Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã và đang được quan tâm do vai trò quan trọng của lưu vực trong phát triển

kinh tế - xã hội cùng các vấn đề ô nhiễm kéo theo tại lưu vực. Với địa vị là một quốc gia đang phát triển với

nhiều khó khăn bởi sự phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là những vấn đề về ô nhiễm môi trường thì việc đạt

được các mục tiêu tăng trưởng xanh hiện đang là một thách thức lớn. Để góp phần đánh giá và dự báo tác

động của nguồn nước thải sinh hoạt đối với việc phát sinh ra khí thải nhà kính (KNK), nghiên cứu “Đánh giá

mức độ phát thải khí metan (CH4) tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt” đã được thực

hiện. Với các biện pháp chính được thực hiện là thu thập, phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu nghiên cứu và

tính toán dựa theo hướng dẫn của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC 2006) và các công trình

nghiên cứu khác của Việt Nam về BĐKH. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu đưa ra các kết quả tính toán

KNK từ nước thải tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy thông qua việc sử dụng hố xí tự hoại, nhà vệ sinh khác và xử lý

tại nhà máy xử lý tập trung bằng công nghệ hiếu khí hiện tại (2019). Qua đó, cho thấy khí CH4 phát sinh chủ

yếu từ quá trình xử lý kỵ khí nước thải sinh hoạt với tổng lượng phát thải khí CH4 hiện tại là 52.850.201,55 Gg

CH

4/năm (xử lý được 49.742.761,24 Gg CH4/năm chiếm 94,12%).

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 5

Trang 5

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 30480
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt

