Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai

Gây tê tủy sống là một phương pháp vô cảm

thường được áp dụng phổ biến cả trên thế giới

và Việt Nam để mổ lấy thai. Nhiều nghiên cứu

cho thấy việc tác dụng hiệp đồng trong gây tê

tủy sống bằng hỗn hợp thuốc tê bupivacain kết

hợp với morphin hiện đang được sử dụng phổ

biến do hiệu quả kéo dài thời gian giảm đau.

Nhưng lại có tác dụng không mong muốn là gây

ức chế hô hấp và gây buồn nôn, nôn, ngứa, an

thần sâu, bí đái. theo khuyến cáo điều trị của

chương trình ERAS cần phải dùng thuốc dự

phòng nôn và buồn nôn sau mổ là điều trị bắt

buộc cho bệnh nhân mổ [1]. Từ khi khám phá

được vùng nhận cảm hóa học CTZ ở sàn não

thất IV, các chất trung gian hóa học đồng vận

dẫn truyền cảm giác nôn, tại vùng này tới trung

tâm nôn ở hành não đã cắt nghĩa được phần nào

cơ chế tác dụng phòng nôn của dexamethasone,

ondansetron [2]. Tuy nhiên các nghiên cứu bằng

nhiều phương thức ở nhiều nơi khác nhau vẫn

chưa khẳng định biện pháp dự phòng nôn và

buồn nôn nào là hiệu quả nhất. Hiện nay, trên

thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều thuốc

chống nôn mới đã được nghiên cứu và sử dụng

riêng lẻ hoặc phối hợp. Cũng đã có một số

nghiên cứu đề phòng nôn và buồn nôn khi phối

hợp dexamethasone và ondansetron trong mổ

nội soi ổ bụng, tai mũi họng, mổ chi dưới [3],[4].

