Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật

Đặt vấn đề: Suy tim cấp hậu phẫu thường yên lặng và không điển hình. Suy tim cấp hậu phẫu là

một trong những biến chứng và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giai đoạn chu phẫu, nhưng

điều này chưa được quan tâm đúng mức.

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy tim cấp hậu phẫu và các yếu tố liên quan đến suy tim cấp

hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Nghiên cứu 76 bệnh nhân hậu

phẫu hệ tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương từ tháng 10/2012 – 05/2013. Tất cả bệnh

nhân được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm tiền phẫu, bao gồm BNP. Trong giai đoạn hậu

phẫu (24 giờ sau phẫu thuật) bệnh nhân được khám lâm sàng và làm lại xét nghiệm BNP. Dựa vào các

triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng (BNP, siêu âm tim, XQ phổi) để chẩn đoán suy tim cấp hậu phẫu.

Kết quả: Tỉ lệ các bệnh nhân bị suy tim cấp hậu phẫu 32,9%. Suy tim cấp hậu phẫu ở nhóm phẫu

thuật cấp cứu/chương trình 18/7 (p = 0,004), phẫu thuật mở/phẫu thuật nội soi 9/16 (p = 0,013), thể

tích dịch trung bình chu phẫu 4532 ± 274,6 ml (p = 0,036), tốc độ dịch truyền trung bình trong thời

gian phẫu thuật 13,7 ± 6,4 ml/phút (p < 0,005), rối loạn nhịp/không rối loạn nhịp 10/15 (p = 0,034),

thiếu máu cơ tim/không thiếu máu cơ tim 8/17 (p = 0,016), bệnh thận mạn/không bệnh thận mạn 18/7

(p < 0,0001).

Kết luận: Tần suất suy tim cấp hậu phẫu ở người cao tuổi tương đối cao. Các yếu tố liên quan đến

suy tim cấp là phương pháp phẫu thuật, loại phẫu thuật, dịch truyền 24 giờ chu phẫu, tốc độ dịch

truyền trong phẫu thuật, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp nhanh, bệnh thận mạn.

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 1

Trang 1

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 2

Trang 2

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 3

Trang 3

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 4

Trang 4

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 5

Trang 5

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 10460
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật

Đánh giá suy tim cấp người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa – gan mật
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 557
ĐÁNH GIÁ SUY TIM CẤP NGƯỜI CAO TUỔI  
HẬU PHẪU HỆ TIÊU HÓA – GAN MẬT 
Võ Kim Tuyến*, Đinh Hiếu Nhân**, Nguyễn Văn Tân*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Suy tim cấp hậu phẫu thường yên lặng và không điển hình. Suy tim cấp hậu phẫu là 
một trong những biến chứng và nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giai đoạn chu phẫu, nhưng 
điều này chưa được quan tâm đúng mức.  
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ suy tim cấp hậu phẫu và các yếu tố liên quan đến suy tim cấp 
hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Nghiên cứu 76 bệnh nhân hậu 
phẫu hệ tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương từ tháng 10/2012 – 05/2013. Tất cả bệnh 
nhân được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm tiền phẫu, bao gồm BNP. Trong giai đoạn hậu 
phẫu (24 giờ sau phẫu thuật) bệnh nhân được khám lâm sàng và làm lại xét nghiệm BNP. Dựa vào các 
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng (BNP, siêu âm tim, XQ phổi) để chẩn đoán suy tim cấp hậu phẫu.  
Kết quả: Tỉ lệ các bệnh nhân bị suy tim cấp hậu phẫu 32,9%. Suy tim cấp hậu phẫu ở nhóm phẫu 
thuật cấp cứu/chương trình 18/7 (p = 0,004), phẫu thuật mở/phẫu thuật nội soi 9/16 (p = 0,013), thể 
tích dịch trung bình chu phẫu 4532 ± 274,6 ml (p = 0,036), tốc độ dịch truyền trung bình trong thời 
gian phẫu thuật 13,7 ± 6,4 ml/phút (p < 0,005), rối loạn nhịp/không rối loạn nhịp 10/15 (p = 0,034), 
thiếu máu cơ tim/không thiếu máu cơ tim 8/17 (p = 0,016), bệnh thận mạn/không bệnh thận mạn 18/7 
(p < 0,0001). 
Kết luận: Tần suất suy tim cấp hậu phẫu ở người cao tuổi tương đối cao. Các yếu tố liên quan đến 
suy  tim cấp  là phương pháp phẫu  thuật,  loại phẫu  thuật, dịch  truyền 24 giờ chu phẫu,  tốc độ dịch 
truyền trong phẫu thuật, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp nhanh, bệnh thận mạn. 
Từ khóa: Suy tim cấp, hậu phẫu, phẫu thuật hệ tiêu hóa‐gan mật, cao tuổi 
ABSTRACT 
EVALUATION OF POSTOPERATIVE ACUTE HEART FAILURE IN THE ELDERLY  
AFTER DISGESTIVE – HEPATOBILIARY SURGERY 
Vo Kim Tuyen, Dinh Hieu Nhan, Nguyen Van Tan 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 557 ‐ 562 
Background: The postoperative acute heart failure is quiet and atypical. They are one of the complication 
and the leading death cause in the perioperation period, but anyone is not enough to concern with postoperative 
acute heart failure. 
Objectives:  To  determine  the  rate  of  acute  postoperative  heart  failure  in  the  elderly  after  billary  – 
digestive surgery and the relation factors of acute postoperative heart failure in the elderly after digestive – 
hepatobiliary surgery. 
* Khoa HSTC‐CĐ Bệnh viên Cấp Cứu Trưng Vương, TP. Hồ Chí Minh. ** Bộ Môn Nội, ĐHYD TP.HCM  
*** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP.HCM 
Tác giả liên lạc: ThS. Võ Kim Tuyến   ĐT: 0918171222.     Email: vokim_t@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 558
Methods:  Designed  as  case  series  study.  In  this  case  study,  seventy  six  postoperative  digestive  – 
hepatobiliary patients. Patients were practiced, preoperative BNP  testing.  In  twenty  four hours postoperative, 