Đánh giá mức độ phát thải khí metan tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 202016
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ METAN TẠI LƯU VỰC 
SÔNG NHUỆ - SÔNG ĐÁY TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI SINH HOẠT 
Cái Anh Tú1 
Nguyễn THị Kim Anh 
Lê Văn Quy 
Phạm THị Quỳnh
Nguyễn THị THu Trang3
(2)
1 Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
3 Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải
TÓM TẮT
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã và đang được quan tâm do vai trò quan trọng của lưu vực trong phát triển 
kinh tế - xã hội cùng các vấn đề ô nhiễm kéo theo tại lưu vực. Với địa vị là một quốc gia đang phát triển với 
nhiều khó khăn bởi sự phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là những vấn đề về ô nhiễm môi trường thì việc đạt 
được các mục tiêu tăng trưởng xanh hiện đang là một thách thức lớn. Để góp phần đánh giá và dự báo tác 
động của nguồn nước thải sinh hoạt đối với việc phát sinh ra khí thải nhà kính (KNK), nghiên cứu “Đánh giá 
mức độ phát thải khí metan (CH4) tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ nguồn nước thải sinh hoạt” đã được thực 
hiện. Với các biện pháp chính được thực hiện là thu thập, phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu nghiên cứu và 
tính toán dựa theo hướng dẫn của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC 2006) và các công trình 
nghiên cứu khác của Việt Nam về BĐKH. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu đưa ra các kết quả tính toán 
KNK từ nước thải tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy thông qua việc sử dụng hố xí tự hoại, nhà vệ sinh khác và xử lý 
tại nhà máy xử lý tập trung bằng công nghệ hiếu khí hiện tại (2019). Qua đó, cho thấy khí CH4 phát sinh chủ 
yếu từ quá trình xử lý kỵ khí nước thải sinh hoạt với tổng lượng phát thải khí CH4 hiện tại là 52.850.201,55 Gg 
CH4/năm (xử lý được 49.742.761,24 Gg CH4/năm chiếm 94,12%).
Từ khóa: Khí CH4, nước thải sinh hoạt, lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
Nhận bài: 3/12/2020; Sửa chữa: 15/12/2020; Duyệt đăng: 25/12/2020.
1. Mở đầu
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy là trung tâm kinh tế năng 
động, một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và 
cả nước. Lưu vực có diện tích 7.665 km2, chiếm 10% 
diện tích toàn lưu vực sông Hồng, thuộc địa phận của 5 
tỉnh/thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định 
và Ninh Bình. Tuy nhiên, môi trường nước sông tại lưu 
vực sông Nhuệ - Đáy bị đánh giá là một trong những 
lưu vực ở Việt Nam có mức độ ô nhiễm cao. Nguyên 
nhân chính là do nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý 
không đạt quy chuẩn đổ vào sông. Theo tổng kết của 
nhiều nghiên cứu, nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn 
nhất đối với lưu vực sông Nhuệ - Đáy là nước thải sinh 
hoạt, chiếm tỷ lệ lên tới 70% tổng lượng nước thải tại 
lưu vực. Bên cạnh việc gây tác động ô nhiễm nước sông 
thì nguồn nước thải sinh hoạt cũng còn là một trong 
các nguồn phát sinh ra các khí thải nhà kính, từ đó kéo 
theo các tác động xấu tới chất lượng môi trường và sức 
khỏe con người. 
Trong những năm qua, các biện pháp xử lý nước thải 
sinh hoạt (Bể tự hoại, các loại hố xí khác, nhà máy xử 
lý nước thải tập trung, v.v) đã đạt được những hiệu quả 
nhất định, góp phần cải thiện môi trường. Các nghiên 
cứu gần đây đã xác định các biện pháp xử lý nước thải 
