Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương

Đặt vấn đề: Biến đổi gen trong lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiên

lượng và phân nhóm nguy cơ. Đánh giá kết quả điều trị theo biến đổi gen cung cấp thêm các dữ liệu cho các bác

sỹ trong lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhi.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen theo phác đồ

FRALLE 2000 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 179 bệnh nhi lơ xê mi cấp dòng lympho điều

trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ 1/8/2016-30/5/2018.

Kết quả: Tỷ lệ phát hiện các biến đổi gen trong nhóm bệnh nhi là 27,4%. Nhóm TEL/AML1 chiếm tỷ lệ cao

nhất với 14,0%, nhóm BCR/ABL1 7,8%; nhóm MLL/AF4 và E2A/PBX1 đều chiếm tỷ lệ thấp (2,8%). Tỷ lệ nhạy

cảm với corticoid và nhạy cảm hoá trị đạt 75,4% và 74,3%, thấp nhất ở nhóm BCR/ABL1 (28,6% và 35,7%). Tỷ

lệ đáp ứng lui bệnh hoàn toàn sau điều trị tấn công đạt 79,3%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (92,0%), thấp nhất

ở nhóm BCR/ABL1 (50%). OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (OS đạt

90,4 ± 6,6%, DFS đạt 77,7 ± 11,0%), thấp nhất ở nhóm E2A/PBX1 (0%), và nhóm BCR/ABL1 (OS 21,2

±17,5%, DFS 14,1 ± 12,6%).

Kết luận: Tỷ lệ phát hiện các biến đổi di truyền còn thấp. Nhóm có đột biến gen TEL-AML1 chiếm tỷ lệ cao

nhất, đáp ứng tốt nhất với điều trị. Nhóm có đột biến gen BCR-ABL1 cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong các đột biến

khảo sát, đáp ứng kém (tỷ lệ OS 2 năm và DFS 2 năm thấp). Đột biến gen MLL-AF4 và E2A-PBX1 chiếm tỷ lệ

thấp nên nghiên cứu kết quả điều trị trên hai nhóm này còn nhiều hạn chế.

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 7

Trang 7

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 40780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương

Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen tại viện Huyết học truyền máu trung ương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 215
 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA ĐIỀU TRỊ LƠ XÊ MI 
CẤP DÒNG LYMPHO TRẺ EM THEO BIẾN ĐỔI GEN 
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG 
Hoàng Thị Hồng*, Nguyễn Quang Tùng*, Mai Lan**, Nguyễn Triệu Vân**, Bạch Quốc Khánh** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Biến đổi gen trong lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiên 
lượng và phân nhóm nguy cơ. Đánh giá kết quả điều trị theo biến đổi gen cung cấp thêm các dữ liệu cho các bác 
sỹ trong lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhi. 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của điều trị lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo biến đổi gen theo phác đồ 
FRALLE 2000 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 179 bệnh nhi lơ xê mi cấp dòng lympho điều 
trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ 1/8/2016-30/5/2018. 
Kết quả: Tỷ lệ phát hiện các biến đổi gen trong nhóm bệnh nhi là 27,4%. Nhóm TEL/AML1 chiếm tỷ lệ cao 
nhất với 14,0%, nhóm BCR/ABL1 7,8%; nhóm MLL/AF4 và E2A/PBX1 đều chiếm tỷ lệ thấp (2,8%). Tỷ lệ nhạy 
cảm với corticoid và nhạy cảm hoá trị đạt 75,4% và 74,3%, thấp nhất ở nhóm BCR/ABL1 (28,6% và 35,7%). Tỷ 
lệ đáp ứng lui bệnh hoàn toàn sau điều trị tấn công đạt 79,3%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (92,0%), thấp nhất 
ở nhóm BCR/ABL1 (50%). OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (OS đạt 
90,4 ± 6,6%, DFS đạt 77,7 ± 11,0%), thấp nhất ở nhóm E2A/PBX1 (0%), và nhóm BCR/ABL1 (OS 21,2 
±17,5%, DFS 14,1 ± 12,6%). 
Kết luận: Tỷ lệ phát hiện các biến đổi di truyền còn thấp. Nhóm có đột biến gen TEL-AML1 chiếm tỷ lệ cao 
nhất, đáp ứng tốt nhất với điều trị. Nhóm có đột biến gen BCR-ABL1 cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong các đột biến 
khảo sát, đáp ứng kém (tỷ lệ OS 2 năm và DFS 2 năm thấp). Đột biến gen MLL-AF4 và E2A-PBX1 chiếm tỷ lệ 
thấp nên nghiên cứu kết quả điều trị trên hai nhóm này còn nhiều hạn chế. 
Từ khoá: lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em 
ABSTRACT 
EARLY OUTCOME OF TREATMENT 
IN PEDIATRIC ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA WITH SOME GENE MUTATIONS 
AT NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION 
Hoang Thi Hong, Mai Lan, Nguyen Quang Tung, Nguyen Trieu Van, Bach Quoc Khanh 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 215-222 
Gene mutations have a particularly important role in the prognosis and risk grouping of pediatric acute 
lymphoblastic leukemia (ALL). Evaluating the results of genetically modified treatment provides additional data 
for physicians in choosing treatment protocol for patients. 
Objectives: To evaluate the early results of treatment of pediatric ALL with some gene mutations according 
to FRALLE 2000 protocol at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion. 
Methods: prospective study of 179 pediatric ALL who were treated at the National Institute of Hematology 
and Blood Transfusion from August 1, 2016 to May 30, 2018. 
Results: The incidence of genetic changes in pediatric patients was 27.4%. TEL/AML1 group accounted for 