patients are examined clinical and done BNP  testing. Critical diagnosis of postoperative acute heart  failure as 
signs, BNP testing, echocardiography, X – ray chest. 
Results: The prevalence of acute postoperative heart failure was 32.9%. Postoperative acute heart failure of 
emergency surgery/elective surgery was 18/7 (p = 0.004), endoscopy surgery/open surgery was 9/16 (p = 0.013), 
perioperative mean fluid was 4532 ± 274.6 milliliters (p = 0.036), intraoperative mean fluid speed was 13.7 ± 6.6 
milliliters  per  seconds  (p  <  0.005),  tachycardia/nontachycardia  was  10/15  (p  =0.034),  chronic  renal 
disease/nonchronic renal disease was 18/7 (p < 0.0001), ischemia/nonischemia was 8/17 (p = 0.016). 
Conclusions: Acute heart  failure  incidence was high. The postoperative acute heart  failure  in elderly had 
relation factors as: chronic renal disease, ischemia, arrhythmia, surgery types, surgery methods, infusion rate of 
intraoperative and perioperative fluid.  
Key words: acute heart failure, postoperative, digestive – hepatobiliary surgery, elderly. 
MỞ ĐẦU 
Dân  số  thế  giới  ngày  càng  tăng,  số  lượng 
người  cao  tuổi  cũng  tăng  theo.  Ước  tính  hằng 
năm số người cao tuổi phải chịu phẫu thuật tăng 
từ 6 triệu lên 12 triệu trong 30 năm tới(2). Bốn loại 
phẫu thuật thường gặp ở người cao tuổi là phẫu 
thuật vùng bụng, mạch máu,  chỉnh hình,  lồng 
ngực. Một phần tư các  loại phẫu thuật này  liên 
quan  đến  các  biến  cố  tim mạch(5).  Biến  cố  tim 
mạch  là biến  chứng và  tử vong hàng  đầu  chu 
phẫu, các biến cố này thường gặp trong những 
ngày đầu của hậu phẫu và giảm dần khi số ngày 
hậu phẫu tăng. Một trong các biến cố tim mạch 
đó là suy tim cấp hậu phẫu, tỉ lệ suy ... ững bệnh nhân suy  tim mạn, quá  tải 
tuần hoàn, choáng nhiễm trùng, phẫu thuật cấp 
cứu,  loại  phẫu  thuật,  tình  trạng  dinh  dưỡng, 
thuyên tắc khí, thuyên tắc mỡ(10,11). 
Ngoài  ra  các  triệu  chứng  suy  tim  cấp  ở 
người cao tuổi không điển hình, đồng thời trong 
thời gian hậu phẫu vẫn còn tác dụng của thuốc 
gây mê, nên dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán chậm trễ 
làm cho công việc điều trị gặp nhiều khó khăn, 
mặc dù  cuộc phẫu  thuật  thành  công. Tỉ  lệ  suy 
tim cấp ở người cao tuổi phẫu thuật hệ tiêu hóa 
gan mật  là  bao  nhiêu? Và  chúng  tôi  chưa  ghi 
nhận  báo  cáo  suy  tim  cấp  người  cao  tuổi  hậu 
phẫu hệ  tiêu hóa gan mật. Do đó mục  tiêu của 
nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ suy tim cấp 
ở người cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật 
và các yếu  tố  liên quan đến suy  tim cấp người 
cao tuổi hậu phẫu hệ tiêu hóa gan mật. Nghiên 
cứu  này  nhằm  phát  hiện  sớm  các  yếu  tố  liên 
quan  đến  suy  tim  cấp  hậu  phẫu  và  từ  đó  có 
những biện pháp để hạn chế xảy ra hay hỗ  trợ 
cho điều trị có hiệu quả hơn trong phẫu thuật và 
suy tim. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
76 người  cao  tuổi  được phẫu  thuật hệ  tiêu 
hóa  gan  mật  tại  Bệnh  viện  Cấp  Cứu  Trưng 
Vương từ tháng 10/2012 – 05/2013. 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả hàng loạt ca. 
Phương pháp nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, 
làm  các  xét  nghiệm  tiền  phẫu,  bao  gồm  BNP. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 559
