Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và sự

hài lòng của người bệnh với kĩ thuật Sinh thiết vú có

hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm

(VABB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu có can thiệp lâm

sàng không đối chứng trên 109 bệnh nhân nữ có tổn

thương tuyến vú đã được sinh thiết có hỗ trợ hút chân

không dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Ung

Bướu Nghệ An từ năm 2018 đến hết tháng 08/2020.

Kết quả: Tuổi trung bình là 27,52 ± 9,05 (14 – 59).

Kích thước trung bình của khối u là 16,27 ± 6,2mm

(5- 30mm), đa số có 1 -2 khối u (91,74%), số lượng u

lấy ra nhiều nhất trên 1 bệnh nhân là 5. Kết quả giải

phẫu bệnh đa phần lành tính trong đó u xơ tuyến vú

chiếm đa số (89%), có 1 trường hợp carcinoma

(0,9%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 45,41 ±

14,82 phút (20 -80),72,5% bệnh nhân không sử dụng

thuốc giảm đau sau mổ ngày thứ 2. Không có biến

chứng nặng, tụ máu sau mổ 7,3%, thủng da 0,9%,

chảy máu trong mổ 0,9%. 100% bệnh nhân hài lòng

với kết quả phẫu thuật. Kết luận: VABB là phương

pháp an toàn, hiệu quả để sinh thiết trọn các tổn

thương vú, bên cạnh đó còn điều trị các tổn thương

lành tính, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao.

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 16880
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú

Đánh giá kết quả ứng dụng kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
205 
IV. BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sản xuất mẫu 
nước tiểu bất thường với các thông số dựa trên cơ 
sở chất nền là mẫu nước tiểu âm tính. Mẫu nước 
tiểu âm tính được sản xuất dựa theo công thức xây 
dựng mẫu nước tiểu giả định dùng trong phòng thí 
nghiệm của Brian Shmaefsky [1]. Quy trình sản 
xuất mẫu nước tiểu giả định bắt đầu từ khi chuẩn 
bị nguyên liệu sản xuất. Mẫu nước tiểu giả định 
được sản xuất dựa trên công thức sản xuất mẫu 
nước tiểu dùng trong phòng thí nghiệm và đáp ứng 
được mục tiêu của việc ngoại kiểm nhằm kiểm tra 
chất lượng về trang thiết bị, hóa chất và kỹ thuật 
của người thực hiện xét nghiệm tổng phân tích 
nước tiểu. 
Các giai đoạn tiếp theo được thực hiện theo 
đúng ISO 17043:2010 về việc đánh giá sự phù 
hợp – Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành 
thạo. Và chúng tôi đánh giá độ đồng nhất và độ 
ổn định của mẫu sản xuất theo ISO 13528:2015 
và theo hướng dẫn của ISO Guide 35:2017 về 
Mẫu chuẩn – Nguyên tắc chung và nguyên tắc 
thống kê trong chứng nhận. 
Độ ổn định của mẫu được đánh giá trong 
vòng 3 tháng và đánh giá tác động của nhiệt độ 
lên các mẫu. Chúng tôi tiến hành kiểm tra độ ổn 
định của mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C 
và nhiệt độ 25-300C. Để đánh giá sự ổn định của 
mẫu theo thời gian, chúng tôi đánh giá mẫu tại 
các thời điểm: 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 
tuần, 10 tuần và 12 tuần sau khi sản xuất mẫu. 
Từ kết quả của đánh giá sự ổn định ta thấy: Lô 
mẫu bảo quản ở điêu kiện nhiệt độ2-8oC đạt độ 
ổn định trong 3 tháng ở tất cả các thống số. Lô 
mẫu bảo quản ở nhiệt độ 25-300C không ổn định 
sau 1 tuần. Điều này có thể do khi bảo quản ở 
25-30oC thì ở nhiệt độ này vi khuẩn sẽ dễ phát 
triển và gây tác động lên tínhchất của mẫu nước 
tiểu, protein sẽ không bền khi bảo quản ở nhiệt 
độ này. 
V. KẾT LUẬN 
Xây dựng thành công quy trình sản xuất mẫu 
nước tiểu giả định dương tính với các thông số 
cụ thể: protein, nitrite, leukocyte, blood. Các bộ 
mẫu sau khi sản xuất đều đồng nhất với nhau. 
Mẫu nước tiểu sản xuất ra đạt độ ổn định 
trong thời hạn 3 tháng ở điều kiện nhiệt độ 2-
8℃. Riêng lô mẫu giữ ở 25-30℃ không đạt được 
sự ổn định theo thời gian. 
LỜI CẢM ƠN. Chúng tôi gửi lời cảm ơn Đại 
học Y dược đã tài trợ để thực hiện nghiên cứu này 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brian Shmaefsky (1995), "Artificial Urine for 
Laboratory Testing", The American Biology 
Teacher. 57(7), tr. 428-430 
2. Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8245:2009, Mẫu 
chuẩn-Nguyên tắc chung và nguyên tắc thống kê 
trong chứng nhận, tr.18-43. 
3. Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 17043:2011 ISO 
17043:2010 (2011), Đánh giá sự phù hợp - yêu cầu 
chung đối với thử nghiệm thành thạo, tr.13-23. 
4. M. Gai và G. Lanfranco (2007), "Urinalysis in 
Italy in 2006", G Ital Nefrol. 24(1), tr. 70-4. 
5. Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN ISO 15189 : 2015 
(2015), Phòng thí nghiệm Y tế - Yêu cầu về năng 
lục và chất lượng, tr.32-33. 
6. WHO, "Overview of External Quality Assessment 
(EQA)", tr. 1-8. 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THIẾT VÚ CÓ HỖ TRỢ 
HÚT CHÂN KHÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN 
VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VÚ 
Vũ Đình Giáp*, Nguyễn Khắc Tiến*, TrầnThị Hoài*, 