Trong mổ lấy thai có nguy cơ nôn và buồn nôn

sau mổ cao hơn hẳn một số trường hợp khác thì

tại thời điểm này ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm

thấy báo cáo nào về vấn đề này. Chính vì vậy

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

hiệu quả dự phòng nôn và buồn nôn bằng

dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong

gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin

sulphat để mổ lấy thai

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethason 8mg và ondasetron 4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin trong mổ lấy thai
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
72 
quả chẩn đoán giữa các chuyên gia GPB [9]. 
Sự hình thành vi ống và cấp độ hạt nhân là 
hai thành phần quan trọng khác trong phân loại 
mô bệnh học của ung thư vú. Tuy nhiên, các 
phương pháp hoàn toàn tự động cho hai nhiệm 
vụ này vẫn đang được phát triển. Công việc 
được công bố hiện tại tập trung vào phân tích 
cấu trúc mô có thể được sử dụng cho các nhiệm 
vụ này. Romo-Bucheli và cộng sự đã huấn luyện 
một mô hình CNN để phát hiện các hạt nhân vi 
ống và tính toán số liệu thống kê về các hạt 
nhân để dự đoán các phân loại rủi ro Oncotype 
DX. Veta và cộng sự đề xuất một loạt các thuật 
toán phi CNN để phân đoạn và phát hiện hạt 
nhân. Những phân đoạn này sau đó được sử 
dụng để phát hiện hạt nhân để phân tích hình 
thái sâu hơn nữa [9]. 
IV. KẾT LUẬN 
Những tổng quan về những tiến bộ giải phẫu 
bệnh học kỹ thuật số và áp dụng trong ung thư 
vú trên thế giới đã cho thấy tiềm năng của 
việcxây dựng và triển khai ứng dụng AI trong 
chẩn đoán bệnh lý các bệnh ung thư nói chung 
và ung thư vú nói riêngtrên người Việt Nam. Ứng 
dụng AI trong chẩn đoán Ung thư vú dựa trên 
ảnh giải phẫu bệnh kỹ thuật số hóa sẽ giúp giải 
quyết những thách thức còn đang tồn tại trong 
lĩnh vực này và hứa hẹn sẽ mang lại những kết 
quả đột phá trong tương lai ở Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Prewitt J.M. và Mendelsohn M.L. (1966). The 
analysis of cell images. Ann N Y Acad Sci, 128(3), 
1035–1053. 
2. Mukhopadhyay S., Feldman M.D., Abels E. và 
cộng sự (2018). Whole Slide Imaging Versus 
Microscopy for Primary Diagnosis in Surgical 
Pathology: A Multicenter Blinded Randomized 
Noninferiority Study of 1992 Cases (Pivotal Study). 
Am J Surg Pathol, 42(1), 39–52. 
3. Williams B.J., DaCosta P., Goacher E. và cộng 
sự (2017). A Systematic Analysis of Discordant 
Diagnoses in Digital Pathology Compared With 
Light Microscopy. Arch Pathol Lab Med, 141(12), 
1712–1718. 
4. Ozkan T.A., Eruyar A.T., Cebeci O.O. và cộng 
sự (2016). Interobserver variability in Gleason 
histological grading of prostate cancer. Scand J 
Urol, 50(6), 420–424. 
5. Cruz-Roa A., Gilmore H., Basavanhally A. và 
cộng sự (2017). Accurate and reproducible 
invasive breast cancer detection in whole-slide 
images: A Deep Learning approach for quantifying 
tumor extent. Sci Rep, 7, 46450. 
6. Han Z., Wei B., Zheng Y. và cộng sự (2017). 
Breast Cancer Multi-classification from 
Histopathological Images with Structured Deep 
Learning Model. Sci Rep, 7(1), 1–10. 
7. Ehteshami Bejnordi B., Veta M., Johannes 
van Diest P. và cộng sự. (2017). Diagnostic 
Assessment of Deep Learning Algorithms for 
Detection of Lymph Node Metastases in Women 
With Breast Cancer. JAMA, 318(22), 2199–2210. 
8. Veta M., Heng Y.J., Stathonikos N. và cộng 
sự. (2019). Predicting breast tumor proliferation 
from whole-slide images: The TUPAC16 challenge. 
Med Image Anal, 54, 111–121. 