Trong giai đoạn hậu phẫu (24 giờ sau phẫu thuật) 
bệnh  nhân  được  khám  lâm  sàng  và  làm  lại  xét 
nghiệm BNP. Dựa vào các  triệu chứng  lâm sàng, 
cận lâm sàng (BNP, siêu âm tim, XQ phổi) để chẩn 
đoán suy tim cấp hậu phẫu.  
Các biến số nghiên cứu 
Biến định  tính có 2 giá  trị: giới  (nam, nữ), 
loại  phẫu  thuật  (cấp  cứu,  chương  trình), 
phương pháp phẫu thuật (nội soi, mở); hoặc có 
2  giá  trị  có  hoặc  không  như:  rối  loạn  nhịp 
nhanh  (trên  ECG  hoặc monitor:  nhịp  nhanh 
xoang, rung nhĩ, nhịp nhanh  thất, nhanh kịch 
phát  trên  thất),  thiếu máu  cơ  tim  trên  ECG 
(ECG biểu hiện đoạn ST chênh lên ngang hoặc 
chênh  xuống  0,1mV  hoặc  đoạn  ST  chênh  lên 
0,1mV không có sóng Q), thiếu máu (theo tiêu 
chuẩn WHO khi nữ có HGB <12 g/dl và nam 
có  HGB  <13  g/dl),  đái  tháo  đường  (theo 
khuyến  cáo hiệp hội  đái  tháo  đường  của Mỹ 
2010),  bệnh  thận  mạn  (độ  lọc  cầu  thận  <60 
ml/phút/1,73m2 trong 3 tháng. Biến định lượng 
gồm:  tuổi,  thể  tích dịch  truyền  chu phẫu,  tốc 
độ dịch truyền trong phẫu thuật, nồng độ BNP 
trước và sau phẫu thuật. 
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp người 
cao tuổi hậu phẫu(1,7,9,11). Khó thở cần thở oxy 
hoặc  thở máy và  ran phổi, phù ngoại biên 
hoặc nhịp ngựa phi T3 và bóng  tim  to  trên 
XQ  ngực  hoặc  siêu  âm  tim  có  phân  suất 
tống  máu  giảm,  rối  loạn  chức  năng  tâm 
trương  thất  trái,  phì  đại  thất  trái  hoặc  lớn 
nhĩ  trái và BNP >100pg/ml  (BNP  tăng có ý 
nghĩa khi BNP sau tăng hơn 70% giá trị BNP 
trước)  
Tiêu chuẩn loại trừ 
Không có  sự đồng ý của bệnh nhân và gia 
đình người bệnh. 
Các số  liệu  được nhập và xử  lý bằng phần 
mềm SPSS 16.0 và Microsoft Excel. Sự khác biệt 
được  xem  là  có  ý  nghĩa  thống  kê  khi  giá  trị 
p<0,05. 
KẾT QUẢ 
Trong  khoảng  thời  gian  từ  tháng  10/2012 
đến  tháng  05/2013,  tại  Bệnh  viện  Cấp  Cứu 
Trưng Vương, chúng tôi thu thập được 76 bệnh 
nhân cao tuổi phẫu thuật hệ tiêu hóa ‐ gan mật 
trong đó  tỉ  lệ nam nữ  trong nghiên cứu  là như 
nhau, tuổi phẫu thuật trung bình 72,8 ± 8,6; tuổi 
phẫu  thuật  cao nhất  là 95. Các kết quả nghiên 
cứu được trình bày như sau:  
Bảng 1. Tỉ lệ suy tim hậu phẫu 
Suy tim Tần suất (n) Tỉ lệ (%) 
Có 25 32,9 
Không 51 67,1 
Tổng cộng 76 100 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 32,9% bệnh 
nhân bị suy tim cấp trong giai đoạn hậu phẫu. 
Bảng 2. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và loại phẫu thuật 
 Loại phẫu thuật Cấp cứu Chương trình 
p = 0,004 Không suy tim 19 ca (51,4%) 32 ca (82,1%)
Suy tim 18 ca (48,6%) 7 ca (17,9%) 
Tổng cộng 37 ca (100%) 39 ca (100%) 
Những  bệnh  trong  nhóm  phẫu  thuật  cấp 
cứu có  tỉ  lệ suy  tim cấp nhiều hơn nhóm phẫu 
thuật chương trình (48,6% so với 17,9%). Sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê với p =0,004. 
Bảng 3. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và phương pháp phẫu thuật 
 Phương pháp phẫu thuật 
Mở Nội soi 
p = 0,013 Không suy tim 6 ca (40%) 45 ca (73,8%)
Suy tim 9 ca (60%) 16 ca (26,2%)
Tổng cộng 15 ca (100%) 51 ca (100%) 
Những bệnh nhân  trong nhóm phẫu  thuật 
mở bị suy  tim nhiều hơn nhóm phẫu  thuật nọi 
soi  (60%  so  với  26,2%).  Sự  khác  biệt  này  có  ý 
nghĩa thống kê với p = 0,013. 
Bảng 4. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và dịch truyền 24 giờ chu phẫu 
