Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác

mạc rìa.

Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 21 mắt của 21 bệnh nhân (tuổi trung bình 70,6 ± 8,7 (từ 50 – 88 tuổi)

đục thủy tinh thể có loạn thị giác mạc sẵn có ≥ 1 diopter. Bệnh nhân được phẫu thuật phaco với vết mổ phaco

kết hợp với 2 đường rạch dãn giác mạc rìa đối xứng qua kinh tuyến giác mạc có công suất khúc xạ cao nhất).

Thị lực không chỉnh kính (UCVA) và số đo bản đồ giác mạc được thực hiện trước mổ và các thời điểm sau mổ 1,

3, 6 tháng. Thị lực có chỉnh kính (BSCVA) được đánh giá ở các thởi điểm sau mổ như trên.

Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể về UCVA từ 0,95 ± 0,08 (# 1/10 – 2/10) trước mổ tăng đến 0,39 ± 0,2 (#

8/10 – 9/10) ở thời điểm 6 tháng sau mổ (p < 0,05). Có sự giảm đáng kể về loạn thị giác mạc sẵn có ở nhóm

nghiên cứu từ 1,82 ± 0,52 D trước mổ đến 0,73 ± 0,32 D ở 6 tháng sau mổ (p < 0,05).

Kết luận: Phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa là phẫu thuật đơn giản, hiệu quả, an toàn nhằm điều

chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có ở bệnh nhân đục thủy tinh thể.

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12720
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa

Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 211 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH LOẠN THỊ GIÁC MẠC SẴN CÓ 
BẰNG PHẪU THUẬT PHACO KẾT HỢP RẠCH GIÁC MẠC RÌA 
Trần Đình Tùng* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có bằng phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác 
mạc rìa. 
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu 21 mắt của 21 bệnh nhân (tuổi trung bình 70,6 ± 8,7 (từ 50 – 88 tuổi) 
đục thủy tinh thể có loạn thị giác mạc sẵn có ≥ 1 diopter. Bệnh nhân được phẫu thuật phaco với vết mổ phaco 
kết hợp với 2 đường rạch dãn giác mạc rìa đối xứng qua kinh tuyến giác mạc có công suất khúc xạ cao nhất). 
Thị lực không chỉnh kính (UCVA) và số đo bản đồ giác mạc được thực hiện trước mổ và các thời điểm sau mổ 1, 
3, 6 tháng. Thị lực có chỉnh kính (BSCVA) được đánh giá ở các thởi điểm sau mổ như trên. 
Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể về UCVA từ 0,95 ± 0,08 (# 1/10 – 2/10) trước mổ tăng đến 0,39 ± 0,2 (# 
8/10 – 9/10) ở thời điểm 6 tháng sau mổ (p < 0,05). Có sự giảm đáng kể về loạn thị giác mạc sẵn có ở nhóm 
nghiên cứu từ 1,82 ± 0,52 D trước mổ đến 0,73 ± 0,32 D ở 6 tháng sau mổ (p < 0,05). 
Kết luận: Phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa là phẫu thuật đơn giản, hiệu quả, an toàn nhằm điều 
chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có ở bệnh nhân đục thủy tinh thể. 
Từ khóa: loạn thị giác mạc, phẫu thuật phaco, rạch giác mạc rìa. 
ABSTRACT 
LIMBAL RELAXING INCISIONS TO CORRECT PRE-EXISTING CORNEAL ASTIGMATISM DURING 
PHACO SURGERY 
Tran Dinh Tung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 211 - 216 
Purpose: To evaluate the effectiveness of phaco surgery associated with limbal relaxing incision (LRI) for 
correcting preexisting corneal astigmatism. 
Methods: In a prospective study, 21 eyes of 21 patients (mean age 70.6 ± 8.7 years, range: 50 - 88 years) 
with cataract and 1 diopter or more of topographic corneal astigmatism underwent phaco surgery with limbal 
relaxing incisions consisting of 2 arcuate incisions straddling the steepest corneal meridian associated with on-
axis incision. Uncorrected visual acuity (UCVA), and corneal topography were recorded preoperatively 1, 3, 6 
months postoperatively. Best spectacle corrected visual acuity (BSCVA) were recorded 1, 3, 6 months 
postoperatively. 
Results: A statistically significantly improvement in UCVA was seen in the group from 0.95 ± 0.08 (# 1/10 
– 2/10) preoperatively to 0.39 ± 0.2 (# 8/10 – 9/10) at 6 months postoperatively (p < 0.05). A statistically 
significantly reduction in the mean topographic astigmatism were recorded from 1.82 ± 0.52 diopters (D) 
preoperatively to 0.73 ± 0.32 D at 6 months postoperatively (p < 0.05). 
Conclusion: Phaco surgery with limbal relaxing incisions are a safe, effective, simple procedure to reduce 
pre-existing corneal astigmatism. 
Keyword: corneal astigmatism, phaco surgery, limbal relaxing incisions. 
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trần Đình Tùng ĐT: 0913673510 E.mail: tungtran@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 212 
ĐẶT VẤN ĐẾ 
Đục thuỷ tinh thể đã được xác định là 
nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế 
giới. Phẫu thuật đục thuỷ tinh thể nhằm phục 