*Đại học Y Hà Nội **Viện Huyết học Truyền máu-Trung ương 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hoàng Thị Hồng ĐT: 0983885350 Email:hoanghong.nihbt@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 216
the highest proportion with 14.0%; 7.8% for BCR ABL1; MLL/AF4 and E2A/PBX1 groups all account for a low 
rate (2.8%). The rate of sensitivity to corticosteroids and chemotherapy sensitivity was 75.4% and 74.3%, the 
lowest among BCR/ABL1 groups (28.6% and 35.7%). The response rate of complete remission after induction 
treatment reached 79.3%, the highest in the TEL/AML1 group (92.0%), the lowest in the BCR / ABL1 group 
(50%). OS 2 years reached 73.1%, DFS 2 years reached 62.0%, highest in the TEL/AML1 group (OS reached 
90.4 ± 6.6%, DFS reached 77.7 ± 11.0%), lowest were in E2A/PBX1 (0%), and BCR/ABL1 (OS 21.2 ± 17.5%, 
DFS 14.1 ± 12.6%). 
Conclusion: The rate of genetic mutations was low. The group TEL-AML1 accounted for the highest 
percentage, best responding to treatment. The group with BCR-ABL1 also accounted for the high proportion in 
the survey mutations, poor response (2-years OS and DFS rate was low). MLL-AF4 and E2A-PBX1 mutations 
accounted for a low percentage, so the treatment results on these two groups was still limitted. 
Key words: pediatric acute lymphoblastic lymphoma 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lơ xê mi cấp dòng lympho (ALL-Acute 
lymphobastic leukemia) đặc trưng bằng sự tăng 
sinh ác tính của các tế bào tiền thân dòng 
lympho, có thể có các biến đổi di truyền, dẫn 
đến sự lấn át các dòng tế bào khác và rối loạn 
quá trình sinh máu của cơ thể. ALL chiếm 
khoảng 25% ung thư ở trẻ em(7). Khoảng 60-70% 
bệnh nhân ALL có các biến đổi di truyền(7). Các 
biến đổi di truyền ở lơ xê mi cấp lympho tế bào 
B có tỷ lệ cao hơn lơ xê mi cấp lymph ... hạy cảm corticoid 
ngày 8 
Không đáp ứng với 
corticoid ngày 8 
 n % n % 
Không có ĐBG 101 77,7 29 22,3 
TEL/AML1 20 80 5 20 
BCR/ABL1 4 28,6 10 71,4 
E2A/PBX1 5 100 0 0 
MLL-AF4 5 100 0 0 
Chung 135 75,4 44 24,6 
P P < 0,05 P < 0,05 
Tỷ lệ nhạy cảm với corticoid theo huyết đồ 
ngày 8 là 75,4%. Tỷ lệ không đáp ứng với 
corticoid cao nhất ở nhóm có đột biến gen 
BCR/ABL1 71,4%, cao hơn các nhóm khác có ý 
nghĩa thống kê với p <0,05 (Bảng 1). 
Đáp ứng nhạy cảm với hoá trị của tuỷ đồ ngày 
21 theo biến đổi gen 
Tỷ lệ đáp ứng chung theo tuỷ đồ ngày 21 
khá tốt với đáp ứng M1 là 74,3%, M2 là 17,9%. 
Chỉ có 7,8% bệnh nhi đáp ứng ở mức độ M3. Hai 
nhóm có đột biến gen MLL/AF4 và E2A/PBX1 có 
tỷ lệ đáp ứng tốt (M1) đạt 100%. Nhóm có đột 
biến gen TEL/AML có mức đáp ứng tương tự 
nhóm không có đột biến gen khảo sát. Nhóm có 
BCR/ABL1 có đáp ứng kém nhất: tỷ lệ bệnh nhi 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 218
đáp ứng mức M1 chỉ đạt 35,7% và mức M3 lên 
tới 42,9% (Bảng 2). 
Bảng 2. Tỷ lệ đáp ứng hoá trị theo tuỷ đồ ngày 21 
theo biến đổi gen 
 M1 M2 M3 
 n % n % n % 
Không có ĐBG 99 76,2 23 17,7 8 6,2 
TEL/AML1 19 76,0 6 24,0 0 0 
BCR/ABL1 5 35,7 3 21,4 6 42,9 
E2A/PBX1 5 100 0 0 0 0 
MLL-AF4 5 100 0 0 0 0 
Chung 133 74,3 32 17,9 14 7,8 
P P 0,05 P < 0,05 
Đáp ứng sau điều trị tấn công theo biến đổi gen 
Bảng 3. Đáp ứng sau điều trị tấn công ở các nhóm có 
biến đổi gen 
 CR PR NR 
 n % n % n % 
Không có ĐBG 105 80,8 15 11,5 10 7,7 
TEL/AML1 23 92,0 2 8,0 0 0 
BCR/ABL1 7 50,0 1 7,1 6 42,9 
E2A/PBX1 3 60,0 0 0 2 40,0 
MLL-AF4 4 80,0 0 0 1 20,0 
Chung 142 79,3 18 10,1 19 10,6 
P P < 0,05 P P < 0,05 
Nhóm có đột biến gen TEL/AML1 có tỷ lệ 