Trần Thị Yến*, Đoàn Thị Hồng Nhật* 
TÓM TẮT52 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và sự 
hài lòng của người bệnh với kĩ thuật Sinh thiết vú có 
hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm 
(VABB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 
*Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đình Giáp 
Email: Bsgiap84@gmail.com 
Ngày nhận bài: 26.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 30.11.2020 
Ngày duyệt bài: 10.12.2020 
Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu có can thiệp lâm 
sàng không đối chứng trên 109 bệnh nhân nữ có tổn 
thương tuyến vú đã được sinh thiết có hỗ trợ hút chân 
không dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Ung 
Bướu Nghệ An từ năm 2018 đến hết tháng 08/2020. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 27,52 ± 9,05 (14 – 59). 
Kích thước trung bình của khối u là 16,27 ± 6,2mm 
(5- 30mm), đa số có 1 -2 khối u (91,74%), số lượng u 
lấy ra nhiều nhất trên 1 bệnh nhân là 5. Kết quả giải 
phẫu bệnh đa phần lành tính trong đó u xơ tuyến vú 
chiếm đa số (89%), có 1 trường hợp carcinoma 
(0,9%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 45,41 ± 
14,82 phút (20 -80),72,5% bệnh nhân không sử dụng 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
206 
thuốc giảm đau sau mổ ngày thứ 2. Không có biến 
chứng nặng, tụ máu sau mổ 7,3%, thủng da 0,9%, 
chảy máu trong mổ 0,9%. 100% bệnh nhân hài lòng 
với kết quả phẫu thuật. Kết luận: VABB là phương 
pháp an toàn, hiệu quả để sinh thiết trọn các tổn 
thương vú, bên cạnh đó còn điều trị các tổn thương 
lành tính, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. 
Từ khóa: Ung thư vú, sinh thiết vú, sinh thiết vú 
có hỗ trợ hút chân không. 
SUMMARY 
ASSESS TREATMENT OUTCOMES OF 
VACUUM-ASSISTED BREAST BIOPSY 
(VABB) IN DIAGNOSIS AND TREATMENT 
OF BREAST DISEASE 
Obje ...  có hỗ trợ hút 
chân không dưới hướng dẫn siêu âm (VABB) 
trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú” với 2 
mục tiêu: 
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các 
khối u vú thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu 
2. Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và sự hài 
lòng của người bệnh với kĩ thuật Sinh thiết vú có 
hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm 
(VABB) 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tượng nghiên cứu. Bệnh nhân nữ 
có tổn thương tuyến vú đã được sinh thiết có hỗ 
trợ hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho 
mục đích chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Ung 
Bướu Nghệ An từ năm 2018 đến hết tháng 08/2020. 
Tiêu chuẩn lựa chọn: 
*Mục đích chẩn đoán: 
- Tổn thương vú không sờ thấy trên lâm sàng 
và chẩn đoán phân loại BIRADS III, IV. 
- Bệnh nhân không có khả năng theo dõi 
thường xuyên 
- Bệnh nhân tăng kích thước khối u trong quá 
trình theo dõi 
- Bệnh nhân lo lắng quá mức 
* Mục đích điều trị: 
- Lấy bỏ các tổn thương lành tính ở vú, kích 
thước tối đa là 30mm. 
Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Tổn thương vú không xác định được dưới 
siêu âm 
- Các trường hợp đã xác định u ác tuyến vú 
bằng sinh thiết lõi kim, sinh thiết mở. 
2.2 Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu 
hồi cứu kết hợp tiến cứu có can thiệp lâm sàng 
không đối chứng. 
2.3 Xử lý số liệu. Nhập và xử lý số liệu bằng 
phần mềm SPSS 20.0 
2.4 Các bước tiến hành. Bệnh nhân khi 
được chẩn đoán có tổn thương vú cần được sinh 