9. Veta M., Kornegoor R., Huisman A. và cộng 
sự. (2012). Prognostic value of automatically 
extracted nuclear morphometric features in whole 
slide images of male breast cancer. Mod Pathol Off 
J U S Can Acad Pathol Inc, 25(12), 1559–1565. 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG NÔN, BUỒN NÔN BẰNG 
DEXAMETHASON 8MG VÀ ONDASETRON 4MG TRONG GÂY TÊ 
TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN VÀ MORPHIN TRONG MỔ LẤY THAI 
Phạm Thị Anh Tú*, Công Quyết Thắng**, Lưu Quang Thùy*** 
TÓM TẮT19 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn và 
buồn nôn bằng dexamethasone 8mg và ondansetron 
4mg trong gây tê tủy sống bằng bupivacain và 
morphin sulphat để mổ lấy thai thực hiện tại bệnh 
*Bệnh viện phụ sản Hải Phòng 
**Đại học Y Hà Nội 
***Bệnh viện Việt Đức 
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Anh Tú 
Email: phamthianhtu@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.01.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.2.2021 
Ngày duyệt bài: 8.3.2021 
viện phụ sản Hải phòng trong thời gian từ tháng 
10/2018 đến tháng 2/2019. Phương pháp nghiên 
cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so 
sánh. Nhóm đối chứng (nhóm 1): sử dụng thuốc 
chống nôn bằng dexamethasone 8mg và nhóm nghiên 
cứu (nhóm 2): có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn 
dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg. Kết quả 
nghiên cứu: Tỷ lệ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng 
đơn thuần dexamethasone (với 15,6%) cao hơn so với 
nhóm sử dụng phối hợp phối hợp dexamethasone và 
ondansetron (với 6,9%) với sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. Mức độ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng 
đơn thuần dexamethason nặng hơn so với nhóm sử 
dụng phối hợp dexamethasone và ondansetron ở tất 
cả các các mức độ. Kết luận: Nên sử dụng phối hợp 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
73 
dexamethasone và ondansetron để dự phòng nôn, 
buồn nôn cho bệnh nhân gây tê tủy sống trong mổ lấy thai. 
Từ khóa: dexamethasone, ondansetron, gây tê 
tủy sống 
SUMMARY 
EVALUATE THE POSTOPERATIVE NAUSEA 
AND VOMITING PREVENTION EFFECT OF 
DEXAMETHASONE 8MG AND ONDASETRON 
4MG IN SPINAL ANESTHESIA BY 
BU ... methasone and 
ondansetron. Results: We should apply a 
combination of dexamethasone and ondansetron to 
prevent vomiting, nausea for patients with spinal 
anesthesia during cesarean section. 
Key words: dexamethasone, ondansetron, spinal 
anesthesia. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Gây tê tủy sống là một phương pháp vô cảm 
thường được áp dụng phổ biến cả trên thế giới 
và Việt Nam để mổ lấy thai. Nhiều nghiên cứu 
cho thấy việc tác dụng hiệp đồng trong gây tê 
tủy sống bằng hỗn hợp thuốc tê bupivacain kết 
hợp với morphin hiện đang được sử dụng phổ 
biến do hiệu quả kéo dài thời gian giảm đau. 
Nhưng lại có tác dụng không mong muốn là gây 
ức chế hô hấp và gây buồn nôn, nôn, ngứa, an 
thần sâu, bí đái. theo khuyến cáo điều trị của 
chương trình ERAS cần phải dùng thuốc dự 
phòng nôn và buồn nôn sau mổ là điều trị bắt 
buộc cho bệnh nhân mổ [1]. Từ khi khám phá 
được vùng nhận cảm hóa học CTZ ở sàn não 
thất IV, các chất trung gian hóa học đồng vận 
dẫn truyền cảm giác nôn, tại vùng này tới trung 
tâm nôn ở hành não đã cắt nghĩa được phần nào 
cơ chế tác dụng phòng nôn của dexamethasone, 
ondansetron [2]. Tuy nhiên các nghiên cứu bằng 
nhiều phương thức ở nhiều nơi khác nhau vẫn 
chưa khẳng định biện pháp dự phòng nôn và 
