vào nhóm đó và thực 
hiện đúng theo phương pháp đó. Mỗi nhóm 
được tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu 
như nhau. 
Tiêu chí đánh giá: Ngoài các tiêu chí chung 
về tuổi, giới, cân nặng, loại hình phẫu thuật. 
Chúng tôi đánh giá các tác dụng lên tuần hoàn 
và hô hấp. Tiêu chí đánh giá rối loạn tuần hoàn: 
nhịp chậm 20% 
so với huyết áp nền. Tiêu chí đánh giá rối loạn 
hô hấp: thở chậm < 10 nhịp/phút và hoặc SpO2 
< 90%. 
Các thời điểm đánh giá: 
Ký 
hiệu 
Thời điểm 
Ký 
hiệu 
Thời điểm 
H0 
Trước khi gây 
tê 
H30 
Sau khi gây tê 
30 phút 
H1 
Ngay sau khi 
gây tê 
HKT 
Kết thúc cuộc 
mổ 
H5 
Sau khi gây tê 
5 phút 
Hs2 Sau mổ 2 giờ 
H10 
Sau khi gây tê 
10 phút 
Hs6 Sau mổ 6 giờ 
H15 
Sau khi gây tê 
15 phút 
Hs24 Sau mổ 24 giờ 
2.4 Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được mã 
hóa, nhập vào máy tính và xử lý theo chương 
trình SPSS 12.0 và phần mềm Microsoft Excel 2007. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1 Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu 
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI 
Chỉ số Nhóm NC Tần số Trung bình SD p 
Tuổi trung bình 
(năm) 
Nhóm 1 32 31,6 4,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 29,8 3,8 
Chiều cao 
(cm) 
Nhóm 1 32 157,0 5,0 
> 0,05 
Nhóm 2 58 156,1 4,4 
Cân nặng 
(kg) 
Nhóm 1 32 64,3 6,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 65,2 7,6 
BMI 
(kg/m2) 
Nhóm 1 32 26,1 2,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 26,8 3,2 
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm về các đặc điểm nhân trắc học 
3.2 Mức độ vô cảm 
Bảng 3.2. Thời gian vô cảm 
Chỉ số 
Thời gian 
Nhóm NC Tần số Trung bình SD p 
Thời gian onset 
(phút) 
Nhóm 1 32 4,66 0,75 
>0,05 
Nhóm 2 58 4,33 1,14 
Thời gian mổ 
(phút) 
Nhóm 1 32 36,44 9,23 
>0,05 
Nhóm 2 58 37,40 7,84 
Thời gian vô cảm 
(phút) 
Nhóm 1 32 89,52 17,21 
>0,05 
Nhóm 2 58 88,65 18,72 
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về mức độ vô cảm với p > 0,05 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
71 
3.3 Đánh giá tác dụng phụ trên tuần hoàn, hô hấp 
Bảng 3.3. Tần số tim ở các thời điểm 
Chỉ số 
Tần số tim 
Nhóm NC Tần số Trung bình SD p 
Thời điểm H1 
Nhóm 1 32 91,9 11,4 
>0,05 
Nhóm 2 58 89,6 8,3 
Thời điểm H5 
Nhóm 1 32 91,4 11,7 
>0,05 
Nhóm 2 58 88,8 8,6 
Thời điểm H10 
Nhóm 1 32 91,2 11,5 
>0,05 
Nhóm 2 58 87,8 8,3 
Thời điểm H15 
Nhóm 1 32 88,3 9,2 
>0,05 
Nhóm 2 58 87,2 7,6 
Thời điểm H30 
Nhóm 1 32 87,5 9,3 
>0,05 
Nhóm 2 58 86,1 7,1 
Thời điểm kt 
Nhóm 1 32 86,1 8,9 
>0,05 
Nhóm 2 58 85,5 6,9 
Thời điểm S2 
Nhóm 1 32 83,0 6,7 
>0,05 
Nhóm 2 58 81,8 6,3 
Thời điểm S6 
Nhóm 1 32 82,7 5,7 
>0,05 
Nhóm 2 58 81,0 5,8 
Thời điểm S24 
Nhóm 1 32 80,3 5,7 
>0,05 
Nhóm 2 58 80,3 5,9 
p* >0,05 
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm ở các thời điểm 
Biểu đồ 3.1. Diễn biến chỉ số HATB ở các thời điểm 
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự giao động huyết áp trung bình của 2 
nhóm tại các thời điểm 
Biểu đồ 3.2. Diễn biến tần số thở (A) và SpO2 (B) ở các thời điểm 
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự biến đổi tần số thở và SpO2 của 2 
nhóm nghiên cứu. 
