Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II,

IIIA hạch nách dương tính. (2) Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc trên 39

bệnh nhân nữ mắc UTV giai đoạn II, IIIA được phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách triệt căn biến đổi,

có hạch nách dương tính được điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 4AC + 4T tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh từ tháng

1 năm 2013 đến tháng 6 năm 2019.

Kết quả: Sống còn toàn bộ tích lũy là 83,6%. Sống còn không bệnh tích lũy là 75,6%. Sống còn không

bệnh và sống còn toàn bộ giảm dần theo sự tăng lên của kích thước u, hạch di căn càng nhiều thì sống

còn càng giảm, thụ thể ER và/PR (+) có tiên lượng tốt hơn (-), bệnh ở giai đoạn II tốt hơn giai đoạn IIIA

(p<0,05). Độc tính chủ yếu của phác đồ 4AC + 4T: Tỉ lệ hạ bạch cầu là 64,1%, hạ độ 3,4 là 10,1%. Tỉ lệ hạ

bạch cầu hạt là 61,5%, hạ độ 3,4 là 7,6%. Tỉ lệ hạ huyết sắc tố là 51,3%, hạ độ 3,4 là 7,6%. Tỉ lệ hạ tiểu cầu

là 17,9%, không có hạ độ 3,4. Tỉ lệ tăng men gan là 43,6%, nhưng không gặp tăng độ 3,4. Tăng Creatinin

máu chỉ gặp độ 1 với tỉ lệ 5,1%. Nôn và buồn nôn chiếm 87%, viêm miệng 30,8%, tiêu chảy là 38,4%, đau

cơ 87%, rối loạn thần kinh ngoại vi 74,4%, phù ngoại vi 38,5%.

Kết luận: Phác đồ 4AC + 4T mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư vú bổ trợ có hạch nách dương

tính và độc tính ở mức độ chấp nhận được.