đáp ứng cao nhất với 100% đáp ứng lui bệnh sau 
điều trị tấn công (trong đó có 92,0% đáp ứng lui 
bệnh hoàn toàn). Nhóm có đột biến gen 
BCR/ABL1 và nhóm có E2A/PBX1 đáp ứng kém 
nhất với tỷ lệ không lui bệnh sau điều trị tấn 
công lần lượt là 42,9% và 40%. Sự khác biệt về tỷ 
lệ đáp ứng giữa nhóm TEL/AML1 với các nhóm 
có biến đổi gen khác và không có biến đổi gen có 
ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nghiên cứu không 
có bệnh nhân tử vong trong đợt điều trị tấn công 
(Bảng 3). 
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 2 năm cao nhất 
ở nhóm có đột biến gen TEL/AML1 (90,4 ± 6,6%), 
thấp nhất ở nhóm có đột biến gen E2A/PBX1 
(0%) và nhóm BCR/ABL1 (21,2±17,5%). Khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (Hình 2, 3). 
Tỷ lệ sống thêm không bệnh 
Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 2 năm cao 
nhất ở nhóm có đột biến gen TEL/AML1 
(77,7±11,0%), thấp nhất ở nhóm có đột biến 
gen E2A/PBX1 (0%) và nhóm BCR/ABL1 
(14,1±12,6%). Khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p <0,05 (Hình 4, 5). 
BÀN LUẬN 
Tỷ lệ đột biến gen được khảo sát 
Khảo sát các biến đổi về di truyền là một 
trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiên 
lượng và lựa chọn phác đồ cho bệnh nhi mắc 
ALL. Tại Viện Huyết học Truyền máu Trung 
ương, 4 tổ hợp đột biến gen được tiến hành 
thường quy cho các bệnh nhi ALL là TEL/AML1, 
BCR/ABL1, MLL/AF4, E2A/PBX1. 
Hình 1 biểu thị tỷ lệ các đột biến gen khảo sát 
trong nghiên cứu nhận thấy, tỷ lệ bệnh nhi ALL 
có các tổ hợp đột biến gen khảo sát là 27,4%, cao 
nhất là tổ hợp gen TEL/AML1 (14,0%); tổ hợp 
gen BCR/ABL1 chiếm tỷ lệ 7,8%. Hai tổ hợp gen 
MLL/AF4 và E2A/PBX1 chiếm tỷ thấp, tương 
đương nhau là 2,8%. 
Theo nghiên cứu của một số tác giả trên thế 
giới, tỷ lệ phát hiện đột biến gen TEL/AML1 
thường chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động khoảng 
20 - 25%, gen BCR/ABL1 thường chiếm tỷ lệ thấp 
(khoảng 3%)(7). Nghiên cứu của tác giả Phan Thị 
Duy An năm 2011 tại Bệnh viện Truyền máu 
Huyết học Hồ Chí Minh cho tỷ lệ gen 
TEL/AML1 chiếm 25%, gen BCR/ABl1 3%, 
E2A/PBX1 chiếm 5%, MLL/AF4 8%(5). Như vậy, 
có thể thấy tỷ lệ phát hiện biến đổi gen của 
chúng tôi còn khá thấp so với các nghiên cứu(5,7). 
Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi tương 
đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh 
Mai (gen BCR/ABL1 chiếm 10%, TEL/AML1 
chiếm 14%), đều cho thấy tỷ lệ bệnh nhi có tổ 
hợp gen lai BCR-ABL1 chiếm tỷ lệ cao hơn khi 
so sánh với các nghiên cứu khác(8). Điều này có 
thể do nhiều bệnh nhi chuyển tới Viện Huyết 
học Truyền máu Trung ương điều trị ở nhóm 
nguy cơ cao nên tỷ lệ phát hiện tổ hợp gen này 
cao hơn trong các nghiên cứu khác. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 219
Hình 2. Kaplan Meier biểu diễn tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 2 năm nhóm bệnh nhi nghiên cứu 
Hình 3. Kaplan Meier biểu diễn tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 2 năm theo biến đổi gen nhóm bệnh nhi nghiên cứu 
Hình 4. Kaplan Meier biểu diễn tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 2 năm nhóm bệnh nhi nghiên cứu 
p < 0,05 
0% 
21,2 17,5% 
66,7 27,2% 
76,2 4,5% 
90,4 6,6% 
73,1 4,1% 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 220
Hình 5. Kaplan Meier biểu diễn tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 2 năm theo biến đổi gen nhóm bệnh nhi nghiên cứu 