sinh hoạt là nguồn phát thải KNK nhân tạo tiềm ẩn, góp 
phần thay đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Khí CH4 
phát sinh chủ yếu do quá trình phân hủy chất hữu cơ 
(bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải) bằng biện pháp kỵ 
khí. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ 
thể nào thực hiện việc kiểm kê, đánh giá về hiện trạng 
phát sinh khí thải nhà kính từ nguồn nước thải sinh 
hoạt tại lưu vực lưu vực sông Nhuệ - Đáy. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2020 17
2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ những phương pháp 
chính như sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và kế 
thừa tài liệu nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng để thu thập, tổng hợp 
và phân tích các thông tin dữ liệu có liên quan như: Các 
công thức tính toán, các thông số cơ bản phục vụ việc 
tính toán (dân số, tỷ lệ người dân sử dụng bể tự hoại, tỷ 
lệ người dân không áp dụng biện pháp xử lý nước thải 
sinh hoạt nào, tỷ lệ người dân sử dụng các loại nhà vệ 
sinh khác (Các loại hố xí khác); Hiện trạng công suất 
xử lý nước thải tập trung của các nhà máy xử lý nước 
thải (Xử lý bằng công nghệ hiếu khí (CNHK))
- Áp dụng các công thức tính toán:
Các công thức tính toán khí thải nhà kính phát sinh 
từ nước thải sinh hoạt được tính toán dựa theo các tài 
liệu Việt Nam và quốc tế về kiểm kê KNK đối với chất 
thải và nước thải [3, 7,15]. Các công thức chính được áp 
dụng trong nghiên cứu là:
Xác định tổng hàm lượng hữu cơ có trong nước thải 
Tổng hàm lượng hữu cơ có trong nước thải được 
xác định theo công thức sau [3,7,9]:
T0Wi = p x BOD x I x 365 (1)
Trong đó:
Trong đó:
T0Wi Tổng hàm lượng hữu cơ có trong nước thải 
(kg BOD/năm)
P Dân số kiểm kê trong năm nghiên cứu 
(người)
BOD Lượng BOD phát sinh tính theo đầu người 
 ... ơn, Kim 
Bôi, Yên Thủy và Lạc Thủy.
2 Hà Nội Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu 
Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, 
Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, 
Tây Hồ, Thanh Xuân.
Các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan 
Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú 
Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, 
Thanh Oai, Thanh Trì, Thạch Thất, 
Thường Tín, Ứng Hòa, TP. Sơn Tây
3 Hà Nam TP. Phủ Lý; các huyện: Kim Bảng, Lý 
Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục, Duy Tiên.
4 Ninh 
Bình
TP. Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, các 
huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, 
Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô
5 Nam 
Định
TP. Nam Định, các huyện: Vụ Bản, Ý 
Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, 
Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu và 
Nghĩa Hưng
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 202018
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có toạ độ địa lý từ 200 
đến 21020' vĩ độ Bắc và 1050 đến 106030' kinh độ 
Đông, bao gồm địa phận hành chính của 5 tỉnh/thành 
phố (Bảng 1).
2.3. Thông số cơ bản trong tính toán 
Các thông số cơ bản phục vụ việc tính toán để 
xác định khí CH4 phát sinh từ nước thải sinh hoạt tại 
lưu vực sông Nhuệ - Đáy được thu thập, lựa chọn từ 
những công bố đã được thẩm định tại các Hội đồng 
Khoa học có liên quan của các công trình nghiên cứu 
chuyên môn. 
Bảng 2. Dân số đô thị và nông thôn các tỉnh tại lưu vực 
sông Nhuệ - Đáy năm 2019
Tỉnh Dân số 
(người)