Suy 
tim 
Thể tích dịch truyền 24 giờ chu phẫu 
(trước, trong và sau phẫu thuật) (ml) 
p=0,036
Trung bình ±SD Tối thiểu Tối đa
Có 4532 274,6 1700 7200 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 560
Không 3860 174,6 1500 7300 
Những  bệnh  nhân  có  thể  tích  dịch  truyền 
trong 24 giờ chu phẫu nhiều  thì bị suy  tim cấp 
nhiều hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p = 0,036. 
Bảng 5. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và tốc độ dịch truyền trong phẫu thuật 
Suy 
tim 
Tốc độ dịch truyền trong phẫu thuật 
(ml/phút) 
p < 
0,005 Trung bình ±SD Tối thiểu Tối đa
Có 13,7 6,4 5,7 30 
Không 8,8 4,9 0 20 
 Những bệnh nhân  tốc độ dịch  truyền càng 
nhanh thì bị suy tim cấp nhiều hơn. Sự khác biệt 
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,005. 
Bảng 6. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và rối loạn nhịp nhanh 
Rối loạn nhịp nhanh 
p = 0,034 
Không Có 
Không suy tim 42 ca (73,3%) 9 ca (47,7%) 
Suy tim 15 ca (26,3%) 10 ca (52,6%) 
Tổng cộng 57 ca (100%) 19 ca (100%) 
Những  bệnh  nhân  bị  rối  loạn  nhịp  tim 
nhanh thì bị suy tim cấp nhiều hơn (52,6% so với 
26,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 
p = 0,034. 
Bảng 7. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và thiếu máu cơ tim 
 Không TMCT TMCT 
p = 0,016Không suy tim 46 ca (73%) 5 ca (38,5%) 
Suy tim 17 ca (27%) 8 ca (61,5%) 
Tổng cộng 63 ca (100%) 38 ca (100%) 
Những bệnh nhân  có  tình  trạng  thiếu máu 
cơ  tim bị  suy  tim  cấp nhiều hơn  (61,5%  so với 
27%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 
p=0,016. 
Bảng 8. Mối liên quan tình trạng suy tim cấp hậu 
phẫu và bệnh thận mạn 
 Không bệnh thận mạn 
Bệnh thận 
mạn 
p<0,0001Không suy tim 37 ca (84,1%) 12 ca (40%) 
Suy tim 7 ca (15,9%) 18 ca (60%) 
Tổng cộng 44 ca (100%) 30 ca (100%)
Những bệnh nhân  có  tình  trạng bệnh  thận 
mạn  thì bị  suy  tim  cấp nhiều hơn  (60%  so với 
15,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,0001. 
BÀN LUẬN 
Trong 76 bệnh nhân cao tuổi phẫu thuật hệ 
tiêu  hóa  gan mật  được  theo  dõi  trong  7  ngày 
đầu hậu phẫu,  có  25  ca  xuất hiện  suy  tim  cấp 
hậu phẫu  chiếm  tỉ  lệ 32,9%. Trong 24 – 48 giờ 
đầu của hậu phẫu chúng tôi nhận thấy có 24 ca 
xuất hiện suy tim cấp hậu phẫu và 1 ca xuất hiện 
vào ngày  thứ 7 của hậu phẫu. Y văn cũng cho 
rằng  suy  tim  cấp  hậu  phẫu  thường  xuất  hiện 
trong  tuần  đầu  của  hậu  phẫu,  nhiều  nhất  là 
trong ngày đầu tiên của hậu phẫu. 
Tuổi  càng  cao  thì  tỉ  lệ  suy  tim  cấp  càng 
nhiều, tình trạng suy tim cấp hậu phẫu tăng dần 
theo  tuổi  (nhóm  tuổi  từ  60‐69,  70‐79,  80‐89  và 
tuổi > 90 tỉ lệ xuất hiện suy tim 7/29, 7/28, 7/14, 
4/5). Những ca phẫu thuật cấp cứu thì tăng tỉ lệ 
suy  tim cấp hậu phẫu, suy  tim cấp phẫu  thuật 
cấp cứu/chương  trình  là 18/7. Tỉ  lệ suy  tim cấp 
hậu phẫu của bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu là 
48,6%. Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân phải phẫu 
thuật ngay nếu không sẽ làm có bệnh nặng hơn 
hoặc  ảnh  hưởng  đến  tử  vong. Mangano  cũng 
ghi nhận những ca phẫu thuật cấp cứu tăng biến 
cố tim mạch hậu phẫu lên 2 – 5 lần so với bệnh 
nhân  phẫu  thuật  chương  trình.  Thomas  HL 
cũng có kết quả tương tự, tỉ lệ biến cố tim mạch 