buồn nôn nào là hiệu quả nhất. Hiện nay, trên 
thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều thuốc 
chống nôn mới đã được nghiên cứu và sử dụng 
riêng lẻ hoặc phối hợp. Cũng đã có một số 
nghiên cứu đề phòng nôn và buồn nôn khi phối 
hợp dexamethasone và ondansetron trong mổ 
nội soi ổ bụng, tai mũi họng, mổ chi dưới [3],[4]. 
Trong mổ lấy thai có nguy cơ nôn và buồn nôn 
sau mổ cao hơn hẳn một số trường hợp khác thì 
tại thời điểm này ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm 
thấy báo cáo nào về vấn đề này. Chính vì vậy 
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá 
hiệu quả dự phòng nôn và buồn nôn bằng 
dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg trong 
gây tê tủy sống bằng bupivacain và morphin 
sulphat để mổ lấy thai” 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Sản phụ có tinh 
thần tỉnh táo. Tình trạng sức khỏe ASA I, II. Sản 
phụ được chỉ định mổ lấy thai chủ động. Có chỉ 
định với GTTS. Không sử dụng thuốc chống nôn 
hoặc các thuốc có thể gây tăng tỷ lệ nôn, buồn 
nôn trước mổ. Đồng ý tham gia nghiên cứu 
- Tiêu chuẩn loại trừ: Sản phụ có khó khăn 
trong giao tiếp, mắc bệnh động kinh hay tâm 
thần, tiền sử hay hiện tại nghiện ma túy. Có 
chống chỉ định gây tê tủy sống hoặc không thực 
hiện được kỹ thuật gây tê. Có triệu chứng nôn 
và buồn nôn trước mổ. Các trường hợp có tai 
biến, biến chứng của mổ như chảy máu nhiều, 
tụt huyết áp nặng, suy hô hấp Sản phụ dị ứng 
với các thành phần của thuốc bupivacain, 
morphin sulphat, ondansetron và dexamethasone. 
Sản phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu. Đề 
tài thực hiện tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện 
Phụ Sản Hải Phòng. Tiến hành từ tháng 10/2018 
đến tháng 2/2019. 
2.3 Phương pháp nghiên cứu. Thử nghiệm 
lâm sàng ngẫu nhiên tiến cứu có so sánh. Chọn 
ngẫu nhiên theo phương pháp bốc thăm, chia 
làm hai nhóm bằng nhau với nhóm đối chứng 
(nhóm1: sử dụng thuốc chống nôn bằng 
dexamethasone 8mg) và nhóm nghiên cứu 
(nhóm 2: có sử dụng phối hợp thuốc chống nôn 
dexamethasone 8mg và ondansetron 4mg). Mỗi 
bệnh nhân sẽ tương ứng với một lần bắt thăm, 
bắt được thăm nào thì xếp vào nhóm đó và thực 
hiện đúng theo phương pháp đó. Mỗi nhóm 
được tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu 
như nhau. 
Tiêu chí đánh giá: Ngoài các tiêu chí chung về 
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
74 
tuổi, giới, cân nặng, loại hình phẫu thuật. Chúng 
tôi đánh giá mức độ vô cảm của phẫu thuật dựa 
vào thang điểm Abouleizh và đánh giá mức độ 
nôn và buồn nôn dựa vào thang điểm 
Klockgether-radle [5]. 
Mức độ 0 Không nôn và không buồn nôn 
Mức độ 1 Buồn nôn nhẹ (cảm giác lợm giọng) 
Mức độ 2 
Buồn nôn nặng (muốn nôn không 
nôn được) 
Mức độ 3 
Nôn khan hoặc nôn thực sự dưới 2 
lần/1 giai đoạn 
Mức độ 4 Nôn thực sự ≥ 2 lần/1 giai đoạn 
- Các thời điểm đánh giá: 
Ký hiệu Thời điểm Ký hiệu Thời điểm 
H0 Trước khi gây tê H30 Sau khi gây tê 30 phút 
H1 Ngay sau khi gây tê HKT Kết thúc cuộc mổ 
H5 Sau khi gây tê 5 phút Hs2 Sau mổ 2 giờ 
H10 Sau khi gây tê 10 phút Hs6 Sau mổ 6 giờ 
H15 Sau khi gây tê 15 phút Hs24 Sau mổ 24 giờ 
2.4 Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được mã hóa, nhập vào máy tính và xử lý theo chương trình 
SPSS 12.0 và phần mềm Microsoft Excel 2007. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1 Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu 
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI 
Chỉ số Nhóm NC Tần số Trung bình SD p 
Tuổi trung bình 
(năm) 
