Đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản và hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện của người cao tuổi phường Xuân Phương, thành phố Hà Nội năm 2017
Nghiên cứu này thực hiện năm 2017 tại xã Xuân
Phương, TP.Hà Nội nhằm đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt
động chức năng cơ bản (ADL) và hoạt động chức năng
sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện (IADL), từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao sức khỏe người cao tuổi (NCT)
trên địa bàn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt
ngang với cỡ mẫu là 1000 NCT đang sinh sống trên địa
bàn phường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 94,0% NCT
có khả năng độc lập trong một số hoạt động ADL bao gồm:
vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại
tiểu tiện tự chủ, ăn uống. Còn lại một tỷ lệ nhỏ đối tượng
cần trợ giúp hoặc phụ thuộc hoàn toàn (dưới 4,0%). Tỷ lệ
NCT xếp mức độ độc lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung
bình, hạn chế mức độ nặng về hoạt động ADL lần lượt là:
97,3%; 2,5%; 0,2%. Trên 82,0% đối tượng độc lập trong
các hoạt động IADL gồm: mua bán, giặt giũ quần áo, nấu
ăn, dọn dẹp nhà cửa, khả năng quản lý chi tiêu, sử dụng
thuốc (92,8%). Hoạt động sử dụng điện thoại, sử dụng
phương tiện giao thông mức độ độc lập thấp với tỷ lệ lần
lượt là 68,1%, 71,1% và mức độ phụ thuộc hoạt động hoàn
toàn chiếm tỷ lệ trên 21,0%. Tỷ lệ NCT xếp mức độ độc
lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung bình, hạn chế mức độ
nặng về hoạt động IADL lần lượt là: 83,3%; 11,6%; 5,1%.
Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về tuyên truyền
giáo dục chăm sóc sức khỏe NCT, các đối tượng ưu tiên
trong chăm sóc NCT trên địa bàn phường
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản và hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện của người cao tuổi phường Xuân Phương, thành phố Hà Nội năm 2017
SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn102 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này thực hiện năm 2017 tại xã Xuân Phương, TP.Hà Nội nhằm đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản (ADL) và hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện (IADL), từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao sức khỏe người cao tuổi (NCT) trên địa bàn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 1000 NCT đang sinh sống trên địa bàn phường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 94,0% NCT có khả năng độc lập trong một số hoạt động ADL bao gồm: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện tự chủ, ăn uống. Còn lại một tỷ lệ nhỏ đối tượng cần trợ giúp hoặc phụ thuộc hoàn toàn (dưới 4,0%). Tỷ lệ NCT xếp mức độ độc lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung bình, hạn chế mức độ nặng về hoạt động ADL lần lượt là: 97,3%; 2,5%; 0,2%. Trên 82,0% đối tượng độc lập trong các hoạt động IADL gồm: mua bán, giặt giũ quần áo, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, khả năng quản lý chi tiêu, sử dụng thuốc (92,8%). Hoạt động sử dụng điện thoại, sử dụng phương tiện giao thông mức độ độc lập thấp với tỷ lệ lần lượt là 68,1%, 71,1% và mức độ phụ thuộc hoạt động hoàn toàn chiếm tỷ lệ trên 21,0%. Tỷ lệ NCT xếp mức độ độc lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung bình, hạn chế mức độ nặng về hoạt động IADL lần lượt là: 83,3%; 11,6%; 5,1%. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về tuyên truyền giáo dục chăm sóc sức khỏe NCT, các đối tượng ưu tiên trong chăm sóc NCT trên địa bàn phường. Từ khóa: Người cao tuổi, hoạt động chức năng cơ bản, hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện. ABSTRACT: ASSESSMENT OF DEPENDENCY LEVEL OF ACTIVITIES OF DAILY LIVING AND INSTRUMENTAL ACTIVITIES OF DAILY LIVING AMONG THE ELDERLY IN XUAN PHUONG COMMUNE, HA NOI CITY IN 2017 This study was carried out in 2017 in Xuan Phuong commune, Hanoi, in order to evaluate the dependency level of activities of daily living (ADL) and instrumental activities of daily living (IADL) and propose some solutions to promote health among the elderly in commune. The study uses cross-sectional descriptive method with sample size of 1000 the elderlies living in the ward. Results of research has shown that over 94.0% of the elderly are capable of independence in some ADL activities, including: personal hygiene, dressing, toileting, moving, urination and autonomy, eating drink. There was a low proportion of the elderlies who need assistance or depend entirely (less than 4.0%). Proportion of the elderlies who have level of complete independence, medium level, and severity level of ADL activities were respectively 97.3%; 2.5% and 0.2%. Over 82.0% of the subjects are independent in the activities of living functions by means of means including: buying, selling, washing clothes, cooking, cleaning houses, managing expenses, using drugs (92.8%). The proportion of elderly using telephone and means of transport were lower with the respectively proportion of 68.1%, 71.1%. The level of dependence was totally accounting for over 21,0%. Proportion of the elderlies who have level of complete independence, medium level, and severity level of IADL acitvities was respectively 83.3%; 11.6% and 5.1%. The study provides some recommendations on solutions of information education and communication about the elderly healthcare and enhance health care acitivities for priority the elderlies in the ward. Key words: The elderly, activities of daily living, instrumental activities of daily living Ngày nhận bài: 10/02/2019 Ngày phản biện: 15/02/2019 Ngày duyệt đăng: 20/02/2019 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỤ THUỘC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG SINH HOẠT BẰNG DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI PHƯỜNG XUÂN PHƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2017 Nguyễn Mai Hường1 1. Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng - SĐT: 097405.6340 SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn 103 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội, tuổi thọ và sức khoẻ của NCT Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, theo quy luật tự nhiên, khi tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm, đặc biệt ở nhóm dân số cao tuổi nhất (80+ tuổi). Theo điều tra Quốc gia về NCT Việt Nam năm 2011 cho thấy hơn 60% NCT cho biết tình trạng sức khỏe là yếu hoặc rất yếu và cần được chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam mắc nhiều bệnh cùng một lúc (trung bình 1 NCT Việt Nam mắc 3 bệnh). Phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội có tổng số dân là 15.008 người, trong đó có 1.306 NCT chiếm tỷ lệ 9,67% dân số. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao sức khỏe phù hợp cho NCT trên địa bàn, nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt động ADL và hoạt động IADL. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: NCT đang sinh sống tại phường Xuân Phương (từ 60 tuổi trở lên). 2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ NCT của phường tham gia nghiên cứu. Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 1000 NCT. - Phương pháp thu thập số liệu: Điều tra viên tiến hành phỏng vấn NCT theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn sau khi được sự đồng ý tham gia của đối tượng. - Nhập và xử lý số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data 3.1 và được phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0. Số liệu được tổng hợp, phân tích và trình bày theo các phương pháp thống kê mô tả. - Thang đo đánh giá hoạt động chức năng cơ bản (ADL): Với mỗi một ý lựa chọn cho từng loại hoạt động sẽ cho 3 thang điểm là 0; 0,5 và 1. Tiến hành cộng điểm các lựa chọn câu hỏi từ 1 đến 6 và chia làm 3 mức: độc lập hoàn toàn (5-6 điểm); hạn chế hoạt động mức độ trung bình (thang điểm 3-4 điểm); hạn chế hoạt động mức