Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước

Nghiên cứu đưa ra kết quả phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

(BĐKH) đến tiềm năng khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Phước. Để thực hiện đánh giá

nghiên cứu đã kế thừa kết quả xây dựng kịch bản nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán và ngập theo

kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và

bộ chỉ số đánh giá được xây dựng theo hướng dẫn của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí

hậu (IPCC) năm 2007. Trên cơ sở đó, kết quả về mức độ tác động và ảnh hưởng của BĐKH

đến khu vực khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Phước được đánh giá đến từng huyện và khu

vực, cụ thể: các khu vực khai thác khoáng sản ở thành phố Đồng Xoài (TP. Đồng Xoài) chịu

mức độ tác động thấp nhất từ 0,36–0,38; huyện Bù Gia Mập có mức tác động do BĐKH

đến khu vực khai thác khoáng sản ở mức cao, với chỉ số tác động khoảng 0,6. Những địa

phương còn lại của tỉnh Bình Phước có tiềm năng khai thác khoáng sản bị tác động vừa với

chỉ số tác động từ 0,43–0,53 dưới ảnh hưởng của BĐKH. Tuy bài báo mới chỉ đưa ra mức

độ tác động của BĐKH, chưa đề cập đến những chỉ số khác nhưng kết quả nghiên cứu đã

góp phần cung cấp thông tin cho tỉnh Bình Phước, phục vụ quy hoạch những khu vực khai

thác khoảng sán trước bối cảnh BĐKH.