thiết trọn thì được giải thích kỹ về chọn lựa mổ 
mở lấy u hay lấy u bằng VABB, ưu nhược điểm 
của từng phương pháp. Sau khi bệnh nhân đồng 
ý, bác sĩ siêu âm kiểm tra tình trạng u, số lượng, 
kích thước. Bệnh nhân được tư vấn số lượng u 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
207 
được lấy. 
Thủ thuật VABB được tiến hành tại 
phòng mổ: 
- Trong khi thực hiện, bệnh nhân nằm ngửa 
trên bàn mổ ở tư thế thoải mái, sát khuẩn vùng 
vú bên sinh thiết. 
- Dưới hướng dẫn siêu âm, sử dụng Medocain 
1% gây tê phía sau và phía dưới khối u, mục 
đích của gây tê là vô cảm, cầm máu và tách mô vú 
để dọn đường đưa kim VABB vào dễ dàng hơn. 
- Dùng dao rạch một lỗ nhỏ để đưa kim VABB vào. 
- Khi kim sinh thiết được đưa và đúng vị trí 
ngay dưới khối u (vị trí 6h) phẫu thuật viên sẽ 
thao tác để hút và cắt mẫu mô của khối u dưới 
hướng dẫn siêu âm 
- Sau khi sinh thiết hoàn tất, vết rạch sẽ được 
đóng lại bằng băng ép mà không cần phải khâu vết 
thương. Băng sẽ được tháo ra vào ngày hôm sau. 
- Bệnh nhân có thể về sau khi nghỉ ngơi 
khoảng 1 giờ và có thể trở lại hoạt động bình 
thường ngay trong ngày, tránh hoạt động thể lực 
mạnh trong 24 giờ đầu. 
- Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau nếu có 
đau, không dùng kháng sinh, được kiểm tra lại 
sau 5 ngày để xem giải phẫu bệnh và bác sĩ 
đánh giá kết quả mổ. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 
Có 109 bệnh nhân được sinh thiết lấy trọn khối u 
bằng VABB. Tuổi trung bình là 27,52 ± 9,05 tuổi, 
nhỏ nhất là 14 tuổi, lớn nhất là 59 tuổi. 
Kích thước khối u trung bình là 16,27 ± 
6,2mm, trong đó kích thước nhỏ nhất là 5mm, 
lớn nhất là 30mm. 
Bảng 3.1. Đặc điểm về số lượng khối u 
được hút của đối tượng nghiên cứu 
Số lượng u n Tỷ lệ (%) 
Một 80 73,39 
Hai 20 18,35 
Ba 5 4,59 
Bốn 3 2,75 
Năm 1 0,92 
Bảng 3.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh của 
đối tượng nghiên cứu 
GPB n % 
U xơ 97 89,0 
U nang 7 6,4 
Viêm xơ 4 3,7 
Carcinoma 1 0,9 
3.2: Kết quả điều trị của phương pháp 
Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian phẫu thuật 
của đối tượng nghiên cứu 
Thời gian Đơn vị (phút) 
Trung bình (X ± SD) 25,6 ± 7,2 
Nhỏ nhất 8 
Lớn nhất 40 
Bảng 3.4. Đặc điểm dùng thuốc giảm 
đau sau mổ ngày thứ 2 
Thuốc giảm đau n % 
Có dùng 30 27,5 
Không dùng 79 72,5 
Tổng 109 100 
Bảng 3.5. Đặc điểm thời gian nằm viện 
Thời gian Đơn vị (ngày) 
Trung bình (X ± SD) 1,5 ± 0,5. 
Nhỏ nhất 1 
Lớn nhất 2 
Bảng 3.6. Đặc điểm về biến chứng 
Biến chứng N % 
Tụ máu sau mổ 8 7,3 
Chảy máu trong mổ 1 0,9 
Nhiễm trùng 0 0 
Thủng da 1 0,9 
Sinh thiết thất bại 0 0 
Không có biến chứng 99 90,8 
Bảng 3.7. Đặc điểm mức độ hài lòng của 
người bệnh 
Mức độ N % 
Hài lòng 109 100 
Lo lắng 0 0 
Không hài lòng 0 0 
IV. BÀN LUẬN 
Trong ung thư nói chung và ung thư vú nói 
riêng, tuổi là một yếu tố quan trọng. Đối với ung 
thư vú, tuổi mắc bệnh thường ở độ tuổi trưởng 
thành và già, đặc biệt là trên 40 tuổi. Tuy nhiên 
trong các bệnh lý khối u ở vú thì tổn thương lành 
tính chiếm đa số và các tổn thương này có thể 
xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người trẻ. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì cho thấy 
nhóm tuổi trung bình bệnh nhân được tiến hành 
thủ thuật là 27,52 ± 9,05 tuổi, (14–59). Trong 
nghiên cứu của Huỳnh Quang Khánh tuổi trung 
bình là 32, (16 – 81). Tuy có sự chênh lệch 
nhưng nhìn chung ở các nghiên cứu nhóm bệnh 
nhân chủ yếu vẫn là các bệnh nhân trẻ tuổi. Kỹ 
thuật VABB không chỉ được ứng dụng để sinh 