Đánh giá kết quả sớm của điều trị theo biến 
đổi gen 
Đánh giá nhạy cảm với corticoid theo huyết 
đồ ngày 8 
Đánh giá sự nhạy cảm với corticoid trên 
huyết đồ ngày 8 cũng là một trong những yếu tố 
tiên lượng quan trọng trong ALL trẻ em. Nhạy 
cảm với corticoid ngày 8 khi blast ở máu ngoại vi 
ngày 8 dưới 1 G/L. Bảng 1 cho thấy tỷ lệ đáp ứng 
nhạy cảm với corticoid theo huyết đồ ngày 8 là 
75,4%. Kết quả nghiên cứu tương tự nghiên cứu 
của tác giả Võ Thị Thanh Trúc năm 2010 trên 120 
bệnh nhi ALL được điều trị bằng phác đồ 
FRALLE 2000 với tỷ lệ nhạy cảm với corticoid 
trên huyết đồ ngày 8 là 83,3%(10). Cũng trên bảng 
1, tỷ lệ đáp ứng tốt (nhạy cảm với corticoid) 
ngày 8 ở nhóm có đột biến gen MLL/AF4 và 
E2A/PBX1 cao nhất là 100%. Nhóm có đột biến 
gen TEL/AML1 và nhóm không có đột biến gen 
có tỷ lệ đáp ứng tương tự nhau (80% và 77,7%). 
Nhóm có đột biến gen BCR/ABL1, tỷ lệ đáp ứng 
nhạy cảm với corticoid chỉ đạt 28,6%. Nghiên 
cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai năm 2016 cũng 
cho thấy tỷ lệ nhạy cảm corticoid theo huyết đồ 
ngày 8 của nhóm có đột biến gen BCR/ABL1 là 
27%(8). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả 
Trần Quỳnh Mai, tỷ lệ nhạy cảm với corticoid 
ngày 8 của nhóm E2A/PBX1 và MLL/AF4 thấp 
hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Khác biệt 
này có thể do số lượng bệnh nhi có đột biến gen 
này ở cả hai nhóm còn thấp nên kết quả nghiên 
cứu còn nhiều hạn chế. 
Đánh giá nhạy cảm với hoá trị theo tuỷ đồ 
ngày 21 
Nghiên cứu đáp ứng với hoá trị trên tuỷ đồ 
ngày 21 trong nhóm bệnh nhi nghiên cứu, 
chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ đáp ứng tốt với hoá 
trị (nhóm M1) là 74,3%, 17,9% đáp ứng ở mức 
M2 và chỉ có 7,8% bệnh nhi ở mức M3. Kết quả 
nghiên cứu gần tương tự nghiên cứu của Võ 
Thị Thanh Trúc và Trần Quỳnh Mai(8,10). Tỷ lệ 
nhạy cảm với hoá trị đều đạt ở mức trên 70% 
với các nhóm không có đột biến gen, nhóm đột 
biến gen TEL/AML1, MLL/AF4 và E2A/PBX1. 
Tỷ lệ nhạy cảm với hoá trị vẫn thấp nhất ở 
nhóm có đột biến gen BCR/ABL1 với 35,7%. 
Như vậy, khi nghiên cứu đáp ứng sớm với 
corticoid và nhạy cảm với hoá trị trong đợt điều 
trị tấn công giữa các nhóm có đột biến gen, 
chúng tôi đều nhận thấy nhóm có đột biến gen 
BCR/ABL1 có đáp ứng kém nhất với tỷ lệ đáp 
ứng thấp nhất trong các nhóm. Khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p <0,05. Theo nghiên cứu của 
các tác giả trên thế giới, nhóm có đột biến gen 
BCR/ABL1 luôn là nhóm có tiên lượng xấu nhất 
trong các nhóm có biến đổi gen(6). 
Đánh giá lui bệnh sau điều trị tấn công 
Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ đạt lui bệnh hoàn toàn 
(CR) sau điều trị tấn công trong nghiên cứu là 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 221
79,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp 
hơn của tác giả Võ Thị Thanh Trúc (97,6%)(10) và 
Trần Quỳnh Mai (90,6%)(8). Nghiên cứu của một 
số tác giả trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ lui 
bệnh hoàn toàn sau điều trị tấn công đạt trên 
90%(6). Nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Lan 
năm 2004 trên nhóm nguy cơ thường, sử dụng 
phác đồ CCG1991, tỷ lệ CR sau điều trị tấn công 
là 87,8%, tỷ lệ tử vong liên quan đến điều trị là 
12,3%(2). Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Thị Mai Hương, 102 trẻ ALL nguy cơ cao tại 