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16900
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4ac + 4 t trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, IIIA hạch nách dương tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Bệnh viện Trung ương Huế 
36	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4 T...
Nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ 4AC + 4 T 
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN II, IIIA HẠCH 
NÁCH DƯƠNG TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH
Võ Văn Phương1*, Nguyễn Văn Khoa1, Trần Thị Thanh Hoa1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.6
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, 
IIIA hạch nách dương tính. (2) Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của phác đồ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc trên 39 
bệnh nhân nữ mắc UTV giai đoạn II, IIIA được phẫu thuật cắt tuyến vú và vét hạch nách triệt căn biến đổi, 
có hạch nách dương tính được điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 4AC + 4T tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 
1 năm 2013 đến tháng 6 năm 2019.
Kết quả: Sống còn toàn bộ tích lũy là 83,6%. Sống còn không bệnh tích lũy là 75,6%. Sống còn không 
bệnh và sống còn toàn bộ giảm dần theo sự tăng lên của kích thước u, hạch di căn càng nhiều thì sống 
còn càng giảm, thụ thể ER và/PR (+) có tiên lượng tốt hơn (-), bệnh ở giai đoạn II tốt hơn giai đoạn IIIA 
(p<0,05). Độc tính chủ yếu của phác đồ 4AC + 4T: Tỉ lệ hạ bạch cầu là 64,1%, hạ độ 3,4 là 10,1%. Tỉ lệ hạ 
bạch cầu hạt là 61,5%, hạ độ 3,4 là 7,6%. Tỉ lệ hạ huyết sắc tố là 51,3%, hạ độ 3,4 là 7,6%. Tỉ lệ hạ tiểu cầu 
là 17,9%, không có hạ độ 3,4. Tỉ lệ tăng men gan là 43,6%, nhưng không gặp tăng độ 3,4. Tăng Creatinin 
máu chỉ gặp độ 1 với tỉ lệ 5,1%. Nôn và buồn nôn chiếm 87%, viêm miệng 30,8%, tiêu chảy là 38,4%, đau 
cơ 87%, rối loạn thần kinh ngoại vi 74,4%, phù ngoại vi 38,5%.
Kết luận: Phác đồ 4AC + 4T mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư vú bổ trợ có hạch nách dương 
tính và độc tính ở mức độ chấp nhận được.
Từ Khóa: Ung thư vú, hóa trị bổ trợ 4AC + 4T, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS AND TOXICITY OF 4AC + 4T REGIMEN AS ADJUVANT CHEMO-
THERAPY FOR STAGE II, IIIA BREAST CANCER PATIENTS WITH AXILLARY LYMPH 
NODE POSITIVE AT HA TINH GENERAL HOSPITAL
Vo Van Phuong1*, Nguyen Van Khoa1, Tran Thi Thanh Hoa1
Objectives: (1) Evaluate the efficacy of 4AC+4T regimen as adjuvant chemotherapy for stage II, IIIA 
breast cancer patients with axillary lymph node positive. (2) Describe toxicity of the regimen.
1 Khoa Ung bướu – Y học hạt nhân, Bệnh 
viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
- Ngày nhận bài (Received): 30/9/2020; Ngày phản biện (Revised): 05/10/ 2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Võ Văn Phương
- Email: phuongngoai@gmail.com; ĐT: 0905853368
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 37
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam ung thư vú (UTV) là bệnh lý ác 
tính đứng hàng đầu ở nữ giới với khoảng 15.229 
trường hợp mới mắc và 6.103 ca tử vong [1]. Tỉ 
lệ mắc đang có xu hướng gia tăng nhưng tỉ lệ tử 
vong lại có xu hướng giảm nhờ những thành tựu 
đạt được trong phòng bệnh, phát hiện sớm và điều 
trị, đặc biệt là các tiến bộ trong điều trị hệ thống 