vietnam medical journal n01&2 - FEBRUARY - 2021 
72 
Bảng 3.4. Tỷ lệ sản phụ bị giảm chỉ số HATB 
Mức độ 
Tổng (n = 90) Nhóm 1 (n = 32) Nhóm 2 (n = 58) 
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 
Dưới 10% 48 53,3 18 56,3 29 50,0 
10% - 20% 35 38,9 12 37,5 23 39,7 
20% - 30% 6 6,7 1 3,1* 5 8,6* 
Trên 30% 1 1,1 1 1,7 
Ghi chú: * là giá trị xác định mức ý nghĩa thông kê theo chiquare-test 
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ tụt huyết áp từ 20 – 30% ở 2 nhóm. Ở 
các mức độ tụt huyết áp khác không thấy có sự khác biệt ở 2 nhóm. 
IV. BÀN LUẬN 
4.1 Tần số tim sau khi tiêm thuốc tê vào 
tủy sống. Tần số tim trước khi gây tê và sau khi 
gây tê đều tăng nhẹ và dần trở về bình thường 
tại các thời điểm H6 và H24. So với thời điểm H0 
, tần số tim tăng cao từ thời điểm H1, sau đó có 
xu hướng giảm dần từ thời điểm H5, thời điểm 
H10, thời điểm H15 và có xu hướng trở về bình 
thường từ các thời điểm H30 và HKT. Tuy vậy, 
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 
0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết 
quả tương đồng với một số nghiên cứu khác, cụ 
thể là nghiên cứu của Nguyễn Đức Lam trong 
GTTS và GTTS phối hợp GTNMC để mổ lấy thai 
cho sản phụ tiền sản giật cũng chỉ ra tần số tim 
của các bệnh nhân có xu hướng giảm sau khi 
gây tê, và bắt đầu giảm mạnh ở thời điểm H5, tỷ 
lệ sản phụ có nhịp tim giảm trên 20% ở nhóm 
GTTS là 20% và 16,67% ở nhóm GTTS kết hợp 
GTNMC trong mổ lấy thai [5]; tác giả Đỗ Văn Lợi 
cũng chỉ ra, trong GTTS để mổ đẻ thì nhịp tim 
sản phụ giảm nhiều do phải dùng liều thuốc tê 
cao hơn [6]. 
4.2 Thay đổi huyết áp. Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy sự thay đổi huyết áp 
trung bình ở cả hai nhóm nghiên cứu khác nhau 
không có ý nghĩa thống kê. Tại các thời điểm 
sau khi gây tê thường thì huyết áp sẽ giảm nhẹ 
(giảm < 20%) so với trước khi gây tê, do sản 
phụ hết đau bởi tác dụng của thuốc tê và sản 
phụ bình tĩnh hơn so với trước khi GTTS kết hợp 
với tác dụng ức chế giao cảm làm giảm lượng 
catecholamin gây tụt huyết áp của thuốc tê. 
Nhưng sau đó nhờ có truyền dịch bù khối lượng 
tuần hoàn và dùng thuốc co mạch khi sản phụ 
bị tụt huyết áp mà chỉ số huyết áp của các sản 
phụ lại tăng dần tới mức ổn định rồi duy trì ổn 
định cho tới cuối cuộc mổ. Kết quả này tương tự 
với kết quả của Nguyễn Hoàng Ngọc (phối hợp 
bupivacain với fentanyl) [7]. 
4.3 Thay đổi về tần số thở và độ bão hòa 
oxy (SpO2). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
thể hiện tần số thở của các sản phụ là có sự 
khác nhau ở cả 2 nhóm nghiên cứu ngay từ 
trước khi gây tê, tuy nhiên đó chỉ là sự dao động 
ngẫu nhiên và vẫn trong giới hạn bình thường. 