Viện Nhi Trung ương điều trị theo phác đồ CCG 
1961 ghi nhận được kết quả: 88,2% bệnh nhi đạt 
CR sau điều trị tấn công, tỷ lệ tái phát là 16,7%, 
tỷ lệ tử vong liên quan đến điều trị là 37,3%(4). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đạt CR sau 
điều trị tấn công cao nhất ở nhóm có đột biến 
gen TEL/AML1 (92%), thấp nhất ở nhóm có đột 
biến gen BCR/ABL1 (50%), kết quả tương tự 
trong nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai 
năm 2016(8). Nhóm có đột biến gen MLL/AF4 và 
E2A/PBX1 trong nghiên cứu của chúng tôi có kết 
quả đạt lui bệnh hoàn toàn khác so với nghiên 
cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai, điều này có thể 
do số lượng bệnh nhi có đột biến gen này ở cả 
hai nghiên cứu còn thấp nên kết quả còn nhiều 
hạn chế. 
Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không 
bệnh sau 2 năm 
Đánh giá tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống 
thêm không bệnh sau 2 năm chúng tôi nhận 
thấy: OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0% 
(hình 2 và 4). Tác giả Võ Thị Thanh Trúc nghiên 
cứu trên 120 bệnh nhi cho kết quả OS 5 năm đạt 
87,5%, EFS 5 năm đạt 80,0%(10). Năm 2012, Andre 
Baruchel và các cộng sự đã tổng hợp các kết quả 
nghiên cứu của phác đồ FRALLE 2000 A trên 
1201 trẻ được chẩn đoán ALL nhóm nguy cơ tiêu 
chuẩn từ các nghiên cứu đa trung tâm từ năm 
2000-2010(1). Theo các báo cáo ghi nhận, tỷ lệ đạt 
lui bệnh hoàn toàn sau điều trị cảm ứng là 
99,7%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm không sự cố (EFS) 
là 91,5%; sống thêm toàn bộ (OS) là 97,4%. EFS 
and OS 5 năm của hai nhóm A1 và A3 lần lượt là 
93,1% và 61,2% (p <0,0001), 98,3% và 84,2% 
(p<0,0001). Đặc biệt, tỷ lệ EFS tại thời điểm 5 
năm của nhóm bệnh nhi có tổ hợp gen ETV6-
RUNX1 là 96,6% (95% CI: 94,4–98,8). Tuy nhiên, 
một nghiên cứu so sánh đáp ứng điều trị khi áp 
dụng phác đồ FRALLE 2000 giữa trẻ em Việt 
Nam và trẻ da trắng (Bỉ) với cùng phác đồ công 
bố năm 2014 của tác giả Phuong Thu Vu Hoang 
và cộng sự nhận thấy: trẻ lơ xê mi cấp ở Việt 
Nam có một số hằng số sinh học xấu hơn so với 
trẻ em da trắng (T-ALL có tỷ lệ cao hơn, nhạy 
cảm hơn với hoá trị MTX liều cao và 6MP, Lơ xê 
mi cấp thể L2 chiếm tỷ lệ cao hơn), vì vậy, so 
sánh tỷ lệ sống thêm không tái phát (RFS- 
Relapse free survival) tại thời điểm 18 tháng và 5 
năm ở trẻ em Việt Nam thấp hơn có ý nghĩa so 
với trẻ da trắng với tỷ lệ lần lượt là 70,4% và 
47,8% ở trẻ em Việt Nam so với 95,7% và 83,8% 
ở trẻ da trắng(11). 
Hình 3 và 5 minh hoạ tỷ lệ sống toàn bộ và 
sống thêm không bệnh theo các nhóm biến đổi 
gen nhận thấy, nhóm có TEL/AML1 có tỷ lệ OS 
và DFS 2 năm cao nhất (OS đạt 90,4±6,6%, DFS 
đạt 77,7±11,0%). Nhóm có đột biến gen 
BCR/ABL1 tỷ lệ OS 2 năm chỉ đạt 21,2±17,5%, 
DFS 2 năm đạt 14,1 ± 12,6%. Theo nghiên cứu 
Pui CH trên 467 bệnh nhân nhi thuộc viện 
nghiên cứu St, Jude từ năm 1991 đến năm 1999 
với các gen ABL/BCR, TEL/AML1, E2A/PBX1, 
MLL/AF4 cho kết quả tỷ lệ lui bệnh cũng như 
thời gian sống không sự kiện sau 5 năm của 
nhóm có gen TEL/AML1, E2A/PBX1 là 
89,5±7,3% và 88,5±4%, tốt hơn so với nhóm có 
gen MLL/AF4 và BCR/ABL là 26,7±11,4% và 
28,6±10,8%(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
các nhóm đột biến gen MLL/AF4 có tỷ lệ OS và 
DFS sau 2 năm tương tự nhóm không có đột 
biến gen (xấp xỉ 70%). Nhóm E2A/PBX1 chưa có 