hồi thị lực cho bệnh nhân là một phẫu thuật phổ 
biến trong ngành mắt. 
Trong những năm gần đây, phẫu thuật đục 
thuỷ tinh thể không chỉ nhằm mục đích đơn 
giản là lấy thuỷ tinh thể đục mà mang lại cho 
bệnh nhân thị lực không chỉnh kính tốt nhất sau 
mổ. Thị lực không chỉnh kính sau mổ phụ thuộc 
nhiều yếu tố, trong đó yếu tố khúc xạ, đặc biệt là 
loạn thị giác mạc trước mổ (PEA) gây ảnh 
hưởng đáng kể đến thị lực sau mổ. 
Có nhiều phương pháp xử lý PEA, trong 
cuộc mổ hoặc sau cuộc mổ. Chứng tôi nhận 
thấy kỹ thuật rạch giác mạc rìa là kỹ thuật đơn 
giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, đạt hiệu quả đối 
với loạn thị giác mạc nhẹ và trung bình là mức 
loạn thị có tỉ lệ cao và thường gặp. 
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu 
quả điều chỉnh loạn thị giác mạc sẵn có của 
phẫu thuật phaco kết hợp rạch giác mạc rìa. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu. 
Nghiên cứu được thực hiện tại BV Thống 
Nhất TP. Hồ Chí Minh từ tháng 03/2010 đến 
tháng 10/2011, gồm 21 mắt của 21 bệnh nhân 
đục thủy tinh thể có chỉ định phẫu thuật phaco 
và có độ loạn thị giác mạc đều từ 1- 3 D. Tiêu 
chuẩn loại trừ gồm các trường hợp bất thường 
và bệnh lý giác mạc như sẹo giác mạc, mộng 
thịt, khô mắt nặng, tiền sử chấn thương hoặc 
phẫu thuật mắt, các bệnh lý mắt trước đó và các 
trường hợp xảy ra biến chứng phẫu thuật phaco 
như rách bao sau, mở rộng vết mổ, đặt IOL 
sulcus. Tất cả các bệnh nhân được thăm khám 
trước mổ bằng đèn khe, soi đáy mắt trực tiếp, đo 
nhãn áp, siêu âm mắt, hoặc IOL Master, đo 
UCV ... ày trong 1 tuần, sau đó tiếp tục 
dùng Predfort và Sanlein đến 4 tuần. 
Phân tích thống kê: Hiệu quả của kỹ thuật 
được đánh giá bằng cách so sánh trung bình độ 
loạn thị giác mạc trước - sau mổ và UCVA biểu 
hiện bằng đơn vị logMAR. Tính ổn định của kỹ 
thuật được đánh giá dựa vào sự biến đổi trung 
bình loạn thị giác mạc ở các thời điểm theo dõi 
sau mổ. Tính an toàn của phẫu thuật được đánh 
giá dựa vào BSCVA sau mổ và các biến chứng 
của đường rạch. 
Phép kiểm phi tham số Wilcoxon được dùng 
phân tích sự khác biệt giữa giá trị trước và sau 
mổ trong cùng nhóm. Giá trị p 0,05 được xem có 
ý nghĩa thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ tháng 03/2010 đến tháng 10/2011, chúng 
tôi thực hiện chọn 21 trường hợp thỏa các tiêu 
chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ để thực 
hiện nghiên cứu. Các trường hợp không theo 
dõi đầy đủ cũng loại ra khỏi nghiên cứu. 
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 
Bảng 2. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu. 
Thông số N % 
Tuổi:70,6 ± 8,7 (từ 50 – 88) 
Nam: 70,1 ± 9,1 (từ 50 – 86) 
Nữ: 71,2 ± 8,3 (từ 54 – 88) 
Giới: Nam 12 57% 
Nữ 9 43 % 
Mắt phẫu thuật: 21 
MP 13 62 % 
Thông số N % 
MT 8 38 % 
Loạn thị:Thuận 1 5 % 
Chéo 2 9 % 
Nghịch 18 86 % 
Độ loạn thị giác mạc: 1,82 ± 0,52 D 
Trục loạn thị giác mạc: 66 ± 72,3 o 
Thị lực không chỉnh kính: 0,95 ± 0,08 (# 1/10 – 2/10) 
Bảng 3. Sự phân bố độ loạn thị giác mạc trước mổ 
Độ loạn (D) N Tỉ lệ % 
< 1 0 0 % 
1 - < 2 12 58 % 
2 - 3 9 43 % 
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, không có bệnh 
nhân nào có độ loạn thị giác mạc < 1D vì tiêu chuẩn 
chọn mẫu là loạn thị giác mạc từ 1-3 D. 
Thị lực trước và sau mổ 
Bảng 4. Thị lực trước mổ và sau mổ 6 tháng 