Đô thị Nông thôn
Số người 
(người)
Số người 
(người)
Hòa Bình 854.131 134.081 720.050
Hà Nội 8.053.663 3.962.310 4.091.353
Hà Nam 811.126 68.466 742.660
Nam Định 1.780.393 339.019 1.514.093
Ninh Bình 982.487 206.524 775.963
Tổng 12.481.800 4.710.400 6.527.680
Nguồn: [5]
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Kết quả xác định tổng hàm lượng hữu cơ có 
trong nước thải sinh hoạt
Thông số cơ bản trong tính toán 
Thông số cơ bản trong tính toán về tổng hàm lượng 
hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt được dựa theo các 
tài liệu hướng dẫn về kiểm kê KNK do Ủy ban Liên 
Chính phủ về BĐKH (IPCC) ban hành 2006 cùng kết 
quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu gần 
đây về vấn đề môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, cụ 
thể là:
Bảng 3. THông số cơ bản trong tính toán phát thải
THông số Giá trị
I - Hệ số điều chỉnh [3, 7,15] = 1,25: Đối với trường hợp 
nước thải công nghiệp và 
sinh hoạt đổ chung.
= 1: Đối với trường hợp 
nước thải sinh hoạt đổ riêng
BOD g/người-ngày (Theo 
giả định phát thải ở mức độ 
trung bình)
 35 
Mức độ xử lý nước thải Tkj 
(%) [4]
- Hố xí TH 20
- Cống thoát nước (Thải bỏ 
vào sông, hồ và khu vực lân 
cận)
10
- Các NMXLNTTT (Xử lý 
bằng CNHK)
50
- Các biện pháp xử lý khác 
(Các loại hố xí khác)
20
Kết quả công trình nghiên cứu gần đây nhất (2017) 
cho thấy, tỷ lệ trung bình người dân sử dụng hố xí TH 
tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy chiếm 82% tổng số dân 
trong lưu vực [5], ước tính khoảng 7.779.136 người. Tỷ 
lệ trung bình người dân sử dụng các loại nhà vệ sinh 
khác chiếm 10% tương ứng với 1.450.192 người. Tỷ lệ 
trung bình dân số không áp dụng biện pháp xử lý nước 
thải sinh hoạt nào chiếm 8% tương ứng với 2.008.752 
người (Bảng 4).
Theo tổng kết, các NMXLNTTT bằng CNHK tại lưu 
vực sông Nhuệ - Đáy hiện xử lý được khoảng 7,73% 
(khoảng 875,7 x 103 m3/ngày) trong tổng lượng nước 
thải sinh hoạt (khoảng 1.133,4 x 103 m3/ngày) [6]. Như 
vậy ước tính, NMXLNTTT bằng CNHK cho khoảng 
964.843 người dân trong lưu vực và lượng nước thải 
Bảng 4. Dân số theo phương án xử lý 
Loại thông số Đô thị Nông thôn Tổng 
(người)Tỷ lệ (%) Số người 
(người)
Tỷ lệ (%) Số người 
(người)Khoảng 
giá trị 
Trung 
bình 
Khoảng 
giá trị
Trung 
bình
Nhà tiêu hợp vệ sinh, bình 
các tỉnh tại lưu vực 
78 - 95 92 4.333.568 68 - 78 75 4.895.760 9.229.328
Bể TH trung bình các tỉnh 
tại lưu vực (%)
75 – 85 82 3.862.528 55 - 62 60 3.916.608 7.779.136
Dân số sử dụng các nhà vệ 
sinh khác (nhà tiêu thấm 
dội)
7 - 12 10 471.040 10 - 17 15 979.152 1.450.192
Dân số không áp dụng biện 
pháp xử lý nước thải sinh 
hoạt nào 
5 - 9 8 376.832 21 - 28 25 1.631.920 2.008.752
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2020 19
của khoảng 11.516.957 người dân không được đổ về hệ 
thống XLNTTT (Bảng 4). 
Kết quả tính toán
Kết quả xác định tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy cho 
thấy:
- Tổng hàm lượng hữu cơ phát sinh đối với trường 
hợp không xử lý nước thải sinh hoạt là 25.661.806,8 kg 
BOD/năm
- Tổng hàm lượng hữu cơ phát sinh đối với trường 
hợp có xử lý nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Nhuệ 
- Đáy là 130.230.534,2 kg BOD/năm, cụ thể là:
+ Phát sinh từ các NMXLNTTT là 12.325.869 kg 
BOD/năm.
+ Phát sinh từ hệ thống bể TH là 99.378.462,4 kg 
BOD/năm
+ Phát sinh từ các loại HXK là 18.526.202,8 kg 
BOD/năm
- Tổng hàm lượng hữu cơ phát sinh đối với cả 2 