[2]. Đối với UTV giai đoạn IIIA trở xuống thì phẫu 
thuật là phương pháp được lựa chọn đầu tiên, hóa 
trị bổ trợ sau phẫu thuật giúp đề phòng bệnh tái 
phát. Phác đồ bổ trợ 4AC+4T (là phác đồ phối hợp 
3 loại hóa chất: Doxorubicin, Cyclophosphamid x 
4 chu kỳ + Paclitaxel x 4 chu kỳ) trên bệnh nhân 
UTV đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là 
hiệu quả cải thiện thời gian sống còn không bệnh 
và giảm tỉ lệ tái phát với độc tính chấp nhận được 
[3]. Phác đồ này đã được áp dụng tại Bệnh viện 
đa khoa tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2013 đến nay, tuy 
nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả 
của phác đồ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu này nhắm đến 2 mục tiêu:
(1). Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 
4AC+4 T trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, 
IIIA hạch nách dương tính.
(2). Nhận xét một số tác dụng không mong muốn 
của phác đồ. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 39 bệnh nhân nữ 
mắc UTV giai đoạn II, IIIA được phẫu thuật cắt 
tuyến vú và vét hạch nách triệt căn biến đổi, có hạch 
nách dương tính được hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 
4T tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 1 năm 2013 
đến tháng 6 năm 2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 
và tiến cứu có theo dõi dọc, lấy mẫu toàn bộ.
2.3. Các bước tiến hành: Chẩn đoán UTV giai 
đoạn II, IIIA theo AJCC 2010; Phẫu thuật cắt tuyến 
vú và vét hạch nách triệt căn biến đổi; Hóa trị bổ 
trợ phác đồ 4AC+4T; Các điều trị chuẩn tiếp theo; 
Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của phác đồ sau 
điều trị.
2.4. Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 22.0. Sử 
dụng các thuật toán thống kê mô tả. Khảo sát sống 
còn bằng phương pháp Kaplan-meier và kiểm định 
test Log-rank với p < 0,05 được xác định là có ý 
nghĩa thống kê. 
2.5. Đạo đức nghiên cứu: Đối tượng tham gia 
là hoàn toàn tự nguyện. Các thông tin về tình trạng 
bệnh và thông tin cá nhân khác của bệnh nhân được 
giữ bí mật. Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến 
kết quả điều trị của bệnh nhân.
Methods: Retrospective and prospective descriptive longitudinal study, in 39 stage II-III breast cancer 
patients with lymph node positive underwent modified radical mastectomy and axillary lymph node dissec-
tion, treated with 4AC + 4T regimen at Ha Tinh General Hospital from January 2013 to June 2019.
Results: Overall survival was 83.6%. Disease-free survial was 75.6%. DFS and OS are inversely pro-
portional to tumor size, the number of metastatic lymph nodes, ER and/PR positive have a better prognosis 
than ER/PR negative, stage II disease have better prognosis than stage IIIA (p<0.05). Toxicities of AC+4T: 
Leukopenia in 64.1% of patients, with 10,1% was grade 3, 4. Neutropenia in 61.5% of patients, with 7,6% 
was grade 3, 4. Hypopigmentation in 51.3% of patients, with 7,6% was grade 3, 4. Thrombocytopenia in 
17.9% of patients. Transaminase elevation in 43.6% of patients, no seen grade 3, 4. Increased blood 
creatinine was only recorded at grade 1 at 5.1%. Vomiting and nausea 87%, stomatitis 30.8%, diarrhea 
38.4%, muscle pain 87%, peripheral neuropathy 74.4% peripheral edema 38.5%. 
Conclusion: The 4AC + 4T regimen shows high efficacy and a acceptable toxicity in the treatment of 