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 1

Trang 1

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 2

Trang 2

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 3

Trang 3

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 4

Trang 4

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 5

Trang 5

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 6

Trang 6

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 7

Trang 7

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 8

Trang 8

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 9

Trang 9

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 13480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác khoáng sản tỉnh Bình Phước
 Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69  
Bài báo khoa học 
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tiềm năng khai thác 
khoáng sản tỉnh Bình Phước 
Lê Hoài Nam1*, Hồ Công Toàn2, Phạm Thanh Long2 
1 Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Nam; lhnammt@gmail.com 
2 Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; hocongtoanhdh@gmail.com; 
longphamsihymete@gmail.com 
*Tác giả liên hệ: lhnammt@gmail.com; Tel.: +84–913145914 
Ban Biên tập nhận bài: 16/3/2021; Ngày phản biện xong: 8/5/2021; Ngày đăng bài: 
25/6/2021 
Tóm tắt: Nghiên cứu đưa ra kết quả phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 
(BĐKH) đến tiềm năng khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Phước. Để thực hiện đánh giá 
nghiên cứu đã kế thừa kết quả xây dựng kịch bản nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán và ngập theo 
kịch bản BĐKH và nước biển dâng (NBD) năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 
bộ chỉ số đánh giá được xây dựng theo hướng dẫn của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí 
hậu (IPCC) năm 2007. Trên cơ sở đó, kết quả về mức độ tác động và ảnh hưởng của BĐKH 
đến khu vực khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Phước được đánh giá đến từng huyện và khu 
vực, cụ thể: các khu vực khai thác khoáng sản ở thành phố Đồng Xoài (TP. Đồng Xoài) chịu 
mức độ tác động thấp nhất từ 0,36–0,38; huyện Bù Gia Mập có mức tác động do BĐKH 
đến khu vực khai thác khoáng sản ở mức cao, với chỉ số tác động khoảng 0,6. Những địa 
phương còn lại của tỉnh Bình Phước có tiềm năng khai thác khoáng sản bị tác động vừa với 
chỉ số tác động từ 0,43–0,53 dưới ảnh hưởng của BĐKH. Tuy bài báo mới chỉ đưa ra mức 
độ tác động của BĐKH, chưa đề cập đến những chỉ số khác nhưng kết quả nghiên cứu đã 
góp phần cung cấp thông tin cho tỉnh Bình Phước, phục vụ quy hoạch những khu vực khai 
thác khoảng sán trước bối cảnh BĐKH. 
Từ khóa: Mức độ tác động; Biến đổi khí hậu; Khoáng sản. 
1. Mở đầu 
Đánh giá tác động do BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của BĐKH lên môi 
trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ảnh hưởng bất lợi còn có thể 
mang lại những ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định 
và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH [1]. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong 
đánh giá tác động của BĐKH. Theo IPCC, có 3 cách: Tiếp cận tác động (impact–approach), 
tiếp cận tương tác (interaction–approach) và tiếp cận tổng hợp (integrated–approach). Mỗi 
cách tiếp cận có những điểm mạnh và hạn chế riêng, theo đó, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác 
nhau (yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực) để lựa chọn [1–2]. 
Đánh giá tác động của BĐKH bao gồm các phương pháp định tính và định lượng, chia 
thành các nhóm chính: (i) các phương pháp thực nghiệm: Trong đánh giá tác động của 
BĐKH, phương pháp này được dùng để xác định các yếu tố khí hậu và môi trường (nhiệt độ, 
lượng mưa, ngập, xâm nhập mặn, ) đến đối tượng nghiên cứu (năng suất cây trồng, nguy 
cơ dịch bênh, ); (ii) phương pháp ngoại suy số liệu lịch sử: các mô hình toán được sử dụng 
để dự đoán những tác động trong tương lai bằng cách ngoại suy các số liệu trong quá khứ; 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 58 
(iii) các phương pháp ngoại suy, nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự: sử dụng số 