Vì thế, tần số thở trung bình của các sản phụ tại 
từng thời điểm sau gây tê cũng khác nhau giữa 
các nhóm nhưng không khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. Đặc biệt, tần số thở tại các thời điểm 
sau khi gây tê đều giảm so với trước khi gây tê. 
Trong cùng một nhóm, giá trị SpO2 trung bình 
sau khi gây tê có xu hướng giảm tại các thời 
điểm H5 cho đến H10 nhưng đều ở ngưỡng trên 
98%, sau đó SpO2 lại tiếp tục tăng trở lại và 
ngang bằng với thời điểm trước gây tê. Không có 
sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu. Một số 
nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự như 
trong nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong 
chuyển dạ của phương pháp GTNMC do và 
không do bệnh nhân tự điều khiển của Đỗ Văn 
Lợi hay kết quả của Trần Văn Quang tần số thở 
giảm sau gây tê nhưng đều trong giới hạn bình 
thường [6], [8]. 
4.4 Tụt huyết áp. Tỷ lệ sản phụ có HATB 
giảm từ 20-30% trong nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy, ở nhóm 1 là 3,1% và ở nhóm 2 là 
8,6%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05. Nhưng số lượng bệnh nhân tụt huyết áp ở 
mức này khá thấp. Theo nghiên cứu của Nguyễn 
Đức Lam thì tỷ lệ tụt huyết áp trên 30% so với 
mức huyết áp nền ở nhóm GTTS là khá cao với 
21,67% khi tiến hành GTTS với GTNMC ở những 
đối tượng thai phụ tiền sản giật [5]. Theo Công 
Quyết Thắng nghiên cứu gây tê trên 57 bệnh 
nhân bằng pethidine có 13 bệnh nhân bị giảm 
HAĐM giảm dưới 10% chiếm tỷ lệ 22,8% [9]. 
V. KẾT LUẬN 
- Các kỹ thuật trên không ảnh hưởng tới 
huyết động và hô hấp của sản phụ mà ngược lại, 
có tác dụng ổn định huyết động và hô hấp cho 
sản phụ. 
- Tỷ lệ tụt huyết áp HATB từ 20-30% trong 
nhóm 1 là 3,1% và ở nhóm 2 là 8,6%. Khác biệt 
có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nhưng tỉ lệ này 
thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 499 - THÁNG 2 - SỐ 1&2 - 2021 
73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công Quyết Thắng (2017), ERAS: Enhanced 
Recovery After Surgery- Tăng cường hồi phục sau 
phẫu thuật và vai trò của người làm Gây mê Hồi 
sức. Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam (VSA). 
2. Bộ Y Tế (2002), “Dexamethasone”. Dược Thư 
Quốc Gia Việt Nam, 356-357. 
3. Nguyễn Đình Long (2011), So sánh tác dụng 
dự phòng và điều trị nôn và buồn nôn của 
ondansetron với dexamethasone sau mổ nội soi 
phụ khoa. Luận văn Thạc sĩ. Đại học y Hà Nội. 
4. Đỗ Thanh Hòa (2012), Nghiên cứu tác dụng dự 
phòng buồn nôn và nôn của dexamethasone đơn 
thuần hoặc kết hợp với ondansetron sau gây tê tủy 
sống trong phẫu thuật chi dưới. Y học thực hành, 841. 
5. Nguyễn Đức Lam (2013), Đánh giá hiệu quả 
của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê tủy 
sống – ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai 
ở bệnh nhân tiền sản giật nặng. Luận án tiến sĩ y 
học, Đại học Y Hà Nội. 
6. Đỗ Văn Lợi (2017), Nghiên cứu hiệu quả giảm 
đau trong chuyển dạ của phƣơng pháp gây tê 
ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự 
điều khiển. Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội. 
7. Nguyễn Hoàng Ngọc (2010), Đánh giá hiệu 
quả của sự phối hợp bupivacain liều thấp với 
morphin không có chất bảo quản trong gây tê tủy 
sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ, Luận 
văn Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành GMHS, 
Trường Đại học Y Hà Nội 2010. 