stage II, IIIA breast cancer with axillary lymph node positive.
 Key words: Breast cancer, 4AC+4T adjuvant chemotherapy, Ha Tinh General Hospital. 
Bệnh viện Trung ương Huế 
38	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4 T...
III. KẾT QUẢ
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình là 51,9 ± 3,1; Độ tuổi hay gặp 
50 - 59; Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu ở 
giai đoạn II (76,9%); Vị trí một phần tư trên ngoài 
thường gặp nhất, chiếm 48,7%; Kích thước u ≤ 5 cm 
chiếm đa số (69,2%); Số bệnh nhân có tỉ lệ di căn từ 
1-3 hạch là nhiều nhất chiếm 64,1%; Độ mô học 2 
chiếm tỉ lệ cao nhất 61,5%; Có 2/3 bệnh nhân có thụ 
thể ER và/hoặc PR dương tính.
3.2. Đánh giá kết quả của phác đồ hóa trị bổ 
trợ 4 AC + 4 T 
3.2.1. Sống còn không bệnh (DFS) tích lũy 
theo thời gian
Trong số 39 bệnh nhân nghiên cứu, có 4 bệnh 
nhân tái phát hoặc di căn. Bệnh nhân được điều trị 
đầu tiên tháng 3 năm 2013, với thời gian theo dõi 
trung bình 43 tháng, thời gian theo dõi dài nhất gần 
71 tháng. Trong đó có một bệnh nhân tái phát tại 
chỗ sau phẫu thuật, 2 bệnh nhân tái phát di căn hạch 
xa, 1 bệnh nhân tái phát di căn xương. 
Biểu đồ 1: Sống còn không bệnh tích lũy 
theo thời gian
Trung bình thời gian sống còn không bệnh ước 
tính theo Kaplan Meier: 64,2 ± 2,1 tháng (95% CI: 
60,0-68,4). Tỉ lệ sống còn không bệnh tích lũy 1 
năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 
100%; 100%; 97%; 86,4%; 75,6%.
3.2.2. Sống còn không bệnh theo một số đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1: Sống còn không bệnh theo một số đặc điểm bệnh nhân
Đặc điểm Số bn
DFS Trung bình DFS 
(tháng)
p (Log-rank test)
n %
Kích thước u
0,002≤ 5cm 27 26 96,3 67,5 ± 1,4
> 5cm 12 9 75,0 48,9 ± 2,6
Di căn hạch
1-3 hạch 25 24 96,0 67,5 ± 1,4
0,002
4-9 hạch 14 11 78,6 48,7 ± 2,4
ER, PR
ER và/PR (+) 26 25 96,2 67,5 ± 1,4
0,002
ER và/PR (-) 13 10 76,9 48,9 ± 2,6
HER 2
HER 2 (+) 15 14 93,3 66,5 ± 2,3
0,438
HER 2 (-) 24 21 87,5 58,6 ± 2,2
Giai đoạn
Giai đoạn II 30 29 96,7 67,2 ± 1,5
0,002
Giai đoạn IIIA 9 6 66,7 49,5 ± 4,6
Kích thước u; Số lượng hạch di căn; Thụ thể nội tiết ER, PR và giai đoạn bệnh có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê với thời gian sống còn không bệnh.
3.2.3. Sống còn toàn bộ (OS) tích lũy theo thời gian 
Kết thúc theo dõi vào thời điểm tháng 6 năm 2019 có 3 bệnh nhân tử vong.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 39
Trung bình thời gian sống còn toàn bộ 
ước tính theo Kaplan Meier: 65,4 tháng (95% 
CI: 61,6-69,1). Tỉ lệ sống còn toàn bộ 1 năm, 
2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 
100%; 100%; 96,6%; 92%; 83,6%.
3.2.4. Sống còn toàn bộ theo các đặc điểm của bệnh nhân
Bảng 2: Kết quả sống còn toàn bộ theo các đặc điểm của bệnh nhân
Đặc điểm Số bn
OS Trung bình OS 
(tháng)
p (Log-rank test)
n %
Kích thước u
0,049≤ 5cm 27 26 96,3 67,5 ± 1,4
> 5cm 12 10 83,3 50,1 ± 2,3
Di căn hạch
1-3 hạch 25 24 96,0 67,6 ± 1,3
0,030
4-9 hạch 14 12 85,7 49,6 ± 2,1
ER, PR
ER và/PR (+) 26 25 96,2 67,5 ± 1,4
0,041
ER và/PR (-) 13 11 84,6 49,8 ± 2,5
HER 2
HER 2 (+) 15 15 100 63,8 ± 2,4
0,139
HER 2 (-) 24 21 87,5 59,0 ± 2,0
Giai đoạn
Giai đoạn II 30 28 96,7 67,5 ± 1,4
0,007
Giai đoạn IIIA 9 6 77,8 51, ± 5,1
Kích thước u; Số lượng hạch di căn; ER, PR và giai đoạn bệnh có mối liên quan với thời gian sống còn 
toàn bộ. 