Nhóm 1 32 31,6 4,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 29,8 3,8 
Chiều cao 
(cm) 
Nhóm 1 32 157,0 5,0 
> 0,05 
Nhóm 2 58 156,1 4,4 
Cân nặng 
(kg) 
Nhóm 1 32 64,3 6,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 65,2 7,6 
BMI 
(kg/m2) 
Nhóm 1 32 26,1 2,5 
> 0,05 
Nhóm 2 58 26,8 3,2 
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm về các đặc điểm nhân trắc học 
3.2 Mức độ vô cảm 
Bảng 3.2. Thời gian vô cảm 
Chỉ số 
Thời gian 
Nhóm NC Tần số Trung bình SD p 
Thời gian onset 
(phút) 
Nhóm 1 32 4,66 0,75 
>0,05 
Nhóm 2 58 4,33 1,14 
Thời gian mổ 
(phút) 
Nhóm 1 32 36,44 9,23 
>0,05 
Nhóm 2 58 37,40 7,84 
Thời gian vô cảm 
(phút) 
Nhóm 1 32 89,52 17,21 
>0,05 
Nhóm 2 58 88,65 18,72 
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về mức độ vô cảm với p > 0,05 
3.3 Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn 
Bảng 3.3. Tỷ lệ sản phụ nôn, buồn nôn trong mổ và sau mổ 
Đặc điểm 
Nhóm 1 (n = 32) Nhóm 2 (n = 58) Tổng số (n = 90) 
p 
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ 
Không nôn 27 84,4% 54 93,1% 81 90% 
< 0,05 
Nôn-buồn nôn 5 15,6% 4 6,9% 9 10% 
Nhận xét: Tỉ lệ nôn, buồn nôn ở nhóm 1 (sử dụng đơn độc dexamethasone) nhiều hơn nhóm 2 
(kết hợp dexamethasone và ondansetron) có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 
Bảng 3.4. Phân bố mức độ nôn, buồn nôn theo Klockgether-Radke tại các thời điểm 
Mức độ 
Thời điểm 
Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 
n % n % n % n % n % 
Thời điểm H0 90 100 
Thời điểm H1 88 97,8 2 2,2 
Thời điểm H5 83 92,2 5 5,6 2 2,2 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
75 
Thời điểm H10 83 92,2 3 3,35 3 3,35 1 1,1 
Thời điểm H15 82 91,1 2 2,2 3 3,35 3 3,35 
Thời điểm H30 81 90 1 1,1 3 3,35 2 2,2 3 3,35 
Thời điểm KT 81 90 2 2,2 1 1,1 2 2,2 4 4,5 
Thời điểm S2 81 90 4 4,5 3 3,35 1 1,1 1 1,1 
Thời điểm S6 84 93,3 5 5,6 1 1,1 
Thời điểm S24 89 99,9 1 1,1 
Nhận xét: Mức độ 4 chỉ gặp ở 4 bệnh nhân tại thời điểm 30 phút sau tê, 3 bệnh nhân tại lúc kết 
thúc mổ và chỉ có 1 bệnh nhân ở 2 giờ sau mổ. Sau 24h sau mổ thì chỉ có 1 bệnh nhân là có mức độ 1. 
Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ nôn, buồn 
nôn ở các nhóm 
Nhận xét: Ta đều nhận thấy là mức độ nôn, 
buồn nôn ở cả 4 mức độ thì nhóm 2 đều có tỉ lệ 
thấp hơn so với nhóm 1. 
IV. BÀN LUẬN 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng 
số cả 2 nhóm nghiên cứu có tới 90% sản phụ 
không có các dấu hiện buồn nôn hay nôn và chỉ 
có 10% các sản phụ có nôn và/hoặc buồn nôn 
trong mổ và 24 giờ sau mổ. Đặc biệt, tỷ lệ có 
nôn và/hoặc buồn nôn ở nhóm 1 là nhóm chỉ dự 
phòng nôn, buồn nôn bằng dexamethasone có 5 
sản phụ tương ứng với 15,6% và ở nhóm 2 là 
nhóm dự phòng nôn, buồn nôn bằng 
dexamethasone phối hợp với ondansetron chỉ có 
4 sản phụ tương ứng với 6,9%. Khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo nghiên cứu của 
Đỗ Thanh Hòa cho thấy tỷ lệ nôn, buồn nôn sau 
mổ ở nhóm được dự phòng bằng 
dexamethasone kết hợp với ondansetron thấp 
hơn hẳn khi chỉ dự phòng bằng dexamethasone 
đơn thuần trong gây tê tủy sống để phẫu thuật 
chi dưới [6]. Một nghiên cứu trước đây cho rằng 
cơ chế hoạt động chống nôn, buồn nôn của 
dexamethasone có thể đối kháng với chất trung 
gian prostaglandin hoặc gây phóng thích 
endorphins, những kết quả này sẽ làm nâng cao 
điểm nhạy cảm, cân bằng cảm giác và gây thèm 
ăn dẫn đến làm giảm cảm giác nôn, buồn nôn 
[7]. Đồng thời với đó và/hoặc có thể do cơ chế 
đối kháng với dopamin receptor tại vùng nhận 
cảm hóa học (CTZ) ở sàn não thất IV làm cho 