trường hợp không và có xử lý nước thải tại lưu vực sông 
Nhuệ - Đáy là 155.892.341 kg BOD/năm.
T0Wi KXL = 2.008.752 người x 35 g/người-ngày x 1 
x 365 ngày = 25.661.806,8 kg BOD/năm 
T0Wi NMXLNTTT = 964.843 người x 35 g/người-
ngày x 1 x 365 ngày = 12.325.869 kg BOD/năm 
Ước tính số dân có nước 
thải sinh hoạt được xử lý tại 
các nhà máy xử lý nước thải 
tập trung bằng CNHK
7,73 964.843 964.843
Ước tính số dân có nước 
thải sinh hoạt chưa được xử 
lý tại các NMXLNTTT
11.516.957
T0Wi TH = 7.779.136 người x 35 g/người-ngày x 1 x 
365 ngày = 99.378.462,4 kg BOD/năm 
T0Wi HXK = 1.450.192 người x 35 g/người-ngày x 1 
x 365 ngày = 18.526.202,8 kg BOD/năm 
3.2. Kết quả xác định hệ số phát thải 
Thông số cơ bản trong tính toán 
Hệ số phát thải khí CH4 được tính toán dựa trên 
các trường hợp xử lý cụ thể tại lưu vực sông Đáy, Nhuệ 
(Bảng 5, 6).
Kết quả tính toán
Kết quả xác định cho thấy, hệ số phát thải khí CH4 
đối với trường hợp người dân không áp dụng biện pháp 
xử lý nước thải sinh hoạt nào là 12.052,51 kg CH4/tổng 
lượng kg BOD
Hệ số phát thải khí CH4 đối với trường hợp nước 
thải sinh hoạt xử lý tại NMXLNTTT(bằng CNHK) là 
86.835,87 kg CH4/kg BOD.
Hệ số phát thải khí CH4 đối với trường hợp người dân 
sử dụng bể TH là 466.748,16 kg CH4/tổng lượng kg BOD, 
sử dụng các nhà vệ sinh khác (nhà tiêu thấm dội, v.v.) là 
121.816,13 kg CH4/tổng lượng kg BOD.
Như vậy, tổng hệ số phát thải khí CH4 đối với tất cả 
các trường hợp phát sinh có và không áp dụng các biện 
pháp xử lý là: 687.452,67 kg CH4/tổng lượng kg BOD.
Ej KXL = 0,6 kg CH4/kg BOD x 0,1 x 2.008.752 người 
x 10% = 12.052,51 kg CH4/tổng lượng kg BOD 
Ej NMXLTT = 0,6 kg CH4/kg BOD x 0,3 x 964.843 
người x 50% = 86.835,87 kg CH4/tổng lượng kg BOD 
Ej TH = 0,6 kg CH4/kg BOD x 0,5 x 7.779.136 người x 
20% = 466.748,16 kg CH4/tổng lượng kg BOD 
EFj XLK = 0,6 kg CH4/kg BOD x 0,7 x 1.450.192 người 
x 20% = 121.816,13 kg CH4/tổng lượng kg BOD 
3.3. Kết quả xác định tổng lượng phát thải CH4 
Thông số cơ bản trong tính toán 
Thông số cơ bản xác định tổng lượng phát thải CH4 
được dựa trên kết quả trong tính toán:
- Kết quả xác định tổng hàm lượng hữu cơ có trong 
nước thải sinh hoạt
- Kết quả xác định hệ số phát thải 
Kết quả tính toán
Bảng 5. Giá trị hệ số hiệu chỉnh CH4 (MCFj) đối với nước 
thải sinh hoạt 
Các trường hợp Giá trị CH4
Không được xử lý
- Không áp dụng biện pháp xử lý 
nước thải sinh hoạt nào
0,1 0 – 0,2
Được xử lý
NMXLNTTT bằng CNHK - Quản 
lý tốt
0 0 – 0,1
NMXLNTTT bằng CNHK - Quản 
lý không tốt
0,3 0,2 – 0,4
Bể TH 0,5 0,5
Các nhà vệ sinh khác (nhà tiêu thấm 
dội )
0,7 0,7 – 1,0
Nguồn: [1,3,4,6]
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 202020
Phát thải CH4 KXL (tấn/năm) = 25.661.806,8 kg 
BOD/năm x 1.205,251 kg CH4/tổng lượng kg BOD x 10-3 
= 30.928.918 tấn CH4/năm 
Phát thải CH4 NMXLTT (tấn/năm) = 12.325.869 kg 
BOD/năm x 86.835,87 kg CH4/tổng lượng BOD kg x 10-3 
= 1.070.327.558 tấn CH4/năm 
Phát thải CH4 TH (tấn/năm) = 99.378.462,4 kg 
BOD/năm x 466.748,16 kg CH4/kg BOD x 10-3 = 
46.384.714.469 tấn CH4/năm 
Phát thải CH4 XLK (tấn/năm) = 18.526.202,8 kg 
BOD/năm x 121.816,128 kg CH4/kg BOD x 10-3 = 
2.256.790.292 tấn CH4/năm 
Như vậy, tổng lượng phát thải CH4 nước thải sinh 
hoạt tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy là 49.742.761.237 
tấn CH4/năm tương ứng với 49.742.761,24 Gg CH4/
năm
Bảng 7 thể hiện tổng hợp kết quả tính toán giá 
trị tổng hữu cơ, hệ số hiệu chỉnh và tổng lượng phát 