3.3. Một số độc tính của phác đồ 4AC + 4T (Theo CTCAE năm 2010) [6]
Bảng 3: Bảng đánh giá độc tính theo tiêu chuẩn CTCAE 2010
Độc tính
Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Chung
n % n % n % n % %
Hạ bạch cầu 14 39,5 7 17,9 3 7,6 1 2,5 64,1
Hạ BC hạt 13 33,3 8 20,5 2 5,1 1 2,5 61,5
Hạ Hb 12 30,7 5 12,8 2 5,1 1 2,5 51,3
Hạ TC 6 15,1 1 2,5 0 0 0 0 17,9
Gan 13 33,3 4 10,2 0 0 0 0 43,6
Thận 2 5,1 0 0 0 0 0 0 5,1
Biểu đồ 2: Sống còn 
toàn bộ tích lũy 
theo thời gian
Bệnh viện Trung ương Huế 
40	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4 T...
Các độc tính trên hệ tạo huyết gặp nhiều nhất và nặng nhất là hạ bạch cầu và bạch cầu hạt. Tăng men gan 
gặp 43,6% nhưng chỉ gặp độ 1 và 2, Độc tính trên thận ít gặp.
Bảng 4: Đánh giá độc tính ngoài hệ tạo huyết theo tiêu chuẩn CTCAE 2010
Độc tính
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Chung
n % n % n % n % %
Nôn, buồn nôn 4 10,3 25 61,4 10 25,6 0 0 87
Viêm miệng 27 69,2 10 25,7 2 5,1 0 0 30,8
Ỉa chảy 24 61,5 10 25,6 5 12,8 0 0 38,4
Đau cơ 4 10,3 29 74,4 5 12,8 1 2,5 87
RLTK ngoại vi 10 25,6 0 0 28 71,8 1 2,5 74,4
Phù ngoại vi 24 61,5 15 38,5 0 0 0 0 38,5
Nôn, buồn nôn, viêm miệng chỉ gặp độ 1, 2 không có bệnh nhân nào gặp độ 3, 4. Các độc tính rối loạn 
thần kinh ngoại vi và đau cơ gặp đa số, ngoài độ 1, 2 là chủ yếu còn gặp cả độ 3. Phù ngoại vi gặp 38,5%, 
nhưng tất cả chỉ ở độ 1.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trong 
nghiên cứu này khá tương đồng với một số nghiên 
cứu của các tác giả khác tại Việt Nam khi nghiên 
cứu về điều trị hóa chất bổ trợ trong ung thư vú. Tuy 
nhiên nghiên cứu của chúng tôi có một vài điểm 
khác biệt, chẳng hạn như tuổi trung bình của bệnh 
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 52 tuổi, độ 
tuổi gặp nhiều nhất là 50-59. Tuổi trung bình cao 
hơn so với nghiên cứu của tác giả Đ.T.K. Anh là 
45,7 tuổi [4]. Tác giả N.T. Sang là 49 tuổi [5], có thể 
nói tuổi hay gặp UTV những năm gần đây cao hơn 
so với trước. 
4.2. Hiệu quả điều trị của phác đồ 4AC - 4 T
4.2.1. Hiệu quả sống còn không bệnh và sống 
còn toàn bộ
Nghiên cứu của chúng tôi trên 39 bệnh nhân 
UTV giai đoạn II, IIIA sau khi đã được phẫu thuật 
cắt tuyến vú và vét hạch nách triệt căn biến đổi 
được điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 4AC×4 chu 
kỳ sau đó 4 chu kỳ Paclitaxel, kết thúc hóa trị 
bệnh nhân được tiếp tục điều trị khác theo phác 
đồ chuẩn. Trong số 39 bệnh nhân nghiên cứu, tính 
đến thời điểm kết thúc nghiên cứu tháng 6 năm 
2019 có 4 bệnh nhân tái phát hoặc di căn. Bệnh 
nhân được theo dõi dài nhất gần 71 tháng, trung 
bình 43 tháng. Trong đó có một bệnh nhân tái phát 
tại chỗ sau phẫu thuật, 2 bệnh nhân tái phát di căn 
hạch xa, 1 bệnh nhân tái phát di căn xương. Tỉ lệ 
sống còn không bệnh tích lũy 1 năm, 2 năm, 3 
năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 100%; 100%; 
97%; 86,4%; 75,6%. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 1 năm, 
2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 100%; 
100%; 96,6%; 92%; 83,6%. Theo Đ.T.K. Anh tỉ 
lệ sống còn không bệnh sau 1 năm, 2 năm, 3 năm, 
4 năm tương ứng là 90,6%; 79,1%; 77%; 73,4%. 
Tỉ lệ sống còn toàn bộ sau 1 năm, 2 năm, 3 năm, 
4 năm tương ứng là 98,1%; 94,3%; 87,8%; 84,1% 
[4]. Tỉ lệ sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ 
thấp hơn kết quả của chúng tôi tuy nhiên điều này 
có thể lý giải được do giai đoạn bệnh muộn hơn 