Truớc mổ Không kính 0,92 ± 0,09 (# 2/10) 
Không kính 0,39 ± 0,2 (# 8/10 – 9/10) Sau mổ 6 
tháng Có kính 0,014 ± 0,068 (# 10/10) 
Nhận xét: Thị lực không điều chỉnh kính trung bình 
sau mổ 3 tháng so với trước mổ tăng được 6-7 dòng. 
Sự khác biệt này có ý nghĩa (p < 0,05) 
Bảng 5. Sự phân bố thị lực không chỉnh kính trước và 
sau mổ 
Thị lực không chỉnh kính (logMAR) 
Số mắt (%) ≥ 8/10 
(≤ 0,48) 
≥ 6/10 
(≤ 0,7) 
3/10-< 6/10 
(>0,7- ≤ 0,9) 
< 3/10 
(> 0,9) 
Trước mổ 0 (0%) 0 (0%) 6 (29%) 15 (72%) 
Sau mổ 1 
tháng 
14 (70%) 21 
(100%) 
0 (0%) 0 (0%) 
Sau mổ 3 
tháng 
16 (77%) 21 
(100%) 
0 (0%) 0 (0%) 
Sau mổ 6 
tháng 
16 (77%) 21 
(100%) 
0 (0%) 0 (0%) 
Nhận xét: Trước mổ có 72 % trường hợp có 
thị lực < 3/10, 29 % trường hợp có thị lực từ 3/10 
- 5/10. Sau mổ 6 tháng, 100% trường hợp có thị 
lực ≥ 6/10, trong đó 75% đạt thị lực ≥ 8/10. 
Sự biến đổi độ loạn thị giác mạc theo thời 
gian 
Bảng 6. Độ loạn thị giác mạc trước và sau mổ 
Độ loạn thị giác mạc (D) 
Thời điểm Mean ± SD (Min – Max) Giá trị p 
Trước mổ 1,82 ± 0,52 D (1,0 - 2,7) 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 214 
Độ loạn thị giác mạc (D) 
Sau mổ 1 tháng 0,74 ± 0,33 (0,3 - 1,8) 0,0005 
Sau mổ 3 tháng 0,76 ± 0,32 (0,4 - 1,6) 0,0005 
Sau mổ 6 tháng 0,73 ± 0,32 (0,3 - 1,6) 0,0005 
Nhận xét: Độ loạn thị giác mạc trung bình 
giảm từ 1,82 ± 0,52D trước phẫu thuật đến 0,74 ± 
0,33 D sau mổ 1 tháng, 0,76 ± 0,32 sau mổ 3 
tháng, 0,73 ± 0,32 D sau mổ 6 tháng. Sự khác biệt 
giữa giá trị trước mổ và các thời điểm sau mổ là 
có ý nghĩa (Wilcoxon signed ranks test, p < 0,05). 
Mức giảm loạn thị 
Bảng 7. Mức giảm loạn thị theo thời gian 
Mức giảm loạn thị giác mạc (D) 
Thời điểm Mean ± SD (Min – Max) Giá trị p 
Sau mổ 1 tháng 1,1 ± 0,40 (0,4 - 1,8) 0,003 
Sau mổ 3 tháng 1,12 ± 0,41 (0,3 - 1,8) 0,001 
Sau mổ 6 tháng 1,1 ± 0,43 (0,5 - 1,8) 0,006 
Nhận xét: Sau mổ 6 tháng, độ loạn thị giác mạc giảm 
khoảng 1,1 D 
Sự phân bố độ loạn thị giác mạc trước mổ 
và sau mổ 6 tháng 
Bảng 8. Sự phân bố độ loạn thị giác mạc trước mổ và 
6 tháng sau mổ 
Độ loạn thị giác mạc (D) Trước mổ (N, %) 
Sau mổ 6 
tháng (N, %) 
< 1 0 (0%) 17 (81%) 
1 - < 1,5 7 (34%) 4 (19%) 
1,5 - < 2 5 (24%) 0% 
2 - < 2,5 6 (29%) 0% 
2,5 – 3 3 (13%) 0% 
Nhận xét: Sau mổ 6 tháng, số trường hợp 
có độ loạn thị giác mạc < 1,00D chiếm 81% (17 
trường hợp) so với trước mổ là 0% (bảng 3). 
19% số ca còn lại (4 ca) có độ loạn thị giác mạc 
sau mổ từ 1 - <1,5 D. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
%
< 1 1-<1.5 1.5-<2 2-<2.5 2.5-3
Dioptre
Sự phân bố độ loạn thị trước và sau mổ 6 tháng
Trước mổ
Sau mổ 6M
Biểu đồ.1. Sự phân bố độ loạn thị giác mạc trước và 
sau mổ 6 tháng 
Các biến chứng 
Bảng 9. Các biến chứng do phẫu thuật 
Các biến chứng Phaco kết hợp LRI 
Lóa sáng 0 
Thủng giác mạc 0 
Dò rỉ vết mổ 0 
Lệch trục 0 
Nhận xét: Không có trường hợp nào xảy 
ra biến chứng trong và sau phẫu thuật phaco 
do rạch giác mạc rìa. 
BÀN LUẬN 
Xét về sự cải thiện thị lực không chỉnh kính 
của bệnh nhân 
UCVA sau mổ cao hơn đáng kể so với 
UCVA trước mổ (p < 0,05) cho thấy bệnh nhân 
có sự cải thiện thị lực đáng kể nhờ phẫu thuật 
phaco kết hợp với các đường rạch loạn thị 
(bảng 4). 
UCVA là yếu tố quan trọng đánh giá kết quả 
phẫu thuật mà cả phẫu thuật viên lẫn bệnh nhân 