thiết chẩn đoán mà còn điều trị các tổn thương 
lành tính ở vú đem lại kết quả thẩm mỹ cao. Tại 
Việt Nam và các nước đang phát triển nhu cầu 
thẩm mỹ phần lớn ở độ tuổi trẻ hơn. 
vietnam medical journal n01 - JANUARY - 2021 
208 
Trong nghiên cứu này, VABB được dùng để 
điều trị cho các khối u có kích thước lớn nhất là 
30mm, trung bình là 16,27 ± 6,2mm. Kích thước 
u nhỏ hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Quang 
Khánh, kích thước u lớn nhất là 55mm, trung 
bình 31,7mm, tuy nhiên lớn hơn so với nghiên 
cứu của Park là đa số u có kich thước từ 6 – 
10mm. Như vậy tùy thuộc vào kích cỡ của kim 
sinh thiết được sử dụng mà kích thước u tối đa 
có thể lấy được là khác nhau. 
Đa số bệnh nhân được phẫu thuật có 1 – 2 
khối u vú (73,39% và 18,35%), đặc biệt có 1 
trường được hút có 5 khối u. Trong nghiên cứu 
của Trần việt Thế Phương và CS, đa số bệnh 
nhân có 1 – 2 khối u (48,5% và 30%), số lượng 
u được hút nhiều nhất cho 1 bệnh nhân là 6, 
tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. So 
với phương pháp mổ hở lấy u thì VABB có ưu 
điểm vượt trội, có thể lấy hết tổn thương, đặc 
biệt trên bệnh nhân có nhiều khối u ở vú, gây 
tổn thương ít và không để lại sẹo. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh 
nhân có kết quả giải phẫu bệnh lành tính, trong 
đó u xơ tuyến vú là chủ yếu (89%),có 1 trường 
hợp giải phẫu bệnh ác tính (0,9%), chúng tôi đã 
giải thích và điều trị cho bệnh nhân theo phác đồ 
điều trị ung thư vú.Kết quả này tương đương với 
các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Trần 
Việt Thế Phương và CS thì tỷ lệ ác tính chiếm 
1,1%, trong nghiên cứu của Karol với 196 trường 
hợp thì tỷ lệ ung thư chiếm 1,02%, trong nghiên 
cứu của Park với 8748 bệnh nhân thì ung thư 
chiếm tỷ lệ 3,7%.Mặc dù VABB có rất nhiều ưu 
điểm so với mổ mở hay các kĩ thuật sinh thiết 
khác nhưng VABB có nhược điểm là chi phí cao 
hơn nhiều nên đa số bệnh nhân lựa chọn để điều 
trị các tổn thương lành tính chứ ít lựa chọn để 
chẩn đoán. 
Trong 109 trường hợp được tiến hành VABB 
với thời gian phẫu thuật trung bình là 25,6 ± 7,2 
phút. Thời gian phẫu thuật tối thiểu cho 1 trường 
hợp là 8 phút và tối đa là 40 phút. So với nghiên 
cứu của Huỳnh Quang Khánh, thời gian thực 
hiện phẫu thuật trung bình là 12 phút, ngắn nhất 
là 5 phút, dài nhất là 20 phút, thì thời gian phẫu 
thuật của chúng tôi kéo dài hơn. Điều này có thể 
được giải thích do VABB là một kỹ thuật mới và 
tương đối khó, đòi hỏi phẫu thuật viên cần phải 
có thời gian tập luyện để thuần thục. Hơn nữa 
cách tính thời gian của mỗi nghiên cứu có thể 
khác nhau ở chỗ có tính thời gian gây tê hay 
không, trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian 
mổ được tính từ lúc bắt đầu gây tê đến khi kết 
thúc cuộc mổ. Tuy nhiên so với phương pháp mổ 
mở thông thường thì thời gian mổ ngắn hơn rất 
nhiều, đặc biệt ở bệnh nhân có nhiều khối u, vị 
trí u ở xa nhau và đặc biệt là khối u nhỏ, khó sờ 
thấy trên lâm sàng. 
So với phương pháp mổ thường thì VABB là 
phương pháp ít xâm lấn, sẹo tối thiểu nên mức 
độ đau thấp hơn nhiều so với phương pháp mổ 
thông thường. Trong nghiên cứu này đa số bệnh 
nhân không sử dụng thuốc giảm đau sau mổ 
(72,5%), Trong nghiên cứu của Trần việt Thế 
Phương và CS, có 8,4% bệnh nhân có đau trong 
3 ngày đầu. 
Tương tự các tác giả khác, các biến chứng 
của chúng tôi không nhiều và thường được kiểm 
soát dễ dàng. Trong 109 ca làm VABB của chúng 