hậu phẫu  ở nhóm phẫu  thuật  cấp  cứu  là 50%. 
Theo phân tầng biến cố tim mạch hậu phẫu theo 
ACC/AHA  thì  hơn ½  bệnh  nhân  trong  nhóm 
nghiên cứu  thuộc phân  tầng nguy cơ cao  (biến 
cố tim mạch hậu phẫu > 5%) là những người cao 
tuổi phẫu thuật cấp cứu(2). 
Phẫu thuật mở/phẫu nội soi 9/16, phẫu thuật 
nội  soi  thời gian phẫu  thuật kéo dài nên  cũng 
góp  phần  gây  suy  tim  cấp  hậu  phẫu  vì  bệnh 
nhân phải truyền dịch nhiều khi phẫu thuật kéo 
dài. Dịch  truyền  trung bình  chu phẫu  ở nhóm 
suy tim cấp hậu phẫu 4532 ± 274,6 ml/phút, dịch 
bù mục  tiêu  ở  nhóm  người  cao  tuổi  có  phẫu 
thuật  hoặc  không  phẫu  thuật  đều  như  nhau, 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 561
lượng  dịch  truyền  ở  người  cao  tuổi  trên  3  lít 
trong 24 giờ giảm chức năng  tim phổi  từ 5‐7%. 
Tốc  độ  dịch  truyền  trong  phẫu  thuật  ở  nhóm 
bệnh  nhân  suy  tim  cấp  hậu  phẫu  13,7  ±  6,4 
ml/phút  (tốc  độ  dịch  truyền  từ  11‐25ml/phút). 
Người cao tuổi có hơn ½ người có suy tim phân 
suất  tống  máu  bảo  tồn,  đồng  thời  40%  bệnh 
nhân có bệnh thận mạn, độ lọc cầu thận giảm thì 
khả năng  đào  thải dịch  truyền  vào  cũng  giảm 
nên khi truyền dịch với  lượng nhiều  trong  thời 
gian  chu  phẫu  hay  dịch  tốc  độ  truyền  dịch 
nhanh trong phẫu thuật thì dễ gây quá tải dịch 
làm tăng công cho cơ tim. Mặc dù những bệnh 
nhân phẫu thuật cấp cứu không được đánh giá 
tiền phẫu bằng siêu âm tim nhưng tỉ lệ suy tim 
có phân  suất  tống máu  bảo  tồn  cũng  cao  hơn 
50% số người cao tuổi, vì vậy với lượng dịch bù 
nhiều và nhanh thì có thể đẩy thúc đẩy cho suy 
tim dễ xảy ra(11). 
Đánh giá tiền phẫu là một công việc thật sự 
quan trong và tối cần thiết cho bệnh nhân phẫu 
thuật, nhưng không phải  tất  cả  các bệnh nhân 
đều có thời gian thực hiện công đoạn này, chuẩn 
bị tiền phẫu tốt thì công tác hậu phẫu đỡ vất vả 
cho  công  tác  điều  trị  của  các bác  sĩ hậu phẫu. 
Những bệnh nhân vào phẫu thuật với tình trạng 
cấp cứu nên không có thời gian thực hiện đánh 
giá tiền phẫu và chuẩn bị điều chỉnh cho những 
rối  loạn  xảy  ra.  Suy  tim  cấp hậu phẫu  ở bệnh 
nhân có rối  loạn nhịp nhanh/không có rối  loạn 
nhịp  15/10,  suy  tim  cấp  ở nhóm  thiếu máu  cơ 
tim/không  thiếu máu cơ  tim 17/8. Những bệnh 
nhân  này  phải  chịu  phẫu  thuật  cấp  cứu  nên 
không  được  chuẩn  bị  tiền  phẫu  tốt  và  không 
được  điều  chỉnh  tiền phẫu như  điều  chỉnh  rối 
loạn nhịp và điều trị thiếu máu cơ tim nên góp 
phần  làm  tăng  công  cho  cơ  tim  hơn. Rối  loạn 
nhịp và  thiếu máu  cơ  tim  là nguyên nhân gây 
suy  tim cấp hậu phẫu  được y văn  đề  cập  đến. 
Mặc dù đánh giá thiếu máu cơ tim chỉ dựa đơn 
thuần vào  điện  tâm  đồ  cũng không hoàn  toàn 
chính  xác,  nhưng  đối  với  những  bệnh  nhân 
phẫu  thuật  cấp  cứu  thì  góp  phần  không  nhỏ 
trong  phẫu  thuật  lẫn  điều  trị  hậu  phẫu. Nên 
những bệnh nhân có  thiếu máu cơ  tim hay  rối 
loạn nhịp trước phẫu thuật thì chúng ta vô cũng 
thận  trọng ở nhóm bệnh nhân này dễ dẫn đến 
suy tim cấp hậu phẫu(10). 
Bệnh  thận mạn  làm  tăng  biến  chứng  chu 
phẫu như: suy tim, nhiễm trùng hậu phẫu. Tỉ lệ 
suy  tim  ở  những  bệnh  nhân  có  bệnh  thận 
mạn/không  bệnh  thận mạn  18/7,  trong  nghiên 
cứu cũng cho  thấy những bệnh nhân có độ  lọc 
cầu thận càng thấp thì khả năng xảy ra suy tim 