đều quan tâm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến 
kết quả thị lực sau mổ, bao gồm sự trong suốt 
của trục quang học, tình trạng bệnh lý kèm theo 
ở mắt và tình trạng khúc xạ tồn lưu sau phẫu 
thuật. Vì mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu 
quả giảm loạn thị giác mạc của đường rạch LRI, 
thể hiện ở sự giảm độ loạn thị giác mạc sau mổ 
và gia tăng kết quả thị lực không chỉnh kính, 
nên trong tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi đã 
loại trừ các trường hợp bệnh lý hoặc tiền sử 
chấn thương hoặc phẫu thuật ở giác mạc, võng 
mạc mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thị lực 
sau mổ. Do đó, thị lực không chỉnh kính sau mổ 
hầu như chỉ phản ánh tình trạng khúc xạ tồn lưu 
sau mổ. 
Kết quả BSCVA trung bình đạt mức gần tối 
đa qua các thời điểm sau mổ cũng cho thấy rằng 
thị lực không chỉnh kính chỉ phản ánh khúc xạ 
tồn lưu của mắt sau phẫu thuật. Trung bình 
BSCVA sau mổ có giá trị cao (tương đương 
10/10) và không có trường hợp nào giảm UCVA 
hoặc BSCVA ở các thời điểm theo dõi trong 6 
tháng cho thấy rằng kỹ thuật LRI trong nghiên 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 215 
cứu có tính an toàn (bảng 4). 
Xét về sự biến đổi loạn thị giác mạc 
Trong nghiên cứu, những mắt được thực 
hiện phẫu thuật phaco kết hợp LRI có trung 
bình độ loạn thị giác mạc trước mổ là 1,82 ± 0,52 
D giảm đến 0,74 ± 0,33 D sau mổ 1 tháng, 0,76 ± 
0,32 sau mổ 3 tháng, và 0,73 ± 0,3 D sau mổ 6 
tháng. Độ loạn thị giác mạc ở các thời điểm sau 
mổ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng đều giảm đáng 
kể so với độ loạn thị giác mạc trước mổ (p < 
0,05) (bảng 6). Mức giảm loạn thị của phẫu thuật 
sau 1 tháng là 1,1 ± 0,4 D, sau 3 tháng là 1,12 ± 
0,41 D, và sau 6 tháng là 1,1 ± 0,43 D (bảng 7). 
Xét về khả năng xảy ra biến chứng của 
phẫu thuật 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không 
gặp trường hợp nào xảy ra biến chứng của 
phẫu thuật phaco hoặc biến chứng của đường 
rạch LRI như thủng giác mạc, lóa sáng, nhiễm 
trùng (bảng 9). 
Phần lớn các toán đồ LRI của các tác giả Eric 
Donnefeld, Kevin Miller, James P. Gills đều 
dùng mức cài đặt độ sâu của dao kim cương là 
600 µm và đường rạch LRI thường được thực 
hiện vào cuối cuộc mổ Phaco(Error! Reference source not 
found.,3). Đường rạch LRI 600 µm nếu được thực 
hiện vào đầu cuộc mổ sẽ có nguy cơ thủng giác 
mạc. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, 
độ sâu dao kim cương được cài đặt ≥ 90% chiều 
dày giác mạc chu biên mỏng nhất, nên có thể là 
500, 550 hoặc 600 µm tùy thuộc vào kết quả đo 
chiều dày giác mạc trước mổ, do đó mặc dù 
đường rạch LRI được thực hiện vào đầu cuộc 
mổ, nhưng không gây biến chứng thủng giác 
mạc. 
Chúng tôi cũng không gặp biến chứng 
nghiêm trọng của đường rạch LRI là đặt sai kinh 
tuyến giác mạc loạn thị, mà thường gặp hơn là 
đặt đường rạch ở kinh tuyến vuông góc 90o với 
kinh tuyến loạn thị. Việc thận trọng khi đánh giá 
độ loạn thị và kinh tuyến giác mạc loạn thị trước 
mổ dựa vào kết quả đo bản đồ giác mạc và khi 
đánh dấu giác mạc đã giúp loại bỏ nguy cơ biến 
chứng này. 
Trong nghiên cứu, chúng tôi kết hợp vết mổ 
phaco với đường rạch LRI và điều này thường 
gây biến chứng dò rỉ vết mổ. Tuy nhiên, chúng 
tôi cũng không gặp trường hợp nào xảy ra biến 
chứng này. Có lẽ một phần là do chúng tôi đã có 