độ nặng (1-2 điểm). - Thang đo đánh giá hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện (IADL). Với mỗi một ý lựa chọn cho từng loại hoạt động sẽ cho 2 thang điểm là 0 và 1. Tiến hành cộng điểm các lựa chọn câu hỏi từ 1 đến 8 và chia làm 3 mức độ: độc lập hoàn toàn (thang điểm 7-8 điểm); hạn chế hoạt động mức độ trung bình (thang điểm 4-6 điểm); hạn chế hoạt động mức độ nặng (thang điểm 1-3 điểm) III. MỘT SỐ KẾT QUẢ Tham gia khảo sát này có tổng số 1000 NCT đang sinh sống tại phường Xuân Phương, TP.Hà Nội. Trong đó, tuổi trung bình đối tượng tham gia khảo sát là 69,6 tuổi. Đối tượng tham gia khảo sát là nữ nhiều hơn nam (58,0%). 1. Mức độ phụ thuộc từng hoạt động chức năng cơ bản (ADL) của NCT Qua kết quả khảo sát, hầu hết NCT ở phường có khả năng độc lập trong một số hoạt động chức năng cơ bản bao gồm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh và di chuyển (trên 94,0%). Còn lại một tỷ lệ nhỏ đối tượng cần trợ giúp hoặc phụ thuộc hoàn toàn (dưới 4,0%). Biểu đồ 1. Mức độ phụ thuộc hoạt động vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh và di chuyển của NCT SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn104 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 Biểu đồ 2. Đánh giá nguy cơ phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản (ADL) của NCT Bảng 1. Mức độ phụ thuộc hoạt động ăn uống, đại tiểu tiện tự chủ của NCT STT Nội dung Số lượng % 1 Đại tiểu tiện tự chủ Tự chủ 949 96,8 Thỉnh thoảng có đại, tiểu tiện không tự chủ 22 2,2 Thường xuyên đại, tiểu tiện không tự chủ 9 0,9 Tổng số 980 100 2 Ăn uống Tự ăn, độc lập 942 95,7 Cần trợ giúp: cắt nhỏ thức ăn, hỗ trợ cho ăn 27 2,7 Phụ thuộc 15 1,5 Tổng số 984 100 Các hoạt động chức năng cơ bản khác như đại tiểu tiểu tiện tự chủ, ăn uống cũng tương tự như các chức năng trên, hầu hết ngươi cao tuổi có khả năng tự chủ, độc lập hoàn toàn (trên 95,0% đối tượng). Còn lại dưới 3,0% đối tượng phụ thuộc một phần hoặc phụ thuộc hoàn toàn (Bảng 2). Đánh giá nguy cơ phụ thuộc hoạt động ADL của NCT theo thang đo Hầu hết NCT ở phường được xếp vào mức độ độc lập hoàn toàn về hoạt động ADL (chiếm 97,3%). Còn lại chỉ có 2,5% NCT xếp loại còn hạn chế hoạt động mức độ trung bình và 0,2% đối tượng ở mức độ hạn chế hoạt động mức độ nặng. Phân theo một số đặc điểm nhân khẩu học mức độ phụ thuộc của hoạt động ADL của NCT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các đặc điểm nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn (p<0,05). Tỷ lệ đối tượng ở 3 mức phân loại mức độ phụ thuộc hoạt động ADL không có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ. Phân theo nhóm tuổi thì nhóm tuổi cao 80+ có tỷ lệ hạn chế hoạt động mức độ trung bình và hạn chế hoạt động mức độ nặng cao hơn nhóm tuổi còn lại lần lượt là 13,8% và 1,7%. SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn 105 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phân theo đặc điểm tình trạng hôn nhân thì đối tượng góa bụa có tỷ lệ độc lập hoàn toàn hoạt động ADL chiểm tỷ lệ thấp hơn các nhóm khác. Tỷ lệ NCT góa bụa bị hạn chế hoạt động mức độ trung bình là 4,8% trong khi các nhóm còn lại là dưới 2,5%. Tỷ lệ đối tượng có trình độ mù chữ độc lập hoàn toàn hoạt động ADL thấp hơn so với các nhóm trình độ còn lại (88,2%). 2. Đánh giá mức độ phụ thuộc các hoạt động IADL Mức độ phụ thuộc từng hoạt động IADL của NCT có sự khác nhau. 68,1% NCT tự sử dụng được điện thoại một cách dễ dàng. Tuy nhiên vẫn còn 21,9% đối tượng không sử dụng điện thoại. Hoạt động mua bán đa số NCT được hỏi đều có khả năng tự mua, bán được mọi thứ cần thiết (chiếm 86,0%). Còn lại gần 8,0% NCT có thể tự mua, bán những thứ lặt vặt và cần người giúp khi mua bán. Vẫn còn 6,1% đối tượng không có khả năng mua bán. Có 88,1% NCT có thể tự giặt được quần áo của bản thân, 8,2% đối tượng cần người khác giặt mọi thứ. Bảng 2. Mức độ phụ thuộc hoạt động sử dụng điện thoại, mua bán và giặt giũ quần áo của NCT STT Hoạt động Số lượng % 1 Sử dụng điện thoại