thải CH4 trong nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông 
Nhuệ - Đáy, cụ thể là:
- Tổng hữu cơ: 155.892.341 kg BOD/năm.
- Hệ số hiệu chỉnh: 676.605,41 kg CH4/tổng lượng 
kg BOD.
Bảng 7. Tổng hợp kết quả tính toán giá trị tổng hữu cơ, hệ số hiệu chỉnh và tổng lượng phát thải CH4 trong nước thải 
sinh hoạt tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Phương pháp xử lý Ký hiệu Tổng hữu cơ (kg 
BOD/năm)
Hệ số hiệu chỉnh 
CH4 (kg CH4/
tổng lượng kg 
BOD)
Tổng lượng phát 
thải CH4 (tấn 
CH4/năm)
Không 
xử lý
Thải nước thải ra khu vực lân 
cận (sông, hồ)
KXL 25.661.806,8 1.205,251 30.928.918
Xử lý Các NMXLNTTT (Xử lý bằng 
CNHK)
NMXLNTTT 12.325.869 86.835,87 1.070.327.558
Hệ thống bể TH TH 99.378.462,4 466.748,16 46.384.714.469
Các biện pháp xử lý khác (Các 
loại hố xí khác)
XLK 18.526.202,8 121.816,128 2.256.790.292
Tổng các biện pháp xử lý 130.230.534,2 675.400,16 49.711.832.319
Tổng 155.892.341 676.605,41 49.742.761.237
4. Kết luận 
Nghiên cứu tính toán mức độ phát thải KNK tại 
lưu vực sông Nhuệ - Đáy cho thấy, tổng lượng phát 
thải khí từ nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Nhuệ 
- Đáy 52.850.201,55 Gg CH4/năm hiện tại. KNK CH4 
phát sinh chủ yếu từ quá trình áp dụng các biện pháp 
xử lý kỵ khí nước thải sinh hoạt. Năm 2019, tổng 
lượng phát thải là 49.742.761,24 Gg CH4/năm; cụ 
thể, khí CH4 phát sinh từ quá trình phân hủy kỵ khí 
(hệ thống bể TH và các loại hố xí khác) chiếm tới 
97,85% so với tổng lượng phát thải khi áp dụng các 
biện pháp xử lý.
Theo đó, bên cạnh yêu cầu quản lý chất thải 
nhằm hạn chế sự phát sinh ra các KNK qua các biện 
pháp giám sát xử lý bằng công nghệ kỵ khí và thì 
cần khuyến khích định hướng sử dụng các công 
nghệ thân thiện môi trường tại các nhà máy xử lý tập 
trung. Nghiên cứu đề xuất bên cạnh yếu tố về hiệu 
quả xử lý nước thải, khi xem xét đến hiệu quả hoạt 
động của công nghệ xử lý chất thải cần tính đến cả 
các yếu tố mức độ phát sinh KNK. Bên cạnh đó, cần 
thiết có các nghiên cứu cụ thể tiếp theo về các chất 
phát thải KNK khác tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy■
Bảng 6. THông số cơ bản trong tính toán phát thải
THông số
Lượng CH4 thu hồi (kg 
CH4/năm
Do hiện tại việc xử lý bùn thải chỉ 
được thực hiện tại các nhà máy 
xử lý nước thải với tỷ lệ rất thấp 
nên có thể bỏ qua giá trị tính toán 
[4].
Ri - Lượng CH4 thu 
hồi (kg CH4/năm)
Do chưa có quy định bắt buộc 
phải thu hồi khí CH4 trong xử 
lý bùn thải nên giá trị này bằng 
0 [4].
- Kết quả tính toán cho thấy, tổng lượng phát 
thải là 49.742.761.237 tấn CH4/năm tương ứng với 
49.742.761,24 Gg CH4/năm. Khí CH4 phát sinh chủ 
yếu từ quá trình phân hủy kỵ khí nước thải sinh 
hoạt tại hệ thống các bể TH và các loại hố xí khác. 
Cụ thể, khí CH4 phát sinh từ quá trình phân hủy kỵ 
khí (hệ thống bể TH và các loại hố xí khác) chiếm 
tới 97,85% (tương ứng với 48.641.504.761 kg CH4/
tổng lượng kg BOD) so với tổng lượng (tương ứng 
với 49.711.832.319 kg CH4/tổng lượng kg BOD) phát 
thải khi áp dụng các biện pháp xử lý.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề IV, tháng 12 năm 2020 21
ASSESSMENT ON THE EMISSION LEVEL OF CH4 IN NHUE - DAY 
RIVER BASIN FROM DOMESTIC WASTEWATER
Cai Anh Tu 
VNU University of Science
Nguyen THi Kim Anh, Le Van Quy, Pham THi Quynh
Vietnam Institute of Metorology, Hydrology and Climate change
Nguyen THi THu Trang
Institute for transport administration and management cadres
ABSTRACT