một số kinh nghiệm nhất định về phẫu thuật 
phaco về kỹ thuật cũng như việc sử dụng mức 
năng lượng hợp lý tránh gây bỏng giác mạc và 
vết mổ. 
Chúng tôi cũng không gặp các biến chứng 
của phẫu thuật phaco mà có thể ảnh hưởng đến 
thị lực như rách bao sau, phù giác mạc hoặc biến 
chứng đáy mắt. 
Về khả năng ứng dụng của phẫu thuật 
Phaco kết hợp LRI 
Điều chỉnh loạn thị giác mạc trước mổ bằng 
phẫu thuật Phaco kết hợp LRI được thực hiện 
đầu tiên bởi tác giả Budak với loạn thị giác mạc 
trước mổ từ 1,12 – 3,5 D (trung bình 2,46 ± 
0,81D) đã giảm trung bình 1,12 D ± 0,74D(1). Sau 
đó, Mario Jose Carvalho và cộng sự tiếp tục 
nghiên cứu, với kết quả mức giảm loạn thị giác 
mạc sau 6 tháng là 0,9 D. Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi với loạn thị trước mổ từ 1 – 3D 
(trung bình 1,82 ± 0,52 D) cũng cho kết quả giảm 
loạn thị giác mạc trung bình 1,1 ± 0,43D. Dựa 
vào kết quả các nghiên cứu nói trên, chúng tôi 
nhận thấy phẫu thuật Phaco kết hợp LRI có hiệu 
quả làm giảm đáng kể loạn thị giác mạc có trước 
ở bệnh nhân đục thủy tinh thể. Mức điều chỉnh 
loạn thị giác mạc của kỹ thuật này từ 1 – 3 D, do 
đó có thể chỉ định Phaco kết hợp LRI ở các bệnh 
nhân đục thủy tinh thể có mức loạn thị giác mạc 
từ 1 – 3 D. 
Tác dụng giảm loạn thị giác mạc của đường 
rạch LRI đối với bệnh nhân loạn thị không kèm 
với phẫu thuật phaco cũng đã được nghiên cứu. 
Tác giả Budak sau khi nghiên cứu về hiệu quả 
giảm loạn thị của phẫu thuật Phaco kết hợp LRI 
vào năm 1998(1) đã có một nghiên cứu thứ hai 
vào năm 2001 về tác dụng giảm loạn thị giác 
mạc của đường rạch LRI đối với loạn thị giác 
mạc bẩm sinh, đã cho kết quả giảm 0,91 D sau 6 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 216 
tháng(2). Nghiên cứu của tác giả Thái Xuân Đào 
về tác dụng giảm loạn thị giác mạc của đường 
rạch LRI ở bệnh nhân sau mổ đục thủy tinh thể, 
cho thấy hiệu quả giảm loạn thị giác mạc trung 
bình 1,04 D sau 6 tháng(1). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có 
trường hợp nào biến chứng thủng giác mạc, lóa 
sáng Dụng cụ đòi hỏi cho kỹ thuật này chủ 
yếu chỉ là dao kim cương với các mức cài đặt độ 
sâu khác nhau 500 – 550 – 600 µm. Kỹ thuật này 
cũng đơn giản và dễ học. Do đó, khả năng ứng 
dụng của kỹ thuật là khả thi cho hầu hết các 
phẫu thuật viên phaco hoặc khúc xạ. Tuy nhiên, 
nhược điểm của kỹ thuật này là làm yếu giác 
mạc bởi các đường rạch. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phẫu 
thuật Phaco kết hợp rạch giác mạc rìa là một 
phương pháp phẫu thuật an toàn, đơn giản, 
hiệu quả và đáng tin cậy nhằm điều chỉnh loạn 
thị giác mạc sẵn có ở bệnh nhân đục thể thủy 
tinh, giảm loạn thị tồn lưu và nâng cao thị lực 
không chỉnh kính cho bệnh nhân sau phẫu 
thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Budak K, Friedman NJ, Koch DD (1998), “Limbal relaxing 
incisions with cataract surgery”. J Cataract Refract Surg;24:503-508 
2. Budak K, YILMAZ G, Aslan BS, DUMAN S (2001) “Limbal 
relaxing incision in congenital astigmatism: 6 months follow-up” – 
Journal Cataract Refractive Surgery; 27: 715-719 ASCRS and 
ESCRS. 
3. Nichamin LD (2006), “Astigmatism control”. Ophthalmol Clinic 
North America 19:485-493. 
4. Thái Xuân Đào (2008), “Khảo sát phẫu thuật rạch vùng rìa giác 