cấp hậu phẫu càng nhiều như: bệnh nhân có độ 
lọc cầu  thận < 30ml/phút/1,73m2  tỉ  lệ suy  tim ở 
bệnh nhân này 4/5, những bệnh nhân có độ lọc 
cầu  thận  từ  30‐60ml/phút/1,73 m2  tỉ  lệ  suy  tim 
cấp hậu phẫu 13/24. Bệnh nhân có độ  lọc càng 
thấp  càng dễ xuất hiện  suy  tim  cấp hậu phẫu. 
Có thể lý giải ở những bệnh nhân có bệnh thận 
mạn tính, khi truyền một lượng dịch nhiều trong 
thời  gian  chu  phẫu  hay  tốc  độ  truyền  dịch 
nhanh trong thời gian phẫu thuật góp phần làm 
tăng tình trạng quá tải dịch nên cơ tim phải làm 
việc  nhiều.  Đồng  thời  y  văn  cũng  ghi  nhận 
những bệnh nhân  có bệnh  thận mạn  làm  tăng 
những biến cố  tim mạch hậu phẫu  lên 2‐5  lần. 
Nên vấn đề truyền dịch cũng cần thận trọng trên 
những bệnh nhân người cao tuổi có 50% suy tim 
có phân  suất  tống máu bảo  tồn và  đi kèm với 
bệnh thận mạn(6). 
KẾT LUẬN 
Tần suất suy tim cấp hậu phẫu ở người 
cao tuổi tương đối cao. Các yếu tố liên quan 
đến suy tim cấp hậu phẫu  là phương pháp 
phẫu  thuật,  loại phẫu  thuật, dịch  truyền 24 
giời  chu  phẫu,  tốc  độ  dịch  truyền  trong 
phẫu thuật, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp 
nhanh, bệnh thận mạn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Barry  AB,  Walter  JP  (2011).”Heart  failure  with  preserved 
ejection fraction: pathophysiology, diagnosis and treatment”. 
European Heart Journal, 32, pp.670‐679. 
2. Fleischer  LA,  et  al  (2007).”ACC/AHA  2007  guidelines  on 
perioperativecardiovascular  evaluation  and  care  for 
noncardiac surgery”. JACC 50(17), pp.159‐24. 
3. Holte K (2011).”Geriatric, obstetric, and pulmonary surgery”. 
Clinical  fluid  therapy  in  theperioperative  seting,  Cambridge 
university, pp.51‐55. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 562
4. John JVM, et al (2012).”ESC guidelines acute for the diagnosis 
and  treatment  of  acute  and  chronic  heart  failure  2012”. 
European Heart Journal, 33, pp.1787‐1847. 
5. Lisa M, Ronnie AR, et al  (2011).”Preoperative evaluation of 
the  older  surgery patient”. Principles and Practice of Geriatric 
Surgery Second Edition, pp.267‐288. 
6. Mathew  A,  et  al  (2008).”Chronic  kidney  disease  and 
postoperative mortality: a systematic review meta‐analysis”. 
Kidney International, 73, pp.1069‐1081. 
7. Michael WR  (2008).”Acute heart  failure syndromes  in  the 
elderly”.  Acute  Heart  Failure  editors  (Sringers)  London, 
pp.371‐377. 
8. Mueller C, et al  (2004).”Use of B‐type natriuretic peptide  in 
the evaluation and management of acute dyspnea”. N Engl J 
Med 350, pp.647‐54. 
9. Neal  LW,  et  al  (2010).”Acute  heart  failure  syndromes: 
Emergency  department  presentation,  treatment  and 
deposition: Current approaches and  future aim: A  scientific 
statement from the American Heart Association”. Circulation, 
122, pp.1975‐1996. 
10. Sandhya  ALD,  Mark  AN,  Walter  EP  (2011).”Common 
perioperative complications  in older patients”. Principles and 
Practice of Geriatric Surgery Second Edition, pp.361‐371. 
11. Todd  AW  and  Lee  AF  (2008).”Acute  heart  failure  in  the 
postoperative  period”.  Acute Heart  Failure  editors  (Springer) 
London, pp.323‐331.  
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_suy_tim_cap_nguoi_cao_tuoi_hau_phau_he_tieu_hoa_gan.pdf