The Nhue - Day river basin has been concerned due to the important role of the basin in the socio-economic 
development and the associated pollution issues in the basin. With its position as a developing country 
with many difficulties due to rapid economic development, especially environmental pollution problems, 
the achievement of green growth targets is currently a big challenge in Vietnam. In order to contribute to 
assessing and forecasting the impacts of domestic wastewater on the generation of greenhouse gas emissions, 
the study “Assessment on the emission level of CH4 in Nhue - Day river basin from domestic wastewater” has 
been implemented. With the main measures being taken, collecting, analyzing, synthesizing and inheriting 
research documents and calculations based on the guidance of the IPCC, 2006 and other Vietnamese studies 
on climate change. The study has calculated and presented of GHG from wastewater in the Nhue - Day River 
basin through the use of septic toilets, other toilets and centralized treatment plant by aerobic technologies 
for the current status (2019). Thereby, it shows that the CH4 gas is mainly generated from the anaerobic 
treatment of domestic wastewater with total CH4 emissions currently at 52.850.201,55 Gg CH4/year (processed 
49.742.761,24 Gg CH4/year accounting for 94,12%).
Key words: CH4, domestic wastewater, Nhue - Day river basin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Minh Dũng, Nguyễn Thị Thanh Hằng (2017), Đánh giá 
hiện trạng phát thải KNK, phân hạng môi trường và đề 
xuất các giải pháp xanh hóa một số ngành công nghiệp trên 
địa bàn tỉnh Long An. Tạp chí Khoa học và công nghệ tập 
20, số M1-2017
2. Bộ TN&MT (2015), Báo cáo kỹ thuật Đóng góp dự kiến do 
quốc gia tự quyết định của Việt Nam, Hà Nội.
3. JICA (Japan International Cooperation Agency) (2017), 
Tài liệu hướng dẫn kiểm kê KNK cấp thành phố. Dự án: 
Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ 
phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia.
4. Nguyễn Lan Hương, Fukushi Kensuke (2018), Tính toán 
lượng KNK từ nước thải sinh hoạt. Viện nghiên cứu tổng 
hợp khoa học bền vững - khoa kỹ thuật đô thị và Trường 
Đại học Tokyo, Nhật Bản. Khoa Kỹ thuật Môi trường - 
Trường Đại học Xây dựng.
5. Niên giám thống kê 2019. Kết quả sơ bộ tổng điều tra năm 
2019.
6. Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), 2006, 
Hướng dẫn của tập 5, chương 6 – Thải bỏ và xử lý nước thải.
7. UBND thành phố Hà Nội (2016), Kế hoạch thực hiện đề án 
bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 
2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8. Chính phủ (2013), Quyết định 681/QĐ-TTg về Quy hoạch 
hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu 
công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 
2030.
9. Intergovernmental Panel on Climate Change (2006), 
Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories 6. 
Volume 5: Waste. 
10. Campos, J. L., Pedrouso, V. (2016), Greenhouse 
Gases Emissions from Wastewater Treatment Plants: 
Minimization, Treatment, and Prevention. Hindawi 
Publishing Corporation, Journal of Chemistry, Volume 
2016, Article ID 3796352, 12 pages.
11. Gupta, D., Singh, S. K. (2012), Greenhouse Gas Emissions 
from Wastewater Treatment Plants: A Case Study of 
Noida. Journal of Water Sustainability, Volume 2, Issue 2, 
June 2012, 131–139.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_phat_thai_khi_metan_tai_luu_vuc_song_nhue_so.pdf