mạc điều chỉnh loạn thị giác mạc sau mổ đục thủy tinh thể” - Luận 
văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí 
Minh. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 217 
HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN TỰ ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG 
BƯỚU LÀNH TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG THANG ĐIỂM IPSS 
Lê Thị Kim Chi*, Nguyễn Thanh Thúy*, Nguyễn Thị Nhàn* 
TÓM TẮT 
Tổng quan: Phần lớn các bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt đến điều trị do các triệu chứng gây khó chịu, 
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Thang điểm IPSS được dùng để đánh giá ban đầu các bệnh nhân có 
hội chứng tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, thang điểm này thường khó tự trả lời đối với các bệnh nhân lớn tuổi. 
Nghiên cứu nhằm mục đích giúp các bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi của thang điểm IPSS bằng sử dụng các 
câu hỏi phụ. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu thực hiện ở 41 bệnh nhân bướu lành tuyến 
tiền liệt được đánh giá điểm IPSS trước phẫu thuật cắt đốt nội soi tại khoa Ngoại Bệnh viện Thống Nhất. 
Kết quả: 41 bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt với sự giúp đỡ của điều dưỡng đã trả lời đúng thang điểm 
IPSS trước phẫu thuật. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 74,95 ± 9,42, Điểm IPSS trung bình là 26,05 ± 
7,29, 82,93% bệnh nhân có triệu chứng nặng. 
Kết luận: Thang điểm IPSS dùng lượng giá các triệu chứng của bướu lành tuyến tiền liệt. Thang điểm 
IPSS quan trọng trong xác định độ nặng của bệnh lý này cũng như để theo dõi sự đáp ứng với điều trị. Các câu 
hỏi phụ giúp các bệnh nhân lớn tuổi hiểu và trả lời thang điểm IPSS dễ dàng hơn. 
Từ khóa: IPSS, tuyến tiền liệt. 
ABSTRACT 
GUIDING THE BPH PATIENTS HOW TO USE THE IPSS FOR ASSESMENT SYMPTOMS 
OF PROSTATISM 
Le Thi Kim Chi, Nguyen Thanh Thuy, Nguyen Thi Nhan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 217 -220 
Background: Most patients seeking treatment for BPH do so because of bothersome symptoms that effect the 
quality of their life. The IPSS is recomended as the symptom scoring instrument to be used in the initial 
assesment of each patient presenting with symptoms of prostatism. However, it is often difficult to answer these 
questions for the elderly patients. Purpose: Using additional questions to help the patient corectly answer the 
IPSS questions. 
Patients and methods: A prospective study on 41 BPH patients was assessed the IPSS before TURP at 
Surgical department of Thong Nhat Hospital. 
Results: 41 patients with helping of the nurses corectly answer the IPSS questions. The mean patient age is 
74.95 ± 9.42, the mean IPSS is 26.05 ± 7.29, 82.93% patients are severe BPH. 
Conclusion: The IPSS quantifies the symptoms of BPH. It is impotant to determine the severity of the 
disease and to document the response to therapy, to assess the patient's symptoms. The additional questions help 
the elderly patients to understand and answer the IPSS questions easier. 
Key words: IPSS, Prostate.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ĐD. Lê Thị Kim Chi ĐT: 0913 004 549 Email : lethikimchi@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_chinh_loan_thi_giac_mac_san_co_bang_p.pdf