liệu của các trường hợp tương tự ở một khu vực khác để đánh giá tác động của BĐKH lên 
đối tượng đang xem xét. Các loại nghiên cứu tương tự được dùng là: sự kiện lịch sử tương 
tự, xu hướng lịch sử tương tự, khu vực khí hậu hiện tại và tương lai tương tự; (iv) phương 
pháp chuyên gia: phương pháp này tập hợp các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia (từ các 
tài liệu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, hội thảo, ) [1]. Bên cạnh đó, 
đánh giá tác động của BĐKH cũng có thể thực hiện theo phương pháp có sự tham gia của 
cộng đồng và các bên liên quan ở địa phương [1]. Thời gian đầu, xu hướng nghiên cứu tác 
động của BĐKH tập trung vào các tác động đơn thuần đến những biểu hiện của BĐKH. Xây 
dựng kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam theo hướng dẫn của IPCC [3–4]; Đánh giá hiện 
trạng ngập lụt và xác định kịch bản BĐKH và NBD cho TP. Hồ Chí Minh [5] hay xây dựng 
kịch bản BĐKH và dự báo xâm nhập mặn theo kịch bản BĐKH cho khu vực Đồng bằng sông 
Cửu Long [6]. Năm 2020, nghiên cứu [7] đã tiến hành xây dựng bản đồ phân bố cấp độ tác 
động của BĐKH đến quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các khoáng sản chủ 
yếu ở Việt Nam. Cùng năm, [8] đã thực hiện đánh giá tác động của nước biển dâng do BĐKH 
đến vùng nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. [9] đã đánh giá tác 
động của BĐKH đến ngập lụt tại TP. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH. 
Nghiên cứu [10] đã đánh giá tác động của BĐKH đến tự nhiên, con người và kinh tế–xã hội 
thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chù trì xây dựng 
Thông báo quốc gia lần thứ hai [11], lần thứ ba [12] cho Công  ... 6 0,25 0,49 0,51 0,49 0,51 0,51 0,47 0,48 0,50 0,51 0,49 
Bù Đăng 0,36 0,21 0,47 0,47 0,46 0,48 0,47 0,47 0,46 0,48 0,48 0,48 
Bù Đốp 0,41 0,23 0,51 0,50 0,51 0,52 0,53 0,48 0,48 0,52 0,52 0,50 
Bù Gia Mập 0,43 0,17 0,60 0,60 0,59 0,59 0,60 0,55 0,56 0,60 0,59 0,58 
Kết quả chỉ số tác động (I) trong bảng 4 và hình 4, hình 5 cho thấy, mức độ tác động do 
BĐKH đến tiềm năng khai thác khoáng sản là ở mức vừa và cao, cao nhất là 0,60, dao động 
từ 0,36–0,60, tức là ở thang thứ 3 (màu cam) và thứ 4 (màu đỏ) trong thang mức độ tác động. 
– Các huyện, thành, thị như Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Chơn Thành, Hớn 
Quản, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phú Riềng, Bù Đăng hứng chịu trước BĐKH thấp, nhưng tiệm 
cận đến mức vừa (chỉ số E từ 0,32–0,38), còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập hứng chịu trước 
BĐKH vừa (E từ 0,41–0,43). 
– Trong khi đó, tỉnh Bình Phước mức độ nhạy cảm với BĐKH là thấp, trong đó thấp 
nhất là huyện Lộc Ninh và Bù Gia Mập. Huyện Bù Gia Mập có tỷ lệ rừng cao nên mức nhạy 
cảm trung bình rất thấp nhưng nếu rừng suy giảm thì mức nhạy cảm cần xem xét lại. Các 
huyện thành còn lại có mức độ nhạy cảm ở thang thứ hai là thấp, từ 0,20–0,40. 
+ TP. Đồng Xoài chịu mức độ tác động thấp nhất ở tất cả kịch bản, mức độ tác động 
cũng ở mức thấp theo 5 thang đánh giá, giá trị I là 0,36–0,38. Điều này cũng giải thích rằng 
vì mức độ hứng chịu (khoảng 0,33) và nhạy cảm (khoảng 0,21) trước BĐKH của TP. Đồng 
Xoài là thấp, bên cạnh đó thành phố có khả năng thích cao, đồng thời thành phố là trung tâm 
dịch vụ, giáo dục của tỉnh, không có nhiều các khu vực khai thác khoáng sản. 
+ Bốn huyện gồm Bù Đốp, Bù Gia Mập, Hớn Quản và Phú Riềng chịu tác động do 
BĐKH cao nhất trong các huyện thị, ở mức cao trong thang thứ 3 (theo thang đánh giá), ở tất 
cả các kịch bản đều màu cam. Riêng huyện Bù Gia Mập lên đến mức đỏ là phải cẩn trọng 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 63 
nhất bởi mức tác động do BĐKH, khu vực khai thác khoáng sản phải được xem xét kỹ lưỡng, 
các loại đất cũng cần được kiểm tra do mưa lớn, hạn hán và ngập sẽ ảnh hưởng lớn (0,36–
0,43, chỉ số E). 
+ Các huyện, thị còn lại có mức độ tác động do BĐKH đến tiềm năng khai thác khoáng 
sản cũng đáng quan tâm, vì dao động từ 0,42–0,51. Những huyện thị này tập trung nhiều mỏ 
khai thác lớn, gần như tập trung ở các huyện như Bù Đăng, Lộc Ninh, Chơn Thành. Do vậy 
cần cẩn trọng và các biện pháp và quy hoạch đáng lưu ý. 