so với chúng tôi. Theo N. T. Huyền khi đánh giá 
kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC+4T có kết hợp 
trastuzumab trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 
II, III có Her 2 neu dương tính cho kết quả tỉ lệ 
sống còn không bệnh 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 
5 năm tương ứng là: 100%; 98,4%; 95,2%; 92,1%; 
92,1%. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 1 năm, 2 năm, 3 
năm, 4 năm, 5 năm tương ứng là: 100%; 100%; 
100%; 98,4%; 98,4% [7]. Kết quả này cao hơn rõ 
rệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể nói việc 
bổ sung Tratuzumab vào phác đồ đã cải thiện đáng 
kể thời gian sống còn cho bệnh nhân.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 41
4.2.2. Thời gian sống còn và một số đặc điểm 
của bệnh nhân
Chúng tôi phân tích sống thêm không bệnh và 
sống còn toàn bộ bằng phương pháp Kaplan - Maier 
với một số yếu tố như tuổi, kích thước u, giai đoạn 
bệnh, độ mô học, tình trạng di căn hạch Cho thấy: 
Kích thước u càng lớn thì sống còn càng giảm, u ≤ 
5cm có trung bình thời gian sống còn không bệnh là 
67,5 ± 1,4 tháng, u trên 5cm là 48,9± 2,6 tháng, p < 
0,05. Trung bình thời gian sống còn toàn bộ nhóm 
u ≤ 5cm là 67,5 ± 1,4 tháng, nhóm u > 5cm: 50,1 ± 
2,3 tháng, với p < 0,05; Di căn hạch càng nhiều thì 
thời gian sống còn càng giảm, di căn từ 1-3 hạch có 
trung bình thời gian sống còn không bệnh là 67,5 ± 
1,4 tháng, trên 3 hạch là 48,7 ± 2,4 tháng, p < 0,05, 
thời gian sống còn toàn bộ thì nhóm di căn từ 1-3 
hạch có thời gian sống còn toàn bộ trung bình 67,6 
± 1,3, tháng nhóm di căn từ 4-9 hạch là 49,6 ± 2,1 
tháng, với p < 0,05; Thụ thể nội tiết ER, PR (+) có 
tiên lượng tốt hơn so với âm tính, sống còn không 
bệnh trung bình nhóm ER và/hoặc PR (+) là 67,5 
± 1,4 tháng, trái lại ở nhóm ER PR(-) là 48,9 ± 2,6 
tháng, p < 0,05. Sống còn toàn bộ trung bình nhóm 
ER và/PR (+) là 63,8 ± 2,4 tháng, nhóm ER PR (-) 
là 59,0 ± 2,0 tháng, với p < 0,05. Trong nghiên cứu 
phân tích gộp B-31/N9831 (2011) các tác giả cho 
thấy mối liên quan về sống thêm không bệnh với 
một số yếu tố như kích thước u, tình trạng di căn 
hạch nách, độ mô học [8]. 
4.3. Một số tác dụng không mong muốn của 
phác đồ 
4.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết 
Tất cả các bệnh nhân đều hoàn thành 8 chu kỳ 
hóa chất, không bệnh nhân nào phải ngừng điều trị 
do độc tính không hồi phục. Tất cả các bệnh nhân 
đều được điều trị đủ liều. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, khi phân tích trên tổng số 39 bệnh nhân. 
Độc tính hạ bạch cầu độ 3/4 là 10,1%, hạ bạch cầu 
hạt độ 3/4 là 7,6%, tỷ lệ này thấp hơn so với tác giả 
N.T. Sang khi sử dụng 3 thuốc cùng lúc (tỷ lệ hạ 
bạch cầu độ 3/4 là 32,7%, hạ bạch cầu hạt độ 3/4 
là 34,4%) [5], tỷ lệ hạ huyết sắc tố độ 3/4 là 7,6%, 
không có hạ tiểu cầu độ 3/4. Hiện tại với sự phát 
triển của thuốc tăng trưởng bạch cầu và tăng trưởng 
hồng cầu thì độc tính hạ bạch cầu và hạ huyết sắc tố 
đã được giải quyết. 
4.3.2. Độc tính ngoài hệ tạo huyết
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỉ lệ bệnh 
nhân có tăng men gan là 43,6%. Các thuốc hóa 
chất được dùng trong nghiên cứu chủ yếu được 
chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận. Trong 
đó, doxorubicin được chuyển hóa ở gan nhờ men 
cyt.P450 và được thải trừ tới 50% qua đường mật. 
Nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân có tăng men gan là 
43,6%, nhưng chỉ gặp độ 1, độ 2 không gặp độ 3, độ 
4 và chủ yếu xảy ra ở chu kỳ cuối của quá trình điều 
trị nên không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị 
vì tăng men gan. Độc tính trên thận hầu như không 
có chỉ có 5,1% tăng Creatinin máu độ 1, không có 
bệnh nhân nào phải giảm liều và ngừng điều trị vì 
độc tính này. 
V. KẾT LUẬN
1. Kết quả phác đồ hóa trị bổ trợ 4AC + 4T
Tỉ lệ sống còn toàn bộ tích lũy là 83,6%. Tỉ lệ 
sống còn không bệnh tích lũy là 75,6%. Thời gian 
sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ giảm dần 
theo sự tăng lên của kích thước u, hạch di căn càng 
nhiều thì sống còn càng giảm, ER và/PR (+) có tiên 
lượng tốt hơn ER và/PR (-), giai đoạn II tốt hơn giai 
đoạn IIIA.
2. Một số tác dụng không mong muốn của 
phác đồ 4AC + 4T
Tỉ lệ hạ bạch cầu là 64,1%, hạ độ 3,4 là 10,1%. 
Tỉ lệ hạ bạch cầu hạt là 61,5%, hạ độ 3,4 là 7,6%. 
Tỉ lệ hạ huyết sắc tố là 51,3%, hạ độ 3,4 là 7,6%. 
Tỉ lệ hạ tiểu cầu là 17,9%, không có hạ độ 3,4. Tỉ lệ 
tăng men gan là 43,6%, nhưng chỉ có tăng độ 1,2. 
Tăng Creatinin máu chỉ gặp độ 1 với tỉ lệ 5,1%. Nôn 
và buồn nôn chiếm 87%, viêm miệng 30,8%, tiêu 
chảy là 38,4%, đau cơ 87%, rối loạn thần kinh ngoại 
vi 74,4%, phù ngoại vi 38,5%. Phác đồ 4AC + 4T 
mang lại hiệu quả cao trong điều trị ung thư vú bổ 
trợ có hạch nách dương tính và độc tính ở mức độ 
chấp nhận được.
Bệnh viện Trung ương Huế 
42	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
Đánh giá kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ 4AC + 4 T...
1. Globocan (2018), Breast Cancer - Estimated 
Incidence, mortality and prevalence Worldwide 
2018.
2. D’Orsi CJ, Sickles EA, Mendelson EB, Morris 
EA, et al (2013). American College of Radiology 
Breast Imaging Reporting and Data System 
BI-RADS, 5th ed, (Eds), American Colege of 
Radiology, Reston, VA, 5: 758-61.
3. Nguyễn Diệu Linh (2013). “Nghiên cứu điều trị 
ung thư vú giai đoạn II, IIIA bằng phác đồ hóa 
chất bổ trợ TAC và AC tại bệnh viện K”, Luận án 
tiến sỹ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội: 87-89.
4. Đỗ Thị Kim Anh (2008), “Đánh giá kết quả điều 
trị hóa chất bổ trợ phác đồ 4 AC - 4 paclitaxel trên 
bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, III tại bệnh viên 
K” Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Sang (2016), “Đánh giá kết quả hóa 
trị bổ trợ phác đồ TAC trong bệnh ung thư vú giai 
đoạn II,III hạch nách dương tính tại Bệnh viện 
K”, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
6. U.S Department of Health and Human Service 
(2010). Common Terminology Criteria for 
Adverse Events (CTCAE) version 4.0. <http://
evs.nci.nih.gov/ftp1/CTCAE/About.html>. 
accessed 14 June 2019.
7. Phùng Thị Huyền (2016), “Đánh giá kết quả hóa 
trị bổ trợ kết hợp Tratuzumab trên bệnh nhân ung 
thư vú giai đoạn II, III ”, Luận án tiến sĩ, Trường 
đại học Y Hà Nội.
8. Perez E.A, Romond E.H, Suman V.J et al (2011). 
Four-year follow-up of trastuzumab plus adjuvant 
chemotherapy for operable human epidermal 
growth factor receptor 2-positive breast cancer: 
joint analysis of data from NCCTG N9831 and 
NSABP B-31. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin 
Oncol, 29(25): 3366-3373.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_hoa_tri_bo_tro_phac_do_4ac_4_t_tren_benh_nh.pdf