bệnh nhi nào sống sót qua 2 năm. Tuy nhiên, do 
cỡ mẫu của 2 nhóm này còn ít nên kết quả chưa 
thực sự đại diện cho quần thể. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 179 bệnh nhi lơ xê mi cấp 
dòng lympho điều trị tại Viện Huyết học Truyền 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 222
máu Trung ương từ 1/8/2016 đến 30/5/2018, 
chúng tôi nhận thấy: 
Tỷ lệ phát hiện các biến đổi gen trong nhóm 
bệnh nhi là 27,8% (TEL/AML1 14,0%; BCR/ABL1 
7,8%; MLL/AF4 2,8% và E2A/PBX1 2,8%). 
Tỷ lệ nhạy cảm với corticoid và nhạy cảm 
hoá trị đạt 75,4% và 74,3%, thấp nhất ở nhóm 
BCR/ABL1 (28,6% và 35,7%). 
Tỷ lệ đáp ứng lui bệnh hoàn toàn sau điều trị 
tấn công đạt 79,3%, cao nhất ở nhóm TEL/AML1 
(92,0%), thấp nhất ở nhóm BCR/ABL1 (50%). 
OS 2 năm đạt 73,1%, DFS 2 năm đạt 62,0%, 
cao nhất ở nhóm TEL/AML1 (OS đạt 90,4 ± 6,6%, 
DFS đạt 77,7 ± 11,0%), thấp nhất ở nhóm 
E2A/PBX1 (0%), và nhóm BCR/ABL1 (OS 21,2 
±17,5% và DFS 14,1 ± 12,6%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baruchel A, et al (2012). Leukemia (SR-BCP-ALL): The 
Randomized Fralle 2000-A Protocol, . Blood: , pp.120-135. 
2. Bùi Ngọc Lan (2008). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng bệnh 
lơ xê mi cấp dòng lympho và điều trị thể nguy cơ không cao ở 
trẻ em. Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Y Hà nội. 
3. Kamps WA, et al (2010). Long-term results of Dutch Childhood 
Oncology Group studies for children with acute lymphoblastic 
leukemia from 1984 to 2004. Leukemia, 24:309-319. 
4. Nguyễn Thị Mai Hương (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, 
xét nghiệm và đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng 
lympho nhóm nguy cơ cao ở trẻ em theo phác đồ CCG 1961. 
Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
5. Phan Thị Duy An (2011). Khảo sát đặc điểm về di truyền tế bào 
và sinh học phân tử trên bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ 
em tại khoa lâm sàng Nhi Bệnh viện Truyền Máu & Huyết Học 
từ 03/2010 đến 03/2011. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Dược Hồ 
Chí Minh. 
6. Pui CH, et al (2009). Long-term results of St Jude Total Therapy 
Studies 11, 12, 13A, 13B, and 14 for childhood acute 
lymphoblastic leukemia. Leukemia, 24:371-382. 
7. Pui CH, et al (2011). Biology, risk stratification, and therapy of 
pediatric acute leukemias: an update. J Clin Oncol, 29(5): 551-65. 
8. Trần Quỳnh Mai (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét 
nghiệm và đáp ứng điều trị tấn công lơ xê mi cấp dòng lympho 
trẻ em có một số biến đổi di truyền tại Viện Huyết học Truyền 
máu Trung ương. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà 
Nội. 
9. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2014). Lơ xê mi cấp 
dòng lympho trẻ em - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý 
Huyết học. Nhà xuất bản Y học, pp.23-45. 
10. Võ Thị Thanh Trúc (2010). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch 
cầu cấp dòng lympho ở trẻ em bằng phác đồ FRALLE 2000. 
Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí 
Minh. 
11. Vu Hoang Thu Phuong, et al (2014). Comparison of long-term 
outcome between White and Vietnamese children treated for 
acute lymphoblastic leukemia according to the FRALLE 2000 
protocol. Pediatric Hematol Oncology, 36(7): 94-100. 
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_som_cua_dieu_tri_lo_xe_mi_cap_dong_lympho_t.pdf