tôi có 8 trường hợp tụ máu sau mổ chiếm 7,3%, 
có 1 trường hợp thủng da chiếm 0,9% và có 1 
trường hợp chảy máu trong mổ chiếm 0,9% , 
không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ 
hay phải dừng phẫu thuật do đau, do chảy máu 
hay do nguyên nhân khác. Kết quả nghiên cứu 
của Trần việt Thế Phương và CS, có 4,1% có tụ 
máu sau mổ, chảy máu trong mổ chiếm 1,7%, 
thủng da chiếm 0,8%, tương đương với kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi. Những trường hợp tụ 
máu sau mổ có thể được xử lý bằng chọc hút 
kim hoặc không cần xử lý gì trong quá trình theo 
dõi. Có một trường hợp thủng da do khối u kích 
thước nhỏ, nằm gần núm vú, sát bề mặt da, 
được khâu lại bằng 1 mũi chỉ nilon. Trường hợp 
chảy máu trong mổ được ép cầm máu trong vài 
phút sau đó vẫn tiếp tục tiến hành phẫu thuật thì 
bệnh nhân ổn định, không có chảy máu tiếp. 
Trong 2477 ca của Lee, có 3 trường hợp chảy 
máu nhiều và được giải quyết bằng băng ép. 
VABB là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, không để 
lại sẹo, bệnh nhân rất ít đau và không cần sử 
dụng kháng sinh sau mổ, tỷ lệ tai biến, biến 
chứng rất thấp nên những bệnh nhân không có 
nguy cơ chảy máu hay tụ dịch sẽ được về trong 
ngày, chỉ giữ lại để theo dõi những bệnh nhân có 
nguy cơ và bệnh nhân được xuất viện ngày thứ 2 
sau mổ. 
Với những ưu điểm vượt trội, kèm theo bệnh 
nhân được tư vấn đầy đủ trước khi tiến hành thủ 
thuật, được theo dõi, giải thích và xử lý kịp thời 
các trường hợp có biến chứng sau mổ nên 100% 
bệnh nhân được tiến hành VABB tại bệnh viện Ung 
Bướu Nghệ An đều hài lòng với kết quả điều trị. 
V. KẾT LUẬN 
VABB là một kỹ thuật mới mẻ và đầy triển 
vọng để chẩn đoán và điều trị các tổn thương 
vú, đặc biệt trên bệnh nhân có nhiều khối u vú 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 498 - THÁNG 1 - SỐ 1 - 2021 
209 
lành tính, giúp rút ngắn thời gian nằm viện, đem 
lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Bệnh viện Ung Bướu 
Nghệ An là một trong những bệnh viện tuyến 
tỉnh đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật này. 
Kỹ thuật này nên được phát triển và mở rộng để 
bệnh nhân bệnh lý tuyến vú có thêm một lựa 
chọn bên cạnh mổ hở. Trong tương lai, VABB 
cần được áp dụng nhiều hơn để sinh thiết chẩn 
đoán các trường hợp nghi ngờ ung thư ở các tổn 
thương nhỏ hoặc các tổn thương không sờ thấy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huỳnh Quang Khánh (2018). Kết quả chẩn 
đoán và điều trị tổn thương tuyến vú bằng thiết bị 
sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng 
dẫn siêu âm. Ung thư học Việt Nam, số 4-2018 
2. Trần Việt Thế Phương và CS (2018). Sinh thiết 
vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng 
dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn 
thương vú. Ung thư học Việt Nam, số 4-2018. 
3. Park HL, Kang SS, Kim DY, et al. “Is surgical 
excision necessary for a benign phyllodes tumor of the 
breast diagnosed and excised by ultrasound- guided 
vacuum assisted biopsy device (mammotome)?” J 
Korean Surg Soc 2007; 73: 198 -203 
4. Karol P, Dawid M, Piotr N, “Vacuum assisted 
core-needle biopsy as a diagnostic and therapeutic 
method in lesions radiologically suspicious of 
breast fibroadenoma”, Reports of practical 
oncology and radiotherapy. 2011 (16),32-35. 
5. Fu SM, Wang XM, Yin CY, Song Hui, 
“Effectiveness of hemostasis with Foley catheter 
after vacuum- assisted breast biopsy”, Journal of 
Thoracic Disease, 2015, 7(7), 1213-1220. 