8. Trần Văn Quang, Bùi Ích Kim (2011), Đánh 
giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng 
gây tê ngoài màng cứng levobupivacain phối hợp 
với fentanyl ở các nồng độ và liều lượng khác 
nhau. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 
9. Watcha, M.F., P.F. White (1992), Postoperative 
nausea and vomiting. Its etiology, treatment, and 
prevention. Anesthesiology, 77(1): 162-84. 
BỆNH CƠ KHÁNG SRP 
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM 
Phan Hoàng Phương Khanh*, Phan Đặng Anh Thư**, Nguyễn Hữu Công* 
TÓM TẮT18 
Bệnh cơ kháng SRP là thể bệnh cơ hoại tử qua 
trung gian miễn dịch liên kết với kháng thể kháng SRP 
(anti-signal recognition particle). Đây là một bệnh 
chưa từng được nhắc tới trong các báo cáo y khoa ở 
nước ta. Chúng tôi mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng và đáp ứng điều trị của 3 trường hợp bệnh 
cơ kháng SRP. Cả 3 trường hợp đều có lâm sàng điển 
hình và xét nghiệm kháng thể kháng SRP dương tính, 
trong đó 2 trường hợp có biến đổi mô bệnh học phù 
hợp và 1 trường hợp không điển hình. Một trong số ba 
bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị Rituximab, 1 
bệnh nhân đáp ứng hạn chế với điều trị 2 thuốc ức 
chế miễn dịch phối hợp, 1 bệnh nhân không đáp ứng 
với Rituximab và dung nạp kém với thuốc ức chế miễn 
dịch. Chúng tôi lưu ý tới vai trò quan trọng của xét 
nghiệm kháng thể trong chẩn đoán, và những khó 
khăn trong điều trị bệnh cơ kháng SRP, một thể bệnh 
cơ còn rất mới ở Việt Nam. 
Từ khoá: bệnh cơ kháng SRP, kháng thể kháng 
SRP, bệnh cơ hoại tử qua trung gian miễn dịch 
SUMMARY 
ANTI-SRP MYOPATHY - THE FIRST CASES 
IN VIETNAM 
Anti-SRP myopathy is the subtype of immune 
mediated necrotizing myopathy which is associated 
*Bệnh viện chuyên khoa Ngoại Thần kinh Quốc tế 
**Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
Chịu trách nhiệm chính: Phan Hoàng Phương Khanh 
Email: bsphuongkhanhntk@gmail.com 
Ngày nhận bài: 22.12.2020 
Ngày phản biện khoa học: 29.01.2021 
Ngày duyệt bài: 4.2.2021 
with anti-signal recognition particle (SRP) antibody. 
This disease has never been mentioned in the medical 
reports in Vietnam. In this paper, the clinical, 
laboratory and therapeutic characteristics of three 
cases with anti-SRP myopathy are described. All the 
cases had typical clinical features and serum positive 
for anti-SRP antibody. Two cases had appropriate 
histopathological changes and the other had atypical 
changes. One patient responded well to Rituximab, 
one had a limited response to two combined 
immunosuppressants, and the third did not respond to 
rituximab and had poor tolerance to 
immunosuppressants. The important role of antibody 
testing for diagnosis and the problems with treatment 
for this very newly known anti-SRP myopathy in 
Vietnam should be emphasized. 
Keywords: anti-SRP myopathy, anti-signal 
recognition particle (SRP) antibody, immune mediated 
necrotizing myopathy. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhóm bệnh viêm cơ tự miễn gồm nhiều thể 
bệnh, trong đó có bệnh cơ hoại tử qua trung 
gian miễn dịch (immune mediated necrotizing 
myopathy - IMNM). Thể bệnh này mới được 
nhắc đến trong khoảng hơn một thập kỷ nay, 
nhưng là một trong các thể bệnh viêm cơ tự 
miễn hay gặp. Trên thế giới trước đây và tại Việt 
Nam hiện nay, IMNM dễ bị chẩn đoán nhầm với 
các thể viêm cơ tự miễn khác. Có hai kháng thể 
phổ biến nhất liên quan tới IMNM là kháng SRP 
(anti-signal recognition particle) và kháng 
HMGCR (anti-3-hydroxyl-3 methylglutaryl-
coenzyme A reductase )(2,5). Trong thời gian vừa 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dung_phu_khi_dieu_tri_du_phong_non_buon_non_ban.pdf