Trước những tác động như vậy của BĐKH, các huyện thị cũng cần lưu ý biện pháp và khả 
năng thích ứng trước BĐKH để làm giảm mức hứng chịu xuống, trong đó phải lồng ghép đến 
lĩnh vực khoáng sản. Những khu vực tiềm năng khoáng sản như huyện Hớn Quản và Phú 
Riềng cần đặc biệt cẩn trọng do hai huyện này chịu tác động vừa nhưng mức độ tổn thương 
cũng cao. Khi quy hoạch khai thác khoáng sản cần lưu tâm đến huyện Bù Đốp và Bù Gia 
Mập đây là hai huyện có mức hứng chịu BĐKH lớn, tác động cao, tổn thương cao. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 64 
Hình 4. Bản đồ chỉ số tác động do BĐKH tỉnh Bình Phước theo kịch bản RCP4.5. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 65 
Theo từng kịch bản BĐKH, mức độ tác động đến khu vực tiềm năng khai thác khoáng 
sản. Vào năm 2025, chỉ số I ở mức từ 0,37–0,55. Tuy nhiên các khu vực có chịu tác động cao 
là ở các huyện Bù Gia Mập, Hớn Quản, kế đến là Bù Đốp, Bù Đăng và Phú Riềng. 
Đến năm 2030, chỉ số I ở mức từ vừa, tăng hơn một chút so với năm 2025 ở kịch bản 
RCP 4.5. Tuy nhiên các khu vực khai thác khoáng sản bị tác động cao đã thay đổi, Đồng Phú 
ở giữa thế kỷ chịu mức tác động vừa. Vào năm 2050, chỉ số I cao nhất tới 0,60, dao dộng 
trong khoảng từ 0,37–0,60. Trong đó có 4/11 huyện thị ở mức vừa là Bù Gia Mập, Bù Đốp, 
Phú Riềng, Hớn Quản. Khu vực không thay đổi nhiều so với năm 2025 và 2030 nhưng mức 
tác động cao hơn. Đến cuối thế kỷ, phạm vi tác động rộng không thay đổi, và mức độ tác 
động cao từ 0.36–0,59. Và 4/11 huyện thị xuyên suốt luôn bị mức tổn thương cao là Bù Gia 
Mập, Bù Đốp, Phú Riềng, Hớn Quản. TP. Đồng Xoài vẫn là thành phố chịu mức độ tổn 
thương thấp nhất từ 0,35–0,38, ở kịch bản này TX. Bình Long có mức tác động giảm xuống 
so với các tỉnh khác. 
Nguyên nhân dẫn đến mức độ tác động của BĐKH đến khoáng sản cao là do phơi nhiễm 
của tỉnh có nguy cơ tăng cao chủ yếu do các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa, bão, nhiệt, 
ngập, hạn hán, ) ngày càng có xu hướng gia tăng do BĐKH. Bên cạnh đó, tính nhạy cảm 
của địa phương cũng khá cao, xuất phát từ các loại tài nguyên thiên nhiên cũng như lĩnh vực 
kinh tế còn phụ thuộc vào thời tiết, sức ép gia tăng dân số. Biểu hiện rõ nét nhất đó là huyện 
Bù Gia Mập và Lộc Ninh dù mức độ nhạy cảm trung bình của kinh tế xã hội với BĐKH ở 
thang rất thấp nhưng mức độ hứng chịu trung bình của kinh tế xã hội cao, dẫn đến tác động 
cao, còn TP. Đồng Xoài thì ngược lại. Những khu vực tiềm năng khai thác khoáng sản là Phú 
Riềng, Hớn Quản, Bù Đăng cần đáng lưu tâm nhất, nơi đây tập trung các mỏ Laterit, sét gạch 
ngói, cát, Andesit, đất san lấp và nhiều công ty khai thác khoáng sản tập trung ở đây. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 66 
Hình 5. Bản đồ chỉ số tác động do BĐKH tỉnh Bình Phước theo kịch bản RCP8.5. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 67 
4. Kết luận 
Bài báo đã đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến tiềm năng khai thác khoáng sản 
tỉnh Bình Phước. Qua quá trình phân tích, đánh giá mức độ tổn thương đến tiềm năng kinh 
tế xã hội dựa trên mức độ nhạy cảm, khả năng hứng chịu và khả năng thích ứng có thể nhận 
thấy rằng: 
– Các huyện, thành, thị như: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Chơn Thành, Hớn 
Quản, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phú Riềng, Bù Đăng hứng chịu trước BĐKH thấp (chỉ số E trung 
bình từ 0,32–0,38), còn huyện Bù Đốp và Bù Gia Mập hứng chịu trước BĐKH vừa (E trung 
bình từ 0,41–0,43). Trong khi đó, tiềm năng kinh tế xã hội có mức nhạy cảm với BĐKH thấp, 
trong đó thấp nhất là huyện Lộc Ninh và Bù Gia Mập, các huyện thành còn lại có mức độ 
nhạy cảm thấp. Tuy nhiên vì mức độ hứng chịu trước thiên tai của huyện Lộc Ninh và Bù 
Gia Mập là mức vừa, kết hợp khả năng thích ứng tương đối thấp do vậy mức độ tổn thương 
là cao trên 0,70. 
– Bốn huyện gồm Bù Đốp, Bù Gia Mập, Hớn Quản và Phú Riềng chịu tác động do 
BĐKH đến tiềm năng khai thác khoáng sản cao nhất trong các huyện thị, ở mức cao trong 
thang thứ 3 (theo thang đánh giá), ở tất cả các kịch bản đều màu cam. Riêng huyện Bù Gia 
Mập lên đến mức đỏ là phải cẩn trọng nhất bởi mức tác động do BĐKH, khu vực khai thác 