6. Lee SH, Kim EK, Kim MJ, Moon HJ, Yoon JH, 
“Vacuum assisted breast biopsy under 
ultrasonographic guidance: analysis of a 10 year 
experience”, ultrasonography, 2014 (33), 259 –266. 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ 
U TRONG ỐNG SỐNG 
Trịnh Anh Tuấn1, Nguyễn Đình Minh1, Nguyễn Duy Hùng1,2 
TÓM TẮT53 
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả các đặc điểm 
của các u trong ống sống (UTOS) trên cộng hưởng từ 
(CHT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang với 49 bệnh nhân UTOS được chụp CHT 
cột sống và phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ 
tháng 7/2019 đến 9/2020. Kết quả: UTOScó độ tuổi 
trung bình là 47,2± 16,8, lứa tuổi 51-60 hay gặp 
nhất,chiếm 26,5%. Các khối u ngoài tuỷ hay gặp, 
chiếm 87,8%. Loại u hay gặp nhất là u bao dây thần 
kinh (Neurinoma) chiếm 38,8% và u màng tuỷ 
(Meningioma) với 20,4%. Trên CHT, vị trí u hay gặp 
nhất là vùng cột sống ngực với 40,8%. Kích thước 
trung bình của u là 35,9±33,5mm. Có 95,9% u có 
ranh giới rõ, 87,8% u chèn ép tủy sống và hoặc rễ thần 
kinh ngang mức. Khối u đồng tín hiệu trên T1W là 51% 
và u tăng tín hiệu trên T2W là 40,8%, có 93,9% khối u 
ngấm thuốc sau tiêm. Kết luận. CHT có giá trị trong 
phát triện vị trí, kích thước, mức độ chèn ép thần kinh 
và gợi ý nguồn gốc mô bệnh học của UTOS. 
Từ khoá: u trong ống sống, cộng hưởng từ, u bao 
dây thần kinh, u màng tuỷ. 
SUMMARY 
MAGNETIC RESONANCE IMAGING 
FEATURES OF SPINAL TUMORS 
1Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 
2Trường Đại học y Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Trịnh Anh Tuấn 
Email: anhtuanhmu31093@gmail.com 
Ngày nhận bài: 23.10.2020 
Ngày phản biện khoa học: 17.12.2020 
Ngày duyệt bài: 8.12.2020 
Objects: The aim of this study is to describe the 
characteristics of spinal tumors on magnetic resonance 
imaging (MRI). Materials and Methods: A 
descriptive cross-sectional study on 49 patients of 
spinal tumors was documented with MRI and surgical 
treatment at Viet Duc University Hospital from July, 
2019 to September, 2020. Results: The study 
showed the average age of patients was 47,2±16,8, 
out of which the proportion of the age between 51 
and 60 was highest, at 26,5%. Extramedullary and 
intramedullary tumors comprised 87,8% and 12,8% of 
all cases, respectively. The common tumors were 
neurinoma (38,8%) and meningioma (20,4%). On 
MRI, the most common location of tumors is thoracic 
spine with 40,8% of cases. The average tumor size 
was 35,9±33,5mm. There were 95,9% of tumors 
having well-defined boundaries and 87,8% of tumors 
extended into spinal cord and/or spinal nerve roots at 
the same level. Tumors with isointense signal on T1W 
comprised 51%, with hyperintensity on T2-weighted 
MRI was 40,8%. There were 93,9% of tumors 
enhanced on postgadolinium. Conclusion, MRI plays 
an important role in identifying the anatomic location, 
the size, the degree of neural compression and 
suggesting histopathology of spinal tumors. 
Keyword: spinal tumors, magnetic resonance 
imaging (MRI), neurinoma, meningioma. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
U trong ống sống (UTOS) là bệnh lý ít gặp, 
chiếm tỉ lệ từ 5-10% các khối u của hệ thần kinh 
trung ương. Dựa theo khoang giải phẫu, các 
UTOS được chia làm hai nhóm chính gồm 
UTOSngoài tuỷ và u trong tuỷ sống, trong đó các 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_ung_dung_ky_thuat_sinh_thiet_vu_co_ho_tro_h.pdf