nồng độ dopaminnergic bị giảm đáng kể tác 
dụng tại vùng này. [7]. Ngoài ra, nhiều tác giả 
cũng đã ghi nhận nếu kết hợp dự phòng bằng 
dexamethasone cùng với ondansetron là một 
chất ức chế thụ thể 5-HT3 sẽ cho kết quả dự 
phòng hiệu quả cao hơn. Theo một nghiên cứu 
của Tramer và cộng sự cho rằng, liều lượng tối 
thiểu 8mg ondansetron là cần thiết để ngăn 
chặn các thụ thể 5-HT3 ở một bệnh nhân nôn 
mửa[8]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
đã sử dụng dự phòng nôn, buồn nôn sau mổ 
bằng dexamethasone đơn thuần hay 
dexamethasone phối hợp cùng với ondansetron 
nên tỷ lệ các sản phụ không nôn-buồn nôn (mức 
độ 0) chiếm tỷ lệ cao. Tại một số thời điểm cụ 
thể của cuộc mổ và quá trình hồi phục sau mổ 
thì tỷ lệ này có thay đổi nhưng không đáng kể, 
như các thời điểm trong mổ như H30 không 
nôn-buồn nôn (mức độ 0) chiểm tỷ lệ thấp giống 
với các thời điểm HKT và thời điểm S2 với 90% 
sau đó tăng dần ở các thời điểm S6 với 93,3% 
và cao nhất ở thời điểm H24 với 99,9%. Tỷ lệ 
nôn ở mức độ 1 gặp rải rác từ thời gian sau khi 
tiến hành gây tê đến sau mổ 24 giờ, trong đó 
nhóm chỉ dự phòng nôn, buồn nôn bằng 
dexamethasone có tỷ lệ cao hơn nhóm được dự 
phòng bằng dexamethasone phối hợp cùng với 
ondansetron. Nôn ở mức độ 1 chủ yếu tập chung 
vào thời điểm H5 với 5,6%, thời điểm H10 với 
3,35%, thời điểm S2 với 4,5% và thời điểm S6 
với 5,6%. Tỷ lệ nôn ở mức độ 2 thường gặp 
trong thời gian thời điểm H5 với 2,2%, thời điểm 
H10, H15 và H30 với 3,35%, thời điểm S2 với 
3,35% và thời điểm S6 với 1,1%. Tỷ lệ nôn ở 
mức độ 3 chủ yếu gặp từ thời điểm H15 với 
3,35%; thời điểm H30 và thời điểm HKT với 
2,2% và cho đến khoảng thời gian S2 với 1,1%. 
Nôn ở mức độ 4 chiếm tỷ lệ cao tại thời điểm 
H30 và thời điểm HKT lần lượt là 3,35% và 
4,5%. Sau mổ tỷ lệ nôn mức độ 4 chỉ chiểm 
1,1% ở thời điểm S2. Nhưng khi đánh giá riêng 
theo từng nhóm thì tỷ lệ gặp sản phụ nôn, buồn 
nôn các mức độ ở nhóm dự phòng 
dexamethasone đơn thuần đều cao hơn nhóm 
được dự phòng bằng dexamethasone phối hợp 
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
76 
cùng với ondansetron. Đồng thời, tỷ lệ nôn, 
buồn nôn là tương đối thấp và chủ yếu chỉ gặp 
nôn, buồn nôn ở mức độ 1; các mức độ khác, 
đặc biệt là mức độ 4 giảm thấp. Khi so sánh kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả 
khác như Đỗ Thanh Hòa cho thấy ở mức độ 1, tỉ 
lệ nôn, buồn nôn ở nhóm dự phòng 
dexamethasone đơn thuần và nhóm được dự 
phòng bằng dexamethasone phối hợp cùng với 
ondansetron là không khác nhau, nhưng ở mức 
độ cao hơn là mức 2,3,4 ở nhóm dự phòng 
dexamethasone đơn thuần là cao hơn nhóm phối 
hợp [6]. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả 
tương tự như nghiên cứu của chúng tôi về sự 
hiệu quả của dự phòng nôn bằng 
dexamethasone và ondansetron trong mổ [9]. 
V. KẾT LUẬN 
- Tỷ lệ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng đơn 
thuần dexamethasone (với 15,6%) cao hơn so 
với nhóm sử dụng phối hợp phối hợp 
dexamethasone và ondansetron (với 6,9%) với 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
- Mức độ nôn, buồn nôn ở mức độ 3 và 4 
chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ ở một vài thời điểm nhất 
định trong cuộc mổ 
- Mức độ nôn - buồn nôn ở nhóm sử dụng 
đơn thuần dexamethason nặng hơn so với nhóm 
sử dụng phối hợp dexamethasone và 
ondansetron ở tất cả các các mức độ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công Quyết Thắng (2017), ERAS: Enhanced 
Recovery After Surgery- Tăng cường hồi phục sau 