khoáng sản phải được xem xét kỹ lưỡng, các loại đất cũng cần được kiểm tra do mưa lớn, 
hạn hán và ngập sẽ ảnh hưởng lớn. Do vậy các huyện này phải phải đánh giá lại tiềm năng 
có nên khai thác thêm hay không, và khi khai thác cần cận trọng trong đánh giá khai thác tài 
nguyên trong tương lai. Chính vì thế, khai thác quá mức đặc biệt là rừng, bazan: những loại 
nhạy cảm do mưa, ngập sẽ khiến mức độ nhạy cảm tăng và như vậy sự tác động là rất lớn, 
ngoài ra huyện Phú Riềng và huyện Hớn Quản tập trung nhiều công ty, mỏ khai thác khoáng 
sản nên đặc biệt phải lưu tâm sự tác động. 
– Các huyện, thị còn lại của tỉnh Bình Phước có mức độ tác động do BĐKH đến tiềm 
năng khai thác khoáng sản cũng đáng quan tâm, vì dao động từ 0,42–0,51. Những huyện thị 
này tập trung nhiều mỏ khai thác lớn, gần như tập trung ở các huyện như Bù Đăng, Lộc Ninh, 
Chơn Thành. Do vậy cần cẩn trọng và các biện pháp và quy hoạch đáng lưu ý. 
– Đến cuối thế kỷ, phạm vi tác động rộng không thay đổi, và mức độ tác động cao từ 
0,36–0,59. Trong đó, 4/11 huyện thị luôn bị mức tổn thương cao là Bù Gia Mập, Bù Đốp, 
Phú Riềng, Hớn Quản. TP. Đồng Xoài vẫn là thành phố chịu mức độ tổn thương thấp nhất từ 
0,35–0,38, ở kịch bản này TX. Bình Long có mức tác động giảm xuống so với các huyện 
khác. 
Những khu vực tiềm năng khai thác khoáng sản là Phú Riềng, Hớn Quản, Bù Đăng cần 
đáng lưu tâm nhất, nơi đây tập trung các mỏ Laterit, sét gạch ngói, cát, Andesit, đất san lấp 
và nhiều công ty khai thác khoáng sản tập trung ở đây. Nhưng những tài nguyên khoáng sản, 
các mỏ khai thác dễ bị tổn thương với các yếu tố BĐKH. Nhiệt độ cao, khô hạn sẽ làm nghiêm 
trọng hơn các vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh, các trận mưa lớn, ngập dễ phá hủy các các loại 
khoáng sản, nguy hiểm cho các mỏ đang khai thác. 
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: L.H.N., P.T.L.; Lựa chọn phương 
pháp nghiên cứu: L.H.N., P.T.L., T.T.H.; Xử lý số liệu: N.V.T., H.C.T.; Tính toán: N.V.T., 
H.C.T.; Phân tích kết quả: L.H.N., N.V.T., H.C.T.; Viết bản thảo bài báo: L.H.N., N.V.T., 
H.C.T.; Chỉnh sửa bài báo: H.C.T. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ của đề tài nghiên cứu khoa học 
cấp Tỉnh là đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến biến động diện tích và cơ cấu sử 
dụng đất, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng khai thác các loại tài nguyên khoáng 
sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 68 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể 
tác giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; 
không có sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Hướng dẫn Đánh giá tác động 
của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. NXB Tài nguyên–Môi 
trường và Bản đồ Việt Nam, 2011. 
2. IPCC. Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of 
Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel 
on Climate Change. Parry, M.L.; Canziani, O.F.; Palutikof, J.P.; van der Linden, P.J.; 
Hanson, C.E. (Eds.) Cambridge University Press, Cambridge, UK, 2007, pp. 976. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho 
Việt Nam, 2012. 
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho 
Việt Nam, 2016. 
5. Hoàng, T.T. Đánh giá hiện trạng ngập lụt và xác định kịch bản biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng cho TP. Hồ Chí Minh. Dự án: Việt Nam xây dựng Thông báo Quốc 
Gia lần thứ ba cho Công ước khí hậu, 2017. 
6. Long, P.T. Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo xâm nhập mặn theocác kịch 
bản biến đổi khí hậu cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án: Việt Nam xây 
dựng Thông báo Quốc Gia lần thứ ba cho Công ước khí hậu, 2017. 
7. Thủy, T.T.T.; Thăng, V.V.; Quyền, N.H.; Hiệu, N.T.; Hiền, T.D.; Thanh, L.H. Xây 
dựng bản đồ phân bố cấp độ tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch, thăm dò, 
khai thác, chế biến và sử dụng các khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam. Tạp chí Khí tượng 
Thủy văn 2020, 720, 23–31. 
8. Khắc, H.N.; Hải, T.T.T. Tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến vùng 
nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tạp chí Khí tượng 
Thủy văn 2020, 715, 68–77. https://doi.org/10.36335/VNJHM.2020(715).68–77. 
9. Khiêm, M.V. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tại TP. Hồ Chí 
Minh và đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án: Việt Nam xây 
dựng Thông báo Quốc Gia lần thứ ba cho Công ước khí hậu, 2017. 
10. Phùng, N.K.; Tâm, L.V. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên, con 
người và kinh tế–xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 2011. 
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông báo Quốc Gia lần thứ hai cho Công ước khung 
của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 2010. 
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông báo Quốc Gia lần thứ ba cho Công ước khung 
của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 2018. 
13. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bình Phước: https://binhphuoc.gov.vn/. 
14. Allison, P.D. Fixed Effects Regression Models. Library in the United States of 
America. SAGE Publications Asia–Pacific Pte. Ltd, 2009. 
15. Thục, T.; Tường, L.N.; Thắng, N.V.; Thái, T.H. Thích ứng với biến đổi khí hậu và 
phát triển bền vững. Báo cáo hội thảo Tham vấn quốc gia về chương trình mục tiêu 
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, 2008, 4–12. 
16. Thục, T.; Hương, T.T.T.; Thắng, N.V.; Nhuận, M.T.; Trí, L.Q.; Thành, L.Đ.; Hương, 
H.T.L.; Sơn, V.T.; Thuận, N.T.H. và Tường, L.N. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về 
Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi 
khí hậu. NXB Tài nguyên–Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2015. 
17. Nam, L.H.; Tín, N.V.; Toàn, H.C.; Hoàng, T.T.; Long, P.T. Đánh giá xu thế và xây 
dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Bình Phước. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 
2020, 717, 32–43. https://doi.org/10.36335/VNJHM.2020(717).32–43. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 726, 57-69; doi:10.36335/VNJHM.2021(726).57-69 69 
18. Thắng, N.V.; Hiệu, N.T.; Thục, T. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. NXB 
Khoa học Công nghệ, Hà Nội, 2011. 
19. Thủy, T.T.; Thục, T.; Hương, H.T.L. Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với đa thiên 
tai ở ven biển Trung Trung Bộ. Tạp chí Khí tiợng Thủy văn 2020, 718, 72-84. 
Assess the impact of climate change on the mineral exploitation 
potential of Binh Phuoc Province 
Le Hoai Nam1, Ho Cong Toan2, Pham Thanh Long2 
1 Southern Center for Enviromental Monitoring; lhnammt@gmail.com; 
2 Sub–Institute of Hydrometeogology and Climate change; hocongtoanhdh@gmail.com; 
longpham.sihymete@gmail.com 
Abstract: The study provides analysis and assessment results of climate change (CC) 
impacts on mineral exploitation potentials in Binh Phuoc Province. To perform the study 
evaluation inherited the results of constructing the scenarios of temperature, rainfall, 
drought and inundation under the scenario of CC and sea level rise (SLR) in 2016 of the 
Ministry of Natural Resources and Environment and the set of indicators. The assessment 
is developed according to the guidance of the Intergovernmental Panel on Climate Change 
(IPCC) in 2007. On that basis, the results on the level of impacts and effects of CC on the 
mineral exploitation area in the province. Binh Phuoc is assessed to each district and region, 
specifically: the mining areas in Dong Xoai city (Dong Xoai city) suffer the lowest impact 
from 0.36–0.38; Bu Gia Map district has a high level of impacts from climate change on the 
mining area, with an impact index of about 0.60. The remaining provinces of Binh Phuoc 
province have mining potentials that are affected moderately with the impact index of 0.43–
0.53 under the influence of CC. Although the article only shows the extent of the impact of 
CC, not to mention other indicators, the research results have contributed to providing 
information for Binh Phuoc Province, serving the planning of areas exploiting the worms. 
in the context of CC. 
Keywords: Impact of Climate change; Mineral. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_den_tiem_nang_khai_th.pdf