Tự sử dụng điện thoại một cách dễ dàng 664 68,1 Gọi điện thoại những số đã biết 76 7,8 Biết cách trả lời nhưng không gọi được 21 2,2 Không sử dụng điện thoại 214 21,9 Tổng số 975 100,0 2 Mua bán Tự mua, bán được mọi thứ cần thiết 837 86,0 Có thể tự mua, bán những thứ lặt vặt 37 3,8 Cần người giúp khi mua bán 40 4,1 Không có khả năng mua bán 59 6,1 Tổng số 973 100,0 3 Giặt giũ quần áo Tự giặt quần áo của bản thân 855 88,1 Giặt đồ nhẹ như quần áo lót 36 3,7 Cần người khác giặt mọi thứ 80 8,2 Tổng số 971 100,0 NCT phần lớn tự lên được kế hoạch, chuẩn bị và tự ăn uống được (86,2%). Vẫn còn 5,2% đối tượng có thể nấu ăn nếu có người khác chuẩn bị và gần 7,0% đối tượng cần có người chuận bị đồ ăn và cho ăn. SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn106 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 Biểu đồ 3. Mức độ phụ thuộc hoạt động nấu ăn của NCT 82,9% NCT tự dọn dẹp được nhà cửa hoặc đôi khi cần có thể giúp đỡ những công việc nặng. Vẫn còn tỷ lệ nhỏ đối tượng chỉ làm được những việc nhẹ như rửa bát, dọn giường (7,3%) và không có khả năng tham gia vào bất kỳ công việc nhà nào (6,1%). Biểu đồ 4. Mức độ phụ thuộc hoạt động dọn dẹp nhà cửa của NCT Tỷ lệ NCT tự đi được các phương tiện giao thông là 71,1%, vẫn còn 26,0% đối tượng không tự đi được bất kỳ phương tiện nào. Đối với hoạt động sử dụng thuốc thì tỷ lệ NCT tự uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ chiếm tỷ lệ cao 92,8%. Chỉ có 2,7% đối tượng không có khả năng tự uống thuốc. Tỷ lệ NCT có khả năng quản lý chi tiêu hoàn toàn tương đối cao 89,1%. Trên 10,0% đối tượng cần người giúp trong chi tiêu và không có khả năng tự chi tiêu. SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn 107 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 3. Mức độ phụ thuộc các hoạt động sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc và khả năng quản lý chi tiêu của NCT STT Hoạt động Số lượng % 1 Sử dụng phương tiện giao thông Tự đi các phương tiện giao thông 691 71,1 Tự đi được bằng các phương tiện nhưng cần có người đi cùng 28 2,9 Không tự đi được phương tiện nào cả 253 26,0 Tổng số 972 100,0 2 Sử dụng thuốc Tự uống thuốc đúng liều lượng và đúng giờ 898 92,8 Tự uống thuốc nếu có người chuẩn bị sẵn theo liều nhất định 44 4,5 Không có khả năng tự uống thuốc 26 2,7 Tổng số 968 100,0 3 Khả năng quản lý chi tiêu Tự quản lý chi tiêu hoàn toàn 854 89,1 Cần người giúp trong chi tiêu 55 5,7 Không có khả năng tự chi tiêu 50 5,2 Tổng số 959 100,0 Đánh giá nguy cơ phụ thuộc hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện (IADL) của NCT theo thang đo Theo thang đo đánh giá nguy cơ phụ thuộc hoạt động IADL mà khảo sát này áp dụng, đa số NCT độc lập hoàn toàn chiếm 83,3%. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ NCT bị hạn chế hoạt động ở mức độ trung bình 11,6% và 5,1% đối tượng bị hạn chế hoạt động ở mức độ nặng. Biểu đồ 5. Đánh giá mức độ phụ thuộc hoạt động IADL của NCT Phân theo các đặc điểm về nhân khẩu học thì mức độ phụ thuộc hoạt động IADL của NCT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn (p<0,05). SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019 Website: yhoccongdong.vn108 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 Đối tượng NCT là nữ có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về hoạt động IADL thấp hơn đáng kể so với nam giới với tỷ lệ lần lượt là 77,5% và 91,4%. Phân theo nhóm tuổi có thể thấy rõ xu hướng tuổi càng cao thì mức độ phụ thuộc các hoạt chức năng IADL ngày càng cao do sức khỏe ngày càng giảm sút. Cụ thể, nhóm tuổi 80+ có tỷ lệ độc lập hoàn toàn hoạt động IADL thấp hơn so với các nhóm tuổi khác (35,1%), mức độ hoạt động trung bình là 37,1% và mức độ nặng là 27,8%. Phân theo tình trạng hôn nhân, đối tượng ly hôn có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về hoạt động IADL cao nhất là 90,9% và thấp nhất là nhóm góa bụa (64,0%). Nhóm góa bụa cũng là đối tượng có tỷ lệ hạn chế hoạt động mức độ nặng cao nhất so với các nhóm còn lại (14,6%). Phân theo trình độ học vấn, đối tượng có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về hoạt động IADL thấp nhất là nhóm mù chữ (38,5%), các nhóm đối tượng có trình độ THCS có tỷ lệ này cao trên 91,0%. Đối tượng mù chữ và trình độ cấp tiểu học là những đối tượng có tỷ lệ hạn chế hoạt động mức độ trung bình và mức độ nặng bình cao hơn các nhóm còn lại. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đánh giá mức độ phụ thuộc các hoạt động chức năng cơ bản (ADL) của NCT - Hầu hết đối tượng khảo sát có khả năng độc lập trong một số hoạt động ADL bao gồm: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện tự chủ, ăn uống (trên 94,0%). - Tỷ lệ NCT xếp mức độ độc lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung bình, hạn chế mức độ nặng về hoạt động chức năng cơ bản lần lượt là: 97,3%; 2,5%; 0,2%. - Nhóm tuổi cao 80+ có tỷ lệ hạn chế hoạt động mức độ trung bình và mức độ nặng cao hơn nhóm tuổi còn lại lần lượt là 13,8% và 1,7%. Đối tượng góa có tỷ lệ độc lập hoàn toàn hoạt động chức năng cơ bản chiếm tỷ lệ thấp hơn các nhóm khác. - Tỷ lệ đối tượng có trình độ mù chữ độc lập hoàn toàn hoạt động chức năng cơ bản chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các nhóm trình độ còn lại (88,2%). Đối tượng bộ đội và nông nghiệp có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về hoạt động chức năng cơ bản thấp hơn các nhóm đối tượng có loại hình công việc khác (dưới 95,0%). Đánh giá mức độ phụ thuộc các hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện (IADL) - Trên 82,0% đối tượng độc lập trong các hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ phương tiện gồm: mua bán, giặt giũ quần áo, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, khả năng quản lý chi tiêu, sử dụng thuốc. Hoạt động sử dụng điện thoại, sử dụng phương tiện giao thông mức độ độc lập thấp hơn với tỷ lệ đối tượng lần lượt là 68,1%, 71,1% và mức độ phụ thuộc hoạt động hoàn toàn chiếm tỷ lệ trên 21,0% - Tỷ lệ NCT xếp mức độ độc lập hoàn toàn, hạn chế mức độ trung bình, hạn chế mức độ nặng về hoạt động chức năng sinh hoạt bằng dụng cụ lần lượt là: 83,3%; 11,6%; 5,1%. - Nữ giới có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về IADL thấp hơn so với nam giới với tỷ lệ lần lượt là 77,5% và 91,4%. Tuổi càng cao thì mức độ phụ thuộc IADL ngày càng cao. Đối tượng có tỷ lệ độc lập hoàn toàn về IADL thấp nhất là nhóm mù chữ (38,5%). 2. Khuyến nghị - Truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về việc hỗ trợ, chăm sóc NCT, đặc biệt là NCT có mức độ phụ thuộc trung bình và mức độ nặng đối với các hoạt động ADL và IADL trên địa bàn. - Hỗ trợ, hướng dẫn NCT để nâng cao mức độ độc lập với các hoạt động IADL như: sử dụng phương tiện giao thông, quản lý chi tiêu, sử dụng điện thoại, mua bán. - Tăng cường cải thiện hệ thống giao thông trên địa bàn để tăng khả năng tiếp cận sử dụng phương tiện giao thông của NCT. - Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao sức khỏe NCT trên địa bàn phường dể cải thiện khả năng độc lập các hoạt động ADL. - Chú trọng ưu tiên công tác chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng NCT là: nữ, nhóm mù chữ, nhóm từ 80 tuổi trở lên, là bộ đội, làm nông nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê, Dự báo dân số Việt Nam, 2009-2049 2. Phạm T, Đỗ T.K.H (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, UNFPA, Hà Nội. 3. Phạm Thắng (2007), “Điều tra dịch tễ học về tình hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người cao tuổi Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 4. 4. Lê Văn Khảm (2014), Vấn đề về người cao tuổi hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) – 2014. 5. Hồ Thị Kim Thanh, Phạm Thị Phương Thanh (2016), Đánh giá ảnh hưởng của quá trình nằm viện đến hoạt động hàng ngày của người cao tuổi, Tạp chí Nghiên cứu y học, số 100(2) – 2016.
File đính kèm:
- danh_gia_muc_do_phu_thuoc_hoat_dong_chuc_nang_co_ban_va_hoat.pdf