phẫu thuật và vai trò của người làm Gây mê Hồi 
sức. Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam (VSA). 
2. Bộ Y Tế (2002), “Dexamethasone”. Dược Thư 
Quốc Gia Việt Nam, 356-357. 
3. Nguyễn Đình Long (2011), So sánh tác dụng 
dự phòng và điều trị nôn và buồn nôn của 
ondansetron với dexamethasone sau mổ nội soi 
phụ khoa. Luận văn Thạc sĩ. Đại học y Hà Nội. 
4. Đỗ Thanh Hòa (2012), Nghiên cứu tác dụng dự 
phòng buồn nôn và nôn của dexamethasone đơn 
thuần hoặc kết hợp với ondansetron sau gây tê tủy 
sống trong phẫu thuật chi dưới. Y học thực hành, 841. 
5. Klockgether-Radke, A., et al. (1996), Nausea 
and vomiting after laparoscopic surgery: a 
comparison of propofol and thiopentone/halothane 
anaesthesia. European journal of anaesthesiology, 
13(1): 3-9. 
6. Đỗ Thanh Hòa, Nguyễn Văn Phương (2012), 
nghiên cứu tác dụng dự phòng nôn và buồn nôn 
của Dexamethasone đơn thuần hoặc kết hợp với 
ondansetron sau gây tê tủy sống trong phẫu thuật 
chi dưới. Y học thực hành, 841(số 9/2012): 58-62. 
7. Tugsan E B, H andan B et al (2008), A 
comparative study of the antiemetic efficacy of 
dexamethasone, ondansetron, and metoclopramide 
in patients undergoing gynecological surgery. 
Anaesthsia, 2: 226-234. 
8. Tramer MR, et al. (1999), Cost-effectiveness of 
ondansetron for postoperative nausea and 
vomiting. Anaesthsia, 54: 226-234. 
9. Nguyễn Minh Hải (2011), So sánh tác dụng dự 
phòng buồn nôn và nôn của ondansetron và 
metoclopramid sau phẫu thuật nội soi ổ bụng, 
Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y 2011. 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 
 NGƯỜI KHIẾM THỊ TUỔI TRƯỞNG THÀNH 
Nguyễn Thị Thu Hiền1 
TÓM TẮT20 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của người 
khiếm thị ở tuổi trưởng thành. Phương pháp nghiên 
cứu: nghiên cứu mô tả được thực hiện trên 167 
trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo yêu 
cầu của nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 
31,46 ± 16,47; bệnh nhân cao tuổi nhất là 78 tuổi và 
trẻ nhất là 18 tuổi. Bệnh nhân chưa lập gia đình và 
sống cùng bố mẹ chiếm nhiều nhất 56,3%. Nguyên 
nhân gây khiếm thị theo bệnh học: nhóm nguyên 
nhân thường gặp nhất là các bệnh lý thể thủy tinh 
1Bệnh viện Mắt trung ương 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thu Hiền 
Email: Thuhienvnio@gmail.com 
Ngày nhận bài: 24.12.2020 
Ngày phản biện khoa học: 15.2.2021 
Ngày duyệt bài: 24.2.2021 
34,1%; nhóm nguyên nhân thường gặp thứ hai là các 
bệnh lý võng mạc hoàng điểm 23,3%; nhóm nguyên 
nhân thường gặp thứ ba là các tổn hại của thị thần 
kinh 14,4%. Thị lực nhìn xa không kính trung bình là 
20/333 ± 20/500; 41,3% trường hợp thị lực nhìn xa 
cải thiện với kính chỉnh tật khúc xạ tối ưu. 73,7% 
trường hợp khả năng nhạy cảm tương phản tốt dưới 
10%. Tất cả các trường hợp bệnh glôcôm và bệnh 
thoái hóa sắc tố võng mạc đều tổn hại thị trường 
ngoại vi mức độ nặng. Thị lực gần tốt nhất trung bình 
là 20/285 ± 20/400. Thị lực xa và thị lực gần có mối 
liên quan tuyến tính mức độ trung bình với r = 0,45 (p 
= 0,001). Kết luận: Tuổi của bệnh nhân: hầu hết ở 
lứa tuổi lao động, chủ yếu sống cùng với gia đình 
hoặc người thân. Nguyên nhân gây khiếm thị chủ yếu 
là bệnh lý của thể thuỷ tinh. Tình trạng thị lực xa rất 
kém, cải thiện với kính chỉnh tật khúc xạ. Khả năng 
nhạy cảm tương phản tốt chiếm 73,7% trường hợp. 
Thị trường ngoại vi bị tổn hại nặng và khó đánh giá. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_du_phong_non_buon_non_bang_dexamethason_8m.pdf